TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM GIUN SÁN Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM VÀ<br />
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 (2009 - 2013)<br />
Lê Trần Anh*; Nguyễn Khắc Lực*<br />
TÓM TẮT<br />
Để tìm hiểu đặc điểm nhiễm giun, sán tại một bệnh viện, chúng tôi tiến hành phân tích số<br />
liệu của các bệnh nhân (BN) được chẩn đoán nhiễm giun, sán tại Bệnh viện Quân y 103 trong 5<br />
năm (2009 - 2013). Kết quả: 775 BN nhiễm giun sán, tuổi trung bình 40,68; nam 50,90%, nữ<br />
49,10%. 81,81% BN nhiễm giun, 18,19% BN nhiễm sán. Xét nghiệm máu phát hiện 77,94%, xét<br />
nghiệm phân phát hiện 20,91%. 71,61% BN nhiễm giun là nhiễm Toxocara sp., các loại giun hay<br />
gặp khác là giun tóc, giun móc/mỏ, giun đũa, đã phát hiện được một số trường hợp hiếm gặp như<br />
Dirofilaria repens, Angiostrongylus cantonensis. Nhiễm sán lá phổ biến hơn nhiễm sán dây (63,12%<br />
BN nhiễm sán). Các loại sán thường gặp là sán lá gan lớn (61,27%), sán dây lợn (28,37%).<br />
81,42% BN nhiễm giun sán truyền qua đất, 18,58% BN nhiễm giun sán truyền qua sinh vật.<br />
* Từ khóa: Giun sán; Giun sán truyền qua đất; Giun sán truyền qua sinh vật.<br />
<br />
HELMINTH INFECTIONS IN PATIENTS IN 103 HOSPITAL<br />
(2009 - 2013)<br />
SUMMARY<br />
To find out characteristics of helminthes infection in patients in a hospital we analyzed the data of<br />
patients diagnosed with those agents in 103 hospital between 2009 and 2013. Results: there are<br />
775 patients infected with helminthes, mean age 40.68; 50.90% male, 49.10% female. 81.81%<br />
of cases infected with round worms and flat worm contributed 18.19%. 77.94% of patients diagnosed<br />
by blood tests, 20.91% discovered by stool examined. Among those with nematode infection,<br />
71.61% of cases infected with Toxocara sp., other common helminthes were whip-worm, hookworm,<br />
roundworm and some rare cases infected with Dirofilaria repens or Angiostrongylus cantonensis.<br />
Trematode infections were more common than tapeworm infection (63.12% of cases of flat worm<br />
infection). The most common were liver fluke (61.27%), pork tapeworm (28.37%). Most patients<br />
infected with geohelminths (81.42%).<br />
* Key words: Worms; Geohelminths; Biohelminths.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, nóng<br />
ẩm, điều kiện vệ sinh còn nhiều hạn chế<br />
nên các bệnh giun sán có điều kiện thuận<br />
lợi phát sinh và phát triển. Mặc dù phần<br />
<br />
lớn các trường hợp nhiễm giun sán thường<br />
ít có biểu hiện triệu chứng, có loại giun<br />
tỷ lệ nhiễm ở cộng đồng rất cao, nhưng<br />
số đến điều trị tại các bệnh viện rất ít.<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Trần Anh (dieplinhanh@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 10/06/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/07/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 18/07/2014<br />
<br />
88<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
<br />
Đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng<br />
nhiễm giun sán ở cộng đồng, nhưng thống<br />
kê tỷ lệ, cơ cấu BN nhiễm giun, sán ở các<br />
bệnh viện còn ít. Chúng tôi tiến hành phân<br />
tích số liệu BN được chẩn đoán nhiễm<br />
giun, sán tại Bệnh viện Quân y 103 trong<br />
5 năm (2009 - 2013) để tìm hiểu đặc điểm<br />
nhiễm giun, sán tại một bệnh viện, bổ<br />
sung dữ liệu thống kê bệnh tật nhằm áp<br />
dụng tính toán nhu cầu sinh phẩm chẩn<br />
đoán, thuốc điều trị tại các bệnh viện.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
- Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu số<br />
liệu thống kê.<br />
- Đối tượng: tất cả BN có kết quả xét<br />
nghiệm chẩn đoán giun sán dương tính.<br />
- Các kỹ thuật xét nghiệm giun sán:<br />
<br />
+ Xét nghiệm nếp nhăn hậu môn: phương<br />
pháp giấy bóng kính.<br />
+ Xét nghiệm máu: phản ứng ELISA<br />
với hóa chất và quy trình của Công ty Việt<br />
Sinh (Thành phố Hồ Chí Minh).<br />
- Các kỹ thuật được thực hiện bởi kỹ<br />
thuật viên có kinh nghiệm dưới sự giám<br />
sát của nghiên cứu viên là bác sỹ chuyên<br />
ngành ký sinh trùng.<br />
- Mẫu giun lấy ở tổ chức dưới da, gửi<br />
định loại bằng sinh học phân tử tại Viện<br />
Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa<br />
học Việt Nam.<br />
- Xử lý số liệu: theo phương pháp thống<br />
kê y học bằng phần mềm SPSS 13.0.<br />
- Địa điểm nghiên cứu: labo Ký sinh trùng,<br />
Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Quân y 103.<br />
- Thời gian nghiên cứu: từ 01 - 01 - 2009<br />
đến 31 - 12 - 2013.<br />
<br />
+ Quan sát đại thể giun, sán.<br />
+ Xét nghiệm phân: thực hiện kỹ thuật<br />
soi tươi, nhuộm lugol, Willis.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Bảng 1: Đặc điểm tuổi, giới BN nhiễm giun, sán.<br />
Tuổi<br />
<br />
< 10<br />
<br />
10<br />
<br />
1,29<br />
<br />
10 - 19<br />
<br />
51<br />
<br />
6,58<br />
<br />
20 - 29<br />
<br />
166<br />
<br />
21,42<br />
<br />
30 - 39<br />
<br />
169<br />
<br />
21,81<br />
<br />
40 - 49<br />
<br />
146<br />
<br />
18,84<br />
<br />
50 - 59<br />
<br />
107<br />
<br />
13,81<br />
<br />
60 - 69<br />
<br />
75<br />
<br />
9,68<br />
<br />
> 70<br />
<br />
51<br />
<br />
6,58<br />
40,68 ± 17,22<br />
<br />
Tuổi trung bình ( X ±SD)<br />
Giới<br />
Tổng<br />
<br />
Nam<br />
<br />
395<br />
<br />
50,97<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
380<br />
<br />
49,03<br />
<br />
775<br />
<br />
100<br />
<br />
Trong 5 năm (2009 - 2013) tại Bệnh viện Quân y 103 có 775 BN phát hiện nhiễm<br />
giun sán. Tuổi trung bình nhiễm giun, sán 40,68; hay gặp nhất ở lứa tuổi 21 - 60. Nam<br />
394 BN (50,90%), nữ 380 BN (49,10%).<br />
<br />
89<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
<br />
Bảng 2: Kết quả xét nghiệm giun sán ở các bệnh phẩm khác nhau.<br />
<br />
Ascaris lumbricoides<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
21<br />
<br />
21<br />
<br />
Ancylostoma duodenale/ Necator americanus<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
59<br />
<br />
59<br />
<br />
Trichuris trichiura<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
60<br />
<br />
60<br />
<br />
A. lumbricoides + A. duodenale/ N. americanus<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
A. lumbricoides + T. trichiura<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
4<br />
<br />
4<br />
<br />
A. duodenale/ N. americanus + T. trichiura<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
8<br />
<br />
8<br />
<br />
Enterobius vermicularis<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
Strongyloides stercoralis<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
14<br />
<br />
8<br />
<br />
22<br />
<br />
Brugia malayi<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
Toxocara sp.<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
454<br />
<br />
0<br />
<br />
454<br />
<br />
Angiostrongylus cantonensis<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
Dirofilaria repens<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
Clonorchis sinensis<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
3<br />
<br />
3<br />
<br />
Fasciola sp.<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
87<br />
<br />
0<br />
<br />
87<br />
<br />
Paragonimus sp.<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
9<br />
<br />
0<br />
<br />
9<br />
<br />
Taenia saginata<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
Taenia solium<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
38<br />
<br />
2<br />
<br />
40<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
604<br />
<br />
169<br />
<br />
775<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
90<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
<br />
634/775 BN (81,81%) nhiễm giun (trong<br />
đó 14 BN nhiễm phối hợp hai loại giun),<br />
141 BN (18,19%) nhiễm sán. Giun sán<br />
được phát hiện chủ yếu nhờ xét nghiệm<br />
máu (77,94%), sau đó là xét nghiệm phân<br />
(20,91%), ngoài ra còn phát hiện ở nếp<br />
nhăn hậu môn, khối u dưới da. Giun lươn<br />
(S. stercoralis) và sán dây lợn (T. solium)<br />
được phát hiện nhờ xét nghiệm phân hoặc<br />
máu.<br />
Kết quả này khẳng định vai trò của xét<br />
nghiệm máu trong xét nghiệm mầm bệnh<br />
giun sán ở tuyến bệnh viện. Mặc dù các<br />
loại giun ký sinh ở ruột, phát hiện nhờ xét<br />
nghiệm phân như giun đũa, giun tóc, giun<br />
móc/mỏ có tỷ lệ nhiễm ở cộng đồng cao<br />
[2], nhưng phần lớn người nhiễm không<br />
có triệu chứng, do đó ít khi phát hiện được<br />
ở bệnh viện. Giun lươn là loại giun ký sinh ở<br />
ruột, nhưng số lượng người nhiễm giun<br />
lươn phát hiện nhờ xét nghiệm máu cũng<br />
cao hơn xét nghiệm phát hiện ấu trùng<br />
giun lươn trong phân. Theo một số tác giả,<br />
phần lớn trường hợp nhiễm giun lươn<br />
mạn tính có số lượng ấu trùng thấp, xét<br />
nghiệm phân rất khó phát hiện [8]. Chỉ có<br />
8/142 (5,63%) BN nhiễm sán phát hiện<br />
được khi xét nghiệm phân. Có loài như<br />
sán lá gan lớn (Fasciola sp.), độ nhạy của<br />
xét nghiệm phân chỉ khoảng 5%, do phần<br />
lớn sán không tới được đường mật đẻ trứng<br />
[3, 8]. Với sán lá phổi (Paragonimus sp.),<br />
xét nghiệm đờm thường có tỷ lệ dương<br />
tính cao hơn so với xét nghiệm phân [8].<br />
* Cơ cấu nhiễm giun (634 BN):<br />
Toxocara sp.: 454 BN (71,61%); T. trichiura:<br />
72 BN (11,36%); A. duodenale/N. americanus:<br />
69 BN (10,88%); A. lumbricoides: 27 BN<br />
(4,26%); S. stercoralis: 22 BN (3,47%); E.<br />
vermicularis: 1 BN (0,16%); B. malayi: 1<br />
BN (0,16%); A. cantonensis: 1 BN (0,16%); D.<br />
repens: 1 BN (0,16%).<br />
454/648 BN (71,61%) nhiễm giun là<br />
nhiễm Toxocara sp. Đây là giun đũa chó,<br />
<br />
91<br />
<br />
mèo ký sinh lạc chủ vào người, hiện đang<br />
rất được chú ý nghiên cứu ở Việt Nam. Do<br />
người không phải vật chủ thích hợp của<br />
Toxocara sp. sau khi nhiễm trứng giun<br />
từ ngoại cảnh trong cơ thể chỉ thấy ấu<br />
trùng mà không thấy giun trưởng thành.<br />
Ấu trùng Toxocara sp. xâm nhập, di<br />
chuyển đến các cơ quan khác nhau như<br />
thể ấu trùng di chuyển ở mắt (ocular larva<br />
migrans), ở não - cơ quan nội tạng<br />
(visceral larva migrans), ở da, chúng có<br />
thể gây viêm da, dị ứng [8]. Những trường<br />
hợp nhiễm Toxocara sp. được chẩn đoán<br />
tại Bệnh viện Quân y 103 thường có triệu<br />
chứng ngứa dai dẳng, điều trị bằng nhiều<br />
loại thuốc khác nhau không hiệu quả, hay<br />
tái phát, một vài trường hợp sốt kéo dài [7]<br />
hay tổn thương thần kinh trung ương. Một<br />
số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm<br />
Toxocara sp. tại cộng đồng rất cao (71,3 85,3%) [4], cần tích cực sàng lọc loại giun<br />
này ở BN có triệu chứng nghi ngờ.<br />
Ngoài những trường hợp nhiễm giun<br />
đường ruột (giun đũa, giun tóc, giun móc,<br />
giun lươn hay giun kim) chúng tôi cũng gặp<br />
giun ký sinh ở cơ quan khác như hệ bạch<br />
huyết (giun chỉ), ở não (A. cantonensis).<br />
Đặc biệt, 1 BN nhiễm giun chỉ chó, mèo D.<br />
repens có khối u vùng lưng [1].<br />
* Cơ cấu nhiễm sán:<br />
Fasciola sp.: 87 BN (61,70%); T. solium:<br />
40 BN (28,37%); Paragonimus sp.: 9 BN<br />
(6,38%); C. sinensis: 3 BN (2,13%); T. saginata:<br />
2 BN (1,42%).<br />
Phần lớn BN nhiễm sán là nhiễm sán lá<br />
(sán lá gan lớn, sán lá phổi, sán lá gan<br />
nhỏ) (89/141 BN = 63,12%). Các trường<br />
hợp nhiễm sán dây chủ yếu là sán dây<br />
lợn. Nhiễm sán lá gan lớn chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất (61,27%), đây là bệnh ký sinh trùng<br />
hiện đang rất được quan tâm. Đa số BN<br />
nhiễm sán lá có biểu hiện đau vùng gan<br />
hay phát hiện khối u nhờ siêu âm gan.<br />
Loại sán hay gặp thứ hai là sán dây lợn,<br />
chủ yếu ở BN nghi ngờ nang ấu trùng, xét<br />
nghiệm ELISA thấy dương tính với sán<br />
dây lợn. Điều này cũng phù hợp, vì đa số<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
<br />
người mắc sán trưởng thành ít triệu chứng,<br />
ngược lại, người nhiễm ấu trùng sán dây<br />
lợn hay có biểu hiện lâm sàng, đôi khi<br />
nguy hiểm đến tính mạng [2]. Tỷ lệ nhiễm<br />
sán dây thấp hơn (36,78%), kết quả điều<br />
tra cộng đồng tại một số tỉnh miền Bắc,<br />
miền Trung Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ<br />
nhiễm sán dây nói chung thấp (0,2 - 7,2%)<br />
[8].<br />
<br />
- 81,81% BN nhiễm giun, 18,19% BN<br />
nhiễm sán. Xét nghiệm máu phát hiện<br />
77,94%, xét nghiệm phân phát hiện 20,91%.<br />
- 71,61% BN nhiễm giun là nhiễm<br />
Toxocara sp., các loại giun sán hay gặp<br />
khác là giun tóc, giun móc/mỏ, giun đũa, đã<br />
phát hiện được một số trường hợp hiếm<br />
gặp như Dirofilaria repens, Angiostrongylus<br />
cantonensis.<br />
- Nhiễm sán lá phổ biến hơn nhiễm sán<br />
dây (63,12% BN nhiễm sán). Các loại sán<br />
thường gặp là sán lá gan lớn (61,27%), sán<br />
dây lợn (28,37%).<br />
- 81,42% BN nhiễm giun sán truyền qua<br />
đất, 18,58% BN nhiễm giun sán truyền qua<br />
sinh vật.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Hình 1: Cơ cấu giun sán theo đường lây<br />
nhiễm<br />
Kết quả cho thấy con đường lây truyền<br />
giun sán chính vẫn là truyền qua đất (81,42%)<br />
(gồm những loại giun sán truyền trực tiếp<br />
vào người từ đất như giun đũa, giun tóc,<br />
giun móc, giun lươn, Toxocara sp.). Điều<br />
này phù hợp với điều tra cộng đồng: tỷ lệ<br />
nhiễm giun truyền qua đất ở khu vực phía<br />
Bắc khá cao. Theo tổng hợp số liệu điều<br />
tra từ 2006 - 2010 của Viện Sốt rét - Ký<br />
sinh trùng và Côn trùng TW, tỷ lệ nhiễm<br />
chung các bệnh giun truyền qua đất ở<br />
cộng đồng tại vùng trung du và miền núi<br />
phía Bắc khoảng 65,3%; đồng bằng sông<br />
Hồng khoảng 58,2% [6]. Chỉ có 18,58% là<br />
giun sán lây truyền qua sinh vật, trong đó,<br />
2 BN do côn trùng đốt (D. repens và B.<br />
malayi), còn lại là các loại sán lây truyền<br />
qua thức ăn (thịt, cá, tôm, cua nấu chưa<br />
chín). Điều này càng khẳng định việc vệ<br />
sinh ăn uống, cải thiện điều kiện vệ sinh<br />
môi trường có vai trò quan trọng trong<br />
phòng chống nhiễm giun sán.<br />
KẾT LUẬN<br />
- Trong 5 năm (2009 - 2013) tại Bệnh<br />
viện Quân y 103 có 775 BN nhiễm giun sán,<br />
tuổi trung bình 40,68; nam 50,90%, nữ 49,10%.<br />
<br />
92<br />
<br />
1. Lê Trần Anh, Vi Thuật Thắng, Nguyễn<br />
Khắc Lực, Vũ Quyết Thắng, Nguyễn Thị Thanh<br />
Chung. Thông báo một trường hợp nhiễm<br />
Dirofilaria repens ở tổ chức dưới da. Phòng<br />
chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng.<br />
2012, số 3, tr.67-72.<br />
2. Bộ môn Ký sinh trùng, Học viện Quân y.<br />
Ký sinh trùng và côn trùng y học. NXB Quân<br />
đội nhân dân. 2008.<br />
3. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều<br />
trị bệnh sán lá gan lớn ở người (Ban hành kèm<br />
theo quyết định số 3420/QĐ - BYT ngày<br />
13/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế). 2006.<br />
4. Trần Thanh Dương, Nguyễn Thu Hương<br />
và CS. Tình hình nhiễm giun đũa chó mèo trên<br />
cộng đồng dân cư tỉnh Hà Tĩnh và Thanh Hóa,<br />
năm 2013. Phòng chống bệnh sốt rét và các<br />
bệnh ký sinh trùng, chuyên đề hội nghị khoa<br />
học - đào tạo chuyên ngành ký sinh trùng toàn<br />
quốc lần thứ 41. 2014, tr.3-10.<br />
5. Trần Vinh Hiển, Trần Thị Kim Dung,<br />
Phạm Văn Lực. Xác định tỷ lệ nhiễm Toxocara<br />
sp. của cư dân tại hai xã Chư Pả và H’Bông<br />
tỉnh Gia Lai. Tạp chí Y - Dược học Quân sự.<br />
2008, số 2, tr.89-93.<br />
6. Nguyễn Mạnh Hùng, Đỗ Trung Dũng.<br />
Công tác phòng chống giun sán giai đoạn<br />
2006 - 2010, phương hướng thực hiện<br />
chương trình phòng chống bệnh giun sán 2011<br />
- 2015. Công trình khoa học báo cáo tại Hội<br />
<br />