intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ V CỦA ĐẢNG (THÁNG 3-1982) & PHẤN ĐẤU ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH KT - XH_1

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

217
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài viết 'đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ v của đảng (tháng 3-1982) & phấn đấu ổn định tình hình kt - xh_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ V CỦA ĐẢNG (THÁNG 3-1982) & PHẤN ĐẤU ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH KT - XH_1

  1. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ V CỦA ĐẢNG (THÁNG 3-1982) & PHẤN ĐẤU ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH KT - XH Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng tiến hành tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 15-3 đến ngày 31-3-1982. Dự Đại hội có 1.033 đại biểu thay mặt cho hơn 1,7 triệu đảng viên cả nước. Có 47 đoàn đại biểu của các đảng cộng sản và công nhân, các tổ chức cách mạng trên thế giới đến dự Đại hội. Đại hội nội bộ diễn ra từ 15 đến 24-3-1982. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá IV đã nêu ra ba thắng lợi: - Nhanh chóng thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, thực hiện một bước quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. - Đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược ở hai đầu biên giới, giúp đỡ
  2. Mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia và nhân dân Campuchia anh em giải phóng đất nước, cứu dân tộc Khơme khỏi hoạ diệt chủng. - Trên mặt trận kinh tế, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, bước đầu khắc phục những hậu quả nặng nề do chiến tranh xâm lược và thiên tai liên tiếp gây ra. Về những khó khăn và yếu kém, Báo cáo chính trị vạch rõ: - Khó khăn của đất nước ta xuất phát từ nền kinh tế sản xuất nhỏ vừa gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề cuộc chiến tranh lâu dài vừa phải tiếp tục cuộc chiến tranh giữ nước, khắc phục hậu quả của thiên tai lớn dồn dập xảy ra. - Khó khăn còn do khuyết điểm và sai lầm của các cơ quan Đảng và Nhà nước ta từ Trung ương đến cơ sở về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trên những mặt nhất định, khuyết điểm, sai lầm về lãnh đạo, quản lý là nguyên nhân chủ yếu gây ra khó khăn hoặc làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế, xã hội. Sai lầm lớn là đã chủ quan, nóng vội đề ra một số chủ trương quá lớn về chỉ tiêu và quá cao về tốc độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất, đưa quy mô hợp tác xã nông nghiệp lên quá lớn ở một số địa phương.
  3. Đại hội nêu ra hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng của nước ta trong giai đoạn mới: Một là, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Hai là, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Về xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội nêu ra phương hướng mới như sau: 1. Chặng đường đầu bao gồm chặng đường 5 năm 1981-1985 và kéo dài đến 1990. Nhiệm vụ bức thiết trước mắt là ổn định tình hình kinh tế - xã hội. 2. Trong 5 năm 1981-1985 và đến cuối những năm 1980, tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng. 3. Trong một thời gian nhất định, ở miền Nam còn 5 thành phần kinh tế
  4. (quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, cá thể và tư bản tư doanh). Các đại biểu Đại hội nhất trí về cơ bản với nội dung Báo cáo chính trị và bổ sung nhiều ý kiến quan trọng về thực trạng nền kinh tế - xã hội, về chiến lược kinh tế dài hạn, về giải pháp đổi mới quản lý kinh tế trước mắt là vấn đề giá - lương - tiền, về cải thiện đời sống nhân dân và khắc phục tệ nạn xã hội. Sau khi thảo luận Báo cáo kinh tế và Báo cáo về xây dựng Đảng, Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 116 uỷ viên chính thức và 36 uỷ viên dự khuyết. Đại hội công khai từ ngày 27 đến ngày 31-3-1982 nghe báo cáo tóm tắt về các văn kiện Đại hội, tham luận của các đại biểu, lời chào mừng của các đoàn đại biểu quốc tế, thông qua nghị quyết về các báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương. Ngày 30-3-1982, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khoá V họp bầu ra Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư. Trong phiên bế mạc ngày 31-3, Đại hội nhất trí ra Nghị quyết tán thànhBáo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá IV, thông
  5. qua Báo cáo về xây dựng Đảng và bổ sung Điều lệ Đảng. Bế mạc Đại hội, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn nói: "Trước mắt chúng ta là một chặng đường phấn đấu gay go, phức tạp. Song toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang được tiếp thêm sức sống mới do những nghị quyết lịch sử của Đại hội đem lại. Chúng ta nhất định thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại". Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V dựa trên thực tiễn đất nước những năm sau giải phóng đã có những bước tiến mới về đổi mới tư duy trong việc tìm tòi con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, Đại hội chưa thấy được sự cần thiết phải duy trì nền kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ, chưa xác định được những quan điểm cụ thể về kết hợp kế hoạch với thị trường, công tác quản lý lưu thông, phân phối vẫn một chiều do kế hoạch nhà nước quyết định. Đại hội coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nhưng chưa có những chính sách, giải pháp cụ thể và đồng bộ để giải phóng các lực lượng sản xuất trong nông nghiệp. Những hạn chế này của Đại hội V là nguyên nhân của những khó khăn mà đất nước ta phải vượt qua sau Đại hội. PHẤN ĐẤU ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
  6. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, nền kinh tế - xã hội nước ta đạt được một số tiến bộ. Tổng sản lượng nông nghiệp năm 1982 tăng 1.743.600 tấn so với năm 1981, nhưng từ năm 1983 đến năm 1987 lại có xu thế tụt dần trong khi dân số tăng 6 triệu (từ 1981 đến năm 1986), lạm phát tăng từ 131% năm 1981 lên 774,7% năm 1986. Tình hình khủng hoảng kinh tế rất nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước ta diễn ra trong khi Mỹ và các thế lực thù địch vẫn xiết chặt chính sách bao vây, cấm vận, tiến hành chiến tranh phá hoại nhiều mặt nhằm làm suy yếu nước ta. Trước những khó khăn phức tạp chồng chất, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo nhân dân quyết tâm phấn đấu nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Từ Đại hội V đến Đại hội VI, Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành 11 cuộc hội nghị, trong đó có 8 hội nghị bàn về kinh tế - xã hội. Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá V (tháng 12-1982) nhận định: Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm 1981 - 1985, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng tình hình kinh tế - xã hội nói chung còn nhiều khó khăn và có mặt rất gay gắt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0