Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VỀ CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG<br />
CỦA BỆNH PARKINSON VÀ PHÂN ĐỘ CHẨN ĐOÁN THEO HOEHN-YAHR:<br />
MỘT KHẢO SÁT TIỀN CỨU 32 TRƯỜNG HỢP<br />
Lê Minh*, Trần Ngọc Tài**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa của hệ thần kinh trung ương thường gặp ở người lớn<br />
tuổi và có thể gây tàn phế và làm giảm chất lượng cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ngày càng<br />
được cải thiện do đó bệnh Parkinson cũng trở thành một vấn đề sức khỏe đáng được lưu ý nhiều hơn.<br />
Mục tiêu của nghiên cứu: Các mục tiêu của nghiên cứu này gồm có (1) sự phân tích đặc điểm của các triệu<br />
chứng vận động của bệnh Parkinson, (2) sụ phân loại độ nặng của bệnh theo thang điểm đánh giá đã cải biên của<br />
Hoehn và Yahr, và (3) khảo sát về năng lực chẩn đoán bệnh Parkinson của các bác sĩ ở các tuyến trước.<br />
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mở tiền cứu và mô tả các trường hợp được<br />
chẩn đoán bệnh Parkinson theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson của Hội về Bệnh Parkinson của Anh Quốc.<br />
Việc thăm khám bệnh nhân và làm hồ sơ bệnh án được thực hiện bởi hai bác sĩ chuyên khoa thần kinh theo một<br />
qui trình và các tiêu chuẩn thống nhất. Các đặc điểm dân số học và triệu chứng vận động được phân tích, từ đó<br />
phân độ theo thang điểm đánh giá độ nặng đã cải biên của Hoehn và Yahr.<br />
Kết quả: Có 32 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson với tỉ lệ nam:nữ = 1:1. Tuổi trung bình khởi<br />
phát triệu chứng là 57,5. Lý do khiến bệnh nhân đi khám bệnh hay gặp nhất là run (56,3%). Khởi phát triệu<br />
chứng thường ở một bên (84,4%). Biểu hiện các triệu chứng kinh điển của bệnh Parkinson gồm có cử động chậm<br />
(100%), run khi nghỉ (71,9%), đơ cứng (93,8%), mất ổn định tư thế (40,6%). Kết quả của phân độ theo thang<br />
điểm đánh giá độ nặng đã cải biên của Hoehn và Yahr có điểm trung bình bằng 2,28 ± 1,05. Tỉ lệ chẩn đoán sai<br />
của tuyến trước là 43,8%.<br />
Kết luận: Bệnh Parkinson có biểu hiện lâm sàng khá đa dạng, thường được gặp ở bệnh nhân lớn tuổi nhưng<br />
bệnh chưa được chẩn đoán và điều trị đúng mức. Cần có những nghiên cứu trong tương lai về các đặc điểm lâm<br />
sàng vận động và không vận động của bệnh, về tỷ lệ mắc bệnh toàn bộ và tỷ lệ mới mắc bệnh trong cộng đồng.<br />
Việc đào tạo, huấn luyện cho các bác sĩ mới tốt nghiệp có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để chẩn đoán và xử trí<br />
bệnh cũng là cần thiết.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CLINICAL MOTOR PHENOMENOLOGY OF PARKINSON’S DISEASE AND CLINICAL<br />
ASSESSMENT BASED UPON THE THE MODIFIED HOEHN AND YAHR STAGING: A<br />
PROSPECTIVE STUDY ON 32 CASES<br />
Le Minh and Tran Ngoc Tai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 364 - 369<br />
Department of Neurology, University Medical Center, 215 Hong Bang Street, District 5, Ho Chi Minh<br />
City; Department of Neurology, The University of Medicine and Pharmacy, 217 Hong Bang Street, Ho Chi<br />
Minh City – Viet Nam.<br />
Department of Neurology, University Medical Center, 215 Hong Bang Street, District 5, Ho Chi Minh City<br />
– Viet Nam.<br />
<br />
* Phân Khoa Thần Kinh, Bệnh Viện Đại Học Y Dược; Bộ Môn Thần Kinh, Đại Học Y Dược Tp HCM<br />
**Phân Khoa Thần Kinh, Bệnh Viện Đại Học Y Dươc<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
363<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Background: Parkinson’s disease is a common central nervous system degenerative disease of the elderly.<br />
Compared to the past, the life expectancy in Viet Nam is continuously improving and Parkinson’s disease is<br />
consequently becoming an important health problem of the country.<br />
Aim: The objectives of this preliminary study include three objectives: (1) to analyze the characteristics of the<br />
motor phenomenon of Parkinson’s disease; (2) to assess the disease according to the modified Hoehn and Yahr<br />
staging; (3) to evaluate the diagnostic skill concerning Parkinson’s disease of the Vietnamese physicians.<br />
Patients and Method: This is an open, descriptive and prospective study carried out by two neurologist of<br />
the University Medical Center Neurology Department. The diagnosis and differential diagnosis of Parkinson’s<br />
disease are based upon the United Kingdom Parkinson’s Disease Society Brain Bank Clinical Diagnostic Criteria.<br />
The analysis of the data involves the demographic aspect, the characteristics of motor symptoms and signs, the<br />
scoring according to modified Hoehn and Yahr staging, and the assessment of the misdiagnoses that have been<br />
done beforehand. Statistical analysis is done with the software SPSS 11.5 for window.<br />
Results: There are 32 patients affected by Parkinson’s disease with the male:female ratio of 1:1. the mean age<br />
of onset is 57,5 years. The chief reason for consulting a doctor is tremor (56,3% of the cases). 84,4% of the patients<br />
remember that the symptoms were unilateral at the onset of the disorder. The classical symptoms and signs of<br />
Parkinson’s disease include bradykinesia (100% of the cases), resting tremor (71,9% of the cases), rigidity (93,8%<br />
of the cases), and postural imbalance (40,6%). The mean score of the modified Hoehn and Yahr staging in this<br />
population is 2,28 ± 1,05. 43,8% of the patients have been misdiagnosed beforehand.<br />
Conclusion: Parkinson’s disease is a common disorder of the elderly and can be simpy diagnosed on relying<br />
on the classical clinical findings. Insufficient diagnostic skill among the Vietnamese physicians is still a problem to<br />
be improved. Future study and assessment on the prevalence, incidence, and the whole aspects of the clinical<br />
phenomenology (non-motor symptoms included) of the disease are necessary. Essential knowledges, diagnostic<br />
skill and management skill of this disease should be a priority in the training of future Vietnamese medical<br />
doctors.<br />
<br />
364<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh thường gặp có thể gây tàn phế nặng và<br />
làm giảm chất lượng cuộc sống. Đây là bệnh chủ yếu của người lớn tuổi với tỷ lệ mới mắc<br />
bệnh mỗi năm (incidence) dao động từ 4,9/105 đến 20,5/105 dân. Tỷ lệ mới mắc bệnh này<br />
tăng theo tuổi tác, bằng 25,6/105 trong khoảng tuổi 50 đến 59 tuổi và bằng 304,8/105 trong<br />
khoảng tuổi 80 đến 99 tuổi. Các khảo sát dịch tễ học quốc tế cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh<br />
toàn bộ (prevalence) của bệnh Parkinson dao động từ 84/105 đến 775/105 dân(7) Ở Việt Nam<br />
hiện nay chưa có các số liệu dịch tễ nói trên liên quan đến bệnh Parkinson.<br />
Đặc điểm bệnh học thần kinh của bệnh là sự thoái hóa tế bào thần kinh dopaminergic ở<br />
chất đen và sự hiện diện của thể vùi nội bào ưa eosin (thể Lewy) trong các tế bào thần kinh<br />
còn lại. Triệu chứng thực thể kinh điển của bệnh Parkinson là run khi nghỉ, đơ cứng, cử<br />
động chậm và rối loạn phản xạ tư thế. Các triệu chứng không vận động như sa sút trí tuệ,<br />
rối loạn thần kinh tự chủ (thực vật) thường được gặp ở giai đoạn bệnh đã tiến triển. Chẩn<br />
đoán bệnh Parkinson chủ yếu dựa vào lâm sàng, cho nên việc chẩn đoán chính xác bệnh<br />
này vẫn còn là một thử thách, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, đặc biệt ở giai đoạn sớm<br />
của bệnh. Ở các nước, trong việc chẩn đoán bệnh Parkinson có một tỉ lệ không chính xác<br />
đáng kể. Với tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson của Hội về Bệnh Parkinson của Anh<br />
Quốc, tỉ lệ mắc sai lầm vẫn chiếm khoảng 10%(6) Tại Việt Nam, tình hình quản lí và nghiên<br />
cứu bệnh Parkinson còn hạn chế cho nên tỉ lệ sai xót trong chẩn đoán và điều trị có lẽ còn<br />
cao hơn nhiều. Hơn thế nữa, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ngày càng được cải<br />
thiện hơn và do đó bệnh Parkinson lại càng trở thành một vấn đề sức khỏe đáng được chú ý<br />
hơn, đặc biệt là trên các phương diện chẩn đoán sớm và xử trí đúng cách.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với những mục tiêu sau:<br />
Phân tích lâm sàng các triệu chứng vận động của Bệnh Parkinson<br />
Phân loại độ nặng bệnh Parkinson theo thang điểm Hoehn và Yahr biến đổi.<br />
Nhận định về năng lực chẩn đoán bệnh Parkinson ở tuyến trước<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CƯU<br />
Dân số<br />
Tất cả bệnh nhân có hội chứng Parkinson vào khám và điều trị tại Bệnh viện Đại Học Y<br />
Dược và tại một phòng khám ngoại giờ của một thành viên của nhóm nghiên cứu từ<br />
01/7/2008 đến 31/10/2008 (04 tháng) có đủ tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ bệnh. Các bệnh<br />
nhân được phát hiện tại phòng khám ngoài giờ đều được chuyển về để xác định thêm chẩn<br />
đoán và điều trị theo dõi tại Phân Khoa Thần Kinh của Bệnh viện ĐHYD.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Việc chẩn đoán lâm sàng bệnh Parkinson được thực hiện dựa theo các tiêu chuẩn của<br />
United Kingdom Parkinson’s Disease Society Brain Bank Clinical Diagnostic Criteria:6<br />
- có sự hiện diện của cử động chậm<br />
- và có sự hiện diện kèm theo của ít nhất là một trong các triệu chứng sau đây: đơ cứng,<br />
run lúc nghỉ và rối loạn phản xạ tư thế.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
365<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Có bằng chứng lâm sàng (tiền sử về các bệnh nội khoa và chấn thương có thể gây ra hội<br />
chứng Parkinson thứ phát, các dấu hiệu lâm sàng không điển hình, sự không đáp ứng đối<br />
với levodopa) và/hoặc bằng cớ hình ảnh học gợi ý đến các hội chứng Parkinson khác của<br />
viêm não, bệnh mạch máu não, bệnh tràn dịch não thất hay bệnh sa sút trí tuệ.<br />
Việc thăm khám mỗi bệnh nhân đều được thực hiện bởi cả hai nghiên cứu viên thực hiện<br />
khảo sát này, trên cơ sở đã có sự thống nhất về các tiêu chuẩn chần đoán và tiêu chuẩn loại<br />
trừ, các nội dung cần hỏi trong tiền sử và bệnh sử của bệnh nhân, các thao tác thăm khám<br />
từng loại triệu chứng một.<br />
Đây là nghiên cứu mở, tiền cứu và mô tả.<br />
Tất cả bệnh nhân sẽ được thu thập theo bảng thu thập có sẵn và sẽ được xử lý thống kê<br />
theo phần mềm SPSS 11.5 for window.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ 01/7/2008 đến 31/10/2008 chúng tôi ghi nhận có tất cả 44 bệnh nhân có hội chứng<br />
Parkinson, trong đó 32 bệnh nhân hội đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson (72,7%).<br />
Số bệnh nhân nam và nữ chiếm tỉ lệ như nhau (50%). Tuổi trung bình khởi phát triệu<br />
chứng là 57,5, tuổi trẻ nhất là 33 và lớn nhất là 86. Có tất cả 04 bệnh nhân < 40 tuổi, chiếm<br />
12,5%.<br />
Bảng 1: Đặc điểm dân số học<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi<br />
Nam : Nữ<br />
Thời gian mắc bệnh<br />
<br />
57,5 ± 14,1<br />
1:1<br />
2,9 ± 2,4 năm<br />
<br />
Về lý do khiến bệnh nhân phải đi khám bệnh thì đứng đầu, nhiều nhất là run (56,3%),<br />
kế đến là cử động chậm (21,9%), đi không vững, dễ ngã (12,5%) và một số lý do khác như<br />
đau, mệt mỏi, yếu…(9,4%).<br />
LÍ DO ĐẾN KHÁM<br />
60<br />
50<br />
40<br />
<br />
Tỉ lệ % 30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
<br />
Run<br />
<br />
Cử động Đi dễ ngã<br />
chậm<br />
<br />
Khác<br />
<br />
Triệu chứng<br />
<br />
Hình 1: Triệu chứng khiến bệnh nhân đi khám bệnh<br />
Triệu chứng khởi đầu thường xuất hiện ở chi trên (71,9%) với cử động chậm (62,5%),<br />
run khi nghỉ (37,5%).<br />
<br />
366<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
VÙNG CƠ THỂ KHỞI PHÁT TRIỆU CHỨNG<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
80<br />
70<br />
60<br />
50<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
Đầu mặt<br />
<br />
Chi trên<br />
<br />
Chi dưới<br />
<br />
Cả chi trên<br />
và dưới<br />
<br />
Vị trí<br />
<br />
Hình 2: Vùng cơ thể có triệu chứng khởi phát bệnh<br />
Khởi phát triệu chứng thường ở một bên (84,4%) với bên phải và trái tương đương<br />
nhau. Ở 15,6% trường hợp có ghi nhận triệu chứng khởi đầu ở cả hai bên, nhưng khi khám<br />
tất cả những trường hợp triệu chứng hai bên đều không đối xứng.<br />
Bảng2: Tỉ lệ các triệu chứng vận động trong bệnh Parkinson<br />
Triệu chứng vận động<br />
<br />
Tỉ lệ bất thường<br />
<br />
Vẻ mặt vô cảm<br />
Giọng nói<br />
Cử động chậm ở chi<br />
Chậm toàn cơ thể<br />
Run khi nghỉ<br />
Run tư thế<br />
Đơ cứng<br />
Đứng lên từ ghế<br />
Mất ổn định tư thế<br />
Tư thế gập<br />
Dáng đi bất thường<br />
<br />
93,8%<br />
62,5%<br />
100%<br />
84,4%<br />
71,9%<br />
21,9%<br />
93,8%<br />
50%<br />
40,6%<br />
84,4%<br />
81,3%<br />
<br />
Chỉ 56,2% các trường hợp được chẩn đoán đúng bệnh Parkinson trước khi đến khám<br />
chúng tôi. 43,8% trường hợp còn lại được các bác sĩ tuyến trước chẩn đoán cơn thoáng thiếu<br />
máu não, tai biến mạch máu não, suy van tĩnh mạch chi dưới, thoái hóa cột sống cổ do lớn<br />
tuổi…<br />
Phân giai đoạn theo Hoehn và Yahr trung bình 2,28 ± 1,05. Nhóm bệnh nhân nghiên cứu<br />
rải rác khắp các giai đoạn từ chậm cử động, run nhẹ một chi (giai đọan I) đến nằm tại<br />
giường không đi lại được (giai đoạn V).<br />
PHÂN GIAI ĐOẠN THEO<br />
HOEHN VÀ YAHR BIẾN ĐỔI<br />
31,3<br />
<br />
35<br />
30<br />
<br />
25<br />
<br />
25<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
20<br />
15<br />
<br />
15,6<br />
9,4<br />
<br />
10<br />
<br />
9,4<br />
<br />
6,3<br />
3,1<br />
<br />
5<br />
0<br />
I<br />
<br />
I.5<br />
<br />
II<br />
<br />
II.5<br />
<br />
III<br />
<br />
IV<br />
<br />
V<br />
<br />
Giai đoạn<br />
<br />
Hình 3. Giai đoạn bệnh theo phân loại của Hoehn và Yahr<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
367<br />
<br />