Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019<br />
<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NỒNG ĐỘ IgE ĐẶC HIỆU<br />
TRONG HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN VIÊM MŨI DỊ ỨNG<br />
Trần Viết Luân*, La Thị Kim Liên*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chất lượng cuộc sống và nồng độ IgE đặc hiệu trong huyết thanh<br />
ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 62 bệnh nhân người lớn (≥ 16<br />
tuổi) bị viêm mũi dị ứng tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài gòn.<br />
Kết quả: Tuổi trung bình 29,9 ± 7,8, các nhóm tuổi thường gặp nhất là 20-29 tuổi (48,4%) và 30-39 tuổi<br />
(35,5%). Tỉ lệ nam/nữ là 3:7. Nhóm bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng từng đợt-trung bình nặng gặp nhiều nhất:<br />
62,9%. Có 77,4% bệnh nhân viêm mũi dị ứng bị phù nề niêm mạc mũi, và thoái hóa cuốn mũi dưới, cuốn mũi<br />
giữa.95,2% bệnh nhân viêm mũi dị ứng bị ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Tỉ lệ IgE đặc hiệu trong huyết thanh<br />
dương tính là 69,4% với ít nhất 1 loại dị nguyên, trong đó nhóm mạt bụi nhà là dị nguyên dương tính nhiều<br />
nhất: 61,3%, và đa số là Bloomia tropicalis chiếm 59,7%..<br />
Kết luận: Niêm mạc mũi, cuốn mũi phù nề thoái hóa là biểu hiện lâm sàng thường gặp. Nồng độ IgE đặc<br />
hiệu trong huyết thanh giúp xác định chẩn đoán viêm mũi dị ứng và xác định loại dị nguyên gây viêm mũi dị<br />
ứng, trong đó thường gặp nhất là mạt bụi nhà.<br />
Từ khoá: viêm mũi dị ứng (VMDU), dị nguyên, IgE huyết thanh đặc hiệu<br />
ABSTRACT<br />
CLINICAL PRESENTATION AND SERUM SPECIFIC IGE LEVEL<br />
IN PATIENTS WITH ALLERGIC RHINITIS<br />
Tran Viet Luan, La Thi Kim Lien<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 38-43<br />
Objective: To investigate clinical presentation, quality of life and serum specific IgE level in patients with<br />
allergic rhinitis.<br />
Methods: This was a descriptive cross-sectional study of 62 adult patients (≥ 16 years old) with allergic<br />
rhinitis, at Sai Gon ENT hospital.<br />
Results: The average age of the patients was 29.9 ± 7.8 years. The most common age groups were 20-29<br />
(48.4%) and 30-39 (35.5%). Male to female ratio was 3:7. 62.9% patients with intermittent moderate to severe<br />
allergic rhinitis; Nasal mucosa edema and polypoid degeneration of inferior and middle turbinate were noted in<br />
77.4% of cases. 69,4% of cases had elevated IgE level to at least one tested allergen, in which house dust mites<br />
were found to be the major allergens, with 61.3% patients determined as positive. Blomia tropicalis was the most<br />
common allergen in this study (59.3%).<br />
Conclusion: Nasal mucosa edema and polypoid degeneration of turbinate were the most common clinical<br />
findings. Serum specific IgE test is a useful tool to confirm the diagnosis of allergic rhinitis and to determine<br />
specific allergic triggers. The most common allergens in this study were house dust mites.<br />
Key words: allergic rhinitis, allergen, serum specific IgE<br />
<br />
*Bộ môn Tai Mũi Họng - Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Trần Viết Luân ĐT: 0908137755 Email: luantranviet@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
38 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ Lấy máu tình mạch ngoại biên xét nghiệm<br />
IgE đặc hiệu trong huyết thanh chống lại panel<br />
Viêm mũi dị ứng chiếm tỉ lệ khoảng 20% dân<br />
gồm 20 dị nguyên riêng biệt thường gặp tại Việt<br />
số. Tuy viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm<br />
Nam (10 dị nguyên hô hấp, 10 dị nguyên thực<br />
đến tính mạng nhưng làm giảm chất lượng cuộc<br />
phẩm) bằng nghiệm pháp miễn dịch enzyme.<br />
sống, làm mất năng suất lao động. Việc điều trị<br />
Kết quả thu được từ máy đọc kết quả Panel-1<br />
tại nước ta hiện nay chủ yếu làm giảm triệu Việt tại khoa xét nghiệm Trung tâm chẩn đoán y<br />
chứng mà chưa chú trọng đến tìm hiểu dị khoa Medic TP. Hồ Chí Minh.<br />
nguyên gây dị ứng để hướng đến điều trị giải<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
mẫn cảm đặc hiệu, cải thiện chất lượng cuộc<br />
Bằng phần mềm SPSS version 16.0. Kiểm<br />
sống cho bệnh nhân. Do đó chúng tôi thực hiện<br />
định χ2 so sánh tỉ lệ cho các biến số có phân phối<br />
nghiên cứu này với mục tiêu:<br />
chuẩn. Kiểm định Kruskal Wallis so sánh nhiều<br />
Khảo sát đặc điểm lâm sàng bệnh nhân viêm số trung bình cho các biến số không có phân<br />
mũi dị ứng, phân độ theo ARIA 2010. phối chuẩn.<br />
Khảo sát chất lượng cuộc sống bệnh nhân Bảng 1: Bảng khảo sát 20 dị nguyên viêm mũi dị ứng<br />
viêm mũi dị ứng. Panel-1 Việt<br />
Khảo sát kết quả định lượng nồng độ IgE Nhóm mạt Nhóm thực phẩm<br />
đặc hiệu trong huyết thanh ở bệnh nhân viêm 1. D. Pteronyssinus 11. Tôm<br />
mũi dị ứng. 2. D. Farinae 12. Cua<br />
3. B. tropicalis 13. Mực<br />
ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU Nhóm lông động vật 14. Cá thu<br />
Đối tượng nghiên cứu 4. Lông mèo 15. Cá mồi<br />
5. Lông chó 16. Cá ngừ<br />
62 bệnh nhân ≥ 16 tuổi biểu hiện viêm mũi dị<br />
6. Lông chuột 17. Thịt bò<br />
ứng trên lâm sàng tại bệnh viện Tai Mũi Họng 7. Gián 18. Thịt gà<br />
Sài Gòn. 8. Lông vũ tổng hợp (chim bồ 19. Lòng đỏ trứng<br />
câu, ngỗng, gà, vịt)<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
9. Bụi cỏ 20. Rau (giá đỗ, hành, cần<br />
Tiêu chuẩn loại trừ tây, nấm)<br />
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 10. Nấm mốc<br />
<br />
Bệnh nhân không nhớ hoặc không cung KẾT QUẢ<br />
cấp đầy đủ câu trả lời trong bảng câu hỏi Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu<br />
nghiên cứu. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 29,9 ± 7,8<br />
Bệnh nhân đang trị liệu miễn dịch chống dị (nhỏ nhất là 18 tuổi, lớn nhất là 59 tuổi). Các<br />
ứng, các thuốc ức chế miễn dịch. nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 20-29 tuổi (48,4%)<br />
Bệnh nhân đang bị bệnh lý viêm cấp ở và 30-39 tuổi (35,5%).<br />
đường hô hấp trên, mũi xoang. Nữ gặp nhiều hơn nam, chiếm 69%.<br />
Bệnh nhân bị viêm mũi vận mạch: ngạt mũi Nghề nghiệp thường gặp là nhân viên văn<br />
nhiều, ít hắt hơi. phòng, những người thường làm việc trong<br />
Phương pháp nghiên cứu phòng máy lạnh, chiếm tỉ lệ 50%<br />
Mô tả cắt ngang. 54,8% bệnh nhân có tiền sử cá nhân hay gia<br />
Hỏi bệnh sử, tiền sử dị ứng cá nhân và gia đình bị dị ứng.<br />
đình, khám nội soi tai mũi họng. Đặc điểm lâm sàng<br />
Trả lời bảng câu hỏi đánh giá chất lượng Thời điểm xuất hiện triệu chứng trong ngày:<br />
cuộc sống. thường vào ban ngày (Bảng 2).<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 39<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019<br />
<br />
Phân loại viêm mũi dị ứng theo ARIA chiếm 69,4% trường hợp (Bảng 6).<br />
2010: nhóm bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng Bảng 6: VMDU ảnh hưởng đến giấc ngủ<br />
từng đợt trung bình - nặng chiếm nhiều nhất: Giấc ngủ Không (%) Nhẹ (%) Vừa (%) Nặng (%)<br />
62,9% (Bảng 3). Khó ngủ 24,2 24,2 38,7 12,9<br />
Rối loạn 30,6 24,2 32,3 12,9<br />
Bảng 2: Thời điểm xuất hiện triệu chứng trong ngày<br />
Thời điểm xuất hiện Số ca Tỉ lệ % Ảnh hưởng đến công việc/ học tập: mức độ<br />
Ban ngày 35 56,5 ảnh hưởng công việc/ học tập nhẹ và vừa chiếm<br />
Ban đêm 20 32,2 đa số (Bảng 7).<br />
Cả ngày 7 11,3<br />
Bảng 7: VMDU ảnh hưởng đến công việc/ học tập<br />
Tổng số 62 100<br />
Công việc Không(%) Nhẹ(%) Vừa(%) Nặng(%)<br />
Bảng 3: Phân loại VMDU theo ARIA 2010 Gây trở ngại 30,6 35,5 22,6 11,3<br />
Phân loại Số ca Tỷ lệ % Không tập trung 24,1 33,9 33,9 8,1<br />
Từng đợt, nhẹ 7 11,3 Làm việc kém đi 30,6 40,3 21 8,1<br />
Từng đợt, trung bình-nặng 39 62,9 Phải nghỉ làm 80,6 1,6 16,2 1,6<br />
Dai dẳng, nhẹ 2 3,2 Ảnh hưởng đồng 45,2 43,5 9,7 1,6<br />
Dai dẳng, trung bình-nặng 14 22,6 nghiệp<br />
Tổng số 62 100<br />
IgE đặc hiệu trong huyết thanh<br />
Đặc điểm niêm mạc mũi, cuốn mũi dưới, Có 43 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm<br />
cuốn mũi giữa: có 77,4% bệnh nhân viêm mũi dương tính với ít nhất 1 dị nguyên trở lên chiếm<br />
dị ứng có sự thay đổi niêm mạc mũi, cuốn 69,4%. Tỉ lệ dương tình theo số lượng dị nguyên<br />
mũi. Trong đó triệu chứng thường gặp nhất là được liệt kê trong Bảng 8.<br />
niêm mạc tái nhợt, phù nề, mọng nước chiếm<br />
Bảng 8: Tỷ lệ dương tính theo số lượng dị nguyên<br />
53,2% (Bảng 4).<br />
Số lượng dị Số ca dương Tỉ lệ % Tỉ lệ % cộng<br />
Bảng 4: Đặc điểm niêm mạc mũi, cuốn mũi dưới, nguyên tính dồn<br />
cuốn mũi giữa 7 dị nguyên 3 4,8 4,8<br />
Niêm mạc mũi, cuốn mũi Số ca Tỷ lệ % 5 dị nguyên 1 1,6 6,4<br />
Hồng, bình thường 14 22,6 4 dị nguyên 2 3,2 9,6<br />
Tái nhợt, phù nề mọng nước 33 53,2 3 dị nguyên 14 22,6 32,2<br />
Trắng đục, thoái hóa dạng polype, 15 24,2 2 dị nguyên 11 17,8 50,0<br />
cuốn mũi quá phát chạm vách ngăn 1 dị nguyên 12 19,4 69,4<br />
Tổng số 62 100 0 dị nguyên 19 30,6 100<br />
Tổng số 62 100 100<br />
Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống<br />
Trong số các bệnh nhân có kết quả xét<br />
Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày: 65-<br />
70% bệnh nhân bị ảnh hưởng sinh hoạt hàng nghiệm dương tính với IgE đặc hiệu trong huyết<br />
ngày, trong đó mức độ nhẹ chiếm nhiều nhất, thanh, nhóm dị nguyên mạt bụi nhà là thường<br />
hơn 40% (Bảng 5). gặp nhất, chiếm tỉ lệ 61,3% (Bảng 9).<br />
Bảng 5: VMDU ảnh hưởng đến các hoạt động sinh Bảng 9: Tỷ lệ dương tính theo từng nhóm dị nguyên<br />
hoạt hàng ngày Nhóm dị nguyên Số ca dương tính Tỉ lệ %<br />
Nhóm mạt bụi nhà 38 61,3<br />
Hoạt động Không(%) Nhẹ(%) Vừa(%) Nặng(%)<br />
Nhóm lông động vật 4 6,5<br />
Tự chăm sóc 33,8 40,3 19,4 6,5<br />
Gián 5 8,1<br />
Việc nhà 27,5 41,9 29 1,6<br />
Bụi cỏ - nấm mốc 6 9,7<br />
Thư giãn 35,5 43,5 19,4 1,6<br />
Thức ăn 6 9,7<br />
Thể thao 30,6 48,4 16,2 4,8<br />
Xã hội 30,6 38,8 21 9,6 Trong số dị nguyên là mạt bụi nhà, B.<br />
Ảnh hưởng đến giấc ngủ: viêm mũi dị ứng tropicalis được tìm thấy nhiều nhất chiếm tỉ lệ<br />
gây khó ngủ chiếm 75,8%, gây thức giấc về đêm 59,7% (Bảng 10).<br />
<br />
<br />
<br />
40 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 10: Tỷ lệ dương tính với các loại mạt bụi nhà Trong nghiên cứu của chứng tôi, 53,2%<br />
Loại dị nguyên Số ca dương tính Tỷ lệ % trường hợp có niêm mạc mũi, cuốn mũi tái nhợt<br />
D. pteronyssinus 24 38,7 và phù nề mọng nước, 24,2% trường hợp có<br />
D. farinae 21 33,9<br />
niêm mạc mũi, cuốn mũi trắng đục, thoái hóa<br />
B. tropicalis 37 59,7<br />
dạng polype, cuốn mũi dưới quá phát chạm vào<br />
BÀN LUẬN vách ngăn, dẫn đến nghẹt mũi, nhức đầu.<br />
Thời điểm xuất hiện triệu chứng trong ngày Nghiên cứu của tác giả Karli và cộng sự ở Thổ<br />
Hơn một nửa (56,5%) bệnh nhân có triệu Nhĩ Kỳ năm 2013(6) trên 295 bệnh nhân viêm mũi<br />
chứng chảy mũi, nhảy mũi liên tục vào ban dị ứng ghi nhận có 52,8% bệnh nhân có phù nề<br />
ngày, nhất là lúc sáng sớm, khi vừa ra khỏi cuốn mũi, kết quả này thấp hơn nghiên cứu của<br />
giường. Điều này có thể là do buổi sáng nhiệt độ chúng tôi, có lẽ bệnh nhân ở Việt nam thường<br />
thấp, nhiệt độ bị thay đổi đột ngột nên dễ gây ra chỉ đến khám khi có triệu chứng nhiều, ảnh<br />
các triệu chứng viêm mũi dị ứng. 32,2% bệnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.<br />
nhân có triệu chứng xuất viện vào ban đêm, nhất Mức độ ảnh hưởng của viêm mũi dị ứng đến<br />
là khi bắt đầu lên giường ngủ. Nguyên nhân có chất lượng cuộc sống<br />
thể do tiếp xúc với dị nguyên mạt bụi nhà có Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm<br />
trong tấm phủ giường, mền, gối... Tỉ lệ IgE đặc mũi dị ứng bị ảnh hưởng ở nhiều mức độ khác<br />
hiệu dương tính ở nhóm này là 70%. Có khoảng nhau tùy theo từng bệnh nhân, nhưng đa số<br />
10% bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng kéo dài bệnh nhân (95,2%) đều bị ảnh hưởng; trong đó<br />
suốt cả ngày, và triệu chứng gây khó chịu nhiều mức độ nhẹ và vừa chiếm nhiều nhất. Có<br />
nhất đối với họ đó là nghẹt mũi. khoảng 65-70% bệnh nhân trả lời là có bị ảnh<br />
Tiền sử cá nhân hay gia đình bị dị ứng hưởng đến các hoạt động hàng ngày trong<br />
Viêm mũi dị ứng là một bệnh của hệ miễn nghiên cứu của chúng tôi; trong đó ảnh hưởng<br />
dịch có tính chất di truyền, là yếu tố giúp để mức độ nhẹ chiếm nhiều nhất, hơn 40%.Tuy<br />
nhiên điều phiền toái nhất là bị mất ngủ và rối<br />
hướng đến chẩn đoán xác định bệnh dị ứng. Tuy<br />
loạn giấc ngủ. Trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
nhiên, yếu tố này phụ thuộc vào lời kể của bệnh<br />
có khoảng 75,8% bệnh nhân bị khó ngủ, và<br />
nhân là chính, nên độ tin cậy không cao. Trong<br />
69,4% bệnh nhân bị rối loạn về giấc ngủ. Trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi có 54,8% trường hợp đó đa số bệnh nhân bị ảnh hưởng giấc ngủ ở<br />
có tiền sử cá nhân hay gia đình bị dị ứng tương mức độ vừa, chiếm tỉ lệ 32,3-38,7%.<br />
đồng với kết quả của Asha’ari là 54,4%(Error! Ngoài ra việc học tập hay việc làm của<br />
Reference source not found.).<br />
bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng bởi các triệu<br />
Đặc điểm niêm mạc mũi, cuốn mũi giữa, cuốn chứng của viêm mũi dị ứng. Đa số bệnh nhân<br />
mũi dưới bị mất tập trung khi làm việc hay học tập, dẫn<br />
Niêm mạc mũi ở bệnh nhân viêm mũi dị đến năng suất công việc kém, làm ảnh hưởng<br />
ứng thường tái nhợt, xuất tiết nhiều dịch mũi đến đồng nghiệp.<br />
trong. Cuốn mũi giữa phù nề, mọng nước, Trong 4 triệu chứng của viêm mũi dị ứng thì<br />
hoặc thoái hóa thành polype. Cuốn mũi dưới chảy mũi là triệu chứng thường gặp nhất và<br />
tái nhợt, phù nề hay quá phát chạm vào vách nặng nhất, nhưng nghẹt mũi mới là triệu chứng<br />
ngăn. Những thay đổi này gây cho bệnh nhân gây khó chịu cho bệnh nhân nhiều nhất. Nghẹt<br />
ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi nước trong và mũi làm cho bệnh nhân khó ngủ, mất ngủ gây<br />
nghẹt mũi. Tuy nhiên những thay đổi này nên những ảnh hưởng toàn thân đối với bệnh<br />
không phải lúc nào cũng xảy ra trên bệnh nhân như mệt mỏi, kém tập trung hay nhức đầu<br />
nhân viêm mũi dị ứng. dẫn đến giảm năng suất làm việc.<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 41<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019<br />
<br />
Tineke de Graaf nhận thấy có sự tương hiệu dương tính nhiều nhất, 61,3%. Điều này cho<br />
quan ở mức độ trung bình giữa CLCS và các thấy dị nguyên mạt bụi nhà là nguyên nhân gây<br />
triệu chứng viêm mũi dị ứng. Tác giả cũng dị ứng nhiều nhất cho bệnh nhân viêm mũi dị<br />
nhận thấy CLCS tương quan với hắt hơi và ứng. Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên<br />
ngứa mũi nhiều hơn so với nghẹt mũi và chảy cứu của các tác giả khác như nghiên cứu của<br />
mũi(4). Robert chỉ ra mức độ tương quan cao Karli (Thổ Nhĩ Kỳ, 2013) là 68,5%(6), nghiên cứu<br />
giữa việc giảm CLCS và mức độ phơi nhiễm dị của Choon-Kook là 86%(2), Kai là 87,4%(4). Trong<br />
nguyên 1 tuần trước đó(8). nghiên cứu so sánh xét nghiệm IgE đặc hiệu<br />
IgE đặc hiệu trong huyết thanh trong huyết thanh và test lẩy da trong chẩn đoán<br />
Đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều dị ứng trên 90 bệnh nhân dị ứng, Asha’ari cũng<br />
tác giả trên thế giới về xét nghiệm định lượng kết luận mạt bụi nhà là dị nguyên có tỉ lệ dương<br />
nồng độ IgE đặc hiệu trong huyết thanh trên tính nhiều nhất, 74,4%(Error! Reference source not found.).<br />
bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Lợi ích của xét Trong nước, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu<br />
nghiệm miễn dịch huyết thanh này so với test Hòa và cộng sự tỉ lệ IgE dương tính với mạt bụi<br />
lẫy da là không xảy ra phản ứng phụ, kể cả phản nhà là 66,2%(7). Có vẻ như khí hậu ấm và ẩm<br />
ứng quá mẫn. Không cần ngưng dùng thuốc vùng nhiệt đới là điều kiện thích hợp cho mạt<br />
kháng histamin, thuốc trầm cảm 3 vòng, β- bụi nhà sinh sống và phát triển.<br />
blocker khi làm xét nghiệm. Test định lượng Dị nguyên mạt bụi nhà<br />
nồng độ IgE đặc hiệu trong huyết thanh được Có 4 loại dị nguyên mạt bụi nhà thường gặp<br />
chỉ định thay thế test lẩy da trong các trường nhất, bao gồm D. pteronysinus, D. farinae, B.<br />
hợp có bệnh về da kèm theo như da bản đồ, tropicalis và Eurolyphus maynei.<br />
chàm nặng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong số 3<br />
Tỉ lệ dương tính của IgE đặc hiệu dị nguyên mạt bụi nhà được làm xét nghiệm thì<br />
Tỉ lệ dương tính trong nghiên cứu của chứng B. tropicalis có tỉ lệ dương tính nhiều nhất 59,7%<br />
tôi là 69,4%, tương đồng với của Kai (64,8%)(4), (37 trường hợp). Tiếp theo là D. pteronyssinus<br />
cao hơn của Karli (43,5%)(6), và thấp hơn của 38,7% (24 trường hợp), và thấp nhất là D. farinae<br />
Choon-Kook (92%)(2). 33,9% (21 trường hợp).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 69,4% Kết quả này tương đồng với nghiên cứu<br />
bệnh nhân có kết quả dương tính với ít nhất 1 dị của Chua và cộng sự ở Singapore năm 2007(3):<br />
nguyên trong tổng số 20 dị nguyên, và 50% bệnh B. tropicalis là dị nguyên gây dị ứng quan trọng<br />
nhân có kết quả dương tính từ 2 dị nguyên trở nhất ở khu vực nhiệt đới; và nghiên cứu của<br />
lên. So sánh với nghiên cứu của Choon-Kook(2) Nguyễn Thị Thu Hòa ở TP. Hồ Chí Minh năm<br />
cũng xét nghiệm IgE đặc hiệu trong huyết thanh, 2013: tỉ lệ IgE đặc hiệu dương tính B. tropicalis<br />
các tỉ lệ này lần lượt là 92% và 83%. Ngoài ra, là cao nhất 52,5%(7). Theo y văn, dị nguyên mạt<br />
chúng tôi cũng ghi nhận trong nghiên cứu có 3 bụi nhà B. tropicalis chiếm ưu thế ở các nước<br />
bệnh nhân dị ứng cùng lúc với 7 dị nguyên khác gần xích đạo.<br />
nhau (nhiều nhất trong nghiên cứu của chúng IgE đặc hiệu và các mối liên quan<br />
tôi), trong đó có cả dị nguyên không khí và dị IgE đặc hiệu và mức độ nặng viêm mũi dị ứng<br />
nguyên thực phẩm.<br />
Tỉ lệ IgE đặc hiệu dương tính tăng dần theo<br />
Tỷ lệ dương tính của IgE đặc hiệu theo từng mức độ nặng của triệu chứng viêm mũi dị ứng.<br />
nhóm dị nguyên Tỉ lệ dương tính lần lượt là 42,9%, 70,7% và<br />
Trong số 20 dị nguyên được nghiên cứu thì 78,6% ứng với viêm mũi dị ứng nhẹ (từng đợt,<br />
nhóm dị nguyên mạt bụi nhà là có tỉ lệ IgE đặc nhẹ), vừa (gồm từng đợt, trung bình-nặng và dai<br />
<br />
<br />
<br />
42 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
dẳng, nhẹ), và nặng (dai dẳng, trung bình-nặng). nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh<br />
Tuy vậy sự khác biệt này không có ý nghĩa nhân. Niêm mạc mũi, cuốn mũi phù nề thoái<br />
thống kê, p = 0,234 (>0,05). hóa là biểu hiện lâm sàng thường gặp. Xét<br />
Tương tự, chúng tôi cũng tìm hiểu mối liên nghiệm IgE đặc hiệu trong huyết thanh xác<br />
quan giữa tỉ lệ IgE đặc hiệu dương tính với thời định bệnh dị ứng, xác định loại dị nguyên và<br />
gian mắc bệnh của bệnh nhân. Tìm hiểu bệnh nồng độ dị nguyên gây dị ứng, hướng đến<br />
nhân viêm mũi dị ứng lâu năm thì tỉ lệ IgE đặc điều trị giải mẫn cảm.<br />
hiệu dương tính có cao hơn bệnh nhân mới mắc TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
viêm mũi dị ứng hay không. Kết quả cho thấy 1. Asha’ari ZA, Suhaimi Y, Yusof RA et al (2011). “Comparison of<br />
hai yếu tố này độc lập với nhau. serum specific IgE with Skin Prick Test in the Diagnosis of<br />
Allergy in Malaysia”. Med J Malaysia, 66(3):202-206.<br />
Tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi 2. Choon-Kook S, Teck-Song SL (1995). “Specific IgE in the<br />
tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa identification of Allergens in Allergic Rhinitis Malaysian<br />
Patients”. Asian Pacific Journal of Allergy and Immunology, 13:23-<br />
tỉ lệ dương tính của IgE đặc hiệu với tình trạng 27.<br />
niêm mạc mũi, cuốn mũi của bệnh nhân viêm 3. Chua KY, Cheong N, Kuo IC et al (2007). “The Blomia tropicalis<br />
mũi dị ứng, với giá trị p = 0,013. Niêm mạc mũi, allergens”. Protein Pept Lett, 14(4):325-33.<br />
4. de Graaf-in 't VT, Koenders S, Garrelds IM et al (1996). “The<br />
cuốn mũi giữa và cuốn mũi dưới càng bị phù nề, relationships between nasal hyperreactivity, quality of life, and<br />
thoái hóa thì tỉ lệ IgE đặc hiệu trong huyết thanh nasal symptoms in patients with perennial allergic rhinitis”. J<br />
Allergy Clin Immunol, 98(3):508-13.<br />
dương tính càng cao.<br />
5. Kai Y (2012). “Serological detection of specific IgE in allergic<br />
Nồng độ IgE đặc hiệu dương tính nhóm dị rhinitis”. Lin Chung Er Bi Yan Hou Tou Jing Wai Ke Za Zhi,<br />
26(20):933-5.<br />
nguyên mạt bụi nhà 6. Karli R, Balbaloglu E, Uzun L et al (2013). “Correlation of<br />
Trong số các dị nguyên mà chúng tôi khảo Symptoms With Total IgE and Specific IgE Levels in Patients<br />
Presenting With Allergic Rhinitis”. Ther Adv Respir Dis, 7(2):75-9.<br />
sát thì nhóm dị nguyên mạt bụi nhà có tỉ lệ IgE<br />
7. Nguyễn Thị Thu Hòa (2013). “Nghiên cứu nồng độ IgE toàn<br />
đặc hiệu dương tính nhiều nhất và nồng độ phần, IgE đặc hiệu trong máu và bạch cầu ái toan trong dịch<br />
dương tính cũng cao nhất so với các nhóm dị mũi ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng tại thành phố Hồ Chí Minh”.<br />
Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y dược Huế.<br />
nguyên khác. Kết quả như sau: D. pteronyssinus<br />
8. Robert G, Mylonopoulou M, Hurley C et al (2005).<br />
có 24 ca dương tính với trị số dương tính trung “Impairment in quality of life is directly related to the level of<br />
bình là 11,7 ± 2,67 IU/ml. D.farinae có 21 ca allergen exposure and allergic airway imflammation”. Clin Exp<br />
dương tính với trị số dương tính trung bình là Allergy, 35(10):1295-300.<br />
<br />
23,7 ± 3,29 IU/ml. B. tropicalis có 37 ca dương tính<br />
Ngày nhận bài báo: 12/12/2018<br />
với trị số dương tính trung bình là 21 ± 3,1 IU/ml.<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 12/02/2019<br />
KẾT LUẬN Ngày bài báo được đăng: 20/04/2019<br />
Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp và<br />
thường do mạt bụi nhà gây nên, ảnh hưởng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 43<br />