Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ĐẶC TÍNH QUANG CỦA VẬT LIỆU NANO PHÁT QUANG<br />
EUROPIUM PHOSPHATE NHẰM ỨNG DỤNG TRONG Y SINH<br />
Lê Thị Vinh1, Hà Thị Phượng2,3,4, Hoàng Thị Khuyên2,3, Trần Thu Hương2,3,*<br />
<br />
Tóm tắt: Hiện nay, vật liệu nano phát quang chứa ion đất hiếm đã được các nhà<br />
khoa học quan tâm nghiên cứu do chúng có khả năng phát quang cao, thời gian sống<br />
huỳnh quang dài và thân thiện với môi trường. Trong số các vật liệu nano phát quang<br />
chứa ion đất hiếm, vật liệu Europium phosphate (EuPO4.H2O) là loại vật liệu hợp<br />
thức, có tâm phát quang ổn định được ứng dụng nhiều trong kỹ thuật chiếu sáng, các<br />
màn hình phẳng phân giải cao, trong đánh dấu bảo mật và đánh dấu huỳnh quang y<br />
sinh. Việc khảo sát các thay đổi điều kiện chế tạo để tăng cường tính chất quang của<br />
vật liệu là rất cần thiết, đặc biệt trong lĩnh vực đánh dấu huỳnh quang y sinh. Trong<br />
bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày một số kết quả về tổng hợp và nghiên cứu tính chất<br />
quang của vật liệu EuPO4.H2O bằng phương pháp vi sóng. Khảo sát ảnh hưởng của<br />
điều kiện chế tạo mẫu như thay đổi tỷ lệ khác nhau của [Eu3+] / [PO43-], độ pH của<br />
dung dịch tạo mẫu đến cấu trúc, hình thái học và tính chất phát quang của vật liệu.<br />
Hình thái học của vật liệu có thể điều chỉnh được từ dạng thanh sang dạng hạt. Dạng<br />
thanh có kích thước chiều dài khoảng 200 500 nm, độ rộng 15 20 nm, dạng hạt có<br />
đường kính từ 8 15 nm. Vật liệu phát xạ với các chuyển dời đặc trưng của ion Eu3+:<br />
5<br />
D0 → 7FJ (J = 1 4) tương ứng với các vạch phát xạ ở bước sóng 594, 619, 652 và<br />
702 nm. Đỉnh phát xạ mạnh nhất ở 594 nm.<br />
Từ khóa: Vật liệu nano phát quang; Ion đất hiếm; EuPO4.H2O.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay, trên thế giới vật liệu nano và sản phẩm liên quan đến vật liệu nano có ứng<br />
dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội như: khoa học vật liệu, công nghệ<br />
năng lượng, môi trường, công nghệ điện tử và đặc biệt trong y sinh học [1-3]. Trong lĩnh<br />
vực này, vật liệu nano phát quang có thể chế tạo công cụ đánh dấu huỳnh quang<br />
(fluorescent labelling) hiệu quả cao và đang rất được quan tâm [4]. Để đạt mục đích trên,<br />
trong số các loại vật liệu nano phát quang chứa đất hiếm (Rare Earth Nano Phosphor RE-<br />
NP), vật liệu nano phát quang chứa ion Eu (III) có tiềm năng hơn cả do chúng có cường độ<br />
phát quang cao, rất bền và dễ tương thích sinh học [5-7].<br />
Ở Việt Nam, công nghệ nano đã có những bước chuyển quan trọng, tạo ra sức hút<br />
mới đối với các nhà khoa học. Một số nhóm nghiên cứu cũng đã tập trung làm về hệ vật<br />
liệu phát quang chứa Eu và đã thu được một số kết quả ứng dụng trong y sinh [8-9]. Tuy<br />
nhiên, để nâng cao khả năng phát quang của vật liệu cần phải có những nghiên cứu về điều<br />
kiện chế tạo như nồng độ, độ pH, phương pháp chế tạo. Những điều kiện này sẽ dẫn đến<br />
sự thay đổi cấu trúc, hình thái học và tính chất phát quang của vật liệu [10-13]. Chính vì<br />
vậy, trong bài báo này, chúng tôi trình bày một số kết quả về quá trình tổng hợp vật liệu<br />
nano EuPO4.H2O bằng phương pháp vi sóng, khảo sát ảnh hưởng của một số điều kiện chế<br />
tạo mẫu (như độ pH, tỷ lệ [Eu3+]/[PO43-]) đến cấu trúc, hình thái học và tính chất phát<br />
quang của vật liệu. Vật liệu chế tạo được có dạng thanh với chiều dài khoảng 200 500<br />
nm, độ rộng 15 20 nm và dạng hạt có kích thước 8 15 nm. Cấu trúc, hình thái học của<br />
vật liệu được xác định bằng các phương pháp phân tích nhiễu xạ tia X, FESEM, và đặc biệt là<br />
phổ huỳnh quang. Các kết quả bước đầu cho thấy, vật liệu nano phát quang EuPO4.H2O chế<br />
tạo được có triển vọng trong y sinh.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 143<br />
Vật lý & Khoa học vật liệu<br />
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu thí nghiệm<br />
Để tổng hợp vật liệu nano EuPO4.H2O, chúng tôi sử dụng các hóa chất tinh khiết:<br />
Eu(NO3)3.5H2O (Sigma-Aldrich, 99.9%), NH4H2PO4 (Merck, 99%), NaOH (Sigma-<br />
Aldrich, 97%) và nước khử ion.<br />
2.2. Phương pháp tổng hợp vật liệu<br />
Sơ đồ tổng hợp EuPO4.H2O theo phương pháp vi sóng được trình bày trên hình 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ tổng hợp vật liệu EuPO4.H2O bằng phương pháp vi sóng.<br />
Sơ đồ tổng hợp trên được mô tả như sau: Bước 1: Hòa tan Eu(NO3)3.5H2O vào H2O<br />
thu được dung dịch 1. Bước 2: Hòa tan NH4H2PO4 với H2O thu được dung dịch 2. Bước 3:<br />
Nhỏ từ từ dung dịch 1 vào dung dịch 2 thu được kết tủa trắng đục. Dung dịch thu được<br />
khuấy từ trong 90 phút, pH của dung dịch được điều chỉnh trong khoảng 2 ÷ 12 bằng dung<br />
dịch NaOH 10%. Tỉ lệ mol giữa Eu3+ và PO43- được khảo sát từ 1/1 ÷ 1/30. Dung dịch thu<br />
được sau khi chuẩn pH tiếp tục đem khuấy từ trong 5 giờ, cho tiếp vào lò vi sóng trong<br />
thời gian 15 phút ở 80 oC với công suất 800 W. Sản phẩm thu được đem rửa, ly tâm, sấy,<br />
thu được bột EuPO4.H2O.<br />
2.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
Hình thái học của vật liệu được quan sát trên kính hiển vi điện tử phát trường<br />
(FESEM, Hitachi - field emission scanning electron microscopy). Cấu trúc của vật liệu<br />
được xác định trên hệ đo nhiễu xạ tia X (Siemens D5000 với λ = 1.5406 Å trong khoảng<br />
100 ≤ θ ≤ 800. Phổ huỳnh quang của vật liệu được đo trên hệ đo phổ kế phân giải cao -<br />
Model: IHR 320 nm với bước sóng kích thích 393 nm.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Hình thái học của vật liệu<br />
Để khảo sát ảnh hưởng của pH đến hình thái học cũng như các tính chất của vật liệu<br />
EuPO4.H2O, chúng tôi thay đổi pH từ 4 đến 12. Ảnh FESEM của hệ mẫu EuPO4.H2O ở pH<br />
= 4; 6; 8 và 12 được biểu diễn trên hình 2.<br />
<br />
<br />
144 L. T. Vinh, …, T. T. Hương, “Đặc tính quang của vật liệu nano … ứng dụng trong y sinh.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Ảnh FESEM các mẫu EuPO4.H2O với tỷ lệ [Eu3+]/[PO43-] = 1/1 ở pH khác nhau:<br />
4, 6, 8, 12 tương ứng (a) EP(1-1) H4, (b) EP(1-1) H6, (c) EP(1-1) H8, (d) EP(1-1) H12.<br />
Kết quả ảnh FESEM cho thấy, khi pH tăng dần, các mẫu chuyển từ dạng thanh sang<br />
dạng chuỗi hạt và khi pH càng lớn thì các chuỗi hạt ngắn dần. Điều này được giải thích khi<br />
tăng pH, do sự ưu tiên của quá trình tương tác ion, các nhóm OH– sẽ cạnh tranh với nhóm<br />
PO43- trong quá trình phản ứng và ảnh hưởng tới sự tăng kích thước của hạt. Với mẫu<br />
EuPO4.H2O ở pH = 12, các hạt đã tách rời. Sử dụng phần mềm ImageJ tính được kích<br />
thước hạt trong khoảng 8 15 nm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Ảnh FESEM của các mẫu EuPO4.H2O với tỷ lệ [Eu3+] / [PO43-: (a) EP1-1, (b) EP 1-5,<br />
(c) EP 1-10, (d) EP 1-15, (e) EP 1-30 tại pH = 6 ở công suất 800 W, 15 phút và 80 oC.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 145<br />
Vật lý & Khoa học vật liệu<br />
Tiếp theo, chúng tôi giữ nguyên pH = 6 và khảo sát ảnh hưởng của nồng độ [PO43-] đến<br />
hình thái học của vật liệu. Kết quả ảnh FESEM trên hình 3 cho thấy, ở tỷ lệ [Eu3+] / [PO43-]<br />
= 1/1 mẫu có dạng thanh dài khoảng 100 350 nm. Ở tỷ lệ [Eu3+] / [PO43-] = 1/5; 1/10;<br />
1/15, các mẫu có dạng hình chuỗi hạt. Khi tỷ lệ [Eu3+] / [PO43-] = 1/30, kích thước hạt tập<br />
trung trong khoảng 8 22 nm. Qua ảnh FESEM có thể nhận thấy, khi tăng [PO43-], hình<br />
thái học của vật liệu thay đổi từ dạng thanh sang dạng chuỗi hạt và đang dần chuyển sang<br />
dạng hạt.<br />
3.2. Cấu trúc của vật liệu<br />
Giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu vật liệu EuPO4.H2O được biểu diễn ở hình 4.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Giản đồ XRD của hệ mẫu EuPO4.H2O khi thay đổi [Eu3+]/[PO43-]: EP 1-1 (đường<br />
1), EP 1-3 (đường 2), EP 1-5 (đường 3), EP 1-10 (đường 4), EP 1-15 (đường 5), EP 1-30<br />
(đường 6) tại pH = 6 ở công suất 800W, thời gian 15 phút và nhiệt độ 80 oC.<br />
<br />
Trên giản đồ XRD của tất cả các mẫu đều xuất hiện các đỉnh nhiễu xạ tại vị trí góc 2<br />
khoảng: 20,2o; 25,8o; 29,5o; 31,9o; 38,4o; 42,4o; 49,3o; 55,4o; 60,7o và 72,4o. Đối chiếu với<br />
thẻ chuẩn JCPDS 20-1044 của tinh thể EuPO4.H2O trong thư viện ICDD cho thấy, vị trí<br />
các đỉnh phổ phù hợp với thẻ chuẩn và tương ứng với các họ mặt phẳng mạng (hkl): (101),<br />
(110), (200), (102), (112), (003), (212), (310), (104), (214). Theo thẻ chuẩn này, tinh thể<br />
EuPO4.H2O có cấu trúc lục giác (hexagonal) kiểu rhabdophane, nhóm không gian P31/21.<br />
3.2. Tính chất phát quang của vật liệu<br />
Để ứng dụng đánh dấu huỳnh quang trong y sinh thì vật liệu nano phải phát quang. Kết<br />
hợp các nghiên cứu về hình thái học, cấu trúc của vật liệu chúng tôi tiến hành khảo sát tính<br />
chất phát quang của các vật liệu trên.<br />
Hình 5 là phổ huỳnh quang của các mẫu EuPO4.H2O với tỷ lệ nồng độ [Eu3+]/[PO43-] =<br />
1/1 khi thay đổi pH từ 4-12. Kết quả cho thấy, các mẫu đều phát quang đặc trưng của Eu3+<br />
ứng với bốn chuyển dời 5D0 → 7FJ (J = 1, 2, 3, 4), trong đó đỉnh phổ tương ứng có chuyển<br />
dời 5D0 → 7F1 là lớn nhất.<br />
<br />
<br />
146 L. T. Vinh, …, T. T. Hương, “Đặc tính quang của vật liệu nano … ứng dụng trong y sinh.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Phổ huỳnh quang của hệ mẫu EuPO4.H2O được chế tạo bằng phương pháp vi<br />
sóng với tỷ lệ [Eu3+]/ [PO43-] = 1/1 với pH thay đổi từ 4 ÷ 12 tại bước sóng 393 nm.<br />
<br />
Bảng 1. Cường độ, tỉ lệ cường độ giữa các đỉnh phát xạ cực đại tương ứng của các vật liệu<br />
nano EuPO4.H2O với tỷ lệ [Eu3+]/ [PO43-] = 1/1 khi thay đổi độ pH ở bước sóng 393 nm.<br />
5<br />
D0 → 7F1 5<br />
D0 → 7F2<br />
<br />
Tỉ lệ cường độ<br />
EP 1-1 thay<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
F1/7F2 (lần)<br />
đổi pH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vị trí Độ bán Vị trí Độ bán<br />
Cường độ Cường độ<br />
đỉnh rộng đỉnh rộng 7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
pH = 4 591,1 13,58 682642E6 616,4 16,63 623691E6 1,09<br />
pH = 6 590,8 11,33 223547,79 616,1 12,63 196178,96 1,14<br />
pH = 8 591,0 11,54 146791E6 615,9 13,21 144651E6 1,04<br />
pH = 10 590,9 10,80 132954E6 615,8 12,32 131979E6 1,01<br />
pH = 12 590,9 11,32 825652,10 617,6 12,45 823275,69 1,0<br />
<br />
Trên bảng 1 là kết quả về cường độ, tỉ lệ cường độ giữa các đỉnh phát xạ cực đại<br />
tương ứng của các vật liệu nano EuPO4.H2O với tỷ lệ [Eu3+]/ [PO43-] = 1/1 khi thay đổi độ<br />
pH ở bước sóng 393 nm. Với pH = 4; 6; 8; 10 và 12 thì tỷ lệ tính toán lần lượt tương ứng<br />
là 1,09; 1,14; 1,04; 1,01 và 1,00. Các kết quả phổ huỳnh quang trên hình 5 và các số<br />
liệu tính toán ở Bảng 1 cho thấy, cường độ huỳnh quang phụ thuộc vào cấu trúc và hình<br />
dạng của mẫu EuPO4.H2O. Đỉnh phát quang mạnh nhất ứng với chuyển dời 5D0 →7F1.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã tổng hợp thành công vật liệu EuPO4.H2O chế tạo bằng phương pháp vi<br />
sóng. Các vật liệu có thể điều chỉnh được hình thái học từ dạng thanh sang dạng chuỗi hạt<br />
và dần sang hạt bằng cách thay đổi pH, tỷ lệ [Eu3+] /[PO43]. Dạng thanh có chiều dài<br />
khoảng 200 500 nm, độ rộng 15 20 nm, dạng hạt có kích thước 8 15 nm.<br />
Vật liệu EuPO4.H2O phát xạ với các chuyển dời đặc trưng của ion Eu3+: 5D0 → 7FJ (J<br />
= 1 4) tương ứng với các vạch phát xạ ở bước sóng 594, 619, 652 và 702 nm. Đỉnh phát<br />
xạ mạnh nhất ở 594 nm. Tinh thể EuPO4.H2O có cấu trúc lục giác (hexagonal).<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 147<br />
Vật lý & Khoa học vật liệu<br />
Với kết quả đạt được, chúng tôi có thể lựa chọn các vật liệu nano EuPO4.H2O dạng<br />
thanh hay dạng hạt tùy vào mục đích ứng dụng, đặc biệt là trong đánh dấu huỳnh quang y<br />
sinh nhằm phát hiện, nhận dạng các đối tượng y sinh học.<br />
Các vật liệu nano phát quang EuPO4.H2O trên sau khi được chức năng hóa và liên<br />
hợp hóa đã được tiến hành thử nghiệm thành công làm công cụ nhận dạng vi rút sởi tại<br />
Trung tâm nghiên cứu sản xuất vacxin thuộc Bộ y tế.<br />
Lời cảm ơn: Công trình này được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu từ Đề tài mã số 103.03-2017.66<br />
thuộc Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED). Ngoài ra, các tác giả xin<br />
chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Phòng thí nghiệm Quang Hoá Điện tử, Phòng thí nghiệm trọng<br />
điểm quốc gia về Vật liệu và linh kiện điện tử, Viện Khoa học vật liệu đã tạo điều kiện tốt để thực<br />
hiện công trình này.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Wang F., Tan W.B., Zhang Y., Fan X., and Wang M., Luminescent nanomaterials<br />
for biological labeling. Nanotechnology, Vol. 17(1), (2006) pp. R1-R13.<br />
[2]. Hebbink G.A., Luminescent materials based on lanthanide ions. Basic properties<br />
and application in NIR-LEDs and optical amplifiers Twente of University (2002).<br />
[3]. Chen Y., Wei X.W., Wu K.L., and Liu X.W., A facile hydrothermal route to flower-<br />
like single crystalline EuPO4.H2O. Mater. Letters Vol. 89(15), (2012), pp. 108-110.<br />
[4]. JiMin W. and ZiJian L., Applications of nanotechnology in biomedicine Chin. Sci.<br />
Bull. Vol. 58(35), (2013) pp. 4515-4518.<br />
[5]. Ma H., Zhou J., Li Y., Han T., Zhang Y., Hu L., Du B., and Wei Q., A label-free<br />
electrochemiluminescence immunosensor based on EuPO4 nanowire for the<br />
ultrasensitive detection of Prostate specific antigen. Biosensors and Bioelectronics,<br />
Vol. 80 (2016), pp. 352-358.<br />
[6]. Slata O., Application of nanoparticles in biology and medicine. J. Nanotechnology,<br />
Vol. 2(3), (2004), pp. 2:3.<br />
[7]. Kang J., Zhang X.Y., Sun L.D., and Zhang X.X., Bioconjugation of functionalized<br />
fluorescent YVO4:Eu nanocrystals with BSA for immunoassay. Talanta, Vol. 71(3),<br />
(2007), pp. 1186–1191.<br />
[8]. Huong T.T., Anh T.K., Vinh L.T., Strek W., Khuyen H.T., and Minh L.Q.,<br />
Fabrication and properties of high efficiency luminescent nanorods EuPO4•H2O by<br />
soft template method. J. Rare Earths Vol. 29(12) (2011), pp. 1174-1177.<br />
[9]. Minh L.Q., Một số kết quả nghiên cứu-phát triển vật liệu nano trong y sinh. Tạp chí<br />
Khoa học Công nghệ Việt Nam, Vol. 8 (2014), pp. 93-99.<br />
[10]. Huong T.T., Vinh L.T., Phuong H.T., Khuyen H.T., Anh T.K., Tu V.D., and Minh<br />
L.Q., Controlled fabrication of the strong emission YVO4:Eu3+ nanoparticles and<br />
nanowires by microwave assisted chemical synthesis J.Luminescence, Vol. 173,<br />
(2016), pp. 89-93.<br />
[11]. Patra C.R., Alexandra G., Patra S., Jacob D.S., Gedanken A., Landau A., and Gofer<br />
Y., Microwave approach for the synthesis of rhabdophane-type lanthanide<br />
orthophosphate (Ln=La, Ce, Nd, Sm, Eu, Gd and Tb) nanorods under solvothermal<br />
conditions. New. J.Chem., Vol. 29 (2005), pp. 733-739.<br />
[12]. Bao J., Yu R., Zhang J., Yang X., Wang D., Deng J., Chen J., and Xing X.,<br />
Controlled Synthesis of Terbium Orthophosphate Spindle-Like Hierarchical<br />
Nanostructures with Improved Photoluminescence. Eur. J. Inorg. Chem., Vol. 16,<br />
(2009), pp. 2388-2392.<br />
<br />
<br />
148 L. T. Vinh, …, T. T. Hương, “Đặc tính quang của vật liệu nano … ứng dụng trong y sinh.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
[13]. Kui-Suo Yang, An-Ping Wu, Xin Zhao, Yu Yan, Xue-Yuan Guo, Yu-Long Bian, Jin-<br />
Rong Bao, Wen-Xian Li and Xiao-Wei Zhu, Controlled synthesis of EuPO4<br />
nano/microstructures and core–shell SiO2@EuPO4 nanostructures with improved<br />
photoluminescence RSC Adv., Vol. 82(7) (2017), pp. 52238-52244.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
OPTICAL CHARACTERIZATION OF EUROPIUM PHOSPHATE<br />
NANOMATERIALS FOR BIOMEDICAL APPLICATION<br />
Nanomaterials have many outstanding applications in the fields of electronics,<br />
optics, information technology and energy. Particularly, the nanomaterials are<br />
considered as platform to create and develop new tools and technologies in three<br />
aspects of biomedicine (i.e diagnosis, therapy and life-science study). On the other<br />
hand, Rare Earth Nano Phosphors (RE-NPs) have strong fluorescence, large Stokes<br />
shift, narrow luminescent spectral widths, human body friendly that are very<br />
suitable for medical applications. In this article, EuPO4.H2O nanomaterials were<br />
successful in the synthesizing by the microwave method. The size of EuPO4.H2O<br />
nanorods is about 10 30 nm in diameter and 200 500 nm in length, the size of<br />
EuPO4.H2O nanoparticles is about 8 15 nm. The structure, morphology and<br />
luminescence of the EuPO4.H2O nanorod/particle can be controlled by pH and<br />
chemical composition. The results indicate EuPO4.H2O with strong fluorescence will<br />
be a promising candidate for bio application.<br />
Keywords: Nano phosphors; Rare-earth ions; EuPO4.H2O.<br />
Nhận bài ngày 28 tháng 02 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 16 tháng 3 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 02 tháng 4 năm 2018<br />
1<br />
Địa chỉ: Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Mỏ - Địa chất;<br />
2<br />
Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;<br />
3<br />
Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;<br />
4<br />
Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Y Hà Nội.<br />
*Email: tthuongims@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 149<br />