Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN Ở NGƯỜI CAO TUỔI<br />
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br />
Ngô Văn Thuyền *, Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên **, Lê Thành Lý ***.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Xuất huyết tiêu hóa trên (XHTHT) ở người cao tuổi (NCT) là một cấp cứu thường gặp, có nhiều<br />
đặc điểm khác với người trẻ như: nhập viện muộn, triệu chứng không điển hình. Nguyên nhân xuất huyết phức<br />
tạp, tỉ lệ ung thư dạ dày gia tăng theo tuổi. Có nhiều bệnh nội khoa kết hợp, bệnh thường nhập viện trong tình<br />
trạng nặng có sốc giảm thể tích. Xuất huyết ở NCT thường khó tự cầm, hay tái phát, phải truyền nhiều máu.<br />
Tuy có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, nhưng tỉ lệ tử vong do XHTHT hầu như không giảm qua<br />
nhiều thập niên gần đây, tử vong ở bệnh nhân (BN) XHTHT phần lớn là do bệnh lý kết hợp(7).<br />
Mục tiêu: Xác định các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của XHTHT ở NCT, các yếu tố liên quan đến<br />
xuất huyết tái phát và tử vong tại khoa nội tiêu hóa bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang, thực hiện trên 173 bệnh nhân là NCT<br />
được chẩn đoán XHTHT tại khoa nội tiêu hóa bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011.<br />
Kết quả: Tuổi trung bình 72,06 với tỉ lệ nam/nữ là 1,54 lần. Bệnh nhân nhập viện với triệu chứng không<br />
điển hình của XHTHT chiếm 16,2%, các triệu chứng như: đau bụng, mệt, chóng mặt, ngất, bụng báng, vàng da,<br />
tiêu lỏng, hôn mê, ho ra máu…có 16,1% BN nhập viện muộn sau 36 giờ từ khi có triệu chứng ban đầu. Bệnh<br />
nhân nhập viện trong tình trạng nặng (với Hb < 10 g/dl)(4,8) chiếm 75,1%. Tình trạng sốc lúc nhập viện 21 ca<br />
chiếm 12,1%, tử vong 9 ca chiếm 48,6%, ngược lại các ca không sốc tử vong 14,47%, với p < 0,05. Tiền căn<br />
XHTHT trước đây chiếm 25%, trong đó XH do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ) 15%, XH do loét dạ dày<br />
tá tràng (DDTT) 10%. Tiền căn dùng thuốc kháng viêm giảm đau chiếm 56,1%. Bệnh nội khoa kết hợp chiếm<br />
79,2%, trong đó nhiều nhất là các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, cơ xương khớp. Tỉ lệ tử vong gia tăng theo<br />
số bệnh kết hợp. Trong 33 ca XHTHT đơn thuần thì chỉ có 3 ca tử vong (8,3%), ngược lại 27 ca có ≥ 3 bệnh kết<br />
hợp thì tử vong 13 ca chiếm 48,1%, với P = 0,001. Nguyên nhân chính gây tử vong là do bệnh kết hợp chiếm<br />
67,74%.<br />
Kết luận: NCT XHTHT thường nhập viện muộn, trong tình trạng nặng có sốc kèm theo hoặc nhiều bệnh lý<br />
nội khoa kết hợp. Tỉ lệ tử vong còn cao (17,9%), trong đó nguyên nhân chính gây tử vong chủ yếu do bệnh kết<br />
hợp.<br />
Từ khóa: Xuất huyết tiêu hóa trên, người cao tuổi.<br />
<br />
Khoa Nội tổng hợp, BV Đa khoa Sa Đéc- Đồng Tháp, ** Khoa lão ĐHYD-TPHCM<br />
*** khoa Nội tiêu hóa BV Chợ Rẫy TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: BS.Ngô Văn Thuyền_ ĐT: 0903.657524, Email: ngothuyen75@yahoo.com.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
37<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CHARACTERICS OF UPPER GASTROINTESTINAL BLEEDING IN THE ELDERLY<br />
AT THE CHO RAY HOSPITAL<br />
Ngo Van Thuyen, Nguyen Ngoc Hoanh My Tien, LeThanh Ly<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 37- 42<br />
Background: Upper gastrointestinal bleeding (UGIB) in the elderly is a common medical emergency. There<br />
are many other characteristics with young people such as later hospitalized, atypical symptoms, causes<br />
gastrointestinal bleeding due to stomach cancer increases with age, patients are often admitted to hospital in<br />
condition is severe shock volume. Gastrointestinal bleeding in the elderly is difficult itseft held, or recurrent,<br />
multiple blood transfusions. Although, there are many advances in diagnosic and treatment but mortality rates<br />
from gastrointestinal bleeding almost no decline over recent decades, and mortality in patients with gastrointes<br />
intestinal is largely due to diseases associated.<br />
Objective: identify the clinical, of subclinical gastrointestinal bleeding in the elderly, the other factors related<br />
to recurrent bleeding and motarlity in internal medicine digest deparment Cho Ray hospital.<br />
Methods: prospective studies, cross-sectional descriptive, conducted on one hundred and seventy three<br />
elderly patients was diagnosed with upper gastrointestinal bleeding, treatment in internal digestive department<br />
Cho Ray hospital from october 2010 to march 2011.<br />
Results: the mean age of the patients was 72.06 years with male/female ratio of 1.54 times. Hospitalized<br />
patients with atypical symptoms of UGIB 16.2% such as: abdominal pain, fatigue, dizziness, syncope, ascites,<br />
jaundices, diarrhea, inconscious, coughing blood… 16.1% hospitalizations late after 36 hours since the initial<br />
symptoms. Patients hospitalizied in serious condition (with Hb < 10 g/dl) accounting for 75.1%. Status shock at<br />
admission accounted for 12.1% (48.6% mortality), whereas no cases of shock motality 14.47% (p < 0.05). History<br />
of UGIB accounted for 25%, including hemorrhagic rupture of esophageal varice account for 15%, due to<br />
duodenal ulcer 10%. History of anti-inflammatory drugs accounted for 56.1%. Co-morbidity accounted for<br />
79.2%. In which most cardiovascular diseases, hypertension, osteoarthritis. The motarlity rates increase with the<br />
number of co-morbidity. In 33 cases of UGIB on alone, only 3 deaths (8.3%), while 27 cases more than three comorbidity the 13 death cases accouted for 48.1% (p = 0,001). The main causes of death was co-mobidity (67.74%).<br />
Conclusion: UGIB in the elderly usually admitted later, in a state of shock with severe or multiple comobidity associated.<br />
Keywords: Upper gastrointestinal bleeding, the elderly.<br />
chống kết tập tiểu cầu hay thuốc kháng đông<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
trong một thời gian dài dẫn đến nhiều tác dụng<br />
Xuất huyết tiêu hóa trên là một cấp cứu nội<br />
phụ như XHTH do loét dạ dày tá tràng.<br />
khoa thường gặp, có thể đe dọa mạng sống<br />
Một số trường hợp XHTHT ở NCT nhập<br />
bệnh nhân nếu không được chẩn đoán và điều<br />
viện muộn do triệu chứng ban đầu không điển<br />
trị kịp thời. XHTHT gia tăng theo tuổi, đa số các<br />
hình như: mệt, ngất, thay đổi tri giác, đột<br />
trường hợp đều có một hoặc nhiều bệnh kết hợp<br />
quị...dẫn đến chẩn đoán và điều trị muộn và tỉ lệ<br />
như: bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, xương<br />
tử vong tăng cao.<br />
khớp... đây là những bệnh làm cho tỉ lệ tử vong<br />
Đây là bệnh lý có thể phòng ngừa và điều trị<br />
ở bệnh nhân XHTHT tăng cao. Mặt khác, khi<br />
được nếu chúng ta phát hiện sớm và chẩn đoán<br />
mắc các bệnh lý này bệnh nhân thường dùng<br />
kịp thời. Hiện nay, nước ta có nhiều công trình<br />
các loại thuốc kháng viêm giảm đau, thuốc<br />
nghiên cứu về XHTHT ở nhiều đối tượng như:<br />
<br />
38<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
người lớn, trẻ em, phụ nữ mang thai. Nhưng ở<br />
đối tượng NCT thì hầu như rất ít. Vì vậy chúng<br />
tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm xuất huyết<br />
tiêu hóa trên ở người cao tuổi tại bệnh viện Chợ<br />
Rẫy”.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán<br />
xuất huyết tiêu hóa trên là NCT (≥ 60 tuổi) nhập<br />
viện điều trị tại Khoa Nội Tiêu Hóa Bệnh Viện<br />
Chợ Rẫy TP.HCM từ tháng 9/2010- tháng 3/2011.<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán XHTH trên<br />
- Ói ra máu và hoặc có máu qua ống thông<br />
dạ dày.<br />
- Nội soi đường tiêu hóa trên thấy có XHTH.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Tất cả những bệnh nhân không thỏa các tiêu<br />
chuẩn chẩn đoán XHTH trên, XHTH ở người trẻ.<br />
Cỡ mẫu<br />
= 169 bệnh nhân, thực<br />
tế chúng tôi thu thập được 173 ca.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả tiến cứu.<br />
Cách tiến hành và phương pháp thu thập số<br />
liệu<br />
Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân và người<br />
thân bệnh nhân dựa vào bảng thu thập số liệu,<br />
hồ sơ bệnh án.<br />
Định nghĩa các biến số<br />
NCT khi ≥ 60 tuổi (theo WHO năm 1982),<br />
thời gian được nhập viện tính từ lúc bệnh nhân<br />
có triệu chứng xuất huyết ban đầu đến khi nhập<br />
viện (tính bằng giờ), tiền căn các bệnh lý trước<br />
đây như XHTH, bệnh lý nội khoa khác, tiền căn<br />
dùng thuốc kháng viêm giảm đau…ghi lại các<br />
triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng như kết quả<br />
nội soi, xét nghiệm máu, ngoài ra Hb còn dùng<br />
để phân chia mức độ nặng nhẹ của XHTH, về<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nguyên nhân gây xuất huyết thì dựa vào kết quả<br />
nội soi. Bệnh kết hợp gồm các bệnh nội khoa<br />
như tim mạch, tăng huyết áp, bệnh xương khớp,<br />
đái tháo đường…Nguyên nhân chính gây tử<br />
vong khi tình trạng xuất huyết đã ổn mà bệnh<br />
nhân tử vong thì xem như bệnh nhân tử vong<br />
do bệnh kết hợp.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Các số liệu được quản lý và xử lý bằng phần<br />
mềm SPSS 16.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ 1/10/2010 đến 31/3/2011 có 173 trường<br />
hợp XHTH trên là NCT thỏa tiêu chuẩn chọn<br />
bệnh được đưa vào nghiên cứu.<br />
Tuổi trung bình: 72,06 ± 8,66, Tuổi nhỏ nhất:<br />
60, Tuổi lớn nhất: 102.<br />
Phân bố giới tính: nam : nữ = 3 : 2<br />
Bảng 1. tiền căn dùng thuốc kháng viêm giảm đau<br />
Loại thuốc<br />
Không sử dụng thuốc<br />
NSAIDs<br />
Corticoids<br />
NSAIDs + Corticoids<br />
Clopidogel, aspirin,<br />
kháng đông<br />
Không rõ loại<br />
Tổng<br />
<br />
Số ca<br />
76<br />
15<br />
6<br />
6<br />
23<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
43,9%<br />
8,7%<br />
3,5%<br />
3,5%<br />
13,3%<br />
<br />
47<br />
173<br />
<br />
27,2%<br />
100%<br />
<br />
10%<br />
không tcxh<br />
<br />
15%<br />
<br />
tcxh do vỡ tmtq<br />
75%<br />
<br />
tcxh do loét ddtt<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tiền căn xuất huyết tiêu hóa<br />
<br />
39<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
khớp<br />
11 10<br />
<br />
15<br />
<br />
tim mạch<br />
<br />
61<br />
<br />
nội tiết<br />
<br />
18<br />
<br />
thận<br />
thần kinh<br />
<br />
24<br />
<br />
hô hấp<br />
61<br />
<br />
37<br />
<br />
hôn mê<br />
không k.h<br />
<br />
Biểu đồ 2. Tỉ lệ bệnh kết hợp<br />
Bảng 2: Triệu chứng không điển hình<br />
Lý do nhập<br />
viện<br />
Đau bụng<br />
Mệt<br />
Chóng mặt<br />
<br />
Số Chẩn đoán ban<br />
ca<br />
đầu<br />
5<br />
Viêm dạ dày,<br />
ung thư gan<br />
4 Tăng huyết áp,<br />
suy tim<br />
4<br />
Đợt cấp suy<br />
thận mạn<br />
<br />
Bụng báng<br />
<br />
3<br />
<br />
Xơ gan<br />
<br />
Vàng da<br />
<br />
2<br />
<br />
Hôn mê<br />
<br />
2<br />
<br />
Đợt cấp viêm<br />
gan B, hôn mê<br />
gan<br />
Nhồi máu não<br />
<br />
Tiêu lỏng<br />
<br />
2<br />
<br />
Xơ gan<br />
<br />
Ngất<br />
<br />
1<br />
<br />
Thiếu máu/ suy<br />
thận mạn<br />
<br />
Chẩn đoán xác định<br />
Loét hang vị xuất<br />
huyết/ ung thư gan<br />
Xuất huyết hang vị,<br />
thân vị/ suy tim<br />
Loét hành tá tràng,<br />
hang vị xuất huyết/<br />
suy thận mạn<br />
Vỡ dãn tĩnh mạch<br />
thực quản/ xơ gan.<br />
Loét hành tá tràng<br />
xuất huyết/ viêm gan<br />
B cấp/ hôn mê gan.<br />
Loét đa ổ hang vị xuất<br />
huyết/ nhồi máu não.<br />
Vỡ dãn tĩnh mạch<br />
thực quản/ xơ gan<br />
mất bù.<br />
Loét hang vị xuất<br />
huyết/ suy thận mạn.<br />
<br />
Bảng 3. Tỉ lệ sốc lúc trong XHTH trên<br />
Tình trạng sốc<br />
Không sốc<br />
Sốc lúc vào viện<br />
Sốc khi đang nằm<br />
viện<br />
Tổng<br />
<br />
Số ca<br />
144<br />
21<br />
8<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
83,24%<br />
12,14%<br />
4,62%<br />
<br />
173<br />
<br />
100%<br />
<br />
Bảng 4. Nguyên nhân XHTH trên theo nhóm tuổi<br />
Nhóm tuổi<br />
60-64 tuổi 65-80 tuổi<br />
Nguyên<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
nhân<br />
Loét thực quản<br />
0 (0)<br />
3 (3,3)<br />
Mallory weiss<br />
3 (6,8)<br />
2 (2,2)<br />
Dãn vỡ tĩnh<br />
25 (56,8) 34 (37,8)<br />
mạch thực quản<br />
Viêm chợt dạ dày 8 (18,2) 12 (13,3)<br />
tá tràng<br />
Loét dạ dày<br />
4 (9,1) 21 (23,3)<br />
Loét miệng nối<br />
1 (2,3)<br />
4 (4,4)<br />
<br />
40<br />
<br />
Bệnh dạ dày,<br />
TALTMC<br />
Ung thư dạ dày<br />
Loét tá tràng<br />
<br />
5 (11,4)<br />
<br />
6 (6,7)<br />
<br />
1 (2,6)<br />
<br />
0,28<br />
<br />
1 (2,3)<br />
7 (15,9)<br />
<br />
9 (10)<br />
18 (20)<br />
<br />
8 (20,5)<br />
7 (17,9)<br />
<br />
0,02<br />
0,84<br />
<br />
Polyp dạ dày tá<br />
tràng<br />
<br />
0 (0)<br />
<br />
1 (1,1)<br />
<br />
2 (5,1)<br />
<br />
0,16<br />
<br />
Bảng 5. Nhập viện muộn và tử vong<br />
Thời gian < 12 giờ 12-24<br />
25-36 > 36 giờ Tổng<br />
NV n (%)<br />
giờ<br />
giờ<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
Tử vong<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
Không tử 72 (91,1) 34 (87,2) 18 (66,7) 18<br />
142<br />
vong<br />
(64,3) (82,1)<br />
Tử vong<br />
7 (8,9) 5 (12,8) 9 (33,3)<br />
10 31 (17,9)<br />
(35,7)<br />
Tổng<br />
79 (100) 39 (100) 27 (100) 28 (100) 173<br />
(100)<br />
<br />
Bảng 6. Bệnh kết hợp và tử vong<br />
Số bệnh kết<br />
0<br />
1<br />
2<br />
hợp<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
Tử vong<br />
Không<br />
33 (91,7) 52 (98,1) 43 (75,4)<br />
Tử vong<br />
3 (8,3)<br />
1 (1,9) 14 (24,6)<br />
Tổng<br />
36 (100) 54 (100) 57 (100)<br />
<br />
≥3<br />
n (%)<br />
14 (51,9)<br />
13 (48,1)<br />
27 (100)<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Ngoài ra chúng ta cũng thấy có sự liên quan<br />
chặt chẽ giữa việc dùng thuốc kháng viêm giảm<br />
đau và XHTH do loét dạ dày 32% so với 3,9%<br />
(cao gấp 8,2 lần), một số nghiên cứu khác cũng<br />
cho kết quả tương tự như nghiên cứu của ShouChuan-Shih về mối liên quan giữa NSAIDs và<br />
XHTH ở NCT thì nhóm có dùng thuốc NSAIDs<br />
có nguy cơ XHTH cao gấp 5,5 lần so với nhóm<br />
BN không dùng thuốc NSAIDs(6). Vì vậy chúng<br />
ta cần phải hướng dẫn bệnh nhân hạn chế dùng<br />
các loại thuốc này nhằm phòng ngừa XHTH<br />
trên một cách hiệu quả.<br />
<br />
2 (5,1)<br />
2 (5,1)<br />
7 (17,9)<br />
<br />
0,35<br />
0,41<br />
0,001<br />
<br />
8 (20,5)<br />
<br />
0,54<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi tiền căn<br />
dùng thuốc kháng viêm giảm đau chiếm 56,1%,<br />
trong đó các thuốc không rõ loại chiếm 27,2%,<br />
đây là đặc điểm đáng lưu ý bệnh nhân có thể<br />
mua thuốc giảm đau uống mà không cần chỉ<br />
định của bác sĩ. Vì vậy chúng ta nên tuyên<br />
truyền và hướng dẫn cho người dân dùng thuốc<br />
một cách hợp lý hơn.<br />
<br />
9 (23,1)<br />
0 (0)<br />
<br />
0,12<br />
0,30<br />
<br />
Tiền căn XHTH trên: có 74,5% bị XHTH trên<br />
lần đầu, tương đương các kết quả nghiên cứu<br />
<br />
> 80 tuổi Giá trị<br />
p<br />
n (%)<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
trước đây, 15,06% các trường hợp có tiền căn<br />
XHTH trên do vỡ dãn TMTQ, đặc biệt có một ca<br />
XHTH trên lần thứ 17, còn lại 10,04% có tiền căn<br />
XHTH trên do loét dạ dày tá tràng, nhiều nhất là<br />
XHTH lần thứ tư. Chứng tỏ bệnh nhân chúng ta<br />
chưa tuân thủ chế độ điều trị một cách tốt nhất<br />
hoặc chúng ta chưa dặn dò bệnh nhân kỹ lưỡng<br />
về thời gian điều trị cũng như việc tiếp xúc các<br />
yếu tố nguy cơ.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi 67,1% các<br />
trường hợp có ≥ 1 bệnh kết hợp, tương đương<br />
với các nghiên cứu khác (3),(5),(9), trong đó nhiều<br />
nhất là bệnh tim mạch, huyết áp, các bệnh về<br />
xương khớp...các bệnh kết hợp thường làm nặng<br />
thêm tình trạng XHTH. Theo tác giả Chirag D.<br />
Trivedi và C.S. Pitchumoni thì có sự gia tăng tỉ<br />
lệ tử vong một cách rõ rệt ở BN XHTH có bệnh<br />
kết hợp, tỉ lệ tử vong từ 25 – 65% nếu có kết hợp<br />
thêm các bệnh như: xơ gan mất bù, suy thận<br />
cấp, suy hô hấp, suy tim sung huyết (1). Thật vậy,<br />
theo nghiên cứu của tác giả Thomas<br />
Lingenfelser cho thấy rằng tỉ lệ tử vong do<br />
XHTH thì không cao mà nguyên nhân gây tử<br />
vong chính ở BN XHTH là do các bệnh kết hợp,<br />
theo tác giả này tỉ lệ tử vong do bệnh kết hợp<br />
chiếm 72,3%.<br />
Các lý do nhập viện ở NCT do XHTH trên<br />
có 28 ca (16,2%) nhập viện vì triệu chứng không<br />
điển hình như đau bụng thượng vị (5 ca), chóng<br />
mặt (4 ca), mệt (4 ca), bụng báng (3 ca), vàng da<br />
(2 ca), hôn mê (2 ca), ngất (1 ca)...đa số đều nhập<br />
viện muộn và chẩn đoán muộn dẫn đến tỉ lệ tử<br />
vong tăng cao. Chúng ta nên hướng dẫn bệnh<br />
nhân cũng như người nhà về cách phát hiện<br />
triệu chứng của XHTH để bệnh nhân được phát<br />
hiện và nhập viện kịp thời nhằm góp phần điều<br />
trị hiệu quả, giảm tỉ lệ tử vong.<br />
Tình trạng lúc nhập viện: trong 173 ca nhập<br />
viện có 144 ca (83,24%) nhập viện không biểu<br />
hiện tình trạng sốc, 21 ca (12,14%) nhập viện<br />
trong tình trạng sốc và 8 ca (4,62%) xảy ra sốc<br />
lúc đang nằm điều trị tại bệnh viện. Tỉ lệ tử<br />
vong tăng cao từ 14,47% (không sốc) đến 42,86%<br />
(có sốc), với P < 0,05. Như vậy sốc lúc nhập viện<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
hay sốc đang nằm điều trị là một dấu hiệu tiên<br />
lượng nặng.<br />
Có 2 đặc điểm cần lưu ý về nguyên nhân<br />
XHTH trên ở NCT là: XHTH trên do tăng áp lực<br />
tĩnh mạch cửa giảm dần khi tuổi bệnh nhân<br />
càng cao, với P = 0,02 (bảng 4), ngược lại nguyên<br />
nhân do ung thư dạ dày thì gia tăng theo tuổi,<br />
với P = 0,009. Vậy chúng ta cần lưu ý đến<br />
nguyên nhân ác tính đường tiêu hóa khi bệnh<br />
nhân càng cao tuổi.<br />
Nhập viện muộn cũng là đặc điểm đáng chú<br />
ý ở người cao tuổi, theo kết quả ở bảng 5 nhóm<br />
bệnh nhân nhập viện trước 12 giờ tỉ lệ tử vong là<br />
8,9%, trong khi những bệnh nhân nhập viện sau<br />
36 – 48 giờ tỉ lệ tử vong đến 35,7%, với P = 0,01.<br />
Vậy nhập viện muộn là một trong những yếu tố<br />
tiên lượng nặng.<br />
Số bệnh kết hợp và tử vong: kết quả trong<br />
bảng 6 cho thấy tỉ lệ tử vong tăng theo số lượng<br />
bệnh kết hợp, một bệnh kết hợp tỉ lệ tử vong<br />
8,3% trong khi nhiều hơn 3 bệnh kết hợp tử<br />
vong đến 48,1%, với P = 0,001. kết quả này cũng<br />
tương đương với các kết quả nghiên cứu khác (2).<br />
Vậy khi bệnh nhân càng có nhiều bệnh kết hợp<br />
thì tỉ lệ tử vong càng cao.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có một<br />
số yếu tố liên quan chặt chẽ đến tử vong: tuổi<br />
cao, nhập viện muộn, sốc giảm thể tích, có một<br />
hoặc nhiều bệnh kết hợp, xuất huyết đang tiến<br />
triển hoặc tái phát. Ngoài ra, nên lưu ý đến các<br />
triệu chứng không điển hình của bệnh nhân<br />
xuất huyết tiêu hóa trên vì nó cũng ảnh hưởng<br />
đến quá trình chẩn đoán và điều trị.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Chirag D. Trivedi and C.S. Pitchumoni (2006), Gastrointestinal<br />
bleeding in older adults. Practical gastroenterology.pp. 19-25.<br />
George J Theocharis (2008), “Acute upper gastrointestinal<br />
bleeding in octogenarians: Clinical outcome and factor related to<br />
martality”. World J Gastroenterol; 14(25), pp.4047-4053.<br />
Halland M (2010), Characteristics and outcomes of upper<br />
gastrointestinal hemorrhage in a tertiary referral hospital. Dig dis<br />
sci 55(12), pp.3430-5.<br />
Ian M. Grelnek MD. HS, Alan. N. Barkun. MD (2010),<br />
“Management of acute bleeding from a peptic ulcer”.pp.1-3.<br />
<br />
41<br />
<br />