Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VIÊM RUỘT THỪA Ở NGƯỜI CAO TUỔI <br />
TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG <br />
Nguyễn Thị Tuyết Mai*, Neoh Choo Aun, Kim Văn Trung* <br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Viêm ruột thừa cấp tính (APP) ít phổ biến ở người cao tuổi so với người trẻ tuổi, tuy nhiên độ <br />
nặng ở NCT lại cao hơn so với người trẻ tuổi. Chẩn đoán bệnh nhân NCT có đau bụng do viêm ruột thừa thường <br />
rất khó khăn do biểu hiện lâm sàng thường không đặc hiệu, bệnh nhân thường có các bệnh lý khác đi kèm và các yếu <br />
tố hành vi xã hội ở nhóm bệnh nhân này. Do đó, việc xác định đặc điểm viêm ruột thừa ở bệnh nhân NCT hết sức <br />
quan trọng giúp cải thiện độ chính xác và kịp thời trong chẩn đoán viêm ruột thừa ở nhóm bệnh nhân này. <br />
Mục tiêu: Mục tiêu chính là xác định tiền sử bệnh lý các triệu chứng lâm sàng và đặc điểm cận lâm sàng và mối <br />
liên quan giữa các yếu tố này và viêm ruột thừa ở bệnh nhân NCT đến khám tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu tiến hành trên 130 bệnh nhân NCT mắc viêm ruột thừa tại <br />
bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được sử dụng để thu thập các thông tin liên quan <br />
đến đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân. Phép kiểm được sử dụng là Chi bình phương với mức ý nghĩa thống kê là <br />
0,05. Phần mềm thống kê sử dụng là SPSS 16.0 <br />
Kết quả: Trong nghiên cứu này nữ chiếm phần lớn dân số nghiên cứu (61,54%). Độ tuổi trung bình là <br />
71,01 ± 7,4 (60‐89). Tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng đau bụng với vị trí đau nhiều nhất là vùng hố chậu <br />
phải (58,46%), kế đến là vùng thượng vị (45,38%). Có 45,38% bệnh nhân có triệu chứng cơn đau dịch chuyển <br />
từ vùng giữa bụng xuống hố chậu phải. Số lượng bạch cầu trung bình của các đối tượng là 13,93 ± 4,97 và có <br />
63,08% bệnh nhân tăng bạch cầu. Trung bình CRP là 51,41 ± 54,92, tỷ lệ bệnh nhân tăng đường huyết là <br />
46,15%. Các chỉ số creatinine, SGOT, SGPT trung bình lần lượt là 87,05 ± 23,07, 30,00 ± 19,9, 27,91 ± 21,34. <br />
Không có mối liên quan giữa các triệu chứng lâm sàng và đặc điểm bệnh nhân. <br />
Kết luận: Một số biểu hiện lâm sàng của viêm ruột thừa ở NCT có thể được sử dụng để xây dựng một bộ <br />
tiêu chí chẩn đoán viêm ruột thừa ở NCT. <br />
Từ khóa: Viêm ruột thừa cấp, biểu hiện lâm sàng, người cao tuổi. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
CLINICAL MANIFESTATIONS OF ACUTE APPENDICITIS AMONG ELDERLY <br />
AT NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL, HO CHI MINH CITY <br />
Nguyen Thi Tuyet Mai, Neoh Choo Aun, Kim Van Trung <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 78 – 81 <br />
Background: Acute appendicitis (APP) is a less common cause of abdominal pain in elderly patients than in <br />
younger patients, but the severity among elderly patients appears to be higher. Diagnosing an elderly patient who <br />
presents with abdominal pain due to APP is a difficult challenge due to atypical manifestations, comorbidities and <br />
socio‐behavioral factors which are associated with this group of patients. Therefore, identification clinical <br />
presentation of patients with APP is crucial to improve punctuation and accuracy of APP diagnosis. <br />
Objectives: The primary purpose of the present study is to identify all medical history, physical <br />
examinations and laboratory findings related to APP and their relationships with the occurrence of APP in <br />
elderly patients who are hospitalized and treated at Nguyen Tri Phuong Hospital. <br />
<br />
<br />
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ** Đại Học Meiho, Đài Loan <br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Tuyết Mai <br />
ĐT: 0903674319 <br />
<br />
78<br />
<br />
Email: mai2p@yahoo.com.vn <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Methods: A retrospective study was carried out at Nguyen Tri Phuong Hospital with a total of 130 older <br />
patients with APP in Nguyen Tri Phuong Hospital. Medical records of participants were reviewed to explore all <br />
clinical presentation of participants. The significance of the results was assessed by Chi‐Square test at p‐value of <br />
0.05 using SPSS version 16.0. <br />
Results: In this study female accounted for large portion of study population (61.54%). The mean age of <br />
participants was 71.01 ± 7.4 with a range from 60 to 89. Regarding clinical symptoms, all of patients complained <br />
about abdominal pain, of whom right iliac fossa is the most common position of abdominal pain (58.46%), <br />
followed by the abdominal pain at the epigastric position (45.38%). There were 45.38% patients reported the pain <br />
shift. The mean WBC count was 13.93 ± 4.97 and the proportion of leukocytosis was 63.08%. The means of CRP <br />
was 51.41 ± 54.92. The proportion of glycaemia was 46.15%. The means of creatinine, SGOT, SGPT were 87.05 <br />
± 23.07, 30.00 ± 19.9, 27.91 ± 21.34, respectively. There were no association had been found between clinical <br />
symptoms and background profile of patients. <br />
Conclusion: The findings showed that some common menifestations of APP in elderly population treated at <br />
Nguyen Tri Phuong Hospital could be used to create a set of criteria specific for diagnosis of APP in elderly. <br />
Keywords: Acute appendicitis, clinical manifestation, elderly. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Viêm ruột thừa cấp rất ít khi xảy ra ở NCT <br />
(chỉ khoảng 10% số ca xảy ra ở NCT(2)) nhưng độ <br />
nặng lại cao hơn so với người trẻ(6).Việc chẩn <br />
đoán VRT ở NCT thường khó khăn với 20% số ca <br />
bị chẩn đoán lầm và bệnh nhân phải cắt ruột thừa <br />
không cần thiết(9). Việc chẩn đoán lầm là do đặc <br />
điểm lâm sàng VRT ở NCT thường không đặc <br />
trưng, NCT có các bệnh đi kèm làm che mờ triệu <br />
chứng và đa số NCT thường ít khi đi khám bệnh <br />
khi có các triệu chứng đau bụng dẫn đến việc <br />
chẩn đoán VRT thường diễn ra trễ. <br />
Để tăng độ chính xác chẩn đoán VRT ở NCT, <br />
nhiều thang đo đã được ra đời dựa trên đặc điểm <br />
lâm sàng của bệnh nhân (Alvarado score, Lintula <br />
score…)(7,5,4). Tuy nhiên các thang đo này khi áp <br />
dụng tại Việt Nam thường có giá trị thấp vì <br />
không phù hợp với đặc điểm con người Việt <br />
Nam. Điều này cho thấy cần thiết lập một thang <br />
đo riêng dành cho việc chẩn đoán VRT ở NCT <br />
trong bối cảnh Việt Nam. <br />
Tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương có <br />
khoảng 30% bệnh nhân là NCT mắc VRT và tỷ lệ <br />
chẩn đoán lầm VRT là 18%(11). Lý do chẩn đoán <br />
lầm là do các y bác sĩ chưa nhận biết rõ ràng các <br />
dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân <br />
NCT mắc VRT. Hiện nay chưa có nghiên cứu <br />
<br />
nào xác định đặc điểm lâm sàng của các trường <br />
hợp VRT ở NCT tại Việt Nam. Xuất phát từ thực <br />
tế này chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Xác định đặc điểm tiền sử bệnh lý, triệu <br />
chứng lâm sàng, cận lâm sàng của các trường <br />
hợp VRT ở NCT tại bệnh viện Nguyễn Tri <br />
Phương và mối liên quan giữa các đặc điểm lâm <br />
sàng với đặc điểm của bệnh nhân. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tổng cộng 130 bệnh nhân NCT (≥ 60 tuổi) <br />
đến khám tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương và <br />
được chẩn đoán VRT trong giai đoạn 1/6/2013‐<br />
31/12/2013. <br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Nghiên cứu hồi cứu số liệu từ ngày 1/6/2013 <br />
‐ 31/12/2013. <br />
<br />
KẾT QUẢ ‐ BÀN LUẬN <br />
Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu<br />
Bảng1: Đặc tính của mẫu nghiên cứu (n=130) <br />
Biến số<br />
Tuổi (TB ± ĐLC)<br />
Giới<br />
Nữ<br />
Nghề nghiệp<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 <br />
<br />
Tần suất Tỷ lệ %<br />
71,01 ± 7,4 (60-89)<br />
80<br />
<br />
61,54<br />
<br />
79<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Biến số<br />
Thất nghiệp/về hưu<br />
Dân tộc<br />
Kinh<br />
Khu vực sinh sống<br />
Thành thị<br />
Trình độ học vấn<br />
Mù chữ<br />
Cấp 1-cấp 2<br />
Cấp 3<br />
> cấp 3<br />
Tình trạng hôn nhân<br />
Độc thân<br />
Kết hôn<br />
Ly dị<br />
Góa bụa<br />
<br />
Tần suất<br />
115<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
88,46<br />
<br />
114<br />
<br />
87,69<br />
<br />
98<br />
<br />
75,38<br />
<br />
25<br />
75<br />
25<br />
5<br />
<br />
19,23<br />
57,69<br />
19,23<br />
3,85<br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân <br />
Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân (n=130) <br />
Biến số<br />
<br />
Tần suất<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Triệu chứng cơ năng<br />
5<br />
88<br />
4<br />
33<br />
<br />
3,85<br />
67,69<br />
3,08<br />
25,38<br />
<br />
Độ tuổi trung bình của các đối tượng tham <br />
gia nghiên cứu là 71,01 ± 7,4. Tại Việt Nam NCT <br />
ngoài suy giảm chức năng cơ quan còn mắc nhiều <br />
bệnh như THA, đái tháo đường và bệnh tim <br />
mạch. Chưa có nghiên cứu toàn quốc về tỷ lệ VRT <br />
ở NCT nhưng tỷ lệ mắc VRT có thể tương tự như <br />
các quốc gia khác. Nghiên cứu này cho thấy nữ <br />
NCT mắc VRT cao hơn so với nam.Nhiều nghiên <br />
cứu cho thấy nam thường mắc VRT cao hơn so <br />
với nữ(1,3,13), nhưng cũng có nghiên cứu cho <br />
rằng nữ mắc VRT cao hơn nam(8,10). <br />
Hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu này <br />
đều không còn làm việc hoặc đã về hưu vì lý do <br />
sức khỏe suy giảm (88,46%). Vì Kinh là dân tộc <br />
chiếm tỷ lệ nhiều nhất tại Việt Nam kết quả <br />
nghiên cứu cho thấy có đến 87,69% bệnh nhân là <br />
người Kinh, số còn lại là các dân tộc Chăm, <br />
Khmer. Nghiên cứu cũng cho thấy có đến <br />
75,38% bệnh nhân sống tại khu vực thành thị <br />
(một số quận tại Thành phố Hồ Chí Minh và các <br />
tỉnh thành phát triển khác bao gồm Long An, <br />
Huế và Đồng Nai). <br />
Trên một nửa số bệnh nhân có trình độ học <br />
vấn từ cấp 1 ‐ cấp 2.Kết quả này phù hợp với <br />
thống kê dân số quốc gia khi hầu hết NCT tại <br />
Việt Nam có trình độ học vấn ở mức trung bình <br />
vì đa số đều trải qua giai đoạn đất nước khó <br />
khăn nên điều kiện học hành còn hạn chế(12). <br />
Trong số 130 bệnh nhân thì có 67,69% lập gia <br />
<br />
80<br />
<br />
đình, 25,38% góa bụa. Việc không chung sống <br />
với vợ/chồng trong phần cuối đời có thể ảnh <br />
hưởng đáng kể làm bệnh nhân thường nhập <br />
viện muộn. Có 3,85% bệnh nhân thừa nhận rằng <br />
họ nhập viện trễ vì không có người thân đưa đi <br />
bệnh viện. <br />
<br />
Đau bụng<br />
<br />
130<br />
<br />
100<br />
<br />
Vị trí đau bụng<br />
Đau hố chậu phải<br />
<br />
76<br />
<br />
58,46<br />
<br />
Cơn đau dịch chuyển<br />
<br />
59<br />
<br />
45,38<br />
<br />
Nôn/ ói<br />
<br />
20<br />
<br />
15,38<br />
<br />
Tiêu chảy<br />
<br />
13<br />
<br />
10,00<br />
<br />
29<br />
<br />
22,31<br />
<br />
Phản ứng thành bụng<br />
<br />
82<br />
<br />
63,08<br />
<br />
Đau điểm Macburney<br />
<br />
120<br />
<br />
92,31<br />
<br />
Triệu chứng thực thể<br />
Sốt > 38,30C<br />
<br />
Nhìn chung, các đặc điểm lâm sàng của bệnh <br />
nhân NCT có VRT tại bệnh viện Nguyễn Tri <br />
Phương có những điểm tương đồng với các <br />
nghiên cứu khác. 100% bệnh nhân đều khai là có <br />
đau bụng. Ba vị trí đau chiếm tỷ lệ cao nhất <br />
chính là vùng hố chậu phải (58,46%), đau bụng <br />
lan tỏa (11,54%) và đau vùng thượng vị (18,46%). <br />
Có 45,38% bệnh nhân ghi nhận cơn đau dịch <br />
chuyển từ vùng giữa bụng đến phần hố chậu <br />
phải. Các triệu chứng khác thường đi kèm với <br />
đau bụng được ghi nhận là nôn ói (15,38%), tiêu <br />
chảy (10,00%). <br />
Đối với các dấu hiệu của VRT, sốt > 380C chỉ <br />
xảy ra ở bệnh nhân với tỷ lệ thấp (22,31%). Dấu <br />
MacBurney là dấu hiệu được nhận biết ở hầu hết <br />
các bệnh nhân (92,31%), trong khi phản ứng <br />
thành bụng xảy ra ở 82 bệnh nhân chiếm 63,08%. <br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân <br />
Bảng 3: Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân (n=130) <br />
Kết quả xét nghiệm<br />
Số lượng bạch cầu (TB ± ĐLC<br />
(khoảng))<br />
Tăng BC<br />
CRP mg/l (TB ± ĐLC (khoảng))<br />
<br />
Tần suất<br />
Tỷ lệ<br />
13,93 ± 4,97 (4,1833,6)<br />
82<br />
63.08<br />
51.41 ± 54.92 (0.86-<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Kết quả xét nghiệm<br />
<br />
Tần suất<br />
Tỷ lệ<br />
237.6)<br />
Glycaemia<br />
60<br />
46.15<br />
Creatinine (TB ± ĐLC (khoảng))<br />
87,05 ± 23,07 (46.4umol/l<br />
188)<br />
30,00 ± 19,9 (11,6SGOT (TB ± ĐLC (khoảng)) v/l<br />
148,2)<br />
27,91 ± 21,34 (10SGPT (TB ± ĐLC (khoảng)) u/l<br />
169,5)<br />
13,34 ± 0,59 (11,1TQ (TB ± ĐLC (khoảng)) s<br />
14,8)<br />
28,82 ± 2,52 (26,1TCK (TB ± ĐLC (khoảng)) s<br />
34,9)<br />
INR (TB ± ĐLC (khoảng))<br />
1,04 ± 0,11 (0,85-1,41)<br />
ECG bình thường<br />
93<br />
71.54<br />
Siêu âm VRT<br />
57<br />
43,85<br />
Chụp X-quang bụng bình thường<br />
84<br />
64,62<br />
MSCT VRT<br />
27<br />
38,57<br />
<br />
nhiên để xác định tính giá trị của các chỉ số này <br />
cần tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng <br />
để có thể kiểm chứng thang đo này. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
<br />
Kết quả cho thấy chỉ có sự tăng nhẹ về các <br />
chỉ số sinh hóa ở bệnh nhân. Cụ thể chỉ có <br />
63,06% số bệnh nhân có tăng bạch cầu trong khi <br />
tỷ lệ tăng đường huyết là 46,15%. Các kết quả xét <br />
nghiệm khác cũng chỉ cho thấy có sự tăng nhẹ so <br />
với chuẩn bình thường và các kết quả này không <br />
thể dùng để chẩn đoán xác định VRT. Giá trị của <br />
chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán VRT ở <br />
NCT cũng không cao với tỷ lệ chẩn đoán đúng <br />
VRT chỉ đạt không quá 70%. <br />
<br />
1.<br />
<br />
Ben‐Hur K, Mor G, Insler V (1995) ʺMenopause is associated <br />
with a significant increase in blood monocyte number and a <br />
relative decrease in the expression of estrogen receptors in <br />
human peripheral monocytesʺ. Am J Reprod Immunol., 34, <br />
(6), 363‐9. <br />
<br />
2.<br />
<br />
Doria AS, Moineddin R, Kellenberger CJ (2006) ʺUS or CT for <br />
diagnosis of appendicitis in children and adults? A meta <br />
analysisʺ. Radiology, 241, pp.83‐94. <br />
<br />
3.<br />
<br />
Jara LJ, Navarro C, Medina G (2006) ʺImmune‐<br />
neuroendocrine interactions and autoimmune diseasesʺ. Clin <br />
Dev Immunol., 13, (2‐4), 109‐23. <br />
<br />
4.<br />
<br />
Kailash S, Shyam G, Pinki P (2008) ʺApplication of Alvarado <br />
Scoring System in Diagnosis of Acute Appendicitisʺ. JK <br />
Science, 10, (2), 84‐6. <br />
<br />
5.<br />
<br />
Khan I, Rehmanur A (2005) ʺApplication of Alvarado scoring <br />
system in diagnosis of acute appendictisʺ. J Ayub Med Coll <br />
Abbottabad 2005, 17, 3. <br />
<br />
6.<br />
<br />
Koepsell TD, Inui TS, Farewell VT (1981) ʺFactors affecting <br />
perforation in acute appendicitis.ʺ. Surg Gynecol Obstet, 153, <br />
508‐10. <br />
<br />
7.<br />
<br />
Konan A, Hayran M, Kilic YA, Karadoc D, Kaynaroglu V (2011) <br />
ʺScoring systems in the diagnosis of acute appendicitis in the <br />
elderlyʺ. Ulus Travma Acil Cerrahi Derg, 17 (5), 396‐400. <br />
<br />
8.<br />
<br />
Lee JK, Leow CK, Lau WY (2000) ʺAppendicitis in the <br />
elderlyʺ. Aust NZ J Surg 70, (593‐596). <br />
<br />
9.<br />
<br />
McCallion J, Canning GP, Knight PV, McCallion JS (1987) <br />
ʺAcute appendicitis in the elderly: a 5‐year retrospective <br />
studyʺ. Age Ageing 16, 256‐60. <br />
<br />
10.<br />
<br />
Moon KS, Jung YH, Lee EH, Hwang YH (2012) ʺClinical <br />
Characteristics and Surgical Safety in Patients with Acute <br />
Appendicitis Aged over 80ʺ. J Korean Soc Coloproctol 28, (2), <br />
pp.94‐99. <br />
<br />
11.<br />
<br />
Nguyen Tri Phuong Hospital (2012) ʺFinal report of activities <br />
in 2012ʺ. pp.3‐5. <br />
<br />
12.<br />
<br />
Statistic Services‐Ministry of Health (2013) Nationa Statistic <br />
Yearbook 2013, Medicine Pub,Ha Noi, <br />
<br />
13.<br />
<br />
Zen M, Ghirardello A, Iaccarino L (2010) ʺHormones, immune <br />
response, and pregnancy in women and SLE patientsʺ. Swiss <br />
Med Wkly., 3, (140), pp.13‐14. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Có tổng cộng 130 ca VRT có độ tuổi từ 60‐89. <br />
Các triệu chứng phổ biến tương đồng với các <br />
nghiên cứu khác được ghi nhận là đau bụng <br />
(100%), đau hố chậu phải (58,46%), cơn đau dịch <br />
chuyển (45,38%), nôn ói (15,38%), tiêu chảy <br />
(10,00%), sốt > 380C (22,31%), đau điểm <br />
MacBurney (92,31%), phản ứng thành bụng <br />
(63,08%), tăng nhẹ các chỉ số sinh hóa, tăng bạch <br />
cầu (63,08%), tăng glucose (46,15%). <br />
<br />
<br />
KHUYẾN NGHỊ <br />
Có thể sử dụng các đặc điểm lâm sàng sau <br />
đây trong chẩn đoán VRT ở NCT: đau bụng tại <br />
vùng hố chậu phải, nôn ói, tiêu chảy, bí tiểu, <br />
tăng bạch cầu, đau tại điểm Macburney. Tuy <br />
<br />
Ngày nhận bài báo: <br />
<br />
<br />
<br />
20/10/2014 <br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/11/2014 <br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
<br />
<br />
5/12/2014 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 <br />
<br />
81<br />
<br />