T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 3(43)/N¨m 2007<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐỘNG LỰC CỦA FDI HÀN QUỐC VÀO ASEAN<br />
Trần Chí Thiện (Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên)<br />
<br />
I. Giới thiệu<br />
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành nét đặc trưng cơ bản của toàn cầu hoá và<br />
kinh tế thế giới trong vòng hơn hai thập kỷ qua. Sau 54 năm phát triển, Hàn Quốc đã đạt được<br />
những thành tựu kinh tế thần kỳ và đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới. Từ những năm<br />
1980, Hàn Quốc đã trở thành một trong những nhà xuất khNu vốn FDI lớn nhất thế giới. Ở Đông<br />
Nam Á (ASEAN), Hàn Quốc là nhà đầu tư FDI lớn nhất ở Việt Nam và lớn thứ tư ở Indonesia.<br />
Đến tháng 6 năm 2007, Hàn Quốc đã có 40.137 dự án FDI đang còn hiệu lực, với 116,5<br />
tỷ USD vốn đăng ký; 36.146 dự án được thực hiện với tổng vốn đầu tư là 76,8 tỷ USD. Trong<br />
đó, tổng vốn FDI của Hàn Quốc vào ASEAN đã đạt 18 tỷ USD vốn đăng ký, 9,8 tỷ USD vốn<br />
thực hiện, chiếm 15,5% vốn đăng ký, 13% vốn thực hiện của FDI Hàn Quốc trên toàn thế giới,<br />
đưa ASEAN trở thành điểm đầu tư lớn thứ ba của Hàn Quốc, sau Trung Quốc và Mỹ (Korea<br />
Exim, 2007).<br />
Bài viết này nhằm tìm hiểu các đặc điểm của FDI Hàn Quốc vào các nước trong khu<br />
vực ASEAN trong những năm gần đây, đồng thời phân tích những động lực chủ yếu của các<br />
công ty Hàn Quốc khi đưa vốn FDI vào ASEAN, nhất là vào Việt Nam và Indonesia.<br />
II. Đặc điểm của FDI Hàn Quốc vào ASEAN<br />
2.1. FDI Hàn quốc vào ASEAN tăng lên nhanh chóng<br />
Từ cuối những năm 1980, đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Hàn Quốc bắt đầu<br />
tăng mạnh. Quá trình triển khai vốn FDI của Hàn Quốc vào ASEAN có thể được chia làm 5 giai<br />
đoạn, chịu sự chi phối của các yếu tố khác nhau (Hình 1). Giai đoạn 1 bắt đầu từ giữa những<br />
năm 1980 đến năm 1991. Vốn FDI của Hàn Quốc vào ASEAN khi đó tăng lên do tăng thặng dư<br />
tài khoản vãng lai có được do tỷ giá hối đoái hợp lý và lãi suất thấp trên thị trường tiền tệ quốc<br />
tế. Thêm vào đó, chi phí sản xuất trong nước tăng lên đáng kể chủ yếu do tiền công tăng<br />
(Byung, 2006). Giai đoạn 2 chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, từ năm 1991 đến năm 1994.<br />
Đặc điểm chính của giai đoạn này là dòng vốn FDI từ Hàn Quốc vào ASEAN giảm đột ngột do<br />
vốn FDI của Hàn Quốc vào Trung Quốc tăng mạnh sau khi hai nước thiết lập lại quan hệ ngoại<br />
giao vào năm 1991. Trong giai đoạn này, vốn FDI thực hiện từ Hàn Quốc vào Trung Quốc tăng<br />
15 lần đạt 638,8 triệu USD, cao hơn 2,5 lần so với vốn FDI của Hàn Quốc vào ASEAN. Bước<br />
sang giai đoạn 3, 1994-1997, vốn FDI vào ASEAN tăng trở lại do các tập đoàn lớn của Hàn<br />
Quốc bắt đầu tăng mạnh đầu tư vào khu vực này, chủ yếu vào Việt Nam và Indonesia (Kwon,<br />
2004). Giai đoạn 4, 1997-2002, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1999 lµm cho FDI<br />
Hµn Quèc vào ASEAN gi¶m hẳn, rồi dÇn håi phôc trong thêi gian 1999-2002. Giai ®o¹n 5, sau<br />
2002, là giai ®o¹n t¨ng tèc. Sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Hàn Quốc vµ khôi phục<br />
kinh tế của các nước ASEAN đặc biệt là sự phát triển kinh tế ổn định trong những năm vừa qua<br />
của Việt Nam đã lấy lại sự tin tưởng cho các nhà đầu tư Hàn Quốc.<br />
Trong năm 2006, vốn FDI thực hiện của Hàn Quốc vào ASEAN đạt kỷ lục với 1.348,5<br />
triệu USD, trong đó đầu tư vào Việt Nam chiếm khoảng 44%. Tốc độ tăng về số lượng dự án<br />
Hàn Quốc và về quy mô vốn đầu tư tương ứng lên tới 67% và 107,7%. Vốn thực hiện của FDI<br />
Hàn Quốc tăng lên ở mọi nước thành viên ASEAN, trừ Myanmar. Chẳng hạn, ở Việt Nam chỉ<br />
120<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 3(43)/N¨m 2007<br />
<br />
800<br />
<br />
1600<br />
<br />
700<br />
<br />
1400<br />
<br />
600<br />
<br />
1200<br />
<br />
500<br />
<br />
1000<br />
<br />
400<br />
<br />
800<br />
<br />
300<br />
<br />
600<br />
<br />
200<br />
<br />
400<br />
<br />
100<br />
<br />
200<br />
0<br />
<br />
Triệu USD<br />
<br />
Số Dự án<br />
<br />
tiêu này tăng 92,6%, ở Campuchia tăng tới 295,8%. FDI Hàn Quốc vào ASEAN tăng lên ở tất<br />
cả các ngành. Nhưng khai khoáng, chế tạo, xây dựng và thông tin liên lạc là các lĩnh vực tăng<br />
nhanh nhất, tăng lên tới 11 lần so với năm 2005 (Yoon, 2007).<br />
<br />
0<br />
1988<br />
<br />
1989<br />
<br />
1990<br />
<br />
1991<br />
<br />
1992<br />
<br />
1993<br />
<br />
1994<br />
<br />
1995<br />
<br />
1996<br />
<br />
Số Dự án<br />
<br />
1997<br />
<br />
1998<br />
<br />
1999<br />
<br />
2000<br />
<br />
2001<br />
<br />
2002<br />
<br />
2003<br />
<br />
2004<br />
<br />
2005<br />
<br />
2006<br />
<br />
Lượng vốn đầu tư<br />
<br />
Nguồn: Korea Exim, 2007<br />
Hình 1. Số dự án và vốn thực hiện của FDI Hàn Quốc vào ASEAN, 1988-2006<br />
<br />
2.2. ASEAN luôn phải cạnh tranh với Trung quốc trong thu hút FDI Hàn Quốc<br />
Thu hút vốn FDI từ Hàn Quốc, ASEAN đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với nước láng<br />
giềng Trung Quốc. Vốn FDI của Hàn Quốc vào Trung Quốc vượt ASEAN chỉ sau một năm giữa<br />
hai nước này thiết lập quan hệ ngoại giao. Chênh lệch giữa Trung Quốc và ASEAN tăng lên<br />
nhanh chóng sau khi nền kinh tế Hàn Quốc hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á.<br />
Tốc độ tăng bình quân hàng năm vốn FDI của Hàn Quốc là 23,2% đối với ASEAN và 31,4%<br />
đối với Trung Quốc trong giai đoạn 2001-2006. Vào năm 1991, vốn FDI Hàn Quốc vào Trung<br />
Quốc chỉ chiếm 3,8% tổng vốn đầu tư, trong khi vào ASEAN chiếm đến 29,6%. Đến năm 2006,<br />
vốn FDI Hàn Quốc vào Trung Quốc đạt gần 1/3 (31%) tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Hàn<br />
Quốc so với 12,5% vào ASEAN (Korea Exim, 2007). Rõ ràng, Trung Quốc đang có những lợi<br />
thế hơn hẳn so với ASEAN trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc, chủ yếu do quy mô thị<br />
trường to lớn với 1,3 tỷ dân, và vị trí địa lý rất gần Hàn Quốc.<br />
2.3. Indonesia và Việt Nam là hai đối tác đầu tư chính của Hàn quốc ở ASEAN do quy<br />
mô thị trưòng tương đối lớn và giá nhân công rẻ<br />
Vốn FDI của Hàn Quốc phân bố không đều giữa các nước trong khu vực ASEAN. Tổng số<br />
vốn FDI đăng ký của Hàn Quốc đầu tư vào ASEAN-6 (gồm Việt Nam, Indonesia, Singapore,<br />
Malaysia, Philippines và Thái Lan) chiếm đến 96%, để lại có 4% cho bốn nước ASEAN còn lại.<br />
Indonesia với dân số 250 triệu người, đứng thứ tư thế giới, là đối tác đầu tư truyền thống<br />
của các công ty Hàn Quốc nhờ thị trường nội địa lớn và giá nhân công rẻ, hiện là nước thu hút<br />
được lượng vốn FDI của Hàn Quốc lớn thứ hai ở ASEAN, chiếm gần 28% số vốn FDI đăng ký<br />
và 26% vốn thực hiện của Hàn Quốc vào khu vực.<br />
Gần đây, Việt Nam, với số dân 85 triệu người cũng đã trở thành điểm đầu tư hấp dẫn với<br />
các nhà đầu tư Hàn Quốc. Đến tháng 7 năm 2007, tổng vốn đăng ký của FDI Hàn Quốc vào Việt<br />
Nam tích luỹ đã lên tới 10,33 tỷ USD (WTCJK, 2007). Tính riêng các dự án còn đang hiệu lực,<br />
vốn đăng ký là 5,53 tỷ USD. Việt Nam, hiện nay, chiếm 30,1% số vốn đăng ký và 27% số vốn<br />
121<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 3(43)/N¨m 2007<br />
<br />
thực hiện của Hàn Quốc ở ASEAN, chiếm vị trí đứng đầu trong khu vực. Từ năm 2006, Hàn<br />
Quốc đã trở thành nhà đầu tư FDI lớn nhất ở Việt Nam (TTXVN, 2007).<br />
Với Indonesia, đến tháng 4 năm 2007, vốn đăng ký tích luỹ của FDI Hàn Quốc đã lên tới<br />
13,5 tỷ USD(WTCJK, 2007). Với các dự án đang còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký của các doanh<br />
nghiệp Hàn Quốc là hơn 5 tỷ USD, đưa nước này trở thành nhà đầu tư FDI lớn thứ 4 ở Indonesia<br />
Bảng 1. FDI Hàn Quốc phân theo địa điểm đầu tư<br />
(các dự án còn đang hiệu lực từ 1980 đến 6/2007)<br />
Nơi đầu tư<br />
<br />
Số dự án đăng<br />
ký (Dự án)<br />
<br />
• Trung Quốc<br />
• Hoa Kỳ<br />
<br />
18.892<br />
8.216<br />
<br />
28.856.893<br />
22.151.528<br />
<br />
16.969<br />
7.738<br />
<br />
19.463.704<br />
17.751.250<br />
<br />
• ASEAN<br />
<br />
5.063<br />
<br />
17.956.074<br />
<br />
4.382<br />
<br />
9.745.205<br />
<br />
1.<br />
<br />
Việt Nam<br />
<br />
1.308<br />
<br />
5.531.728<br />
<br />
1.183<br />
<br />
2.622.206<br />
<br />
2.<br />
<br />
Indonesia<br />
<br />
1.038<br />
<br />
5.032.851<br />
<br />
922<br />
<br />
2.528.153<br />
<br />
3.<br />
<br />
Singapore<br />
<br />
287<br />
<br />
2.165.320<br />
<br />
269<br />
<br />
1.612.817<br />
<br />
4.<br />
<br />
Thái Lan<br />
<br />
509<br />
<br />
1.234.992<br />
<br />
453<br />
<br />
899.401<br />
<br />
5.<br />
<br />
Philippines<br />
<br />
1.126<br />
<br />
1.373.124<br />
<br />
855<br />
<br />
864.426<br />
<br />
6.<br />
<br />
Malaysia<br />
<br />
460<br />
<br />
1.553.827<br />
<br />
395<br />
<br />
629.485<br />
<br />
7.<br />
<br />
Campuchia<br />
<br />
227<br />
<br />
733.071<br />
<br />
213<br />
<br />
476.754<br />
<br />
8.<br />
<br />
Myanmar<br />
<br />
65<br />
<br />
192.994<br />
<br />
52<br />
<br />
57.710<br />
<br />
9.<br />
<br />
Lào<br />
<br />
35<br />
<br />
133.621<br />
<br />
33<br />
<br />
52.239<br />
<br />
10.<br />
<br />
Brunei<br />
<br />
8<br />
<br />
4.546<br />
<br />
7<br />
<br />
2.014<br />
<br />
Thế giới<br />
<br />
40.137<br />
<br />
Số vốn đăng ký<br />
(1000 USD)<br />
<br />
116.252.143<br />
<br />
Số dự án thực<br />
hiện (Dự án)<br />
<br />
36.146<br />
<br />
Số vốn thực hiện<br />
(1000 USD)<br />
<br />
76.802.133<br />
<br />
Nguồn: Korea Exim, 2007<br />
<br />
2.4. Thế mạnh của FDI Hàn Quốc là đầu tư vào công nghiệp chế tạo, khai khoáng, luyện<br />
kim, viễn thông và xây dựng cơ sở hạ tầng<br />
Có lợi thế sở hữu về khoa học công nghệ tiên tiến, các công ty của Hàn Quốc chủ yếu tập<br />
trung vốn FDI vào ngành công nghiệp chế tạo tại ASEAN. Tính đến cuối năm 2006, hơn 57% số vốn<br />
với 67, 2% số dự án đã được các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào ngành công nghiệp chế tạo.<br />
Công nghiệp khai khoáng, chủ yếu là thăm dò và khai thác dầu mỏ cũng được các doanh<br />
nghiệp Hàn Quốc chú ý đầu tư, chiếm 12% tổng số vốn FDI của Hàn Quốc đầu tư vào ASEAN.<br />
Vào năm 2007, Tập đoàn thép POSCO đã triển khai xây dựng nhà máy sản xuất thép, có<br />
vốn đăng ký 1,126 tỷ USD ở Việt Nam, liên kết với hệ thống gia công sắp thép sẵn có của tập<br />
đoàn này tại các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia.<br />
Với tổng vốn đăng ký 1,05 tỷ USD, Công ty Keangnam đã khởi công Keangnam Hà Nội<br />
Landmark Tower vào ngày 25/8/2007 tại Hà Nội gồm 1 tòa nhà 70 tầng, 2 tòa nhà chung cư 47<br />
tầng, bao gồm khách sạn, chung cư cao cấp là tòa nhà cao nhất và lớn nhất Việt Nam, và lớn thứ<br />
5 thế giới (VnEconomy, 26/8/2007).<br />
122<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 3(43)/N¨m 2007<br />
<br />
Bảng 2. FDI của Hàn Quốc vào ASEAN phân theo ngành (các dự án còn hiệu lực tính đến 9/2006)<br />
Ngành<br />
Nông lâm nghiệp và thuỷ sản<br />
Công nghiệp khai khoáng<br />
Công nghiệp chế tạo<br />
Xây dựng<br />
Dịch vụ bán buôn, bán lẻ<br />
Vận chuyển và bảo quản<br />
Viễn thông<br />
Khách sạn, nhà hàng<br />
Dịch vụ<br />
Bất động sản<br />
Tài chính và bảo hiểm<br />
Tổng số<br />
<br />
Số dự án đăng Số vốn đăng ký<br />
ký (Dự án)<br />
(1000 USD)<br />
92<br />
141.373<br />
60<br />
2.209.629<br />
2.991<br />
8.138.861<br />
244<br />
718.341<br />
377<br />
920.859<br />
109<br />
223.027<br />
32<br />
692.805<br />
82<br />
388.392<br />
342<br />
711.748<br />
61<br />
1.049.686<br />
5<br />
1.803<br />
4.395<br />
15.196.524<br />
<br />
Số dự án thực<br />
hiện (Dự án)<br />
77<br />
53<br />
2.524<br />
204<br />
336<br />
94<br />
30<br />
71<br />
309<br />
55<br />
4<br />
3.757<br />
<br />
Số vốn thực hiện<br />
(1000 USD)<br />
80.537<br />
977.887<br />
4.625.167<br />
298.497<br />
765.007<br />
109.965<br />
434.377<br />
134.260<br />
319.521<br />
330.584<br />
1.744<br />
8.077.546<br />
<br />
Nguồn: Korea Exim, 2007<br />
2.5. FDI của Hàn Quốc mang đến ASEAN công nghệ cao, kiến thức và kinh nghiệm, kỹ<br />
năng quản lý tiên tiến<br />
Hàn Quốc đầu tư vào ASEAN, chủ yếu vào Indonesia và Việt Nam do Hàn Quốc và các<br />
nước ASEAN (trừ Singapore và Brunei) có mối quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau: nhu cầu của<br />
bên này có thể được đáp ứng bởi khả năng sẵn có và là thế mạnh của bên kia. Do vậy, FDI mang<br />
lại lợi ích cho cả hai bên. Qua FDI, Hàn Quốc mang đến ASEAN công nghệ, kinh nghiệm, kiến<br />
thức và kỹ năng tiên tiến, cũng như vốn đầu tư, thương hiệu sản phNm và mạng tiêu thụ rộng<br />
khắp trên thế giới (Nam, 2005).<br />
III. Động lực FDI Hàn Quốc vào ASEAN<br />
3.1. Đảm bảo và mở rộng quy mô thị trường và tiết kiệm chí phí lao động<br />
Với gần 10% dân số của thế giới, ASEAN là điểm đầu tư lý tưởng đối với bất kỳ công ty<br />
nào muốn chiếm lĩnh thị trường mới (ASEAN, 2007). Mục tiêu nhằm đảm bảo và mở rộng quy<br />
mô thị trường ngày càng có tính quyết định với các công ty của Hàn Quốc. Từ năm 1994 trở đi,<br />
luôn có khoảng một nửa các công ty Hàn Quốc cho rằng đây là mục tiêu chính của họ khi đầu<br />
tư ra nước ngoài (Bảng 3). Đầu tư ra nước ngoài còn nhằm làm giảm chi phí lao động trong sản<br />
xuất. Với GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc đang tăng lên đáng kể, đạt tới 18.392 USD<br />
năm 2006 (Wikipedia, 2007), gấp hàng chục lần Indonesia và Việt Nam, giá nhân công tại Hàn<br />
quốc rất cao. Phần lớn các nước ASEAN, ngoại trừ Singapore và Brunei, đều là các nước có giá<br />
nhân công tương đối thấp hoặc rất thấp. Hơn nữa, FDI còn giúp các công ty Hàn Quốc giảm<br />
thiểu chi phí vận chuyển, do sản xuất gần nơi tiêu thụ. Cuối cùng, FDI giúp cho các công ty Hàn<br />
Quốc khai thác được nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhất là dầu mỏ ở Đông Nam Á.<br />
Trước năm 1993, đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên là động lực<br />
mạnh mẽ nhất đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc. Tuy nhiên, với sự thay đổi về cơ cấu sản xuất,<br />
từ sau 1994, đầu tư nhằm đảm bảo và mở rộng quy mô thị trường và tiết kiệm chi phí lao động lại<br />
là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định việc đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Hàn Quốc.<br />
123<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 3(43)/N¨m 2007<br />
<br />
Bảng 3. Động lực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty Hàn Quốc (%)<br />
Động lực<br />
Đảm bảo và mở rộng quy mô thị trường<br />
Tiết kiệm chi phí lao động<br />
Tránh những rào cản về thương mại<br />
Đảm bảo nguồn nguyên liệu<br />
Khai thác kỹ thuật tiên tiến, cán bộ kỹ thuật<br />
và quản lý có trình độ<br />
Khai thác tài nguyên thiên nhiên<br />
<br />
1968-1993<br />
28,9<br />
14,7<br />
1,7<br />
3,8<br />
1,1<br />
<br />
1994-1996<br />
50,2<br />
37,2<br />
2,5<br />
4,8<br />
2,6<br />
<br />
1997-2001<br />
52,4<br />
30,3<br />
2,3<br />
3,9<br />
7,7<br />
<br />
Sau 2002<br />
47,1<br />
38,5<br />
3,1<br />
4,4<br />
4,1<br />
<br />
49,9<br />
<br />
2,7<br />
<br />
3,3<br />
<br />
2,8<br />
<br />
Nguồn: Yoon, D.R. 2007<br />
Về giá nhân công, tiền công, tiền lương ở Hà nội và ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ tương<br />
đương với khoảng 60-70% tiền lương, tiền công ở Bắc Kinh (Phuc, V.H., 2005). Tiền công,<br />
tiền lương ở Jakarta , thậm chí chỉ bằng ½ tiền công ở Bắc Kinh (JETRO, 2002). Với tốc độ<br />
phát triển kinh tế nhanh hơn của Trung Quốc so với Việt Nam và Indonesia, chi phí nhân công<br />
ở Việt Nam và Indonesia chắc chắn hiện nay còn rẻ đi nhiều hơn nữa khi so với ở Trung Quốc.<br />
3.2. Nhiều yếu tố thuộc môi trường đầu tư ở ASEAN tốt hơn Trung Quốc<br />
Bảng 4. Các rào cản trong thu hút FDI của một số nước ASEAN và Trung Quốc<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
<br />
Rào cản<br />
Cơ sở hạ tầng<br />
Hệ thống luật (không đầy đủ)<br />
Hệ thống luật (không rõ ràng)<br />
Hệ thống luật (không nhất quán)<br />
Hệ thống thuế (phức tạp)<br />
Hệ thống thuế (không ổn định)<br />
Hệ thống thuế (thuế suất cao)<br />
Hạn chế cố phần nước ngoài<br />
Thủ tục hành chính quan liêu<br />
Chính trị-xã hội không ổn định<br />
Tỷ giá hối đoái trôi nổi<br />
Phụ tùng trong nước sẵn có<br />
Các ngành hỗ trợ<br />
Khả năng huy động tài chính<br />
Cạnh tranh mạnh mẽ<br />
Sẵn có cán bộ quản lý<br />
Sẵn có lao động<br />
Tiền lương, tiền công<br />
<br />
Malaysia Thái Lan Indonesia Việt Nam Trung Quốc<br />
14,3<br />
14,9<br />
24,1<br />
38,6<br />
27,3<br />
7,1<br />
17,2<br />
25,9<br />
36,4<br />
43,8<br />
7,1<br />
14,9<br />
16,7<br />
20,5<br />
53,3<br />
3,6<br />
5,7<br />
16,7<br />
15,9<br />
52,1<br />
3,6<br />
4,6<br />
7,4<br />
2,3<br />
16,8<br />
7,1<br />
13,8<br />
7,4<br />
11,4<br />
36,5<br />
0,0<br />
10,3<br />
5,6<br />
9,1<br />
17,5<br />
32,1<br />
10,3<br />
7,4<br />
11,4<br />
20,3<br />
17,9<br />
5,7<br />
3,7<br />
15,9<br />
34,9<br />
32,1<br />
11,5<br />
94,4<br />
25,0<br />
34,0<br />
32,1<br />
48,3<br />
57,4<br />
22,7<br />
15,2<br />
17,9<br />
19,5<br />
11,1<br />
34,1<br />
20,6<br />
0,0<br />
10,3<br />
13,0<br />
22,7<br />
10,2<br />
17,9<br />
11,5<br />
11,1<br />
9,1<br />
16,2<br />
21,4<br />
29,9<br />
20,4<br />
13,6<br />
23,8<br />
28,6<br />
23,0<br />
11,1<br />
20,5<br />
19,7<br />
14,3<br />
13,8<br />
11,1<br />
9,1<br />
10,5<br />
21,4<br />
20,7<br />
11,1<br />
6,8<br />
14,0<br />
Nguồn: Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, 2004<br />
<br />
Trung Quốc có quy mô thị trường lớn hơn, cơ sở hạ tầng tương đối tốt, tỷ giá hối đoái được<br />
quản lý tốt hơn, các ngành hỗ trợ phát triển hơn, và có sẵn cán bộ quản lý hơn các nước<br />
ASEAN-2. Tuy nhiên, trong số 18 rào cản được đưa ra xem xét trong Bảng 4 (trị số càng thấp,<br />
124<br />
<br />