intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đại chiến ở Leuthen (Lissa)

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

105
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trận Leuthen, còn được gọi là Trận đánh Lissa,[18] là một trận chiến nổi tiếng trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm, diễn ra vào ngày 5 tháng 12 năm 1757 tại thị trấn Leuthen nằm ở tỉnh Schliesen của Vương quốc Phổ. Trong trận đánh này, lực lượng Quân đội Phổ với khoảng từ 33 nghìn[10] cho đến 36 nghìn binh hùng tướng mạnh do nhà vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế thân chinh thống lĩnh, đã đại phá tan tác Quân đội Áo - với khoảng từ 7 vạn[10] cho đến 8 vạn quân - do Vương...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đại chiến ở Leuthen (Lissa)

  1. Đại chiến ở Leuthen (Lissa) Một phần của cuộc Chiến tranh Schliesen lần thứ ba - Chiến tranh Bảy năm Quân đội Phổ thắng trận ở khu đất Thánh đường Leuthen, qua nét vẽ của Carl Röchling). . 5 tháng 12 năm 1757 Thời gian Leuthen, Schliesen, ngày nay Địa điểm là Ba Lan
  2. Chiến thắng quyết định của Kết quả quân Phổ, cả đại quân Áo bị hủy diệt [1] Nước Phổ được giải cứu [2]; Quân đội Phổ duy trì được nỗ lực chiến tranh của mình [3][4] Liên minh Anh - Phổ được củng cố [3] Quân đội Phổ thắng thế, Thay đổi chiếm lại được toàn bộ tỉnh lãnh thổ Schliesen[4]. Tham chiến Phổ Áo (có một Binh đoàn Trợ chiến Đức bao gồm Bayern và Württemberg)[5] Chỉ huy Friedrich II Đại Karl Alexander Đế xứ Lothringen
  3. Hans Joachim Leopold Joseph von Ziethen von Daun Georg Wilhelm Lucchesi von Driesen d'Abarra † Carl Heinrich Franz Leopold von Wedell von Nadasty Moritz xứ Johann Baptist Anhalt-Dessau von Serbelloni Wolf Friedrich Von Spiznass von Retzow Josef Esterhazy August Ferdinand của Phổ Lực lượng Nguồn 1: 8 vạn - 9 Nguồn 1: 32 nghìn [6] vạn binh sĩ[6] Nguồn 2: 36 nghìn Nguồn 2: 65 nghìn binh sĩ [7] binh sĩ [12] Nguồn 3: 39 nghìn Nguồn 3: 66 nghìn binh sĩ binh sĩ 170 khẩu đại bác [8] 210 khẩu đại bác Nguồn 4: 43 nghìn Nguồn 4: 73 nghìn binh sĩ [9] binh sĩ [9] Nguồn 5: 7 vạn quân Nguồn 5: 33 nghìn quân sĩ [10] sĩ [10] Nguồn 8: 6 vạn binh Nguồn 8: 35 nghìn
  4. binh sĩ sĩ 71 khẩu đại pháo [11] 65 khẩu đại bác [11] Tổn thất Nguồn 1: 6 nghìn Nguồn 1: 27 nghìn binh sĩ [6] binh sĩ, 116 đại bác, Nguồn 2: 1141 tử sĩ, 51 lá cờ và 4 nghìn 5118 thương binh và xe goòng [6] Nguồn 2: 2 vạn tù 85 tù binh Nguồn 6 : 6250 tử sĩ binh, 3 nghìn tử sĩ, và thương binh [13] 116 đại bác[9] Nguồn 7: Xấp xỉ 5 Nguồn 7: Xấp xỉ 300 nghìn binh sĩ [14] Sĩ quan Áo, 21 nghìn Nguồn 9: 1175 tử sĩ, binh sĩ, 134 khẩu đại 5207 thương binh, pháo, 59 lá hiệu kỳ [14] tổng cộng là 6382 binh sĩ [15] Nguồn 9: 3 nghìn tử Khác: 6150 tử sĩ và sĩ, 6 nghìn - 7 nghìn thương binh [16] thương binh, hơn 12 nghìn tù binh, 46 lá hiệu kỳ và 131 khẩu đại pháo[15] Khác: 6750 tử sĩ và thương binh, hơn 12 nghìn tù binh, 116 cỗ pháo[16]
  5. Thêm: Theo Công chúa Wilhelm, trong số tù binh có 100 Sĩ quan và 14 Tướng [17] Theo Dover, trong số tù binh Áo còn có ba tướng lĩnh [18] . [hiện] x•t•s Chiến tranh Bảy năm: chiến trường châu Âu Trận Leuthen, còn được gọi là Trận đánh Lissa,[18] là một trận chiến nổi tiếng trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm, diễn ra vào ngày 5 tháng 12 năm 1757 tại thị trấn Leuthen nằm ở tỉnh Schliesen của Vương quốc Phổ. Trong trận đánh này, lực lượng Quân đội Phổ với khoảng từ 33 nghìn[10] cho đến 36 nghìn binh hùng tướng mạnh do nhà vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế thân chinh thống lĩnh, đã đại phá tan tác Quân đội Áo - với khoảng từ 7 vạn[10] cho đến 8 vạn quân - do Vương công Karl Alexander xứ Lothringen và Bá tước Leopold Joseph von Daun chỉ huy.[7][19] Đây là một trận đánh rất độc đáo trong lịch sử,[20] là thắng lợi cuối cùng cuả vị
  6. Quân vương Phổ trước kình địch xấu số của ông là Karl Alexander,[21] làm tổn thương nặng đến sự tham chiến của nước Áo trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm.[22] Không những lòng kiên cường và tài nghệ phi thường của nhà vua Friedrich II Đại Đế với đầu óc chiến thuật và chiến lược sáng suốt, chiến thắng quyết định này còn nhờ có sĩ khí, quân thanh trong các quan tướng của ông (cũng nhờ có sức truyền cảm của ông[23]) sự huấn luyện xuất sắc của Quân đội Phổ,[24] và tinh thần hợp tắc vững chắc giữa các binh chủng của Quân đội Phổ.[25][26] Trận đánh này được xem là đại thắng mẫu mực,[24] lừng danh nhất của nhà vua Friedrich II Đại Đế, đưa chiến dịch năm 1757 trở thành chiến dịch huy hoàng nhất của vị vua trường thọ này[27], mà đến cả Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte sau này cũng phải tấm tắc ngợi khen.[28][29] Trận huyết chiến Leuthen diễn ra đúng một tháng sau khi ông nghiền nát liên quân Pháp - Đế quốc La Mã Thần thánh trong trận đánh quyết định tại Roßbach vào ngày 5 tháng 11 năm 1757. Sau chiến thắng đó, ông nhanh chóng hành binh về Schliesen chỉ trong vòng có 12 ngày,[16] và động viên quân thanh, sĩ khí ở tỉnh này, lại còn triệu tập các tướng sĩ và có lời hiệu triệu hùng hồn bằng tiếng Đức trước toàn thể ba quân ngay trước khi trận chiến bùng nổ, nhằm khích lệ tinh thần yêu Tổ quốc của ba quân và kêu gọi họ hãy cố gắng chiến đấu một trận huyết chiến với quân Áo hùng mạnh phía trước. [30][31] Trận chiến ở Leuthen mở đầu với một cuộc giao chiến mà Kỵ binh Phổ của Friedrich II Đại Đế thắng lợi cực nhanh, buộc Bộ Chỉ huy Quân đội Áo hoảng sợ phải chi viện cho cánh phải, làm hở cánh trái.[32][33] Quốc vương vốn đã từ lâu am hiểu kỹ lưỡng và sâu sắc địa hình trận Leuthen và quyết tâm khai thác triệt để : [32] Dựa vào địa hình núi đồi thuận lợi, ông tổ chức hành quân bí mật, với trật tự rất chuẩn[34], đến vị trí mà ông có thể đánh tạt sườn địch.[16] Nhưng vinh hiển của trận đánh nằm ở hai cánh quân Phổ sát cánh với nhau: quân Kỵ binh đánh nghi binh vào cánh phải quân Áo, lôi kéo quân Dự Bị Áo. Quả nhiên, Daun cho quân Dự Bị kéo về yểm trợ cánh phải.[19] Quốc vương lợi dụng thời cơ liền trực tiếp chỉ huy ba quân mãnh liệt đâm bổ vào cánh trái phòng vệ kém của quân Áo.[35] Từ cả hai phía,
  7. quân Phổ quét sạch hàng phòng thủ của quân Áo, mang lại thảm họa cho địch.[21][11] Hỏa lực hết sức dữ dội và sự hết mực linh động của lực lượng Pháo binh Phổ,[11][36] cùng với với lực lượng Khinh Kỵ binh của Trung Tướng Hans Joachim von Ziethen đã đóng vai trò quan trọng đối với thắng lợi quyết định này. Chưa kể lực lượng Bộ Binh Phổ cũng dũng mãnh xung phong góp phần đến đại thắng oanh liệt, xứng đáng với biệt hiệu của họ là "những bức tường biết đi", quân Áo chạy tứ tán và quân Phổ truy sát địch.[37][14] Hoảng hốt, Karl tổ chức phòng thủ ở làng Leuthen, rồi một trận tàn sát diễn ra rất kinh hoàng, các dũng sĩ Phổ được Pháo Binh hỗ trợ tấn công ồ ạt, quân Áo đại bại thê lương và mất làng Leuthen[1][23].[38][39] Sau cùng, khi quân Kỵ Binh Áo của Bá tước Lucchesi tấn công, quân Kỵ Binh Phổ của Trung Tướng Georg Wilhelm von Driesen tỏ ra quyết đoán, xung phong ra dẹp tan nát địch quân[23], thế rồi quân Phổ đánh tan nát, hủy hoại hoàn toàn quân Bộ binh Áo và tàn quân Áo chỉ có thể rút lui ra khỏi trận địa nhờ có màn đêm buông xuống, với tổn thất nặng nề.[40][38][29] Cuộc tiến công của Kỵ Binh Áo không những mang lại thảm họa thê lương cho bọn họ mà còn làm mất đi mạng sống của Lucchesi.[41] Cho dầu đã chiến đấu quả cảm nhưng đaị binh Áo phải nhục nhã chạy về xứ Böhmen, lại bị đoàn quân Phổ truy kích mạnh mẽ.[23] Chiến thắng này thể hiện rõ thành công tuyệt đối của chiến thuật trứ danh "đánh dọc sườn" của vị Quốc vương vĩ đại Friedrich II Đại Đế trong việc đánh bại quân địch mạnh hơn, một lần nữa ông lại dạt dào niềm vinh quang.[42][43] Đây là chiến thuật quyết định cho trận đánh vĩ đại này ; [44] nhà vua đã áp dụng chiến thuật kinh điển này rất mực hiển hách, giống như danh tướng Epaminondas trong trận Leuctra năm xưa, đưa nền quân sự Phổ trở thành huyền thoại. [1][45][46] Trận huyết chiến ở Leuthen được công nhận rộng rãi là một chiến thắng hoàn hảo,[47] vĩ đại nhất của thế kỷ 18, do Quân đội Phổ đã đánh đại bại một đoàn quân rất vững mạnh và tin chắc là sẽ thắng trận. Cuộc hành binh của vị vua Phổ trở nên rất mực vẻ vang, do đó, trận thắng này đã trở thành một khuôn vàng thước ngọc trong nền lịch sử quân sự thế giới, đưa ông trở thành một trong những bậc Đại
  8. Danh Tướng hàng đầu trong suốt chiều dài lịch sử, với tài nghệ điều binh khiển tướng và chuyển động khéo léo[35], xuất sắc, đã áp dụng thâm thúy hiểu biết về địa hình của ông.[7][19][36][48] Cả đại quân Áo bị hủy diệt thê lương[1] và mất nhiều tướng tá,[17] ngày 5 tháng 12 năm 1757 trở thành một cái ngày đẫm máu, mà thật vinh quang trong suốt chiều dài lịch sử nước Phổ. Sau đại thắng vẻ vang, để tạ ơn Thiên Chúa Ki-tô ban ơn các thương binh đã hát vang lên bài Thánh ca, còn gọi là bài ca "Leuthen".[49][50] Quân đội Phổ bắt thêm vô số tù binh nữa trên đường truy kích tàn binh Áo.[14][51] Nhờ có chiến thắng lớn lao mà vua Phổ đạt được thế thượng phong, đánh bại địch và đoạt lại thành Breslau.[40] Tuy cuộc chiến vẫn chưa chấm dứt, nước Phổ đã được giải nguy.[7] Với việc tỉnh Schliesen được giải phóng, vua Phổ đã hoàn thiện chiến thắng của ông.[26] Đồng thời, đại thắng lừng lẫy tại Leuthen cũng có ý nghĩa về ngoại giao: làm củng cố liên minh Anh - Phổ trong bảy năm chinh chiến.[28] Đại thắng của quân Pháo Binh Phổ trong trận này cũng khiến cho nhà vua chú trọng hơn đến lực lượng này.[52] Về phần Áo, chiến bại bi đát tại Leuthen đã đem lại bài học quý báu cho họ và khiến Karl bị cách chức[26], dù cuộc chiến tranh kết thúc với chiến thắng của vua Phổ vào năm 1763 - mà một phần lớn là nhờ kỳ tích sáng chói ở Leuthen, với ảnh hưởng sâu sắc đến truyền thống quân sự Phổ - Đức[42][53][54][20], chẳng hạn như đường lối Chiến tranh Chớp nhoáng. [55] Mục lục [ẩ n] 1 Bối cảnh lịch sử  1.1 Quân Áo chiếm Schliesen - quân Phổ hành binh về o 1.2 Hai bên chuẩn bị trận đánh o
  9. 2 Diễn biến  2.1 Cuộc huyết chiến tại làng Leuthen và kết cục bi thảm của o Lucchesi 2.2 Một đêm huy hoàng o 3 Những gì sau trận huyết chiến  4 Ý nghĩa lịch sử  4.1 Về cuộc hành binh thần tốc về Leuthen và bài hiệu triệu o Parchwitz 4.2 Về trận đánh ác liệt : chiến thắng chuẩn mực của Vương quốc o Phổ 5 Chú thích  6 Tài liệu tham khảo  7 Liên kết ngoài  [ ] Bối cảnh lịch sử Quốc vương Friedrich II nước Phổ, tức Friedrich II Đại Đế, là một trong những nhân vật quân sự vĩ đại trong lịch sử, chinh phạt được tỉnh Schliesen của Nền quân chủ Habsburg vào năm 1740, và giành hết nửa đầu triều đại của ông để chống nhau với Đại Công nương Áo là Maria Theresia - Hoàng hậu của Đế quốc La Mã Thần thánh[25]. Vào năm 1756, thấy các nước láng giềng tính liên minh chống lại ông, nhà vua Friedrich II Đại Đế quyết tâm chủ động tiến công: ông thân chinh đem đại quân đi đánh xứ Sachsen. Đại Công nương Maria Theresia sai quân đến
  10. cứu Sachsen, và trong trận kịch chiến tại Lobositz Friedrich II Đại Đế phải nhận thấy rõ rằng người Áo đã học tập được nhiều kinh nghiệm bổ ích kể từ khi bị ông đánh tan tác trong cuộc Chiến tranh Kế vị Áo (1740 - 1748). Tuy nhiên, quân Phổ chiến đấu dũng mãnh cho nên quân Áo bại trận, và cuối cùng thì Sachsen thất thủ.[56][57] Tuy nước Phổ được Anh Quốc viện trợ về tài chính, họ phải một mình chống chọi với năm nước mạnh là Nga, Áo, Pháp, Thụy Điển và Sachsen, cùng với phần lớn các Vương hầu trong Đế quốc La Mã Thần thánh do Vương triều Habsburg đứng đầu[58][59] Biết vậy, nhà vua ngự bút thư gửi cho em gái ông, rằng ông sẽ phải liên tục đấu tranh, vì tình hình của ông bấy giờ chẳng khác gì Quốc vương Karl XII nước Thụy Điển vào năm 1700 (Xem bài Đại chiến Bắc Âu cho rõ hơn).[57] Năm mới đến, Friedrich II Đại Đế quyết định xua đại binh tấn công chớp nhoáng vào thành Praha để gạt nước Áo ra khỏi vòng chiến. Quân ông chiến thắng lớn trong trận chiến kịch liệt ở Praha, tuy nhiên đại bại trong trận đánh kế tiếp tại Kolín, do đó đến tháng 8 năm 1757 ông mất hoàn toàn xứ Böhmen. Tổn thất lớn nhất của ông là Thống chế đại tài Kurt Christoph Graf von Schwerin, đồng thời kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Phổ đã thất bại.[38] Trong khi đó, ngay từ tháng 6 năm 1757 thì Nữ hoàng Nga là Elizaveta đã cử binh đánh vùng Đông Phổ.[60] Nhưng sau trận ác chiến tại Gross-Jägersdorf thì quân Nga tổn thất binh lực ê chề nên phải rút quân trở về.[61] Song, vào ngày 7 tháng 9 năm 1757, quân Áo chiến thắng trong trận Moys, vị Thống chế lỗi lạc của nước Phổ là Hans Karl von Winterfeldt hy sinh, và từ đó quân Áo bắt đầu tiến công Schliesen.[62] Chưa kể một đạo quân Áo còn tấn công kinh thành Berlin vào ngày 16 tháng 10 năm 1757, còn đại quân Áo do Vương công Karl Alexander xứ Lothringen và Bá tước Leopold Joseph von Daun chỉ huy thì đánh tỉnh Schliesen, cùng với binh đoàn của Tướng Nadasty. Trước tình hình ấy, Vua Phổ quyết tâm dùng kế "đánh và giữ" theo đó ông giao cho các tướng chỉ huy pháo đài trọng trách giam chân phần lớn quân Liên minh, còn ông sẽ thân chinh đem binh đi đánh phần còn lại.[27] Quân Áo vây thành Schweidnitz từ tháng 10 năm 1757. [63][58]
  11. [ ] Quân Áo chiếm Schliesen - quân Phổ hành binh về Nhà vua nghĩ rằng nên kéo đại binh về tỉnh Schliesen để giúp Bevern đuổi giặc, nhưng liên quân Pháp - La Mã Thần thánh là mối đe dọa chính yếu của ông do đó ông phải tiến quân đến Leipzig, Sachsen. Vào ngày 5 tháng 11 năm 1757, ông nhử quân địch về làng Roßbach và trong trận đánh lớn ở đây, dù liên quân Pháp - La Mã Thần thánh có ưu thế vượt trội về quân số, vua Phổ đại thắng.[58][64] Liên quân Pháp - La Mã Thần thánh bị hủy diệt, cuống cuồng tháo chạy.[63] Nhờ tài mưu lược và lòng can trường, tên tuổi nhà vua nổi lên khắp thiên hạ, hiểm họa đã qua đi với ông. Nhưng đúng lúc đó, quân Áo tại Schliesen thắng thế, quân Phổ của August Wilhelm, Quận công xứ Brunswick-Bevern phải phòng thủ kiên cố ở phía trước thủ phủ Breslau. Do đó, nhà vua quá bận tâm nên ông không ban lệnh cho truy kích tàn quân Pháp - Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh và cũng chưa hài lòng với chiến thắng rực rỡ của mình.[23][38] Ngay sau một thời gian nghỉ ngơi ngắn thì từ ngày 13 tháng 11 năm 1757 ông kéo rốc binh đoàn gồm 13 nghìn chiến binh từ Leipzig về Lusatia, để giúp Bevern đuổi địch khỏi thành Schweidnitz. Theo nhà sử học Hannsjoachim Wolfgang Koch thì ông có 14 nghìn quân s ĩ, nói cách khác là 18 Tiểu đoàn và 20 Sư đoàn Kỵ Binh.[43] Hoàng đệ Friedrich Heinrich Ludwig nhận lệnh chỉ huy một binh đoàn trấn thủ xứ Sachsen.[65] Còn Quân vương thì quyết định phải đánh đuổi binh đoàn Áo đang chiếm cứ Lusatia đi, để thuận lợi cho cuộc hành binh của lực lượng Quân đội Phổ ; ông cảm thấy tình hình quá khẩn cấp đến mức chưa thể tập hợp mọi kho lương cho các đội hình hàng dọc trong cuộc hành quân của ông[66]. Thống chế James Francis Edward Keith nhận lệnh nhà vua kéo một binh đoàn nhỏ đánh vào xứ Böhmen, dũng mãnh và kiên cường đến mức quân Áo hoảng sợ phải bỏ Lusatia về, mất nhiều chiến lợi phẩm, đạn dược về tay Keith. Trong lúc nhà vua còn ở Lusatia, trong ngày thứ năm của cuộc hành binh,[65] vào Thứ Ba ngày 14 tháng 11 năm 1757, thành Schweidnitz thất thủ, quân Áo tóm gọn cả binh đoàn Phổ ở thành này. Nhờ đó, Nadasty hợp binh với Karl Alexander. Tiếp sau đó, vào ngày 22 tháng 11 năm 1757, Bevern cùng giao chiến
  12. với Karl trong trận Breslau. Quân Phổ chiến đấu dũng mãnh và tiêu diệt nhiều lính Áo, nhưng không thắng nổi. Sáng hôm sau là ngày 23 tháng 11 năm 1757, ông bị quân Áo bắt sống và giải về kinh đô Viên. Tướng Kyau lên thay Bevern, lui quân khỏi Breslau mang lại thảm họa cho pháo đài này: Đạo binh của lão tướng Leschwitz phải thủ thành trong tình trạng khó khăn, và phải ra hàng quân Áo vào ngày 25 tháng 11 năm ấy.[65] Tuy dân chúng Schliesen đã chào đón cuộc chinh phạt của Friedrich II Đại Đế vào năm 1740, nhưng giờ đây họ đã nguyện thề trung thành với Đại Công nương Áo[63]. Thậm chí Vương công Tổng giám mục thành Breslau là Schaffgotsch - vốn đã được Friedrich II Đại Đế ban rất nhiều ân huệ (trên tinh thần tự do tôn giáo của nhà vua), lại làm phản và dẫm chân lên chiếc Huy chương Đại Bàng Đen mà vua đã ban cho ông ta.[6] Người Áo lúc bầy giờ rất mở cờ trong bụng, bọn họ tự nhủ: "Friedrich là thằng nào? Chúng ta đã đè bẹp hắn tại Kolín! Bọn Phổ của hắn bị ta đập tan nát tại Zittau, Moys và Breslau" (là những thắng lợi của quân Áo trong năm 1757). Bọn họ còn suy nghĩ phải làm gì nếu vị Quân vương nước Phổ kéo đại binh tới ? [65]
  13. Một Tiểu đoàn Vệ binh Phổ vào năm 1756. Tuy dân số ít ỏi nhưng nước Phổ có Quân đội mạnh thứ tư trên thế giới, được biểu dương qua chiến thắng của Phổ trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm, nhất là trận Leuthen 1757. [47] Giữa lúc ấy, Quân vương vẫn bình tĩnh, kiên nhẫn[6] ; vua tổ chức hành binh qua Torgau về Mühlberg. Vào ngày 18 tháng 11 năm 1757, khi dẫn quân tới Grossenhaydn, ông nhận tin dữ là thành Schweidnitz đã thất thủ. Vua Phổ xuất binh, quân Áo của tướng Haddik rút chạy về Königsburg. Khi đến vùng Königsburg thì quân ông có đánh vài trận nhỏ với quân Haddik nhưng quân Haddik nhanh chóng đại bại, Binh đoàn của tướng Marshal tiếp tục tiến quân của Nhà vua.[67] Tại Bautzen vào ngày 21 tháng 11, ông hay tin rằng con đường đến Schliesen qua Görlitz, do đó ông tức tốc thúc ngựa đến với hy vọng giúp Bevern đánh thắng quân Áo trong trận Breslau.[63] Vào ngày 23 tháng 11 năm 1757, tại Görlitz - là ngày thứ 10 của cuộc hành quân, ông nghe lời đồn đại đầu tiên: theo đó quân Pháo Binh Phổ đã nã đạn dữ dội cả ngày, nã nhanh như ông đang hành quân, và quân Bevern đã chiến thắng. Tướng Haddik liền tháo chạy về xứ Böhmen thuộc Vương triều Habsburg.[67] Nhưng đến ngày 25 tháng 11 năm 1757, sau khi nhà vua hành quân qua Weissenberg và vượt qua sông sông Queiss thẳng tiến đến Naumburg,[63] hung tin lại đến với ông: thành Breslau đầu hàng, quân Phổ đại bại trong trận Breslau. Chỉ hay ngày sau, ông lại hay tin rằng quân Áo chiếm lĩnh thành Breslau cùng với 200 quân đồn trú. Schliesen đã mất, và xem ra nhà vua Friedrich II Đại Đế thật là khó có thể ngăn chặn quân Áo trú đông ở trái tim của tỉnh này. Mặc dù vậy nhưng ông vẫn không lùi bước. Ông cả giận Thống chế Bevern dù Bevern từng phò tá đắc lực cho ông trong trận Lobositz đánh thắng quân Áo [65], do ông nghĩ rằng Bevern đã cho phép quân thù tha hồ tóm cổ mình.[30] Dù những con đường bị chiến tranh hủy hoại rồi, ông vẫn tổ chức những cuộc hành binh nhanh chóng về thành Breslau. Quân Áo phòng thủ vững chắc
  14. trước cổng thành Breslau, nhưng nhà vua quyết tâm tấn công địch, như lời ông dõng dạc nói trên đường quân hành: "Trẫm sẽ tiến đánh giặc, nếu chúng có đóng trên đời Zobtenberg, nếu chúng có đóng ở sườn dốc Breslau!" Người Áo thấy Quân vương Phổ hành binh về thì vô vàn ngạc nhiên, bảo nhau: "Hắn sẽ làm gì, sẽ có thể làm gì được? Hắn sẽ hất cẳng chúng ta khỏi Schliesen cùng với bọn Vệ binh thành Potsdam của hắn chăng?" Trong khi ấy, ông truyền cho bắt giữ Kyau vì sai lầm rút quân khỏi Breslau và thay ông ta bằng Trung Tướng Hans Joachim von Ziethen - nổi danh là "ông hoàng Khinh Kỵ"[32]. Letswitz cũng bị giam cầm còn quan Tổng đốc thành Schweidnitz là Seers thì sau kih được người Áo trao trả tự do cũng sẽ bị Triều đình bãi chức.[68] Vào ngày 26 tháng 11 năm 1757, Quân đội Phổ hành binh khỏi Naumburg, rồi lại đến Lobedau.[63] Như vậy là nhà vua đã hoàn thành cuộc hành quân hiển hách Roßbach - Leuthen, dài đến 165 dặm trên các đường nội tuyến của ông.[69][70] Nhà vua cũng hành binh qua thành Liegnitz, mà ông xem nhẹ quân Áo đồn trú tại đây. Quân ông đến Barchwitz vào ngày 28 tháng 11 năm 1757 để cho quân sĩ nghỉ ngơi thêm một chút, chờ quân Ziethen đến hợp binh.[65] Vậy là tuy không có lương thực đầy đủ nhưng Quốc vương đã làm nên một kỳ tích: ông cùng ba quân hoàn tất cuộc hành binh trong vòng 15 ngày.[68] Không những thế, cuộc hành binh này có thể hiện sự dũng mãnh của họ do diễn ra trong thời tiết khắc nghiệt.[63] Khi ấy, Ziethen cũng thành công phần nào trong việc cải thiện lại tình hình.[43] Friedrich II Đại Đế xua quân tấn công và đánh bại 11 nghìn quân Áo của tướng Gersdorf - vốn đã đến Barchwitz ít lâu trước đó, bắt sống 150 quân, tiêu diệt 80 quân Áo và tàn quân của Gersdorf thì tan rã[67]. Gần Barchwitz, tàn quân do Ziethen thống lĩnh tập kết với đội quân chủ lực của Quân vương. Vào ngày 2 tháng 11 năm 1757, ông kéo quân đến. Quốc vương phán: [6] Toàn quân đã mất nhuệ khí, và hoàn toàn tan vỡ vì hậu quả của thất bại “ vừa qua! ”
  15. —Vua Friedrich II Đại Đế Ngượi lại, những chiến binh trong đội quân chính quy của Đức Vua thì mừng vui với đại thắng vừa qua tại Roßbach nên nhiệt huyết, sẵn sàng đánh thắng Áo để giải phóng Schliesen. [71] [ ] Hai bên chuẩn bị trận đánh Quốc vương Friedrich II Đại Đế nước Phổ đã chinh phạt tỉnh Schliesen của Áo hồi năm 1740, gây Âu châu náo động. Trong cuộc chiến Bảy Năm, ông đã dùng thiên tài quân sự và chính trị của mình đã bảo vệ nước Phổ đánh lui các cuộc tấn công của kẻ kình địch. Tuy thua trận Kolín, ông đại thắng trong chiến dịch Roßbach - Leuthen đầy quang vinh.[72][60] Các Sĩ quan của đội bại binh này e sợ, xem chừng họ chẳng khác gì những tên tội phạm sắp phải đối đầu với đao phủ - chính là Đức Vua. Nhưng chính cái khó ấy đã khiến Đức Vua thể hiện rõ tài nghệ chỉ huy ba quân cuả ông: để kêu gọi ba quân đánh trận kế tiếp với quân Áo, ông cho họ uống rượu và kể lại với họ về những
  16. chiến tích oanh liệt của lực lượng Quân đội Phổ trong quá khứ. Các chiến binh tha hồ ăn uống, nhưng quan trọng hơn hết là những chiến binh đã vào sinh ra tử với Quốc vương tại Sachsen - lúc này đang sướng sung bởi niềm huy hoàng đại phá tan tành quân Pháp trong trận đánh vang danh tại Roßbach mới đây - đã kể cho đội bại binh của Ziethen nghe về chiến thắng lịch sử tại Roßbach.[68] Qua đó, các chiến binh của Quân vương đã lám cho tinh thần của các chiến binh bại trận trở nên nhiệt huyết Trong những ngày đông lạnh giá này, vị Quốc vương sinh hoạt chẳng khác gì những người lính trong đại bản doanh tươi vui của ông. Ông sưởi ấm bằng lửa của binh lính, và cùng chia sẻ lửa với họ. Vua tôi nói chuyện thân mật chứ không hề có sự cách biệt nào cả, ông vui vẻ ngợi ca những trận đánh trước của toàn quân (dù họ thất bại) và hô hào họ hãy cố gắng chiến đấu vũ dũng thêm nữa. Không lúc nào, lực lượng Quân đội Phổ mang đậm nét dân tộc như lúc này. Các binh sĩ người Sachsen và ngoại quốc đều đã hy sinh trong các đợt hành binh và trận đánh suốt ba thánh qua, do đó Friedrich II Đại Đế có một đội quân nhỏ, nhưng gồm thâu 35 vạn tinh binh, phần lớn là người xứ Brandenburg, Pommern và Magdeburg. Chỉ một thời gian nghỉ ngơi ngắn đã hồi phục uy lực của lực lượng Quân đội Phổ: họ sẵn sàng nghênh chiến để nối tiếp truyền thống huy hoàng, phá vỡ cái nỗi nhục thất bại tại Breslau. Dù đã kiệt lực và mới bị đánh bại, giờ đây họ lại là một trong những lực lượng quân sự hùng mạnh nhất của thế kỷ 18, hết mình phò tá Đức Vua.[43] Tuy nhiên, Quân vương vẫn không lấy làm yên tâm: quân Áo có tinh thần kỷ cương cao hơn hẳn đám liên quân Pháp - La Mã Thần thánh đã bị ông đánh cho đại bại trong trận đánh vừa qua tại Roßbach. Theo nhà sử học nghệ thuật Franz Kugler thì quân Áo có từ 8 vạn đến 9 vạn binh sĩ, trong khi theo nhà sử học quân sự Geoffrey Parker thì họ có 65 nghìn quân và nhà sử học Will Durant thì kể rằng họ có đến 73 nghìn quân[9]. Nhà sử học quân sự người Mỹ David G. Chandler nói khác chút : Friedrich II Đại Đế có 35 nghìn chiến sĩ cùng với 71 khẩu đại pháo còn Karl và Daun có 6 vạn chiến sĩ và 65 khẩu đại pháo quanh thị trấn Leuthen.[11] Tác giả Stanley Sandler thì cho biết quân Áo có đến 66 nghìn binh sĩ, cùng với 210 khẩu đại bác. Dù gì thì người Áo cũng đông đảo vượt
  17. trội quân Phổ của nhà vua Friedrich II Đại Đế: ông chỉ có 32 nghìn quân theo Franz Kugler, 36 nghìn quân theo tác giả Cormac O'Brien, 39 nghìn quân theo Stanley Sandler, và 43 nghìn quân theo Will Durant, [9] cùng với 170 khẩu đại bác.[6][7][8][12] Do đó, trong đêm ngày 3 tháng 12 năm 1757, nhà vua tri ệu các Tướng tá và Sĩ quan Tham mưu của ông đến chầu, và hiệu triệu như sau: đây là bài hiệu triệu Barchwitz trứ danh được lưu danh vào những trang sử vàng son của nền quân sự thế giới. Một bản chép nguyên văn bài hiệu triệu này như sau: [30][6] Hỡi các tướng sĩ, các Khanh đều nghĩ rằng Vương công Karl xứ “ Lothringen đã thắng lợi trong cuộc chiếm đoạt thành Schweidnitz, đánh bại Quận công xứ Bevern và lấy luôn cả thành Breslau, trong khi Trẫm buộc phải vắng mặt, do Trẫm nhất thiết phải chặn đứng giặc Pháp và đồng minh của chúng. Một phần của Schliesen, thủ phủ của tỉnh này, và mọi phương tiện chiến tranh được lưu trữ ở đây đều đã mất; và thiết nghĩ những thảm bại của Quả Nhân là nghiêm trọng và không thể qua khỏi, nếu Quả Nhân không đặt niềm tin vô hạn hơn cả của mình vaò lòng can trường và táo bạo của các Khanh, - vào ý chí kiên cường đó, - vào tinh thần ái quốc đó, mà các Khanh đã được dịp thể hiện không ít khi, và chứng tỏ nó một cách vinh quang. Với lòng nhớ ơn sâu sắc nhất của mình, Trẫm nhận thức rằng những công tích ấy là vì Tổ Quốc, và vì chính Quả Nhân đây nữa. Không ai trong số các Khanh lại không có vài chiến tích dũng mãnh, vài chiến công vĩ đại. Vì lẽ đó, Trẫm hy vọng rằng, khi được dịp, các Khanh sẽ không thể nào không làm đúng theo những đề nghị mà giang sơn của các Khanh đặt lên lòng dũng cảm và nhiệt huyết của các Khanh. Thời khắc quyết định đã đến, và Trẫm sẽ thừa nhận rằng Trẫm đã không thể làm gì được, nếu để ” quân Áo xâm chiếm tỉnh Schliesen. Dựa trên điều ấy - một sự trái ngược
  18. với mọi mưu lược, Quả Nhân sẽ tiến công cái đội quân do Vương công Karl cầm đầu, dẫu cho chúng có quân số đông gấp ba lần chúng ta. Quân số của địch quân, - sự vững chắc của điểm phòng ngự của chúng, chỉ là những vấn đề có tầm quan trọng hạng thứ; Trẫm chắc mẩm rằng những điều này đều phải bị áp đảo trước lòng can trường quyết không lùi bước của ba quân, và việc thi hành sáng suốt những quân lệnh của Trẫm. Cứ theo đó Trẫm nhất thiết phải đánh liều, hoặc là mất hết mọi thứ. Chúng ta nhất thiết phải đè bẹp bọn địch, hoặc là cùng chôn nhau dưới những Sư đoàn của bọn chúng. Đó là những cảm nghĩ của Quả Nhân, và những hành động của Quả Nhân sẽ gắn kết với chúng. Hãy báo cho mọi Sĩ quan khác nhau của toàn quân biết về kế hoạch và những quyết định của Quả Nhân;- hãy để một người lính dưới quyền sẵn sàng đáp ứng những sự kiện sắp xảy ra. Hãy thuyết phục anh ấy rằng Quả Nhân có lý lẽ xác đáng để yêu cầu lòng trung quân tuyệt đối của anh ấy. Xét cho cùng, chỉ cần nhớ lại rằng các Khanh là người Phổ, và những hành động của các Khanh hẳn sẽ đi đôi với danh dự cao quý của các Khanh. Tuy nhiên, nếu có ai trong các Khanh lo sợ phải chia sẻ những hiểm nguy với Quả Nhân, hôm nay anh ta có thể đệ đơn xin giải ngũ, mà không phải nghe một lời quở trách nhỏ nhẹ nhất của Trẫm —Vua Friedrich II Đại Đế
  19. Nhà vua Friedrich II Đại Đế kêu gọi ba quân chiến đấu, tranh tường của Fritz Roeber. Nhà vua tuy đã mệt mỏi, và dù giọng nói của ông yếu ớt nhưng ông vẫn sẵn sàng khuyến khích tinh thần ba quân dũng mãnh, để làm nên bài hiệu triệu tuyệt vời như thế. Theo một bản in thì trong các tướng lĩnh quân sự Phổ yết kiến ông trong lần này gồm có Thiếu tướng Lentulus, Thiếu tướng Heinrich August de la Motte Fouqué, Thiếu tướng Moritz người xứ Anhalt-Dessau, Trung tướng Ziethen và Thiếu tướng Schmettau.[63] Thực chất, sách khác lại kể rằng quyết định đánh địch của ông là rất liều lĩnh vì ông tưởng rằng sau tổn thất nặng nề trong các trận đánh vừa qua tại Schliesen, Karl chỉ có 39 nghìn lính Áo.[30] (lá thư của ông gửi cho Hoàng đệ Friedrich Heinrich Ludwig vào ngày 30 tháng 11 năm 1757 đã thể hiện hy vọng của ông trong việc lấy một đội quân gồm 36 nghìn chiến sĩ thắng một đội quân gồm 39 nghìn chiến sĩ, không lâu sau ông lại ước tính đội quân của ông có đến 36 nghìn chiến sĩ[73]) Và, Hoàng đệ thứ ba của nhà vua là August Ferdinand có kể khác về nguyên văn lời hiệu triệu này. Đây được coi là bản chính xác nhất về lời hiệu triệu hùng tráng của vị Quân vương nước Phổ: [30]
  20. “ Quân giặc đóng ngay tại đại bản doanh kiên cố ở Breslau, mà quân ta đã phòng thủ dũng mãnh. Trẫm đang hành binh về tấn công vị trí ấy. Quả Nhân không cần phải lý giải gì về quyết định của Quả Nhân, hoặc là vì sao Quả Nhân phải khăng khăng làm vậy. Trẫm hoàn toàn thừa nhận những nguy hiểm dễ xảy ra với bước tiến này, nhưng trong tình hình hiện nay Trẫm nhất thiết phải hoặc là chiến thắng, hoặc là hy sinh. Nếu chúng ta thất bại, tất cả sẽ mất hết. Hãy nghĩ rằng, hỡi ba quân, rằng các Khanh đang phải đấu tranh vì niềm huy hoàng của giang sơn, vì việc bảo vệ nhà cửa của chúng ta, vì vợ con của chúng ta. Trẫm sẽ chăm lo cho gia đình các Khanh. Nếu có ai muốn rời bỏ, anh ta cứ việc thực hiện ngay bây giờ, nhưng anh ta đừng mong một sự sủng ái nào của Trẫm với anh ta. ” —Friedrich II Đại Đế Một cuốn sách khác chép tóm lược lời hiệu triệu đầy khí phách của nhà vua Friedrich II Đại Đế như sau: [25] Hỡi các tướng sĩ, quân giặc đóng sau những cứ điểm của chúng, và vũ “ trang đến tận xương tủy. Chúng ta nhất thiết phải hoặc là công kích và chiến thắng chúng, hoặc là hy sinh. Không ai có thể nghĩ đến phương án khác. Nếu các Khanh không đồng ý các Khanh có thể đệ đơn tự chức và về nhà. ”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2