ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VIII (THÁNG 6-1996) VÀ NHIỆM VỤ ĐẨY MẠNH CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC_2
lượt xem 14
download
Tham khảo bài viết 'đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ viii (tháng 6-1996) và nhiệm vụ đẩy mạnh cnh, hđh đất nước_2', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VIII (THÁNG 6-1996) VÀ NHIỆM VỤ ĐẨY MẠNH CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC_2
- ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VIII (THÁNG 6-1996) VÀ NHIỆM VỤ ĐẨY MẠNH CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC Để bảo đảm thực hiện mục tiêu, Đại hội VIII đề ra những định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu: - Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quán triệt các quan điểm và nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. - Nắm vững chính sách đối với các thành phần kinh tế, nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo, đồng thời phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể, tiểu thủ công, kinh tế tư bản tư nhân. - Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế bao gồm việc tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế, tiếp tục
- đổi mới công tác kế hoạch hoá, đổi mới các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước. - Phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Giải quyết một số vấn đề xã hội, trước mắt là tập trung sức tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đẩy mạnh công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, đẩy lùi tệ nạn xã hội. - Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, nâng cao vai trò làm chủ của nhân dân, xây dựng cơ chế cụ thể, thực hiện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". - Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng. - Tăng cường quốc phòng và an ninh, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, kết hợp thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân.
- - Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Đại hội thông qua Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã được bổ sung, sửa đổi nhằm giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng. Đại hội khẳng định đảng viên không được làm kinh tế tư bản tư nhân, đồng thời nhắc lại Điều 1 trong Điều lệ Đảng (sửa đổi) về tiêu chuẩn đảng viên là người "có lao động, không bóc lột". Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII gồm 170 đồng chí. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã bầu Bộ Chính trị gồm 19 đồng chí, bầu Tổng Bí thư là đồng chí Đỗ Mười, bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương gồm 7 đồng chí. Bộ Chính trị cử Thường vụ Bộ Chính trị 5 đồng chí: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Tấn Dũng. Ban Chấp hành Trung ương tôn vinh các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công tiếp tục làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII. Sau Đại hội VIII là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước
- công nghiệp. Phát triển quan điểm của Đại hội VIII, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) đã quyết định những vấn đề về phát triển giáo dục, đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ, nhấn mạnh nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tăng cường vai trò của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển của đất nước. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của khoa học tự nhiên và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao để có thể đi nhanh vào hiện đại. Trung ương nhấn mạnh phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ làquốc sách hàng đầu. Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII (tháng 6-1997) chủ trương phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, đồng thời có Nghị quyếtvề chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tháng 12-1997, để bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển của Đảng, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã bầu đồng chí Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Thường vụ Bộ Chính trị mới do Bộ Chính trị cử ra gồm các đồng chí: Lê Khả Phiêu, Phạm Thế Duyệt, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải, Nông Đức Mạnh. Các đồng chí Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt được tôn vinh làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Từ tháng 7-1997 cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ xảy ra ở các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á và có ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra những chủ trương, chính sách cụ thể để khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng trong khu vực, ngăn chặn sự suy giảm của nền kinh tế. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII (tháng 12-1997) nêu cao tinh thần tự lực tự cường, nhấn mạnh việc phát huy nội lực để vượt qua khó khăn, thách thức mới. Cùng với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, nền kinh tế nước ta cũng bộc lộ những yếu kém vốn có và thiên tai lớn diễn ra liên tiếp trên địa bàn cả nước. Các Hội nghị Trung ương đã tập trung trí tuệ, quyết định nhiều vấn đề lớn của đất nước, quyết tâm thực hiện những mục tiêu mà Đại hội VIII đã đề ra. Thời kỳ 1996-2000, sự nghiệp đổi mới, nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá mặc dù gặp nhiều khó khăn và thách thức mới, nhưng vẫn đạt được những thành tựu quan trọng. Kinh tế vẫn tăng trưởng khá, GDP tăng bình quân hàng năm là 6,94%. Năm 2000 đã chặn được đà giảm sút về mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra, nhất là sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Văn hoá, xã hội có những tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu
- học. Đã chú trọng xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo nội dung và định hướng của Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấphành Trung ương khoá VIII. Phong trào và chính sách xoá đói giảm nghèo cùng các chính sách xã hội khác được thực hiện tốt hơn. Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường. Các lực lượng vũ trang nhân dân có nhiều cố gắng bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.Quan hệ đối ngoại và việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng và thu nhiều kết quả tốt. Công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng được chú trọng theo yêu cầu, nội dung của Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII. Tiến hành cải cách một bước nền hành chính quốc gia, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền. Bước đầu thực hiện một số chính sách và quy chế bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, trước hết ở cơ sở. Vì vậy, hệ thống chính trị được củng cố. Những thành tựu trong 5 năm (1996-2000) đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của nước ta. Năm 2000, Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng và tích cực chuẩn bị các văn kiện để tiến tới Đại hội IX của Đảng, đánh giá
- thành tựu của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX, tổng kết 15 năm đổi mới và 10 năm thực hiệnChiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã tăng gấp đôi so với năm 1990. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Vượt qua được cơn chấn động chính trị và sự hụt hẫng về thị trường do những biến động ở Liên Xô và các nước Đông Âu gây ra; không bị cuốn sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực châu Á. Hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ (1996), chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phá được thế bị bao vây cấm vận, mở rộng được quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; quốc phòng- an ninh được củng cố. Sức mạnh về mọi mặt của nước ta đã lớn hơn nhiều so với mười năm trước. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta được xác định ngày càng rõ hơn. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, ở từng thời kỳ, các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII của Đảng đã tổng kết các bài học có giá trị lý luận và có ý nghĩa sâu sắc để chỉ đạo thực tiễn. Thành tựu và bài học của 15 năm đổi mới là cơ sở quan trọng để Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX quyết định những vấn đề lớn của đất
- nước, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN - Ứng dụng các phép biến hình vào giải toán hình học
26 p | 730 | 262
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ NĂM 2012 - BÀI 17
4 p | 171 | 81
-
Đẩy mạnh hoạt động dạy học thông qua việc dự giờ thăm lớp
21 p | 264 | 80
-
ĐỀ THI THỬ NĂM 2012 SỐ 38__Môn lịch sử
1 p | 114 | 23
-
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG Mã số: 0707LS01 môn lịch sử
4 p | 125 | 23
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 20
5 p | 152 | 21
-
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ III CỦA ĐẢNG (09/1960)
8 p | 209 | 19
-
TÌM HIỂU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI CỦA ĐẢNG (THÁNG 12-1986)_1
7 p | 165 | 12
-
TÌM HIỂU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI CỦA ĐẢNG (THÁNG 12-1986)_3
7 p | 130 | 11
-
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VIII (THÁNG 6-1996) VÀ NHIỆM VỤ ĐẨY MẠNH CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC_1
6 p | 167 | 10
-
TÌM HIỂU ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI CỦA ĐẢNG (THÁNG 12-1986)_2
7 p | 184 | 9
-
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ V CỦA ĐẢNG (THÁNG 3-1982) & PHẤN ĐẤU ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH KT - XH_1
6 p | 216 | 9
-
ĐỀ THI THỬ NĂM 2010 SỐ 17__Môn lịch sử
1 p | 73 | 9
-
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII (THÁNG 6-1991)_2
8 p | 131 | 8
-
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII (THÁNG 6-1991)_1
7 p | 133 | 6
-
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ V CỦA ĐẢNG (THÁNG 3-1982) & PHẤN ĐẤU ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH KT - XH_2
6 p | 117 | 5
-
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VIII (THÁNG 6-1996) VÀ NHIỆM VỤ ĐẨY MẠNH CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC_3
7 p | 133 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn