Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 47 – 56<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CÁ ĐỤC BẠC SILLAGO SIHAMA (Forsskal, 1775) Ở ĐẦM<br />
NHA PHU - KHÁNH HÒA<br />
Hồ Sơn Lâm1, Huỳnh Minh Sang2<br />
1<br />
<br />
ThS. Viện Hải Dương học Nha Trang, Khánh Hòa<br />
TS. Viện Hải Dương học Nha Trang, Khánh Hòa<br />
<br />
2<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 11/02/14<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
13/05/14<br />
Ngày chấp nhận đăng:<br />
22/10/14<br />
Title:<br />
The reproductive<br />
characteristics of sand whiting<br />
Sillago sihama (Forsskal,<br />
1775) at Nha Phu, Khanh Hoa<br />
Từ khóa:<br />
Cá đục bạc, đặc điểm sinh sản,<br />
sillago sihama<br />
Keywords:<br />
Reproductive characteristics,<br />
sand whiting, silver sillago,<br />
Sillago sihama<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Reproductive parameters such as size at first maturity, spawning season, ovarian<br />
development stage, fecundity, sex ratio, and gonadosomatic index (GSI) are<br />
necessary for fishery resource management and artificial breeding. Some<br />
reproductive characteristics of sand whiting Sillago sihama (Forsskal, 1775) at<br />
Nha Phu lagoon – Khanh Hoa province were investigated from June 2012 to<br />
May 2013. The results showed that sex ratio of sand whiting was 1:1,35, average<br />
absolute fecundity was 29.065 ± 5.440 eggs/fish (ranged from 4.433 to 120.969<br />
eggs/fish), relative fecundity was 413 ± 28 eggs/ female (ranged from 137 to 889<br />
eggs/ female). Ovaries developed through 6 stages. Sand whiting spawn all year<br />
round at Nha Phu lagoon and the spawning peaks from December to April. The<br />
highest percentage of mature fish was recorded in January (81%) and lowest in<br />
November (33%). The GSI of females reached the highest value in January (5.15<br />
± 1.437) and the lowest in November (0.85 ± 1.138). The GSI of males reached<br />
the highest value in February (1.34 ± 0.742) and the lowest in November (0.56 ±<br />
0.306). Length at first sexual maturity of the sand whiting at Nha Phu lagoon was<br />
145.79 mm.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Các đặc điểm sinh sản bao gồm mùa vụ sinh sản, giai đoạn phát triển buồng<br />
trứng và buồng tinh, tỷ lệ đực cái, kích thước thành thục lần đầu, hệ số thành<br />
thục, sức sinh sản rất cần thiết để xây dựng qui trình sinh sản nhân tạo và cơ sở<br />
để xây dựng các biện pháp quản lý nguồn lợi của các đối tượng thủy sản. Một số<br />
đặc điểm sinh học sinh sản cá đục bạc Sillago sihama (Forsskal, 1775) ở đầm<br />
Nha Phu - Khánh Hòa được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 6/2012<br />
đến 5/2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ đực cái của cá đục bạc là 1:1,35,<br />
sức sinh sản tuyệt đối trung bình là 29.065 ± 5.440 trứng/cá cái (dao động từ<br />
4.433 đến 120.969 trứng/cá cái), sức sinh sản tương đối trung bình là 413 ± 28<br />
trứng/g cá cái (dao động từ 137 đến 889 trứng/g cá cái). Buồng trứng của cá đục<br />
bạc phát triển trải qua 6 giai đoạn. Cá đục bạc sinh sản quanh năm, tháng 12<br />
đến tháng 4 năm sau là thời điểm sinh sản tập trung, đỉnh cao là tháng 1. Tỷ lệ<br />
thành thục sinh dục theo tháng đạt giá trị cao nhất vào tháng 1 (chiếm 81%) và<br />
thấp nhất vào tháng 11 (chiếm 33%). Hệ số thành thục (GSI) của cá đục bạc cái<br />
đạt giá trị cao nhất vào tháng 1 (5,15 ± 1,437), thấp nhất vào tháng 11 (0,85 ±<br />
1,138), . Ở cá đục bạc đực giá trị GSI đạt cao nhất vào tháng 2 (1,34 ± 0,742),<br />
thấp nhất vào tháng 11 (0,56 ± 0,306). Kích thước thành thục lần đầu của cá đục<br />
bạc là 145,79 mm (chiều dài toàn thân).<br />
<br />
đã bị khai thác quá mức, đặc biệt là nguồn lợi<br />
thủy sản gần bờ (Ronald & cs., 2005). Một trong<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Ở Việt Nam hiện nay, nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên<br />
47<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 47 – 56<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao mà<br />
sản lượng khai thác suy giảm đó là cá đục bạc<br />
Sillago sihama. Việc khai thác không có quy<br />
hoạch loài cá đục bạc ở Khánh Hòa đã làm cho<br />
nguồn lợi loài cá này ngày càng suy giảm. Thực tế<br />
cho thấy, cá đục bạc đánh bắt có kích thước tương<br />
đối nhỏ và ngày càng khan hiếm tại các chợ cá,<br />
bến cá. Vì thế, việc quản lý khai thác nguồn lợi<br />
loài cá đục bạc là rất cấp thiết.<br />
<br />
cũng như quản lý khai thác hợp lý nguồn lợi cá<br />
đục bạc. Hơn nữa, các thông tin nghiên cứu về<br />
đặc điểm sinh học của cá đục bạc còn rất ít, và<br />
chưa có công trình nào ở Việt Nam nói chung và<br />
đầm Nha Phu – Khánh Hòa nói riêng được công<br />
bố. Vì thế, nghiên cứu này được thực hiện nhằm<br />
xác định một số đặc điểm sinh sản của cá đục bạc<br />
ở đầm Nha Phu – Khánh Hòa bao gồm: Các giai<br />
đoạn phát triển buồng trứng và buồng tinh, mùa<br />
vụ sinh sản, tỷ lệ đực cái, kích thước thành thục<br />
sinh dục và sức sinh sản.<br />
<br />
Bên cạnh đó, nghề nuôi cá biển ở Việt Nam đang<br />
gặp phải một số hạn chế nhất định. Đối tượng<br />
nuôi chưa phong phú, dịch bệnh thường xảy ra<br />
làm ảnh hưởng đến tính bền vững của nghề nuôi<br />
cá biển. Việc đa dạng hóa đối tượng nuôi biển là<br />
một trong những định hướng cơ bản của Bộ Nông<br />
nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2020. Cá<br />
đục bạc là loài có giá trị kinh tế cao và là một<br />
trong những đối tượng tiềm năng được phát triển<br />
nuôi ở một số nước trên thế giới đặc biệt là Ấn Độ<br />
(James, Verghese & Devaraj, 1976; James,<br />
Mohanraj, Rengaswamy & Raju, 1984a; James,<br />
Rengaswamy, Raju & Mohanraj, 1984b; James,<br />
Soundararajan & Rodrigo, 1984c; Shamsan,<br />
2008). Cá đục bạc là loài cá ăn tạp, thức ăn chủ<br />
yếu của chúng là các loài giáp xác bao gồm cua,<br />
ấu trùng cua, tôm, nhóm chân chèo, trứng, ấu<br />
trùng các loại; giun nhiều tơ (Chacko, 1949;<br />
Jayasankar, 1991); tảo khuê, tảo lam và trùng hai<br />
roi (Taghavi Motlagh, Hakimelahi, Ghodrati<br />
Shojaei, Vahabnezhad & Taheri Mirghaed, 2012).<br />
<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1 Thu mẫu và phân tích mẫu<br />
Mẫu cá đục bạc được thu trực tiếp từ các ghe đánh<br />
bắt trên đầm Nha Phu – Khánh Hòa, trong khoảng<br />
thời gian từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 5 năm<br />
2013. Vì cá được đánh bắt bằng lưới nên khoảng<br />
¾ số cá bị chết sau quá trình đánh bắt, chúng<br />
được ướp lạnh ngay sau khi chết, số cá còn sống<br />
được lưu giữ trong xô có sục khí. Mỗi tháng thu ít<br />
nhất là 30 mẫu cá với các kích cỡ ngẫu nhiên.<br />
Tổng số mẫu cá thu được trong 12 tháng là 400.<br />
Cá thu được chuyển ngay về phòng thí nghiệm –<br />
Viện Hải dương học để phân tích các đặc điểm<br />
sinh sản.<br />
Chiều dài toàn thân cá (Lt) được xác định bằng<br />
thước mica 50 (cm) Deli - 6250 có độ chính xác<br />
đến 1 mm. Khối lượng cá, khối lượng cá đã bỏ nội<br />
quan, khối lượng buồng tinh và buồng trứng được<br />
xác định bằng cân điện tử TE412 của Canada có<br />
độ chính xác đến 0,01 (g).<br />
<br />
Cá đục bạc đã được nuôi trong cả ba hệ thống<br />
nước mặn (James & cs., 1976; Dhulkhed &<br />
Ramamurthy, 1977; James & cs., 1984a,c;<br />
Shamsan, 2008), nước lợ (James & cs., 1976) và<br />
nước ngọt (Alagarswami, 1990). Cá đục bạc cũng<br />
đã được nuôi ghép với cá măng (Chanos Chanos),<br />
cá đối (Mugil macrolepis), và tôm he Ấn Độ<br />
(Shamsan, 2008). Kết quả thu được tăng trưởng<br />
chiều dài trung bình hàng tháng là 10,6; 57,4; 28,2<br />
(mm) tương ứng được ghi nhận. Cá đục bạc, cá<br />
dìa và cá mú cũng được nuôi ghép trong cùng một<br />
lồng nuôi (James & cs., 1984b). Kết quả nghiên<br />
cứu này cho thấy tăng trưởng chiều dài trung bình<br />
hàng tháng của cá đục là 10 (mm).<br />
<br />
Các giai đoạn phát triển của buồng tinh và buồng<br />
trứng cá đục được xác định dựa vào hình thái bên<br />
ngoài, theo thang 6 bậc bằng phương pháp của<br />
Nikolsky (1963). Tổ chức học của buồng tinh và<br />
buồng trứng được mô tả theo phương pháp của<br />
Xakun và Buskaia (1968). Buồng trứng và buồng<br />
tinh được làm tiêu bản mô học theo phương pháp<br />
của Patki, Bhalchandra & Jeevaji (1989) gồm các<br />
bước chính sau:<br />
- Cố định mẫu buồng tinh và buồng trứng<br />
- Chuẩn bị mẫu<br />
- Đúc paraffin<br />
- Cắt lát mẫu<br />
- Nhuộm Hematoxylin và Eosin<br />
- Làm trong mẫu.<br />
<br />
Các thông tin về đặc điểm sinh sản là cơ sở khoa<br />
học cho việc xây dựng qui trình sinh sản nhân tạo,<br />
dự báo thủy sản và xây dựng các biện pháp quản<br />
lý (Bal & Rao, 1984). Tuy nhiên đến nay, ở Việt<br />
Nam chưa có nghiên cứu nào để làm cơ sở khoa<br />
học cho việc sinh sản nhân tạo, nuôi thương phẩm<br />
<br />
Các tiêu bản được quan sát dưới kính hiển vi<br />
Olympus CX 31 và được chụp bằng máy ảnh<br />
48<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 47 – 56<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
Canon Powershot A2200 để mô tả các giai đoạn<br />
phát triển của trứng và sào.<br />
<br />
giữa các cá thể thành thục trong tháng với tổng số<br />
mẫu thu được trong tháng.<br />
<br />
Kích thước trứng qua các giai đoạn được đo bằng<br />
kính hiển vi Olympus BX41. Mỗi giai đoạn đo 30<br />
trứng. Giai đoạn I, II được quan sát dưới vật kính<br />
x10 và thị kính x10. Giai đoạn III, IV và V được<br />
đo quan sát dưới vật kính x4 và thị kính x10.<br />
<br />
Hệ số thành thục (Gonado Somatic Index): là tỷ lệ<br />
phần trăm của khối lượng buồng tinh hoặc buồng<br />
trứng trên khối lượng thân cá bỏ nội quan, xác<br />
định dựa theo phương pháp của Qasim (1973). Hệ<br />
số thành thục được tính theo công thức:<br />
<br />
Số lượng trứng ở giai đoạn IV và V của 30 buồng<br />
trứng được xác định bằng cách đếm dưới kính<br />
hiển vi Olympus CX31, ở độ phóng đại 40 lần.<br />
Tách 1 phần khối lượng buồng trứng (< 0.4 g) ở 3<br />
vị trí khác nhau trong buồng trứng (đầu, giữa,<br />
cuối). Trứng ở 3 vị trí được tách rời (trứng tách<br />
rời hoàn toàn và trứng không dính vào mô liên<br />
kết) sau đó hòa chung vào 10ml nước, khuấy đều<br />
mẫu, khi trứng đang đảo đều thì dùng ống hút, hút<br />
lấy 1ml bỏ vào buồng đếm. Đếm 3 lần mỗi mẫu<br />
rồi ta lấy giá trị trung bình (n).<br />
<br />
Trong đó: GSI: Hệ số thành thục; GW: Khối<br />
lượng buồng tinh hoặc buồng trứng (g); BW:<br />
Khối lượng thân cá bỏ nội quan (g).<br />
Kích thước thành thục lần đầu: được xác định<br />
theo phương pháp của King (2001), là kích thước<br />
tại đó, có ít nhất 50% cá thể thành thục sinh dục<br />
trong mùa sinh sản.<br />
Sức sinh sản tuyệt đối (Absolute fecundity): là<br />
tổng số trứng ở giai đoạn thành thục trong buồng<br />
trứng, xác định theo phương pháp Laurence và<br />
Briand (1990), được tính theo công thức:<br />
<br />
2.2 Thu thập số liệu<br />
Tỷ lệ đực : cái: Thống kê số lượng cá thể đực và<br />
cá thể cái thu thập được trong mỗi tháng. Không<br />
phân biệt được giới tính của cá đục bạc khi dựa<br />
vào hình thái bên ngoài vì vậy tất cả các mẫu đều<br />
giải phẫu để thu buồng tinh và buồng trứng nhằm<br />
xác định giới tính. Tỷ lệ đực cái được xác đinh<br />
theo công thức: Tỷ lệ đực cái = 1:(b/a), trong đó:<br />
a: Số cá thể đực thu được. b: Số cá thể cái thu<br />
được. Kiểm định tính độc lập của sự phân phối<br />
giới tính giữa kết quả nghiên cứu với phân phối lý<br />
thuyết (1:1) bằng phương pháp Chi-square (Jim,<br />
Lou & Phil, 1998).<br />
<br />
Trong đó: F: Sức sinh sản tuyệt đối; G: Khối<br />
lượng buồng trứng; g: Phần khối lượng của mẫu<br />
buồng trứng được lấy ra để đếm; n: Số trứng đếm<br />
được từ phần khối lượng mẫu lấy từ buồng trứng<br />
để đếm.<br />
Sức sinh sản tương đối: là số lượng trứng trên một<br />
đơn vị khối lượng cá cái (Pravdin, 1963), được<br />
tính theo công thức:<br />
S=F/W<br />
Trong đó: S: Sức sinh sản tương đối (số lượng<br />
trứng /g khối lượng thân cá); F: Sức sinh sản tuyệt<br />
đối; W: Khối lượng thân cá không nội quan (g).<br />
<br />
Mùa sinh sản: được xác định theo phương pháp<br />
của King (2001), là thời điểm mà đa số cá thể có<br />
buồng tinh và buồng trứng ở giai đoạn thành thục.<br />
Tỷ lệ thành thục theo tháng: là tỷ lệ phần trăm<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
Hình 1: Cân cá và buồng trứng cá (A: cân cá; B: cân buồng trứng cá)<br />
<br />
49<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 47 – 56<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
E<br />
<br />
F<br />
<br />
G<br />
<br />
H<br />
A<br />
<br />
Hình 2: Một số hình ảnh phân tích sức sinh sản của cá đục<br />
(A, B - Mẫu Ngâm formol; C - Cân mẫu ngâm; D - Cắt mẫu ngâm; E - Cân mẫu ngâm sau khi cắt 1 phần để đếm trứng;<br />
F,G - Tách trứng và H – Trứng trong buồng đếm.)<br />
<br />
bạc cái có kích thước và khối lượng trung bình lần<br />
lượt là 165 (± 36) (mm) và 38 (± 31) (g).<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1 Tỷ lệ đực cái<br />
<br />
Tỷ lệ đực cái trong tự nhiên của cá đục bạc ở đầm<br />
Nha Phu - Khánh Hòa là 1:1,35. Về mặt lý thuyết<br />
thì tỷ lệ đực cái trong tự nhiên là 1:1. Kết quả<br />
kiểm định tính độc lập tỷ lệ đực cái giữa thực tế<br />
<br />
Cá đục bạc đực trong nghiên cứu có kích thước và<br />
khối lượng trung bình (± độ lệch chuẩn) lần lượt<br />
là 161 (± 28) (mm) và 32 (± 16) (g), còn cá đục<br />
<br />
50<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 47 – 56<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
so với lý thuyết thu được chỉ số χ2 = 7,91 > 6,63<br />
(df = 1, P < 0,01), vậy có sự sai khác có ý nghĩa<br />
thống kê giữa thực tế so với lý thuyết. Kết quả<br />
nghiên cứu này có sự khác biệt so với một số<br />
nghiên cứu trước đây về đặc điểm sinh học của cá<br />
đục bạc. Tỷ lệ đực cái của cá đục bạc ở vịnh Palk<br />
Bay và vịnh Mannar (Ấn Độ) là 1:1,1<br />
(Jayasankar, 1991). Còn tỷ lệ đực cái vùng cửa<br />
sông Zuari (Ấn Độ) là 1:1,17 (Shamsan, 2008).<br />
Việc thu mẫu trong nghiên cứu này là ngẫu nhiên<br />
và số mẫu đủ lớn, do đó, sự khác biệt về tỷ lệ đực:<br />
cái của cá đục bạc ở đầm Nha Phu so với các<br />
vùng khác trên thế giới có thể do sự khác nhau về<br />
sự phân bố theo các vùng địa lý, cũng có thể là do<br />
phương thức khai thác và tập tính của cá đực, cá<br />
cái khác nhau nên khả năng dính lưới khác nhau.<br />
<br />
trong suốt và không phân biệt được buồng tinh<br />
hay buồng trứng bằng mắt thường. Giai đoạn này<br />
chỉ xuất hiện đối với những con cá đục bạc chưa<br />
tham gia sinh sản lần đầu.<br />
Giai đoạn II: (Giai đoạn phát triển) Buồng tinh và<br />
buồng trứng bắt đầu phát triển, giai đoạn này kích<br />
thước buồng trứng tăng lên và có thể phân biệt<br />
buồng tinh và buồng trứng bằng mắt thường.<br />
Buồng trứng có màu trắng hơi đục, có lớp màng<br />
mỏng, rất khó để nhìn thấy hạt trứng bằng mắt<br />
thường. Trong buồng trứng chứa các noãn bào<br />
hình đa giác kích thước nhỏ. Giai đoạn này có<br />
nhân lớn, nhân thường có hình tròn và chiếm phần<br />
lớn thể tích tế bào (Hình 1A).<br />
Buồng tinh giai đoạn này có kích thước tăng lên<br />
so với giai đoạn I. Lúc này buồng tinh là hai dải<br />
dẹt mỏng, màu trắng. Giai đoạn này có sự xuất<br />
hiện của tinh bào. Buồng sinh tinh chưa hình<br />
thành (Hình 2A).<br />
<br />
3.2 Các giai đoạn phát triển buồng trứng,<br />
buồng tinh và hình thái noãn bào<br />
Giai đoạn I: (Giai đoạn chưa phát triển) Buồng<br />
tinh và buồng trứng giai đoạn này là hai sợi mảnh,<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
Hình 3: Các giai đoạn của buồng trứng<br />
Ghi chú: A, B, C, D & E lần lượt là buồng trứng các<br />
giai đoạn II, III, IV, V & VI; mũi tên → lần lượt chỉ<br />
trứng ứng với các giai đoạn từ II – V & nang trứng<br />
rỗng. Các giai đoạn buồng trứng được quan sát dưới độ<br />
phóng đại 100 lần.<br />
<br />
E<br />
<br />
51<br />
<br />