intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đại cương và ngữ âm Tiếng Việt: Phần 2 - Bùi Minh Toán

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

24
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Cuốn sách "Tiếng Việt - Đại cương và ngữ âm" Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: âm vị tiếng Việt; hệ thống âm vị tiếng Việt; vấn đề chính tả tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đại cương và ngữ âm Tiếng Việt: Phần 2 - Bùi Minh Toán

  1. Chương 3 ÂM VỊ TIÉNG VIỆT Mo’ đầu Chương 3 tập trung vào việc trình bày những vấn đề xung quanh đơn vị âm vị trong tiếng Việt, bao gồm: - Đặc điểm của âm vị tiếng Việt, - Hệ thống âm vị tiếng Việt, - Vấn đề chính tả tiếng Việt. Trong phần Đặc điểm của âm vị tiếng Việt, ngoài việc giải thích quan niệm về đơn vị ảm vị trong tiếng Việt, còn có những nội dung mờ rộng, đó là vấn đề thể hiện âm vị bằng kí hiệu ngữ âm quốc tế, vấn đề âm vị đoạn tính và âm vị siêu đoạn tính. Trong phần Hệ thống âm vị tiếng Việt, ngoài nội dung giải thích về hệ thống (âm vị) và hệ thống con, nội dung còn lại dành cho sự miêu tả các thành phần âm vị trong cấu tạo của âm tiết tiếng Việt, là: - Âm đầu (phụ âm đầu), - Âm đầu vần (bán âm), - Âm chính (nguyên âm), - Âm cuối (phụ âm cuối và bán âm cuối). Trong phần vấn đề chính tả tiếng Việt, ngoài việc nêu sơ lược về chuẩn hoá tiếng Việt và chuẩn hoá chinh tả, nội dung còn lạí dành cho chinh tả phương ngữ. 1. ĐẶC ĐIÉM CỦA ÂM VỊ TIÉNG VIỆT 1.1. Quan niệm về đơn vị âm vị trong tiếng Việt Theo lí luận đại cương vè âm vị học, một đơn vị âm thanh được coi là âm vị khi nó có khả năng trờ thành thành tố của hình vị. Chẳng hạn, trong tiếng Anh, âm [s] của từ books (những quyển sách) là hình vị danh từ số 86
  2. nhiều, cũng như trong tiếng Nga, âm [i] của từ KHurn (những quyển sách) cũng lả hình vị danh từ số nhiều, cách chủ. Như vậy, âm vị là đơn vị của bình diện biểu đạt; và nếu thành tổ nào cùa binh diện này không có khả năng kết hợp với thành tố của bình diện nội dung để tạo thành hình vị thi thành tố đó không phải là âm vị. Do đó trong tiếng Việt, nếu vận dụng một cách cứng nhắc quan điểm trên, phải thừa nhận rằng tương đồng với âm vị là âm tiết, vì âm tiết và chỉ có âm tiết mới có đủ "tư cách" làm đơn vị tối thiểu cho thành phần của hình vị. Dưới âm tiết, âm đầu (phụ âm đầu) hay vần không thực hiện được chức năng nảy. Đó cũng là lí do mà Nguyễn Quang Hồng đưa ra lí thuyết âm vị học âm tiết (như đã dẫn ờ chương 2, mục 3.2.3.). Tuy nhiên, nểu coi trọng một phương diện khác cùa âm vị - phương diện là đơn vị âm thanh nhỏ nhất không thể chia cắt, thi có thể thừa nhận trong tiếng Việt các yếu tố tham gia cấu tạo âm tiết - các âm và thanh - là âm vị (âm - âm vị, thanh - âm vị). Quan niệm như vậy sẽ là hợp li và thuận tiện cho việc giảng dạy tiếng Việt với tư cách tiếng mẹ đẻ, hay tư cách một ngoại ngữ. Thực tế, số lượng âm tiết khá lớn (theo thống kê, số âm tiết thực của tiếng Việt khoảng trên 6.000); trong khi đó, số lượng các âm và các thanh nhỏ hơn hàng trăm lần (chưa đến 60 âm vị). 1.2. Sự thể hiện âm vị bằng ký hiệu ngữ âm quốc tế 1.2.1. Hội N gữ âm học quốc tế Hội Ngữ âm học quốc tế gọi tắt là IPA (International Phonetic Association) thành lập năm 1886. Hội chù trương nghiên cứu ngữ âm của tất cả các ngôn ngữ, do vậy phải sử dụng một hệ thống ký hiệu chung gọi là ký hiệu ngữ âm quốc tế. Sau này, ký hiệu ngữ âm quốc tế đôi khi được sử dụng tuỳ tiện trong từng ngôn ngữ; nhưng nhìn chung, những ký hiệu chiính vẫn được sử dụng một cách phổ biến. Hệ thống ký hiệu ngữ âm cần cho việc học ngoại ngữ và việc nghiên cứu ngữ âm của từng ngôn ngữ; giúp người học, người nghiên cứu có một sự hiểu biết và đánh giá chính xác phẩm chất các ảm của các ngôn ngữ. 87
  3. 1.2.2. Ký hiệu ngữ ảm IPA a) Ký hiệu nguyên âm b) Kỷ hiệu phụ âm Phụ âm tắc 88
  4. \ vị trí cấu môi môi khe đầu quặt mặt răng mặt cuối lưỡi thanh họng \ ãm răng răng lười lưỡi lưỡi mặt lư&i lưỡi con hầu môi răng răng lưỡi thanh tin h \ vô thanh ộ f 0 s s 1 c ? X X h hữu thanh p V ỏ z 3 z j Y lí 9 Phụ âm m ũi Vị tri cấu âm mõi - mõi mõi-răng đàu lưỡi quặt mặt cuối lưỡi - răng lưỡi lưỡi lư&i con Thanh tinh hữu thanh m nj n a J1 0 N c. Một số dấu phụ Tính chất Dấu Tinh chát Dấu ngạc.noá > t’ bật hơi " /■ th / t ’ rrạc hoá - t hữu thanh J w / o môi hoá tw / t ° vô thanh í mũi hoá - ã dài a: yết hầu hoá ã ngắn - ă quặt lưỡi 89
  5. 1.2.3. Các ký hiệu ngữ âm quốc tế được s ử dụng trong tiếng Việt a. Kỷ hiệu nguyên âm - Nguyên âm hàng tiư óc. i, c, t , Tẽ - Nguyên âm hàng sau không tròn môi: U I, Y, ũ, lũỸ - Nguyên âm hàng sau tròn môi: u, o, 0, ũo b. Kỷ hiệu phụ âm - Phụ âm môi: b, m, f, V - Phụ âm đầu lưỡi: t, d, n, s, z, l, t, §, z , - Phụ âm mặt lưỡi: c, J1 - Phụ âm cuối lưỡi: k, r), X. y, h, q - (Phụ âm thanh hầu): ? c. Kỷ hiệu phụ - Nguyên âm ngắn: 5, Ễ, Ỷ, ú - Phụ âm bật hơi: t ' / t 1 ' 1.3. Các loại âm vị: âm vị đoạn tính và âm vị siêu đoạn tính Trong ngữ âm học, các đơn vị đoạn tính, hay có tên gọi khác: đơn vị âm đoạn, là những đơn vị ngữ âm có thể phân đoạn trong chuỗi lời nói (theo tuyến tinh). Các đơn vị âm đoạn cụ thể là âm tố, âm tiết, àm tự, âm cú. Ngược lại, có những đơn vị ngữ âm không phân đoạn được một cách độc lập; nó là yếu tố đi kèm với những đơn vị ảm đoạn. Những đơn vị ngữ âm này được gọi là đơn vị siêu đoạn tính, hay tên gọi khác: đơn vị siêu âm đoạn. Các đơn vị siêu âm đoạn cụ thể là thanh điệu (gắn liền với âm tiết), trọng âm (gắn với từ), ngữ điệu (gắn với câu). Nói chung, các ngôn ngữ có thanh điệu thì không có trọng âm từ (chi có trọng âm câu); trong khi đó, các ngôn ngữ có trọng âm từ thì không có thanh điệu. Ví dụ, trong tiếng Việt, từ khi hậu gồm hai âm tiết, âm tiết thứ nhất mang thanh sắc, âm tiết thứ hai mang thanh nặng; trong tiếng Anh, từ climate (khí hậu) gồm hai âm tiết ['klaimit], trọng âm ờ âm tiết thứ nhất. Mỗi ngôn ngữ có ngữ điệu riêng, 90
  6. nhưng ờ các ngôn ngữ có thanh điệu, ngữ điệu bị ràng buộc bởi thanh điệu, do đó, mặc dù là từ (âm tiết - từ) nghi vấn, nếu mang thanh điệu thấp, cũng không thể lên cao giọng quá mức (ví dụ, các từ để hỏi gi, nào không thể phát âm thành gí, náo) hoặc mặc dù là câu kể, nếu cuối câu là những từ (âm tiết - từ) mang thanh điệu cao, cũng không thể xuống thấp giọng quá mức (vi dụ các âm tiết cuối câu nó, sắc, nước trong đoạn trích dưới đây không thể phát âm thành nọ, sặc, nược được: "... Đi thuyền thăm động Phong Nha, chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc và thich thú trước vẻ đẹp lộng lẫy, ki ảo cùa nó. Dưới ánh sáng lung linh cùa đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ hinh khối, màu sắc. Có khối hình con gà, con sóc, có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng trên mặt nước..." [Trần Hoàng - Động Phong Nha - N gữ văn 6, tập 2]) (tham khảo phụ lục 3A). 2. HỆ THỐNG ÂM VỊ TIÉNG VIỆT 2.1. Hệ thống và hệ thống con Khi phân tích âm tiết tiếng Việt ờ bước thứ nhất, ta được ba bộ phận, đó là âm đầu (phụ âm), vần và thanh điệu; ờ bước thứ hai, ta phân tiếp vần thành ba yếu tố, đó lả âm đầu vần, âm chính và âm cuối. Kết quả cùa hai bước phân tích, ờ dạng âm tiết đầy đủ, có 5 yếu tố tham gia cấu thành âm tiết, đó là âm đầu (phụ âm) - âm đầu vần (bán âm) - âm chính (nguyên âm) - âm cuối (phụ âm vá bán âm cuối) và thanh điệu. Các yếu tố trên có thể thừa nhận là những âm vị. Nếu coi trọng tính chặt chẽ của cả hệ thống âm vị tiếng Việt và từng hệ thống con của các thành phần thuộc âm tiết tiêng Việt thì giải pháp mà GS. Đoàn Thiện Thuật đưa ra trong giáo trình N gữ ãm tiếng Việt là thoả đáng. Theo ông, các hệ thống con của âm tiết tiếng Việt là như sau: 91
  7. 2.1.1. Hệ thông âm đầu1 môi đầu lưỡi mặt gốc thanh bẹt quặt lưỡi lưỡi hầu tắc ồn bật hơi f không bật hơi vô t t c k ? thanh hữu b d thanh vang (mũi) m n J1 0 xát ổn vô thanh f s ? X h hữu thanh V z Y vang (bên) 1 Hai mươi hai đơn vị phụ âm đầu của tiếng Việt liên hệ chặt chẽ với nhau làm thảnh một hệ thống. Trong số các âm vị âm đầu có vấn đề đáng thảo luận là sự thừa nhận âm vị /?/ (tắc thanh hầu), ở những âm tiết được viết ghi bắt đầu bằng nguyên âm như “ăn", “uống'’ quả có hiện tượng khép khe thanh lúc mờ đầu, khi chúng được phát âm lên. Tiếng bật do động tác mờ khe thanh đột ngột được nghe rõ hoặc không rõ ờ từng người, trong từng lúc, phụ thuộc vào phong cách và bối cảnh ngữ âm. Phần lớn tác giả, trong số đó trước hết là những người sáng lập ra chữ quốc ngữ, coi /?/ là thuộc tính của nguyên âm. Một số như Lê Văn Lý, L.c. Thompson, Hoàng Tuệ và Hoàng Minh thi coi nó như một đơn vị độc lập. ' về hệ thống này, GS Đọàn Thiện Thuật giải thích khá chi tiết trong Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại hpc vá Trung hpc chuyên nghiệp, 1977. 92
  8. Sự thừa nhận tư cách âm vị của /?/ ỉàm cho /h/ có đôi, tạo nên một thế cân đối trong hệ thống: ờ bất kỳ vị trí nào tối thiểu cũng có hai âm vị đối lập và tiêu chí tắc/xát được tận dụng đến mức tối đa. Đối với những hếp láy K iể u "lục ục", sự tồn tại của /?/ như một phụ din đầu cho ta một cach miêu tã nhất quán với mọi trường hợp. ở đây có sự luân phiên /I - ?/ cũng như /I - S (trong “lục sục"). Nó cho phép ta chấp / nhận những từ như “í ới”, “inh ỏi”, “ì ầm" vào phạm vi những từ kép láy cũng như đã chấp nhận những từ kiểu “sáng sủa", "dễ dáng1 ”vui vẻ” vì ', trong cả sáu từ đều có sự lặp phụ âm đầu. Nói ngắn gọn là với âm vị /?/ cách miêu tả các từ kép láy sẽ đơn giàn, thống nhất. Giải quyết /?/ như một âm vị còn đưa đến xây dựng được một mô hình tổng quát của ảm tiết với ba thành tố trực tiếp của âm tiết (thanh điệu, âm đầu, vần) bao giờ cũng có mặt. Đó là chưa kể đến thế tất yếu phải thừa nhận /?/ như một âm vị phụ ảm đầu đối với những ai muốn nói đến sự thể hiện môi hoá cùa phụ âm trong những âm tiết có yếu tố [uj trước nguyên âm như “khoán", "toán”. Nếu không, chúng ta sẽ lúng túng hoặc giải quyết không nhất quán khi gặp những âm tiết như “uể", "oải". Các lập luận để biện hộ cho giải pháp thừa nhận hay giải pháp không thừa nhận ['?] như một âm vị, cho tới nay vẫn chưa thấy tác giả nào đưa ra, ngoài một số điều đáng lưu ý trên đây. L.C. Thompson còn cho rằng âm đầu /?/ chẳng những tồn tại trong các âm tiết kiểu "uể", "oải" mà cả các âm tiết kiểu ‘‘bầu’’, ”đàn" nghĩa là trước những phụ âm vốn được coi là ''hữu thanh” hoặc “lơi”. Quả thực trong cách phát âm các âm tiết kiểu thứ hai, trước khi các phụ âm được thể hiện, ờ thanh hầu đã xuất hiện một âm thanh nào đó do sự hoạt động của dây thanh. Hiện tượng này cũng được một số tác giả nhận thấy và được gọi là “tiền thanh hầu hoá'' ("preglottalization"). L.c. Thompson đã gắn cho nỏ một giá trị âm vị học thay thế của phụ âm và tách riếng nó thành một âm vị độc lập, vi vậy các phụ âm /d, b/ sẽ được thay thế bằng những tổ hợp âm vị /?t, ?p/. Cách giải quyết của thuyết này có ưu thế là hệ thống âm vị phụ ârr đầu sẽ rút đi được hai âm vị. Tuy nhiên khó có thể coi là một giải pháp tốt. 93
  9. Trước hết cần thấy ngay rằng hiện tượng “tiền thanh hầu hoa” khác với hiện tượng "tắc thanh hầu” về bản chất. Thứ hai, nếu hiện tượng “tiền thanh hầu hoá" có xảy ra đồng thời với tính hữu thanh của các phụ âm thì chi nên coi là một nét rườm (redondant) chứ không thể thay thế cho tinh hữu thanh, vốn vẫn là một tiêu chí khu biệt được sử dụng thường xuyên trong tiếng Việt, và tạo nên tính cân đối của hệ thống. Thứ ba, cách giải quyết này đưa lại những nhóm phụ âm đầu, một điều trái với khuôn mẫu chung của âm tiết tiếng Việt. Ngoài tổ hợp âm vị /?t, ?p/ đang được thảo luận sẽ không bắt gặp được ở đâu những nhóm phụ âm đầu như trong các ngôn ngữ Án Âu. Tập quán ngôn ngữ này lộ rõ trong cách phát âm sai lạc phổ biến của người Việt khi gặp những tổ hợp phụ âm trong các ngôn ngữ trên. Cuối cùng, với giải pháp đang xét, tuy tiết kiệm được 2 âm vị nhưng lại sa vào một cách miêu tả cấu trúc âm tiết phức tạp, với số lượng các thành phần cồng kềnh. Trong số hai mươi hai âm vị được liệt kê ờ trên không có /p, r/. Những âm vị này có thể gặp trong một số từ phiên âm từ tiểng nước ngoài như đèn “pin", "patê", “rađiô”. s ố lượng từ như vậy không nhiều, /p, r/ thướng được thay thế bằng /b, z/ (đèn bim, hoặc đèn bin, ba tê, dađiô). Có khi cả từ lại được thay thế bằng một từ tiếng Việt như “rađiô”>"đài”. Riêng /r/, với cách phát âm rung đầu lưỡi, còn thấy có ờ một số thổ ngữ trong cách phát âm những từ như “rổ”, "rá". Nhưng địa bàn của những thổ ngũ' náy không rộng, số người sử dụng nỏ không đông. Tuyệt đại đa số người Việt đều phát âm các từ đó lả [z o \ za5] (ờ miền Bắc) hoặc [ zo4, za5] (ờ miền Trung và Nam) với đầu lưỡi quặt. Âm /r/ rung không tiêu biểu và đại diện cho một phương ngữ phổ biến nên không được kể đến trong hệ thống âm vị âm đầu của tiếng Việt. Trong danh mục âm vị phụ âm của nhiều tác giả thường có /p/, đấy lại là một vấn đề khác. Đa số các tác giả trên coi các âm vị đứng đầu âm tiết là một và khi liệt kê các âm vị phự âm thi ngoài năm âm vị, theo họ, có thể vừa đứng đầu vừa đứng cuối (/t, k, m, n, ĩ]ỉ) họ kể thêm cả /p/, vốn chì đứng cuối. Điều đó có nghĩa là mặc dù liệt kê /p/ nhưng các tác giả đó vẫn không hề nói rằng /p/ cỏ thể làm âm đầu trong tiếng Việt. Thái độ này trừ ờ 94
  10. một số tác già không rõ rệt còn ở số khác được biểu hiện rất rõ (có thể dẫn Hoàng Tuệ, Nguyễn Đình Hoà làm ví dụ). Thẳng hoặc, cũng có tác giả giải thuyết [p - b] như những biến thể vị trí của cùng một âm vị. Chúng tôi cho rẳng cách giải thuyết này không có cơ sờ. Trong tiếng Viêt, chúng ta không tìm thấy một lí do gì để sáp nhập những âm tố đứng đầu và đứng cuối âm tiết vào một âm vị. Theo chúng tôi, các âm vị đứng đầu âm tiết và đứng cuối âm tiết không thể đồng nhất được, sự phân chìa âm vị ra những hệ thống khác nhau lả dứt khoát. Trong hệ thống âm đầu /p, r/ không được kể đến. Đó là những âm vị không nhập hệ. Trái lại, trong hệ thông ảm cuối /p/ thực sự là một âm vị tiếng Viêt. 2.1.2. Các ảm vị làm ảm đầu vần Trên cơ sờ thừa nhận sự sự đối lập âm vị học giữa “toán" và “tán” - là sự đối lập giữa đặc trưng âm sắc bị trầm hoá/không trầm hoá, GS Đoàn Thiện Thuật cho rằng: “những đặc trưng đó là những nét khu biệt làm nên nội dung hiện thụv của hai âm vị trong hệ thống biệt lập: m ột âm vị là bắn nguyên ám môi - ngạc mềm, ghi bằng r-u-/ hay /-VV-/, một âm vị khác có nội dung tiêu cục là âm vị /zêrô/” 2.1.3. Hệ thống âm chinh (nguyên âm) 13 nguyên âm đơn 9 nguyên âm đơn dài i tu u e Y 0 e a D 4 nguyên âm đơn ngắn Ỷ l ố 5 3 nguyên âm đôi le IU Y uo Các sá ch ngữ âm từ trước đến nay đều sử dụng dấu nô'i dưới dể biểu thị ng u y ên âm dôi. Tuy n h iê n , theo nguyên lác, cả dấu nôi dưới và d ấu r.ố ì trê n đều có giá trị tương dương. 95
  11. 2.1.4. Hệ thống âm cuối Theo GS Đoàn Thiện Thuật, sau các nguyéi. im dài, bao gồm cả nguyên âm đơn vả nguyên âm đôi, có sự phân bố đều đặn của âm cuối /zêrô/. Và, nếu như vậy, tiếng Việt cỏ chín âm vị làm âm cuối, trong đó có một âm vị /zêrô/, hai bán nguyên âm và sáu phụ âm. Trừ ảm cuối /zêrô/, các âm cuối còn lại là: 2.1.5. Hệ thống thanh điệu GS Đoàn Thiện Thuật đưa ra sự nhận diện hệ thống thanh điệu tiếng Việt theo sơ đồ: 96
  12. Sự thừa nhận trong hệ thống âm vị tiếng Việt có âm vị âm đầu tắc thanh hầu (/?/) và có hai âm vị /zêrô/ ờ vị trí âm đệm và ảm cuối là thích hợp cho giải pháp âm vị học tiếng Việt một cách chặt chẽ, tiết kiệm; lả gợi mờ đối với người nghiên cứu tiếng Việt. Song, có lẽ sẽ là trừu tượng đối với việc dạy và học tiếng Việt, đặc biệt ờ bậc học phổ thông. Vi vậy, hệ thống âm vị tiếng Việt được trinh bày dưới đây sê không là một hệ thống âm vị với 5 hệ thống con, thề hiện qua năm thành phần của âm tiết tiếng Việt; mà là một hệ thống âm vị nới lỏng, gần với phát ảm và chữ viết. 2.2. Miêu tả hệ thống âm vị tiếng Việt 2.2.1. Ám vị âm đầu (phụ âm) a. Vị tri âm vị âm đầu trong âm tiết tiếng Việt Trong các âm tiết tiếng Việt, sự có mặt của âm đầu - vị trí thứ nhất của ảm tiết - được xác định là các âm vị phụ âm; sự vẳng mặt của âm đầu chứng tỏ vị trí này khuyết âm vị. Âm đầu được xác định trong các loại âm tiết sau: ta, toa, tan tnsn (âm đầu lá âm vị phụ âm /Ư; ngược lại ờ các loại âm tiết như: a, oa, an, oan, âm đầu khuyết, tức là không có âm vị nào đứng ờ vị trí mỡ đầu âm tiết. b) Số lượng âm vị âm đầu Phần lớn tác giả viết giáo trình tiếng Việt có quan điểm giống nhau về số lượng âm vị âm đầu, đó là 21 âm vị phụ âm, hoặc 22 âm vị (thêm âm vị /?/) - như vậy, các âm tiết a, oa, an, oan đều cỏ phụ âm đầu là /?/: ?3, ?oa, ?an, ?oan. Quan điểm này chưa phản ánh đầy đủ các hiện tượng ngữ âm tiếng Việt thể hiện qua chừ viết và sự biến đổi của ngữ âm tiếng Việt. Hơn nữa, với quan niệm âm vị không chặt chẽ như âm vị trong các ngôn ngữ phi âm tiết tính, (chì coi trọng phương diện đơn vị âm thanh nhỏ nhất), thi có thể nhìn nhận vấn đề số lượng âm vị tiếng Việt nói chung và số lượng âm vị phụ âm đầu nói riêng một cách thực tế hơn. Lâu nay, trước các hiện tượng của chữ viết: dùng con chữ phụ âm k khi có kết hợp với các nguyên âm hàng trước (kí, kế, ké) kể cả nguyên âm đôi (kia), dùng con chữ c khi có kết hợp với các nguyên âm hàng sau, kể 7 TV Đ C N A 97
  13. cả nguyên âm đỏi {cung, câng, cang, căng, cương, cung, công, cong, coong, cuông...), dùng con chử q khi có kết hợp âm đầu vần {quy, quên, quen, quyên, quang), các nhà ngôn ngữ đều quy chúng ( k, c, q) về một phụ âm /k/. Điều đó là hợp lý, nó thể hiện tính phản bố có quy luật cua âm vi này (/k/ đứng trước các nguyên âm hàng trước bi ngạc hoá được ghi là k; /k/ đứng trước các nguyên âm hàng sau bi mạc hoá được ghi lá c; /k/ đứng trước âm đầu vẩn bi môi hoá được ghi là q). Tác giả Hoàng Thị Châu trong cuốn Tiếng Việt trên các miền đắt nước đã tách q thành một âm vị riêng - âm vị phụ âm tắc vô thanh - thanh hầu /q/. Tính hợp li cũa giãi pháp này xin không bàn đến, nhưng đối với việc dạy chính tả ờ bậc học phổ thông, sự thừa nhận phụ âm /q/ có hình thức thẻ hiện là qu sẽ là tiện dụng. Như vậy, trong chính tả tiếng Việt (cho học sinh phổ thông) có ba phụ âm được thể hiện bẳng hai hình thức chữ viết theo một quy tắc thống nhất, đó là phụ âm /k/, phụ âm /y/ và phụ âm /ij/ (khi đứng trước nguyên âm hàng trước - /i, e, E Tẽ/ được viết bằng k, gh, ngh; khi đứng trước nguyên âm hàng sau - , /ui, V, a, ă, lúỸ, u, o, D, uo/ được viết bằng c, g, ng). Phụ âm /q/ và phụ âm /z/ (trường hợp viết gì) có hình thức chữ viết tương tự nhau (một con chữ phụ âm kết hợp với một con chữ nguyên âm) và có khả năng phân bổ trước nguyên âm gióng nhau (quý, quê, que, quờ (quạng), qua, quăn, quân, quyên; gi [đáng ra phãi viết là giì, nhưng những nhà làm chữ đã tiết kiệm, viết là gì], giề (tạp giề), giẻ (hoa giẻ), giờ, già, giằng (giằng xé), giận, giếng [đáng ra phải viết là giiếng, nhưng như trường hợp gì, đã được viết bol 1 con chữ i thành giếng]). Phụ âm /q/ được đưa vào danh sách âm đầu như một giãi pháp âm vi học - gắn với ngữ âm và chính tà nên nó được đặt trong (): (/q/). v ề trường hợp phụ âm /p/, nhiều tác giả cho rằng vì âm vị này chỉ xuất hiện trong các âm tiết là từ phiên âm (pingpông, đèn pin, vải pôpơlin,...) nên không thừa nhận là một âm vị phụ âm đầu tiếng Việt. Tuy nhiên, có thể thấy sự xuất hiện của /p/ trong các từ chì dịa danh và tên riêng (Pắc Bó, Sa Pa, Pa Cô, Phạm Trung Pồn,...). v ì vậy, chúng tôi cũng đưa /p/ vào danh 9b
  14. sách các phụ âm đầu như một giai pháp âm vị học - gắn với ngữ âm và chinh tả (tương tự phụ âm /q/) và cũng đặt trong (): (/p/). c ó thê’ thấy rẩng tuy trong tiếng Việt phụ âm đầu vá phụ âm cuối là hai hệ thống riêng biệt, nhu ng nếu đã thừa nhận /p/ thì tất ca’ các phụ ảm cuối đều có mặt trong phụ âm đầu. Như vậy, toàn bộ số lượng âm vị âm đầu (phụ âm) sê được trình bày trong bảng dưới đây:’ Vị tri phát âm môi lưỡi thanh đầu mặt cuối hầu Cách phát âm thẳng cong môi răng vô t’ bật thanh hơi hữu X thanh Ôn tắc không vỏ (p) t t c k (q) thanh bật hữu b d hơi thanh vang (mũi) m n J1 0 vô thanh f s s X h ồn xát hữu thanh V z ĩ. Y vang (bên) 1 Trong các cuốn từ điển bằng chữ quốc ngữ đàu tiên có ghi lại một số phụ âm đầu tiếng Việt nay không còn tồn tại nữa. Đó là các phụ âm kép bl, tl và ml.
  15. c. Sự thể hiện cùa âm vị âm đầu (phụ âm) trên chữ viết Các âm vị phụ âm đầu tiếng Việt có hình thức chữ viết như sau: Phụ âm tẳc Phụ âm xát Số TT ¿m vị chữ viết SỐTT âm vị chữ viết 1 (p) p 14 f ph 2 b b 15 V V 3 t’ th 16 s X 4 t t 17 z d. gi, g, (gi) 5 d đ 18 ? s 6 t tr 19 K r 7 c ch 20 X kh 8 k K, c 21 Y g. gh 9 (q) qu 22 h h 10 m m 23 1 1 11 n n 12 J1 nh 13 0 ng, ngh Trong 23 âm vị phụ âm đầu, những âm vị cỏ hai hình thức chữ viết là những trường hợp cần chú ý. Tuy là hai hình thức chữ viết, nhưng không được sử dụng một cách tự do, mà phải sử dụng theo quy tắc kết hợp ngữ âm, cụ thể: - Ba âm vị /k , Y, Ị) / c ó hai hình thức biểu hiện trên chữ viết như đã trình bày ờ phần trên; - Âm vị phụ âm /z/ có ba hình thức chữ viết (d, gi, g), nhưng không có một căn cứ ngữ âm nào cho sự khác biệt này về chữ viết, cầ n phải ghi 100
  16. nhớ từng trường hợp theo đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa (trong các âm tiết có phụ âm đầu /z/ đảm nhận - là từ hoặc là thành phần cùa từ), ví dụ: da (da thú), gia (gia đình), giếng. d. Tiêu chi miêu tả các âm vị âm đầu Các âm vị âm đầu được miêu tả theo 6 tiêu chí, đỏ là: cách phát âm, vị tri phát âm, thanh tính, giá trị âm học, khả nâng kết hợp và bién thể. Ví dụ: âm vị phụ âm /t/ được miêu tả như sau: - Phương thức phát âm: tắc, không bật hơi; - VỊ tri phát âm: đầu lưỡi-răng; - Thanh tính: vô thanh; - Phẩm chất âm học: cao, thăng (khi kết hợp với nguyên âm hàng trước) và khórig ngắt; - Khả năng kết hợp: kết hợp với tất cả các nguyên âm và âm đầu vần. - Biến thể: khi âm vị /Ư kết hợp với nguyên âm hàng trước thành biến thể ngạc hoá [t'J, khi /t/ kết hợp với nguyên âm tròn môi và âm đầu vần thành biến thể môi hoá [t0] (trong ti, tê, te là biến thể [t']; trong tu, tô, to, tua, toa lả biến thể [t0]; [t'l và [t0] là biến thể ngữ âm của IU. Ngoài loại biến thể này, cần miêu tả cả biến thể địa phương (nếu có), vi dụ trong tiếng Việt phụ âm đầu /v/ có biến thể địa phương là /z/ (phương ngữ Nam Trung Bộ - Nam Bộ). Một số đặc điểm của phụ âm cần ghi nhớ: Đẻ miêu tả các âm vị phụ âm được chính xác, cần nhớ một số đặc điểm sau: - Các phụ âm môi không kết hợp với âm đẩu vần (trường hợp thùng phuy, khăn voan là hãn hữu). Âm vị phụ âm /n/ và âm vị phụ âm /z/ cũng ít kết hợp với âm đầu vần (trừ trường hợp noăn bào, ruy băng). - Giá trị âm học của các phụ âm và nhóm phụ âm được cụ thể hoá theo các đặc trưng: 101
  17. + Phụ âm đầu lưỡi, phụ âm mặt lưỡi là âm cao, âm thăng (phụ âm ngạc hoá cũng là âm thảng); phụ âm môi, phụ âm cuối lưỡi là âm thấp (phụ âm mòi và phụ âm môi hoá là âm giáng). + Phụ âm tắc là phụ âm không ngắt (liên tục), phụ ảm xát (trừ phụ âm vang) là phụ âm ngắt (không liên tục). Các tiêu chí đối lập của phụ âm đầu: + Tắc / xát: /p, b, t /h, t, d, I c, k, q, m, n, J1 , I] / đối lập với /f, V, s, z, I, S, X. Y. h/; + Mõi / lưỡi / thanh hầu: /p, b, m, f, v/ đối lập với /t 'h, t, d, n, s, z, I, t, S, Zj c, J1 , k, r), X. đối lập với /q, h/; + Vô thanh / hữu thanh (theo cặp): p t f s s X b d V z ^ Y (các cặp này tạo thành dãy tương liên trong tiếng Việt) + Bật hơi / không bật hơi: /t7 / đối lập với /tất cả các âm vị phụ âm khác h của tiếng Việt/. Dựa vào các tiêu chi phân loại trong bảng phụ âm với các đặc điểm cụ thể đã nêu, vấn đề miêu tả từng phụ âm sẽ không phải là quá phức tạp nhưng lại là hết sức cần thiết đối với việc dạy và học tiếng Việt như ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc như ngoại ngữ. đ. Miêu tả các nhóm phụ âm đ1. Nhóm phụ âm môi Số lượng: Tiếng Việt có 5 phụ âm môi, trong đó có 3 phụ âm tắc (/p/, /b/, Im/) và 2 phụ âm xát (/f/, NI). Đặc điểm chung: + Đặc điểm cấu âm: khi phát âm các âm có sự tham gia của môi, hoặc môi - môi (/p/, /b/, /m/), hoặc mòi - răng (/f/, /v/); + Đặc điểm âm học: các phụ âm môi là âm thấp, âm giáng (khi sau nó là nguyên âm tròn môi); 102
  18. + Khả năng kết hợp: các phụ âm môi không kết hợp với âm đầu vần (trường hợp thùng phuy, khăn voan là hãn hữu); + Nét khu biệt tối thiểu (1 nét - đối lập vô thanh / hữu thanh ờ 2 cặp phụ âm /p/ - /b/ vá /f/ - N ỉ). Miêu tả cụ thể một phụ âm môi, chẳng hạn phụ âm /b/: + Phương thức phát âm: tắc, không bật hơi; + Vị trí phát âm: môi - môi; + Thanh tinh: hữu thanh; + Phẳm chất âm học: thấp, giáng (khi kết hợp với các nguyên âm hàng sau tròn mỏi) và không ngắt; + Khả năng kết hợp: kết hợp với tắt cả các nguyên âm nhưng không kết hợp với âm đầu vần; + Biến thể: [ß] (xát hoá) khi kết hợp với nguyên âm hàng trước. đ2. Nhóm phụ âm đầu lưỡi - Số lượng: Tiếng Việt có 10 phụ âm đầu lưỡi, trong đó có 5 phụ âm tắc (/ty, /ư, /d/, /n/, /ự) và 5 phụ âm xát (/s/, /z/, /I/, /g/, lzỊ). - Đặc điểm chung: + Đặc điểm cấu âm: khi phát âm các phụ âm của nhóm này cỏ sự tham gia của đầu lưỡi; + Đặc điểm âm học: các phụ âm đầu lưỡi là âm cao, thăng (khi kết hợp với nguyên âm hàng trước); + Khả năng kết hợp: phụ ảm đầu lưỡi cỏ thể kết hợp với tất cả các nguyên âm và âm đầu vần (riêng phụ âm /n/ và /z/ kết hợp hạn chế với âm đầu vần - trường hợp noãn bào, ruy bâng là hãn hữu). + Nét khu biệt tối thiểu (1 nét - đối lập vô thanh / hữu thanh ờ 3 cặp phụ âm: /Ư - /d/, /s/ - /z/ và 1st - !zị). - Miêu tả cụ thể một phụ âm đầu lưỡi, chẳng hạn phụ ảm IV: + Phương thức phát âm: tắc, không bật hơi; + Vị trí phát âm: đầu lưỡi cong; 103
  19. + Thanh tính: vỏ thanh; + Phẩm chất âm học: cao, thăng (khi kết hợp với nguyên âm hàng trước) và không ngắt; + Khả năng két hợp: kết hợp với tất cả các nguyên âm; kết hợp với ảm đầu vần hạn chế (chỉ âm đầu vần đứng trước /í/, /rẽ /, /Ỹ/ như truy, truyền, truân). + Biến thể: [t'] khi két hợp với nguyên âm hàng trước, [t°] khi kết hợp với nguyên âm hàng sau tròn môi, hoặc khi kết hợp với âm đầu vần, biến thể [C] hoặc [tjl trong phương ngữ Bắc Bộ.
  20. trước) và không ngắt; + Khả năng kết hợp: kết hợp được với tất cả các nguyên âm và âm đầu vần; + Biến thể: [c°] khi kết hợp với nguyên âm hàng sau tròn môi và kết hợp với âm đầu vần, [c '1 khi kết hợp với nguyên âm hàng trước. đ4. Nhóm phụ âm cuối lưỡi - Số lượng: Tiếng Việt có 4 phụ âm cuối lưỡi (còn được gọi là phụ âm gốc lưỡi), trong đó có 2 phụ âm tắc (/kI, /r\l) và 2 phụ âm xát Ụxl và /y/). - Đặc điểm chung: + Đặc điểm cấu âm: các phụ âm của nhóm này khi phát âm có sự tham gia cùa phần cuối lưỡi; + Đặc điểm âm học: các phụ âm cuối lưỡi là phụ âm thấp, giáng (khi kết hợp với nguyên âm hàng sau tròn mỏi); + Khả năng kết hợp: các phụ âm cuối lưỡi có thể kết hợp với tất cả các nguyên ảm và với ảm đầu vần, trừ phụ âm l \ l (phụ âm /y / kết hợp hạn chế với âm đầu vần, chì có 1 trường hợp: goà). + Nét khu biệt tối thiểu (1 nét: đối lập vô thanh / hữu thanh ờ cặp phụ âm / / / - /y/; /k/ - /r)/ cũng có nét đối lập vô thanh / hữu thanh, nhưng thêm nét đối lập không mũi / mũi). - Miêu tả cụ thể một phụ âm cuối lưỡi, chẳng hạn phụ âm /x/: + Phương thức phát âm: xát, không bật hơi (một số học giả như Nguyễn Tài cẩ n , K.I.Gregrerson cho rằng trước thế kỉ XVII, ly j là một phụ âm bật hơi - tắc xát, bật hơi hoặc tắc, bật hơi); + Vị trí phát âm: cuối lưỡi; + Thanh tính: vô thanh; + Phẩm chất âm học: thấp, giáng (khi kết hợp với các nguyên âm hàng sau tròn mỏi) và ngắt; + Khả năng kết hợp: kết hợp được với tất cả các nguyên âm và âm đầu vần; 105
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2