Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM VỀ TRIỆU CHỨNG, MỨC ĐỘ THAN PHIỀN<br />
VÀ ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NAM GIỚI CÓ TRIỆU CHỨNG<br />
ĐƯỜNG TIẾT NIỆU DƯỚI (LUTS) TẠI BVĐHYD TPHCM<br />
Huỳnh Đắc Nhất*, Trần Lê Linh Phương*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Lấy bệnh nhân (BN) làm trung tâm đã trở thành một khía cạnh quan trọng trong việc điều trị các<br />
triệu chứng đường tiết niệu dưới (LUTS). Trong thực hành lâm sàng hàng ngày, điều quan trọng là phải xác<br />
định các triệu chứng phổ biến và khó chịu cho BN, để đánh giá sự hiểu biết bệnh, hành vi tìm kiếm chăm sóc sức<br />
khỏe và mức độ hài lòng với điều trị hiện nay.<br />
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ, mức độ than phiền và hài lòng trong điều trị các triệu chứng đường tiết niệu dưới<br />
bao gồm: tiểu chậm, tiểu đêm, tiểu gấp và tiểu rỉ.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên các BN nam trên 18 tuổi, đến<br />
khám lần đầu vì các triệu chứng đường tiết niệu dưới tồn tại ít nhất 1 tháng. Sau khi đã được sàng lọc, các BN<br />
đồng ý tham gia nghiên cứu tự đọc và điền vào bảng câu hỏi được soạn sẵn từ 01/03/2015 đến 31/08/2015 tại<br />
phòng khám Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.<br />
Kết quả: Có 99 BN từ 18 – 86 tuổi. Chủ yếu là độ tuổi từ 76- 85 tuổi, chiếm khoảng 20%, chủ yếu chưa có<br />
cắt tuyến tiền liệt ngã niệu đạo (TURP). BN đang làm việc chiếm 55%, người về hưu chiếm 25%. Tỉ lệ các triệu<br />
chứng lần lượt là tiểu đêm 75%, tiểu gấp 47%, tiểu chậm 44%, tiểu rỉ 30%. Các triệu chứng thường đi kèm<br />
nhau, tiểu đêm là triệu chứng đi kèm hằng định. Triệu chứng khó chịu nhất là tiểu đêm với 47% gây phiền<br />
phức, tiếp theo lần lượt là tiểu gấp 37%, tiểu chậm 27%, tiểu rỉ 24%. Trước khi đến khám, 38% BN đã được<br />
khám và điều trị trước đây nhưng chưa hài lòng và mong muốn được điều trị tiếp theo. 48% BN nghĩ rằng tiểu<br />
đêm là do tuyến tiền liệt. 18 % BN dùng các loại thảo dược và thực phẩm chức năng để điều trị tiểu đêm. Các<br />
BN đã cắt tuyến tiền liệt ngã niệu đạo chỉ cải thiện triệu chứng tiểu chậm, các triệu chứng khác vẫn còn nổi bật.<br />
Kết luận: BN đến khám vì LUTS thường có các triệu chứng kết hợp, không chỉ ở những BN lớn tuổi. Tiểu<br />
đêm là triệu chứng phổ biến nhất, và là triệu chứng than phiền nhất. Các BN đã được điều trị thường chưa hài<br />
lòng và mong muốn được điều trị tiếp tục. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy cần giáo dục BN hiểu được<br />
nguyên nhân của các triệu chứng đường Tiết niệu dưới.<br />
Từ khóa: LUTS, TURP, tiểu đêm, tiểu gấp, tiểu chậm, tiểu rỉ.<br />
ABSTRACT<br />
SYMPTOM PREVALENCE, BOTHER AND TREATMENT SATISFACTION IN MEN WITH LOWER<br />
URINARY TRACT SYMPTOMS IN UNIVERSITY MEDICAL CENTER AT HCM CITY: A CROSS-<br />
SECTIONAL SURVEY<br />
Tran Le Linh Phuong, Huynh Dac Nhat<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 101 - 104<br />
<br />
Introduction: Patient-centered care has become an important aspect of the management of lower urinary<br />
tract symptoms (LUTS). In implementing this approach in daily clinical practice, it is important to identify<br />
symptoms common and bothersome to patients, to assess their disease understanding, healthcare-seeking<br />
<br />
* Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS BS. Huỳnh Đắc Nhất ĐT: 0972533678. Email: huynhdacnhat01@gmail.com<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016 101<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
behaviors and level of satisfaction with current treatment.<br />
Objective: The overall objective of the survey is to systematically examine patient’s perspectives on LUTS:<br />
urgency, nocturia, slow stream and post-micturition dribble and their treatments.<br />
Method: A cross-sectional survey involving adult men seeking consultation at urology clinics because of<br />
LUTS in University Medical Center 1 will be conducted using convenience sampling from 01/03/2015 to<br />
31/08/2015.<br />
Result: There are 99 patients from 18-86 years old. Mostly aged 76- 85 years old, accounting for about<br />
20%, mainly without TURP. Patients have jobs accounted for 55%, 25% retirees. The percentage of symptoms:<br />
nocturia, urgency, slow stream and post-micturition dribble are 75%, 47%, 44%, 30%, respectively.<br />
Oftentimes, symptoms coexisted and were accompanied with nocturia. The degree of bother from their<br />
symptoms: 47% for nocturia, which is the most discomfortable, 37% for urgency, 27% for slow stream, and<br />
24% for post-micturition dribble. Prior to our examination, 38% of patients were examined and treated before<br />
but not satisfied and looking forward to the next treatment. There are 60% of patients thought that nocturia is<br />
due to prostate. There are 18% of patients using herbal remedies and dietary supplements for the treatment of<br />
nocturia. The patients who received TURP improve only slow stream profile, other symptoms are still<br />
outstanding.<br />
Conclusion: Patients who sought urologist care for LUTS often presented with multiple symptoms, not<br />
only in the older patients. Nocturia emerged as the most common and bothersome symptom amongst the four<br />
core symptoms studied. Most patients were pre-treated but were not entirely satisfied with previous treatment.<br />
The survey results also highlighted the need for more patient education on the causes of their LUTS.<br />
Key words: LUTS, TURP, nocturia, urgency, slow stream and post-micturition dribble.<br />
MỞ ĐẦU Công cụ tiêu chuẩn như thang điểm quốc tế về<br />
triệu chứng tuyến tiền liệt (IPSS) đánh giá mức<br />
Lấy bệnh nhân làm trung tâm đã trở thành<br />
độ nghiêm trọng của LUTS, mà không phản<br />
một khía cạnh quan trọng của việc quản lý các ánh bận tâm chủ quan của bệnh nhân.<br />
triệu chứng đường tiết niệu dưới (LUTS)(11).<br />
Sự hài lòng điều trị và các kết quả tự đánh<br />
Trong thực hành lâm sàng hàng ngày, điều<br />
giá khác của bệnh nhân đang ngày càng được<br />
quan trọng là phải xác định các triệu chứng phổ<br />
công nhận là biện pháp quan trọng để đánh giá<br />
biến và khó chịu cho bệnh nhân, để đánh giá sự<br />
hiệu quả của chăm sóc y tế ngoài các công cụ đo<br />
hiểu biết bệnh, hành vi tìm kiếm chăm sóc sức<br />
lường lâm sàng(10). Các biện pháp này cho phép<br />
khỏe và mức độ hài lòng với điều trị hiện nay.<br />
các nhà cung cấp chăm sóc y tế đánh giá chất<br />
LUTS là một tình trạng phổ biến của nam lượng chăm sóc của họ khi đặt mình vào các<br />
giới lớn tuổi. Theo Asian Survey of Aging Males ước muốn và yêu cầu của bệnh nhân.<br />
báo cáo LUTS có ở 36-60% ở nam giới độ tuổi từ<br />
50 năm trở lên mức độ trung bình và nặng(8). Mục tiêu<br />
Các nghiên cứu dịch tễ học trước khác phần lớn Mục tiêu chính<br />
tập trung vào các quốc gia cụ thể hoặc các nhóm Xác định tỉ lệ của 4 triệu chứng đường tiết<br />
nhỏ bệnh nhân(4,5,6,7,9,12). Các nghiên cứu quy mô niệu dưới bao gồm tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu<br />
lớn trên toàn khu vực Đông Nam Á điều tra tần chậm, tiểu rỉ trong các bệnh nhân đến khám vì<br />
số của triệu chứng cá nhân ở các bệnh nhân đi LUTS.<br />
khám rất ít.<br />
Mục tiêu phụ<br />
LUTS đã vươn xa ảnh hưởng đến cuộc sống Đánh giá mức độ phiền phức, các hình thức<br />
hàng ngày của bệnh nhân và mối quan hệ(2,3). điều trị trước khi đến khám và mức độ hài lòng.<br />
<br />
<br />
102 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Sự phân bố tuổi của 4 triệu chứng. phiền phức nhiều, tiếp theo lần lượt là tiểu gấp<br />
Xác định triệu chứng nào là khó chịu nhất. 37%, tiểu chậm 27%, tiểu rỉ 24%.<br />
Xác định mức độ cải thiện của 4 triệu chứng Bảng 1. Các nguyên nhân của tiểu đêm theo sự hiểu<br />
sau khi cắt tuyến tiền liệt. biết của BN<br />
N=99 %<br />
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU Tuyến tiền liệt 48 48<br />
Cắt ngang mô tả các bệnh nhân mới liên Tâm lý 14 14<br />
Bàng quang 30 30<br />
tiếp hoàn thành các tiêu chí dưới đây. Tiêu<br />
Khác(Suy thận, ĐTĐ,…) 10 10<br />
chuẩn chọn mẫu: (1) nam giới, tuổi trên 18, đến Không biết 28 28<br />
khám lần đầu tiên, và (2) có triệu chứng đường<br />
Trước khi đến khám, 38% BN đã được<br />
tiểu dưới (LUTS) ít nhất một tháng.<br />
khám và điều trị trước đây nhưng chưa hài lòng<br />
LUTS, theo báo cáo tiêu chuẩn hóa của hội và mong muốn được điều trị tiếp theo. 48% BN<br />
tiểu tiện tự chủ(1) được định nghĩa bao gồm nghĩ rằng tiểu đêm là do tuyến tiền liệt. 18 %<br />
tăng tần suất đi tiểu ban ngày, tiểu đêm, tiểu BN dùng các loại thảo dược và thực phẩm chức<br />
gấp, tiểu không tự chủ, tiểu chậm hay yếu, năng để điều trị tiểu đêm. Các BN đã cắt tuyến<br />
tiểu ngập ngừng, tiểu gián đoạn, tiểu rặn, tiểu tiền liệt ngã niệu đạo chỉ cải thiện triệu chứng<br />
rỉ cuối dòng, tiểu không hết và rỉ nước tiểu tiểu chậm, các triệu chứng khác vẫn còn nổi bật.<br />
sau khi tiểu xong.<br />
Bảng 2. Tỉ lệ cải thiện LUTS sau TURP<br />
Tiêu chuẩn loại trừ là: (1) đặt ống thông niệu Tiểu Tiểu<br />
N=8 (%) Tiểu gấp Tiểu rỉ<br />
đạo ngắt quãng hay liên tục, (2) ung thư tuyến đêm chậm<br />
tiền liệt hay tiêu hóa, (3) chấn thương tủy sống, Cải thiện 2 (24%) 2 (24%) 7 (88%) 4 (52%)<br />
(4) niệu đạo hẹp, (5) LUTS do các nguyên nhân Như cũ 1 (12%) 5 (64%) 1 (12%) 1 (12%)<br />
Tệ hơn 2 (24%) 1 (12%) 0 (0%) 2 (24%)<br />
khác, chẳng hạn như nghi ngờ nhiễm trùng<br />
Không có triệu<br />
hoặc viêm bàng quang hoặc viêm tuyến tiền 3 (40%) 0 (0%) 0 (0%) 1 (12%)<br />
chứng trước đây<br />
liệt, (6) Khó khăn trong việc đọc hiểu thông tin BÀN LUẬN<br />
bằng văn bản.<br />
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy LUTS<br />
Sau khi đã được sàng lọc, các BN đồng ý<br />
không chỉ là vấn đề của người lớn tuổi. Mặc dù<br />
tham gia nghiên cứu tự đọc và điền vào bảng<br />
đã điều trị trước đây nhưng bệnh nhân vẫn<br />
câu hỏi được soạn sẵn. Có tất cả 99 BN đủ tiêu<br />
muốn triệu chứng được cải thiện hơn nữa. Tiểu<br />
chí tham gia từ 01/03/2015 đến 31/08/2015.<br />
đêm vẫn nổi lên như là một triệu chứng phổ<br />
Dùng phầm mềm thống kê SPSS 16.0 để xử biến nhất và một số bệnh nhân lựa chọn các<br />
lý kết quả. phương pháp tự đều trị như thực phẩm chức<br />
KẾT QUẢ năng, thảo dược… và vấn đề nhận thức của<br />
bệnh nhân về nguyên nhân của tiểu đêm cho<br />
Có 99 BN từ 18 – 86 tuổi. Chủ yếu là độ tuổi<br />
thấy phải giáo dục cho bệnh nhân hiểu thêm về<br />
từ 76- 85 tuổi, chiếm khoảng 20%, chủ yếu chưa<br />
triệu chứng của cơ thể mình. TURP chỉ cải thiện<br />
có cắt tuyến tiền liệt ngã niệu đạo (TURP) 92%.<br />
được các triệu chứng tắc nghẽn chứ không cải<br />
BN đang làm việc chiếm 55%, người về hưu<br />
thiện tất cả các triệu chứng.<br />
chiếm 25%. Tỉ lệ các triệu chứng lần lượt là tiểu<br />
đêm 75%, tiểu gấp 47%, tiểu chậm 44%, tiểu rỉ Mặc hạn chế của nghiên cứu là không khảo<br />
30%. Các triệu chứng thường đi kèm nhau, tiểu sát các điều trị cụ thể trước đó, chỉ khảo sát bốn<br />
đêm là triệu chứng đi kèm hằng định. Số bệnh triệu chứng nổi bật nhất của LUTS, trong khi đó<br />
nhân có cùng lúc 4 triệu chứng là 40%. Triệu có những bệnh nhân đến khám vì những triệu<br />
chứng khó chịu nhất là tiểu đêm với 47% gây chứng LUTS khác kèm theo, vì vậy hạn chế sự<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016 103<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
hiểu biết của chúng ta hơn về LUTS. Hơn nữa Hospital Universiti Sains Malaysia (HUSM). Malays J<br />
Med Sci, 14: 67-71.<br />
chỉ dựa trên bảng câu hỏi tự đánh giá sẽ thiếu 5. Homma Y, Yamaguchi O, Hayashi K (2006).<br />
chính xác do vấn đề chủ quan như: tiểu chậm, Neurogenic Bladder Society Committee, Epidemiologic<br />
survey of lower urinary tract symptoms in Japan. Urology,<br />
tiểu đêm nhiều lần… Tuy nhiên với mục tiêu<br />
68: 560-564.<br />
lấy bệnh nhân làm trung tâm thì việc tìm hiểu 6. Hsieh CI, Lung AL, Chang LI, et al (2013). Prevalence,<br />
tâm tư, nguyện vọng điều trị cũng như độ than associated factors, and relationship to quality of life of<br />
lower urinary tract symptoms: a cross-sectional,<br />
phiền về từng triệu chứng riêng lẽ sẽ giúp questionnaire survey of cancer patients. Int J Clin Pract,<br />
chúng ta có kế hoạch điều trị lâu dài cho bệnh 67: 566-575.<br />
nhân dựa trên triệu chứng. 7. Lee SH, Chung BH, Kim CS, et al (2012). Survey on<br />
benign prostatic hyperplasia distribution and treatment<br />
KẾT LUẬN patterns for men with lower urinary tract symptoms<br />
visiting urologists at general hospitals in Korea: a<br />
BN đến khám vì LUTS thường có các triệu prospective, noncontrolled, observational cohort study.<br />
Urology, 79: 1379-1384.<br />
chứng kết hợp, không chỉ ở những BN lớn tuổi.<br />
8. Li MK, Garcia LA, Rosen R (2005). Lower urinary tract<br />
Tiểu đêm là triệu chứng phổ biến nhất, và là symptoms and male sexual dysfunction in Asia: a survey<br />
triệu chứng than phiền nhất. Các BN đã được of ageing men from five Asian countries. BJU Int, 96: 1339-<br />
1354.<br />
điều trị thường chưa hài lòng và mong muốn 9. Liew LC, Tiong HY, Wong ML, et al (2006). A population<br />
được điều trị tiếp tục. Kết quả của nghiên cứu study of nocturia in Singapore. BJU Int, 97: 109-112.<br />
cũng cho thấy cần giáo dục BN hiểu được 10. Members of Committees (2010). Fourth International<br />
Consultation on Incontinence. Fourth International<br />
nguyên nhân của các triệu chứng đường Tiết Consultation on Incontinence Recommendations of the<br />
Niệu dưới. International Scientific Committee: Evaluation and<br />
Treatment of Urinary Incontinence, Pelvic Organ Prolapse,<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO and Fecal Incontinence. Neurourol Urodyn, 29: 213-240.<br />
1. Abrams P, Cardozo L, Fall M, et al (2003). The 11. National Institute for Health and Clinical Excellence<br />
standardisation of terminology in lower urinary tract (NICE) (2010). National Clinical Guideline Centre for<br />
function: Report from the Standardisation Sub-committee Acute and Chronic Conditions, Lower urinary tract<br />
of the International Continence Society. Urology 61: 37-49. symptoms, the management of lower urinary tract<br />
2. Gannon K, Glover L, O'Neill M, et al (2005). Lower urinary symptoms in men in London (UK), 97: 5.<br />
tract symptoms in men: self-perceptions and the concept of 12. Ngai KH, Kwong AS, Wong AS, Tsui WW (2013).<br />
bother. BJU Int, 96: 823-827. Erectile dysfunction and lower urinary tract symptoms:<br />
3. Glover L, Gannon K, McLoughlin J, et al (2004). Men's prevalence and risk factors in a Hong Kong primary care<br />
experiences of having lower urinary tract symptoms: setting. Hong Kong Med J. 19: 311-316.<br />
factors relating to bother, BJU Int, 94: 563-567.<br />
4. Hamzah AA, Rahman MN, Daud MA, et al (2007). A Ngày nhận bài báo: 10/03/2016<br />
survey on lower urinary tract symptoms (LUTS) among<br />
patients with benign prostatic hyperplasia (BPH) in<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/03/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 25/03/2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
104 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016<br />