intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất (từ ngày 27 đến 31- 3 - 1935)

Chia sẻ: Phamquang Tuyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

468
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau cao trào Xô-viết Nghệ Tĩnh năm 1930 – 1931, thực dân Pháp đã tăng cường đàn áp, khủng bố phong trào yêu nước, tiêu diệt những người cộng sản. Tổng Bí thư Trần Phú cũng bị bắt và đã anh dũng hy sinh. Cơ quan đầu não của Đảng không còn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất (từ ngày 27 đến 31- 3 - 1935)

  1. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ NHẤT (Từ ngày 27 đến 31 – 3 – 1935) CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG LÃNH ĐẠO TOÀN DÂN ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN Sau cao trào Xô-viết Nghệ Tĩnh năm 1930 – 1931, thực dân Pháp đã tăng cường đàn áp, khủng bố phong trào yêu nước, tiêu diệt những người cộng sản. Tổng Bí thư Trần Phú cũng bị bắt và đã anh dũng hy sinh. Cơ quan đầu não của Đảng không còn. Theo chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, tháng 3 – 1934 Ban chỉ huy ở nước ngoài (Ban hải ngoại) của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, do đồng chí Lê Hồng Phong làm Thư ký (Bí thư), Ban hải ngoại của Đảng đã giữ vai trò lãnh đạo và tổ chức lại cơ quan Trung ương của Đảng, chuẩn bị Đại hội lần thứ nhất của Đảng. Từ ngày 27 đến ngày 31/3/1935, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại một địa điểm ở phố Quan Công, Ma Cao (Trung Quốc) do đồng chí Hà Huy Tập chủ trì. Đại hội đánh giá việc khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào đấu tranh của quần chúng. Đại hội nêu ra ba nhiệm vụ chính: Một là, củng cố phát triển Đảng: Đại hội quyết định phải tăng cường lực lượng của Đảng bằng cách ra sức phát triển đảng viên ở các trung tâm sản xuất công nghiệp, đồn điền, đường giao thông quan trọng; và bằng cách đưa thêm nhiều đảng viên thuộc thành phần công nhân vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Ban Chấp hành Trung ương phải đặt kế hoạch đào tạo cán bộ dự bị cho cấp lãnh đạo. Hai là, thu phục đông đảo quần chúng: Đảng coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết hiện nay của Đảng. Các đảng bộ phải chăm lo bênh vực quyền lợi của quần chúng, đặc biệt quan tâm đến các dân tộc ít người, thanh niên, phụ nữ và quần chúng lao động, ngoại kiều. Đảng phải chăm lo củng cố và phát triển các tổ chức quần chúng, lợi dụng các hình thức công khai và nửa công khai để tập hợp và phát triển lực lượng quần chúng thuộc các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội. Ba là, Đảng lãnh đạo phong trào cách mạng của quần chúng chống chiến tranh đế quốc. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng gồm 13 đồng chí. Đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư. Ban Chấp hành Trung ương đã cử đồng chí Nguyễn Ái Quốc làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế cộng sản Quốc tế Cộng sản. Đại hội đã thông qua Điều lệ Đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng, Đại hội cũng ra nghị quyết về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, đồng bào các dân tộc ít người, binh lính; Nghị quyết về công tác tổ chức hội liên minh phản đế, đội tự vệ, cứu tế đỏ. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng là một sự kiện lịch sử quan trọng đánh dấu thắng lợi căn bản của cuộc đấu tranh giữ gìn và khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng từ cơ sở đến Trung ương. Tháng 7 – 1936, đồng chí Lê Hồng Phong chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương ở Thượng Hải (Trung Quốc) để xác định chủ trương mới của Đảng về các vấn đề chiến lược và sách lược cách mạng ở Đông Dương. Theo chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị cử đồng chí Hà Huy Tập về nước tổ chức lại Ban Trung ương và giữ chức Tổng Bí thư. Sau Đại hội I, việc củng cố tổ chức đảng, phát triển Đảng và phong trào quần chúng có chuyển biến mạnh mẽ. Sự chuyển hướng các hình thức hoạt động, sử dụng cả hợp pháp, nửa hợp pháp, đồng thời coi trọng công tác bí mật và đấu tranh bất hợp pháp trong phong trào Mặt trận dân chủ 1936 – 1939, đã tập hợp đông đảo quần chúng đấu tranh giành quyền dân chủ , dân
  2. sinh, chống phát-xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Tháng 3 – 1938, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị quyết định mở rộng hơn nữa Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương. Tại hội nghị này, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng, sau đó được bầu làm Tổng Bí thư. Tháng 11 – 1939, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ; quyết định điều chỉnh sự chỉ đạo chiến lược cách mạng Đông Dương cho phù hợp hoàn cảnh mới. Từ đó, phong trào cách mạng trong cả nước diễn ra sôi nổi, các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và các cuộc binh chiến ở Đông Dương liên tiếp nổ ra, báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc của nhân dân ta. Đặc biệt, từ ngày 28 – 01 – 1941, Bác Hồ về nước và chủ trì Hội nghị Trung ương tháng 5 – 1941 đã quyết định chuyển hướng chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết, cho ra đời (Mặt trận Việt Minh). Hội nghị bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng. Sau hội nghị, công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang được coi là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhân dân ta. Cao trào kháng Nhật cứu nước đã diễn ra sôi nổi, phong phú về nội dung và hình thức. Ngày 13 – 8 – 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền và đã thành công. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam I Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm ‘‘Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam I’’ hay ‘‘Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng Sản Đông Dương ’’ diễn ra từ ngày 27 đến ngày 31-3-1935 ở Ma Cao. Tham dự đại hội có tất cả là 13 đại biểu chính thức thay mặt cho 500 đảng viên trong nước và các đảng bộ ở nước ngòai. M ục lục [ẩn] 1 Hoàn cảnh lịch • sử 2 Nội dung • 3 Ý nghĩa • 4 Chú thích • 5 Xem Thêm • 6 Tham khảo • 7 Liên kết ngòai • [sửa] Hoàn cảnh lịch sử Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng Sản Đông Dương diễn ra khi lực lượng cộng sản trong nước gần như hòan tòan bị triệt tiêu sau đợt khủng bố trắng của Pháp sau Xô viết Nghệ Tĩnh nay đã dần dần phục hồi trở lại. Ban chấp hành trung ương Đảng chỉ thị triệu tập đại hội Đảng
  3. [sửa] Nội dung Đại hội đánh giá cao những thắng lợi của Đảng trong việc khôi phục hệ thống • tổ chức Đảng. Đại hội thừa nhận: • 1.Luận cương chính trị tháng 10/1930 2. Chương trình hoạt động Tháng 6/1932 3.Kiểm điểm phong trào cách mạng ,tổ chức lánh đạo cách mạng (1932-1935) Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ cụ thể: • 1. Xây dựng và phát triển Đảng Phát triển cơ sở Đảng tại các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ, tại các • thành thị... Kết nạp thêm đảng viên ưu tú trong hàng ngũ giai cấp công nhân • Đẩy mạnh việc phê và tự phê trong Đảng • 2. Thâu phục quảng đại quần chúng Phát triển hội phụ nữ, các dân tộc thiểu số... • Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất • 3. Đẩy mạnh chống chiến tranh đế quốc Đại hội cũng đã thông qua Nghị quyết Chính trị, Điều lệ Đảng và[1]: Các nghị quyết về vận động công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, phụ nữ. • Các nghị quyết về công tác trong các dân tộc thiểu số. • Các nghị quyết về đội tự vệ đỏ và đội cứu tế đỏ • Bầu Ban chấp hành Trung ương mới gồm 13 người. Nguyễn Ái Quốc được cử làm đại diện của Đảng Cộng Sản Đông Dương tại Quốc tế thứ 3, Lê Hồng Phong là Tổng Bí thư[2] [sửa] Ý nghĩa Đại hội đánh dấu sự khôi phục và phát triển của tổ chức Đảng • Là sự chuẩn bị cho thắng lợi của các phong trào tiếp theo • Đại hội đại biểu lần I của Đảng được xem như là mốc đánh dấu bước phát triển quan trọng của Đảng, Đảng đã phục hồi được hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa
  4. phương, các Xứ ủy Bắc kì, Trung kì và Nam kì được lập lại, các tổ chức quần chúng của Đảng cũng dần được khôi phục và phát triển. [3] Đại hội chính là mốc đánh dấu sự sống còn của Đảng Cộng Sản Việt Nam vì trước đó tất cả các tổ chức, đảng phái khác như Việt Nam Quang phuc hội, Việt Nam quốc dân đảng,… sau khi bị thực dân Pháp đàn áp đều không còn hoạt động hoặc hoạt động rất hạn chế, cơ sở trong nước bị khủng bố hòan tòan, chỉ còn các cơ sở hoạt động ở hải ngoại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2