Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự Việt Nam và thế giới (Kỷ yếu hội thảo khoa học): Phần 2
lượt xem 4
download
Kỷ yếu hội thảo khoa học Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự Việt Nam và thế giới: Phần 2 gồm các nội dung chính như sau: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tượng đài quân sự của Việt Nam và thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự Việt Nam và thế giới (Kỷ yếu hội thảo khoa học): Phần 2
- Phần III: TƯỢNG ĐÀI QUÂN SỰ THỜI ĐẠI CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP 323
- 324
- ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP - NGƯỜI HIỆN THỰC HÓA TƯ TƯỞNG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN, TOÀN DÂN ĐÁNH GIẶC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Thượng tá, ThS. Hồ Đức Thi1 ThS. Hồ Trung Nghi2 Tóm tắt Bài báo khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, từ đó phân tích vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tư cách là Tổng Tư lệnh của lực lượng vũ trang nhân dân, đã trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, chỉ huy các hoạt động của Quân đội nhân dân và dân quân tự vệ để hiện thực hóa tư tưởng của Người về chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc ngay từ khi nhận nhiệm vụ chỉ huy Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, cho đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cũng như sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong quá trình cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Qua đó khẳng định Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là người học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ khóa: tư tưởng Hồ Chí Minh, chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp 1. Đặt vấn đề Tháng 6 năm 1940 là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi lần đầu tiên ông được trực tiếp gặp gỡ Nguyễn Ái Quốc ở Thúy Hồ (Trung Quốc). Đây là sự gặp gỡ của hai con người vĩ đại đã làm nên lịch sử, có gì đó gần gũi thân quen từ giọng nói, tác phong ngay từ phút đầu gặp gỡ. Khi được sống, làm việc cạnh Người, được Người dìu dắt và trao cho nhiều trọng trách của đất nước trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao…, hai tiếng Bác Hồ luôn thường trực trong trái tim Ông. Là người học trò gần gũi và gắn bó với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhiều năm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã góp phần đưa tư tưởng 1. Trường ĐH Trần Đại Nghĩa 2. Trường ĐH Tài chính - Marketing 325
- Hồ Chí Minh vào cuộc sống, trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, trong đó có tư tưởng về chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc. 2. Hiện thực hóa tư tưởng chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc của Chủ tịch Hồ Chí Minh 2.1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc Tư duy về chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc hình thành trong Hồ Chí Minh từ rất sớm. Nó được bắt nguồn từ lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử; từ sự kế thừa nghệ thuật quân sự trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta; cũng như là từ thực tiễn cách mạng Việt Nam về tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Khi đưa ra tư tưởng toàn dân kháng chiến, có người hỏi Bác “Toàn dân kháng chiến là thế nào”. Hồ Chí Minh đã giải đáp “Toàn dân kháng chiến nghĩa là toàn cả dân, ai cũng đánh giặc. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, người già, con trẻ, ai cũng tham gia kháng chiến. Tổ quốc là Tổ quốc chung, Tổ quốc độc lập thì ai cũng được tự do. Nếu mất nước thì ai cũng làm nô lệ” [2, tr.485]. Với tư tưởng đó, theo Hồ Chí Minh chiến tranh nhân, toàn dân đánh giặc nghĩa là: Trước hết, mọi ngư i Việt Nam yêu n ớc từ đàn ông, đàn bà, người ờ ư già, con trẻ đều phải tham gia đánh giặc cứu nước. Toàn dân đánh giặc không có nghĩa chỉ có những người trực tiếp cầm súng ở ngoài mặt trận, mà toàn dân bao gồm cả những người cầm súng ở trên chiến trường và cả những người làm nhiệm vụ tăng gia, sản xuất ở hậu phương; cả người trực tiếp tham gia chiến đấu và cả những người phục vụ chiến đấu... hễ là người Việt Nam thì phải đánh giặc cứu Tổ quốc. Người giải thích “Chiến sĩ hy sinh xương máu ngoài tiền tuyến thì ở hậu phương ra sức tăng gia, sản xuất, nuôi được nhiều trâu, bò, lợn, gà; trồng ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn,… cũng là đánh giặc” [2, tr.486]. Thứ hai, để huy động được sức mạnh toàn dân vào cuộc chiến tranh thì: Nhân dân phải đ ợc giáo dục, giác ngộ, tổ chức chặt chẽ; Phải xây ư dựng được một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi để đoàn kết toàn dân, trong đó lấy liên minh Công, Nông làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng; Cần phải chăm lo bồi d ỡng sức dân, vừa kháng chiến, vừa kiến ư quốc, vừa đánh giặc, vừa tăng gia, sản xuất với tư tưởng “Thực túc binh cường”. Người nói “Muốn kháng chiến thắng lợi, muốn kiến quốc thành 326
- công ắt phải dựa vào quần chúng nông dân. Muốn dựa vào nông dân ắt phải bồi dưỡng lực lượng của họ. Muốn cho nông dân có lực lượng dồi dào phải làm cho họ có ruộng cày, có cơm ăn, áo mặc, nhà ở” [2, tr.23]. 2.2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp người hiện thực hóa tư tưởng chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Là học trò xuất sắc, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ông có hiểu biết sâu sắc tư tưởng về chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc và đã vận dụng sáng tạo vào thực tiễn xây dựng và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước; làm cho tư tưởng về chiến tranh nhân dân, toàn dân phát triển lên tầm cao mới, trở thành một nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đó là việc tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân 3 thứ quân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; với phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân là: Kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh nhân dân địa phương với chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực ở các quy mô, hình thức phù hợp; sự kết hợp tác chiến của lực lượng tại chỗ với lực lượng cơ động; của tác chiến du kích với tác chiến chính quy; của cách đánh tiêu hao sinh lực địch rộng khắp với cách đánh tập trung tiêu diệt từng bộ phận địch trên nền tảng lực lượng toàn dân tộc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp với vị trí là Tổng Tư lệnh của lực lượng vũ trang nhân dân đã trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, chỉ huy các hoạt động của Quân đội nhân dân và dân quân tự vệ, cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đánh thắng hai đội quân xâm lược hùng mạnh nhất của thời đại là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nét nổi bật trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến là tư duy về quân sự của Ông luôn gắn liền với tư duy về tổ chức chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuối năm 1944, khi nhận nhiệm vụ lựa chọn những cán bộ, chiến sĩ anh dũng nhất để thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân từ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng luôn thấm nhuần tư tưởng về một cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc nên ông đã tổ chức lực lượng với mô hình: “Xung quanh Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có các đơn vị vũ trang ở các huyện, các đội dân quân tự vệ các xã làm chỗ dựa cho Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thực thi nhiệm vụ của mình. Ba thứ quân đó gắn bó với nhau trong mọi hoạt động, khi tác chiến thì phối hợp chặt chẽ với nhau” [3, tr.379]. Tư tưởng về nghệ thuật chiến tranh nhân dân đó đã trở thành tư duy chủ đạo của ông trong suốt quá trình 327
- chỉ đạo, chỉ huy kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Sau này, trong các bài giảng, bài nói chuyện với cán bộ quân sự cao cấp của quân đội, Đại tướng luôn nhấn mạnh đến nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà ở đó sự kết hợp giữa lực lượng vũ trang quần chúng rộng khắp được giác ngộ chính trị cao với quân đội thường trực sẽ trở thành lực lượng có sức mạnh vô địch; đó cũng là ưu thế tuyệt đối của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tổng kết 5 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1950), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Ở đây, tôi chỉ muốn nêu lên một thành tựu sáng tạo quan trọng vào bậc nhất là nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng ta đã từng bước xây dựng nên những nhân tố cơ bản cho một nghệ thuật chiến tranh giữ nước và giải phóng của dân tộc nhược tiểu, đất không rộng, người chưa nhiều, có thể gọi là nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh: Nghệ thuật chiến tranh toàn dân” [1, tr.611-612]. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, với vai trò là Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh chiến dịch, cùng với bộ đội chủ lực, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn huy động khoảng 20 vạn dân công tham gia chiến dịch bằng gánh gồng, xe đạp thồ, kết hợp với cơ giới để đảm bảo hậu cần cho chiến dịch. Các nhà quân sự Pháp không thể ngờ rằng, bằng đôi chân đi bộ, đôi vai và chiếc xe đạp thồ, nhân dân Việt Nam đã chuyên chở hàng chục ngàn tấn lương thực và phương tiện cần thiết, đáp ứng nhu cầu của chiến dịch. Để có được chiến thắng ở Điện Biên Phủ, không ai có thể quên được “một quyết định có tính lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với tư duy của một nhà cầm quân lớn, mặc dù các đơn vị đều sẵn sàng tiến công, nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định hoãn trận đánh để thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” chuyển sang “đánh chắc, tiến chắc” bằng sức mạnh tổng hợp và cách đánh của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng nước ta chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước tiến hành 2 nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc. Để đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hiện thực hóa tư tưởng về chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh với những bước phát triển phù hợp: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc ở Miền Bắc và chiến tranh nhân dân giải phóng ở Miền Nam. Tư duy chiến lược đó đã góp phần giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng lực lượng dân quân tự vệ 328
- và xây dựng các đơn vị chủ lực để đáp ứng yêu cầu tác chiến hiệp đồng quân binh chủng, thực hiện những trận đánh lớn cả ở miền Nam và miền Bắc. Những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, trước tình hình một số cán bộ quân sự nhận thức chưa đúng về mối quan hệ giữa chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ rõ: “Đảng ta không bao giờ có một chiến lược quân sự thuần túy, và chưa bao giờ hạn chế chiến tranh ở mức độ chiến tranh du kích. Chiến lược chiến tranh cách mạng của Đảng là một chiến lược tổng hợp, kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn” [1, tr.1353]. Nét đặc sắc mà kẻ thù không thể ngờ được là chiến tranh nhân dân không chỉ diễn ra ở miền Nam, mà còn được tổ chức hết sức sáng tạo ở miền Bắc, góp phần quan trọng đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ ra miền Bắc. Một nhà báo nước ngoài đã nhận xét: Cụm từ “phòng không nhân dân” chỉ thấy ở Việt Nam; “một lần nữa, Võ Nguyên Giáp là người đề xướng, người gây dựng tài ba của loại hình chiến tranh này” [3, tr.528]. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chỉ đạo việc tổng kết chiến tranh, ông nói: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi vẻ vang là kết quả của nhiều yếu tố; trong đó, có yếu tố quan trọng là trên cơ sở đường lối cách mạng của Đảng, chúng ta đã tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân. Chiến tranh nhân dân không thể có được bằng những công thức pha chế sẵn có, vay mượn của tổ tiên hay quân đội nước ngoài. Nó đòi hỏi phải có một trạng thái tinh thần và những điều kiện rõ ràng, chính xác đã được tái hiện ở mức độ khác nhau trong lịch sử Việt Nam. Bước sang thời kỳ cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, tư tưởng về chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại được Đại tướng Võ Nguyên Giáp thể hiện với sự phát triển mới. Đó là việc tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân 3 thứ quân vững mạnh; “luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, giữ vững độc lập, chủ quyền, coi trọng việc xây dựng sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân” [1, tr.1357]. Theo ông, tổ chức xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, từng bước hiện đại là phương châm cơ bản của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện tốt điều đó vừa đáp ứng yêu cầu đấu tranh trong thời bình, tạo sức mạnh ngăn chặn âm mưu gây chiến của kẻ thù, vừa đáp ứng yêu cầu chiến tranh nếu xảy ra. 329
- 3. Kết luận Qua nghiên cứu trên chúng ta thấy, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp với vị trí là Tổng Tư lệnh của lực lượng vũ trang nhân dân đã trực tiếp thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh cách mạng, trong đó có tư tưởng về chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đánh thắng hai đội quân xâm lược hùng mạnh nhất của thời đại là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mặc dù vậy, trên đây cũng chỉ là ý kiến bước đầu về nội dung này, rất mong được sự quan tâm chia sẻ của các đồng nghiệp, nhà nghiên cứu, qua đó đánh giá đúng vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Để cho cuộc đời thanh sạch, hết lòng vì dân vì nước nhưng vẫn luôn toát lên tinh thần nhân văn cao cả, lấp lánh trí tuệ của Đại tướng mãi mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh trong Lễ quốc tang của Đại tướng: “Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đánh giá cao công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội ta suy tôn đồng chí là Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Con người, nhân cách và những cống hiến to lớn của đồng chí in đậm trong lòng nhân dân, là vị tướng của nhân dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc” [11]. Tài liệu tham khảo 1. Võ Nguyên Giáp (2006), Tổng tập Hồi ký, NXB Quân đội nhân dân. 2. Hội đồng xuất bản - Hồ Chí Minh toàn tập lần thứ ba (2011), Hồ Chí Minh: Toàn tập - Tập 4, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Sự (2011), Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Danh tướng thế kỷ XX qua tư liệu nước ngoài, NXB Quân đội nhân dân, tr.379. 4. Nguyễn Phú Trọng (2013), Điếu văn đọc tại Lễ truy điệu đồng chí Võ Nguyên Giáp, ngày 13/10/2013. 330
- TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ CỦA VÕ NGUYÊN GIÁP VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN - BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC ThS. Nguyễn Quốc Khánh1 Tóm tắt Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 04/10/2013) - Học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một danh tướng kiệt xuất, nhà chỉ huy quân sự thiên tài, đồng thời cũng là nhà lý luận quân sự uyên bác, tác gia hàng đầu về tư tưởng quân sự Việt Nam hiện đại trong thế kỷ XX. Một trong những đóng góp nổi bật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với cách mạng Việt Nam trong lĩnh vực quân sự đó là tư tưởng về chiến tranh nhân dân. Võ Nguyên Giáp đã thực hiện xuất sắc đường lối chiến lược chiến tranh nhân dân một cách linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo, phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân và góp phần đưa cách mạng Việt Nam đi đến những thắng lợi to lớn. Có thể khẳng định rằng di sản tư tưởng mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp để lại có giá trị lý luận và thực tiễn thiết thực trong thời đại ngày nay. Bài viết này phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng về chiến tranh nhân dân của Võ Nguyên Giáp, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Võ Nguyên Giáp, chiến tranh nhân dân, đại đoàn kết toàn dân tộc 1. Khái quát về chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc Chiến tranh nhân dân Việt Nam là quá trình sử dụng tiềm lực của đất nước, nhất là tiềm lực quốc phòng an ninh, nhằm đánh bại ý đồ xâm lược lật đổ của kẻ thù đối với cách mạng nước ta. Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, Việt Nam tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, nhằm góp phần thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đây là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến với 1. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG-HCM 331
- tự lực cánh sinh là chính, viện trợ bên ngoài là quan trọng, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta đã phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn đánh thắng kẻ thù xâm lược trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Võ Nguyên Giáp là người đã thực hiện xuất sắc đường lối chiến tranh nhân dân Việt Nam của Đảng trong thời đại Hồ Chí Minh, cùng với tư duy quân sự nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, những đóng góp to lớn của Võ Nguyên Giáp đã làm phong phú và sâu sắc thêm kho tàng tư tưởng, nghệ thuật quân sự Việt Nam. 2. Tư tưởng của Võ Nguyên Giáp về chiến tranh nhân dân Thấm nhuần và quán triệt tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh và đường lối chiến lược chiến tranh nhân dân của Đảng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Võ Nguyên Giáp - lúc bấy giờ được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong quân hàm Đại tướng, là Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, với vai trò chỉ huy cao nhất trong các cuộc chiến dịch lớn, ông đã phát huy được sức mạnh của toàn dân, đánh thắng hai kẻ thù xâm lược vô cùng hùng mạnh với tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học - công nghệ... hơn Việt Nam rất nhiều. Tư tưởng về chiến tranh nhân dân của Võ Nguyên Giáp có sự kế thừa lý luận quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp tinh hoa nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc với tri thức quân sự thế giới và được đúc kết từ thực tiễn hoạt động cách mạng. Khi trả lời phỏng vấn truyền hình Mỹ, Võ Nguyên Giáp đã từng phân tích về chiến tranh nhân dân: “Đó là cuộc chiến vì dân do dân. Ở đây vì dân là vì mục tiêu chiến tranh là mục tiêu của nhân dân, như là độc lập, thống nhất đất nước, và hạnh phúc cho mọi người... Còn do dân nghĩa là thường dân, không chỉ là quân đội mà bao gồm tất cả người dân. Chúng tôi biết rằng chính nhân tố con người chứ không phải các nguồn lực vật chất quyết định kết quả của cuộc chiến. Đó là lý do vì sao mà cuộc chiến nhân dân của chúng tôi, do Hồ Chí Minh lãnh đạo, lại diễn ra trên một quy mô lớn như vậy. Nó lôi cuốn sự tham gia của toàn thể dân chúng” [6, tr.14]. Trong bài viết nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (02/9/1955), Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta đã thu được thắng lợi là vì nó là một cuộc chiến tranh nhân dân, một cuộc chiến tranh toàn dân, một cuộc chiến tranh toàn diện. Vì mục đích của kháng chiến là 332
- bảo vệ độc lập cho Tổ quốc, bảo vệ quyền lợi cho nhân dân, cho nên toàn thể nhân dân đều tích cực tham gia kháng chiến” [8]. Vì chiến tranh nhân dân Việt Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng, cho nên chúng ta có thể tập hợp, động viên và phát huy cao độ, đông đảo được sức mạnh của toàn dân cả nước, chung sức đánh giặc. Quan điểm của Đảng ta trong chiến tranh nhân dân là “tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Kết hợp tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực” [3, tr.40]. Đây là quan điểm cơ bản xuyên suốt, thể hiện tính nhân dân sâu sắc trong cuộc chiến tranh. So sánh tương quan lực lượng, xuất phát từ mạnh và yếu của Việt Nam và Pháp, Mỹ, nước ta phải “lấy ít địch nhiều”, “lấy nhỏ thắng lớn” để đánh thắng những đội quân mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Vì vậy, Đảng ta không chỉ dựa vào lực lượng vũ trang mà phải dựa vào sức mạnh của toàn dân, tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc... Toàn dân đánh giặc phải có lực lượng nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Từ đó, Việt Nam từ một nước nhỏ có thể đánh thắng nước lớn như thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Võ Nguyên Giáp đã nhận thấy sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân, theo ông, “nước ta là một nước nông nghiệp gồm những vùng nông thôn rộng lớn, đồng thời có nhiều thành thị. Quân chủ lực của cách mạng là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân; giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất, giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo. Quy luật phát triển của các lực lượng cách mạng ở nước ta là trước hết phải phát triển lực lượng cách mạng trong quần chúng cơ bản, trong nông dân lao động và cả ở trong công nhân, ở nông thôn và cả ở thành thị... không những mỗi người nông dân phải trở thành một chiến sĩ mà mỗi người công nhân, mỗi người dân lao động ở thành thị cũng phải trở thành chiến sĩ” [9, tr.995]. Theo Võ Nguyên Giáp, quần chúng nhân dân khi được giác ngộ lý luận cách mạng, tổ chức đứng lên chiến đấu sẽ tạo nên sức mạnh vô cùng to lớn: “Thực tiễn chiến tranh cách mạng ở nước ta đã chứng minh: Sức mạnh của toàn dân vũ trang là một ưu thế tuyệt đối của nhân dân để đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, mặc dù kẻ thù đó mạnh đến như thế nào” [9, tr.995]. Tập hợp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là nguyên nhân chính của mọi thắng lợi của cách mạng. Khi nói về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh cho rằng: “Nhất là vì lực lượng của cuộc toàn dân đoàn kết. Tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy theo lá cờ Việt Minh để 333
- tranh lại quyền độc lập cho Tổ quốc. Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó” [4, tr.18-19]. Xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng nhân dân chính là yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh nội lực của chiến tranh nhân dân. Vì thế, Võ Nguyên Giáp đã nhấn mạnh: “Muốn có chiến tranh nhân dân thực sự, muốn phát huy đầy đủ sức mạnh to lớn của chiến tranh nhân dân thì nhất thiết phải phát động sâu rộng toàn dân đứng dậy; phải tổ chức lực lượng vũ trang của quần chúng, lại phải có quân đội cách mạng; phải biết kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, lực lượng vũ trang của quần chúng với quân đội cách mạng. Có như thế mới thực hiện được đầy đủ vũ trang toàn dân, mới có chiến tranh nhân dân sâu rộng vô địch. Đó là chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin, chân lý trong chiến tranh cách mạng ở nước ta cũng như trong chiến tranh cách mạng của bất kỳ nước nào và dân tộc nào quyết tâm đứng lên tiến hành chiến tranh chính nghĩa” [9, tr.996]. Cuộc chiến tranh nhân dân mà Việt Nam tiến hành còn là cuộc chiến tranh toàn diện, “kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa và tư tưởng, lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu” [3, tr.41]. Đây là quan điểm có vai trò quan trọng, vừa mang tính chỉ đạo và hướng dẫn hành động cụ thể để giành thắng lợi trong chiến tranh. Võ Nguyên Giáp viết: “Đứng về chỉ đạo quân sự, chiến lược và chiến thuật của chúng ta phải là chiến lược và chiến thuật của một cuộc chiến tranh nhân dân, một cuộc kháng chiến trường kỳ” [8, tr.8]. Trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, nhân dân Việt Nam phải đối mặt với kẻ thù xâm lược là những cường quốc hàng đầu trên thế giới về tiềm lực kinh tế và quân sự. So với Việt Nam, lực lượng của địch mạnh hơn rất nhiều. Do đó, “phải thực hiện cả nước chung sức đánh giặc, phải tổ chức toàn dân kháng chiến. Quân phải đánh giặc đồng thời dân cũng phải đánh giặc” [9, tr.997]. Trong điều kiện chênh lệch lớn về lực lượng, chúng ta phải “lấy ít địch nhiều”, tiến hành kháng chiến trường kỳ. Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh: “Mọi tư tưởng nóng vội muốn thắng nhanh đều là sai lầm. Phải biết nắm vững chiến lược kháng chiến trường kỳ, nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, giữ gìn và bồi dưỡng dần dần lực lượng của ta, tiêu hao và tiêu diệt dần dần lực lượng của địch, góp nghìn vạn thắng lợi nhỏ thành thắng lợi lớn, có thế mới dần dần chuyển biến được tương quan lực lượng, đổi yếu thành mạnh, giành lấy thắng lợi cuối cùng” [8, tr.86]. Cách đánh của ta làm cho Pháp, Mỹ nhận thức được cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là phi nghĩa và buộc chúng phải rút quân về nước. Hình thức và phương thức 334
- tác chiến của Pháp, Mỹ khi tiến hành chiến tranh là đánh chính quy, hiện đại (dàn quân đánh phá, đánh bom vào chiến trường) nhưng đó cũng lại là một điểm yếu của chúng khi vào Việt Nam vì không thể đánh du kích. Mà ở Việt Nam, chiến tranh du kích đã phát huy hiệu quả cao nhất trong chiến đấu từ rừng núi đến đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị; từ khi chúng ta chỉ có những vũ khí thô sơ đến khi có những vũ khí hiện đại hơn. Toàn dân tham gia chiến tranh du kích, lực lượng du kích, tự vệ được thành lập ở mỗi vùng, mỗi địa phương. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên chiến trường, được mệnh danh là bậc thầy về chiến tranh du kích cách mạng hiện đại, kết hợp giữa chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Như vậy, Võ Nguyên Giáp đã biết dựa vào sức mạnh của quần chúng nhân dân bởi ông tin rằng những tên xâm lược không thể nào chống lại cả một dân tộc đoàn kết. Hơn nữa, Võ Nguyên Giáp đã nhận thấy hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam để từ đó vận dụng phương thức chiến tranh phù hợp nhằm thực hiện được mục tiêu cách mạng. Ở Võ Nguyên Giáp, thực tiễn quân sự và lý luận khoa học thống nhất biện chứng với nhau. Ông đã vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo phép biện chứng vào đường lối chiến lược quân sự. Chính vì vậy mà thực tiễn quân sự của ông luôn được soi sáng bởi lý luận khoa học. Võ Nguyên Giáp nhận định: “Chiến tranh nhân dân ở nước ta phát triển theo các quy luật chung của chiến tranh cách mạng, nhưng đồng thời cũng theo những quy luật riêng biệt của xã hội Việt Nam, của chiến trường Việt Nam. Vì vậy, nó là một cuộc chiến tranh cách mạng toàn dân và toàn diện, lại là một cuộc chiến tranh của một dân tộc nhỏ, của một nước đất không rộng lắm, người không đông lắm, với nền kinh tế chưa phát triển, dựa vào sức mạnh đoàn kết chiến đấu của toàn dân, và cuối cùng quật ngã một kẻ thù lúc đầu mạnh hơn mình gấp nhiều lần” [9, tr.62]. Vận dụng sáng tạo tư duy biện chứng trong hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng, Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Cách mạng, khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng là sáng tạo; không sáng tạo thì không thắng lợi được. Trong việc vận dụng hình thức, phương thức đấu tranh, người cách mạng hoàn toàn không bị gò bó theo một công thức nào cả” [9, tr.1059]. Một điểm nổi bật được đề cập trong tư tưởng chiến tranh nhân dân của Võ Nguyên Giáp đó là tư tưởng chiến lược tiến công. Sự chủ động giành thế tiến công trong kháng chiến được ông chỉ đạo thực hiện một cách phong phú, đa dạng các hình thức đấu tranh, kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa và tư tưởng; đánh địch khi thì du kích, khi thì chính quy, khi thì kết hợp chính quy với du kích; tổ chức 335
- đánh địch mọi nơi, mọi lúc; sử dụng mọi loại vũ khí để chiến đấu... làm cho chúng luôn bị động, bất ngờ. Hồ Chí Minh nói rằng cũng như người chơi cờ giỏi có thể dùng xe, pháo, mã, tốt tiến công đơn lẻ hoặc phối hợp tiến công làm cho đối phương không kịp trở tay. Võ Nguyên Giáp viết: “Cách mạng là tiến công. Lịch sử 40 năm đấu tranh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng nhìn chung là một quá trình tiến công địch một cách kiên quyết, liên tục và thắng lợi” [9, tr.1070]. Trong bài nói tại Đại hội thi đua quyết thắng của Bộ đội phòng không và không quân (năm 1969), Võ Nguyên Giáp đã nhấn mạnh rằng: “Luôn luôn tiến công địch một cách kiên quyết, liên tục và toàn diện. Tiến công địch bằng tất cả mọi lực lượng, trên cơ sở tinh thần anh dũng và trí thông minh của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, có trình độ chính trị cao, có tinh thần đoàn kết chặt chẽ và phát huy mạnh mẽ uy lực của mọi thứ vũ khí có trong tay, dùng mọi hình thức đấu tranh, phương thức tác chiến, đánh địch mọi nơi, mọi lúc. Tích cực tiến công tiêu diệt địch luôn luôn đi đôi với chăm lo giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng” [9, tr.832]. 3. Bài học kinh nghiệm đối với việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam hiện nay Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là bài học kinh nghiệm quý báu hàng đầu được rút ra từ tư tưởng về chiến tranh nhân dân của Võ Nguyên Giáp. Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Vì vậy, bài học kinh nghiệm này vẫn còn có giá trị thiết thực và cần tiếp tục phát huy nhằm khơi dậy sức mạnh to lớn của toàn dân tộc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, toàn dân, của từng người dân, của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, là sức mạnh của các nhân tố chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa - xã hội,... Đảng ta chỉ rõ: “Trong những năm tới, tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải đoàn kết một lòng; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy; có quyết tâm chính trị cao; dự báo chính xác, kịp thời diễn biến của tình hình; chủ động ứng phó kịp thời với mọi tình huống…” [1, tr.4]. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cũng cần quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng và lợi 336
- ích thiết thực của mỗi tầng lớp nhân dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn quân, toàn dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Đảng khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [2, tr.158]. Do đó, Đảng ta chủ trương đoàn kết mọi tầng lớp, giai cấp, tôn giáo, thành phần dân tộc trong và ngoài nước; chú trọng đến lợi ích thiết thực của từng bộ phận nhân dân, đảm bảo quyền lợi, chế độ chính sách cho nhân dân; đồng thời kiên quyết xử lý đối với những cá nhân, tổ chức có những âm mưu, hành động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam, tư tưởng về chiến tranh nhân dân của Võ Nguyên Giáp có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, điển hình là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Một ví dụ dẫn chứng trong lịch sử vào mùa xuân năm 1965, ngay lúc Washington chuẩn bị tuyên bố chiến thắng ở miền Nam Việt Nam, Mỹ bỗng nhiên thấy những mong đợi của họ tan vỡ (âm mưu xâm lược Việt Nam). Vì sao? Bởi vì họ chống lại không phải chỉ một đội quân mà cả một dân tộc - toàn thể dân tộc Việt Nam. Do vậy bài học kinh nghiệm rút ra là cho dù tiềm lực quân sự và kinh tế của kẻ thù lớn mạnh đến mức nào thì nó vẫn không bao giờ đủ lớn để đánh bại một dân tộc đoàn kết trong cuộc đấu tranh chính nghĩa [6]. Trong giai đoạn hiện nay, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, bài học về đại đoàn kết toàn dân lại càng có ý nghĩa thiết thực hơn bao giờ hết. Cuộc đấu tranh phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hiện nay đã cho thấy giá trị thực tiễn sâu sắc trong tư tưởng về chiến tranh nhân dân của Võ Nguyên Giáp. Việt Nam đã tiến hành một “cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện” nhằm huy động sức mạnh của nhân dân cả nước và cả hệ thống chính trị trong việc tích cực chống dịch COVID-19 toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, y tế, quốc phòng - an ninh, v.v. với tư tưởng chỉ đạo và phương châm hành động là “chống dịch như chống giặc”; căn cứ tình hình diễn biến dịch để đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi nhanh dịch bệnh, sớm ổn định tình hình. Đồng thời, chúng ta còn có sự tham gia, hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang quân đội, công an, an ninh, y tế, v.v. nhằm hạn chế dịch 337
- bệnh lây lan trong cộng đồng. Ngoài ra, trong công tác phòng, chống dịch, chúng ta phải quán triệt “tư tưởng cách mạng tiến công”, chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó và phòng dịch hiệu quả trong mọi hoàn cảnh, tình huống mới. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lại bước vào “cuộc chiến đấu trong thời bình” - cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19. Cũng như câu “một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân” (nhạc sĩ Phạm Tuyên) cho nên cuộc chiến đấu phòng, chống dịch không phải chỉ có một vài người dân mà cần phải có ý thức chung của toàn xã hội, toàn thể nhân dân cả nước mới có thể thành công đẩy lùi dịch bệnh. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và nhân dân cả nước đã chung sức, đồng lòng, tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua, huy động sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tích cực tham gia phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh COVID-19. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “khẩu hiệu chính trị đúng, thì toàn dân thấy rõ phương hướng, nhận rõ ai là bạn, ai là thù, đoàn kết chặt chẽ xung quanh Đảng, để đánh thắng kẻ thù của cách mạng” [5, tr.278]. Vì vậy, có thể nói phương châm chỉ đạo “chống dịch như chống giặc” trong phòng, chống dịch COVID-19 là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng về chiến tranh nhân dân, chúng ta có cơ sở để tin rằng nhất định Việt Nam sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn, đẩy lùi “thứ giặc” nguy hiểm này và cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ở nước ta sẽ giành được thắng lợi sớm nhất trong thời gian tới. Tóm lại, tư tưởng về chiến tranh nhân dân của Võ Nguyên Giáp là sự quán triệt sâu sắc đường lối chiến lược chiến tranh nhân dân của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào tình hình thực tiễn của Việt Nam. Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã đề ra những chiến lược, phương châm cụ thể trong từng chiến dịch, từng trận đánh, phát huy tối đa sức mạnh của quần chúng nhân dân, đưa cách mạng Việt Nam giành thắng lợi từng bước vững chắc. Tư tưởng của Võ Nguyên Giáp về chiến tranh nhân dân không chỉ góp phần đem lại thắng lợi to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cứu nước mà còn có ý nghĩa thiết thực đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Trong cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Một sự đánh giá” (xuất bản năm 1992) của Peter MacDonald - nhà nghiên cứu lịch sử quân sự người Anh đã viết về Võ Nguyên Giáp: “Ông trở thành một trong những vị tướng tài năng nhất của thế kỷ XX và chuyên gia vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân” [7]. Trong giai đoạn hiện nay, đứng trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn 338
- biến phức tạp, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, tư tưởng về chiến tranh nhân dân của Võ Nguyên Giáp có ý nghĩa thiết thực mà chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Qua đó, có thể khẳng định đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh nội lực cho cuộc chiến đấu phòng, chống dịch bệnh nhằm phát huy sức mạnh của nhân dân cả nước và thực hiện “mục tiêu kép” (vừa đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế - xã hội). Trước tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều biến động hiện nay, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng linh hoạt, sáng tạo và phát triển tư tưởng của Võ Nguyên Giáp về chiến tranh nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tài liệu tham khảo [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Ban Chấp hành Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3] Đào Huy Hiệp & các tác giả khác (2014), Giáo trình Giáo dục Quốc phòng - An ninh (Tập 1), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [4] Hội đồng xuất bản - Hồ Chí Minh toàn tập lần thứ ba (2011), Hồ Chí Minh: Toàn tập - Tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [5] Hội đồng xuất bản - Hồ Chí Minh toàn tập lần thứ ba (2011), Hồ Chí Minh: Toàn tập - Tập 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [6] Trung Hiếu (06/10/2013), “Tướng Giáp phân tích về chiến tranh nhân dân trên đài Mỹ”, Nguồn: https://vov.vn/the-gioi/ho-so/tuong-giap- phan-tich-ve-chien-tranh-nhan-dan-tren-dai-my-284019.vov, ngày. [7] Văn Hiến Việt Nam (25/02/2019), “Đại tướng Võ Nguyên Giáp với văn hoá quân sự”, https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/dai-tuong-vo- nguyen-giap-voi-van-hoa-quan-su.htm. [8] Võ Nguyên Giáp (1959), Chiến tranh nhân dân và quân đội nhân dân, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội [9] Võ Nguyên Giáp (2006), Tổng tập luận văn, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 339
- ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VỚI TƯ TƯỞNG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN VÀ SỰ VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN DƯỚI GÓC NHÌN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG Thiếu tá, ThS. Hoàng Mạnh Cường1 Thiếu tá, ThS. Nguyễn Hồng Chinh2 Tóm tắt Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị lỗi lạc của Việt Nam. Là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi chiến tranh kết thúc. Đại tướngVõ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là Chiến tranh Nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Bài viết khái quát những nét cơ bản nhất về chiến tranh nhân dân theo tư tưởng cỉa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và sự vận dụng của Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội hiện nay dưới góc nhìn Đại hội XIII của Đảng. Từ khóa: chiến tranh nhân dân, dân tộc, nhân văn, quân sự, thời đại, toàn diện 1. Mở đầu Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Đại tướng của lòng dân, ngay cả khi ở chiến trường Đại tướng luôn chỉ đạo “tiết kiệm xương máu của chiến sĩ, ít đổ máu, thậm chí không đổ máu là tốt nhất. Đại tướng thương chiến sĩ của mình như tình thương phụ tử, tình anh em, đồng chí. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một con người huyền thoại, một vị tướng kiệt xuất; một nhà chiến lược mưu trí, sáng tạo; một vị tổng tư lệnh văn võ song toàn; là “Tư lệnh 1. Trường Đại học Nguyễn Huệ 2. Trường Đại học Nguyễn Huệ 340
- của các Tư lệnh”; “Chính ủy của các Chính ủy”; nhà tổ chức hàng đầu của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Đức độ, tài năng, khiêm tốn và giản dị, dân chủ và bao dung, thanh cao và quyết đoán - đó là nhân cách Võ Nguyên Giáp - một vị tướng tài đức vẹn toàn, “một con người Việt Nam đã thuộc về toàn thế giới”. 2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - chuyên gia về đường lối chiến tranh nhân dân Tư duy về chiến tranh nhân dân (CTND) hình thành trong Đại tướng từ rất sớm; bắt nguồn từ lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân; từ sự kế thừa nghệ thuật quân sự trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta; và hơn nữa, là từ thực tiễn cách mạng Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Khi nhận nhiệm vụ chỉ huy Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tư duy về một cuộc CTND đã hình thành trong Đại tướng với mô hình tổ chức: “Xung quanh Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có các đơn vị vũ trang ở các huyện, các đội dân quân tự vệ các xã làm chỗ dựa cho Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thực thi nhiệm vụ của mình. Ba thứ quân đó gắn bó với nhau trong mọi hoạt động, khi tác chiến thì phối hợp chặt chẽ với nhau” [2, tr.379]. Tư duy về nghệ thuật CTND đó đã trở thành tư duy chủ đạo của Đại tướng trong suốt quá trình chỉ đạo, chỉ huy kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Sau này, trong các bài giảng, bài nói chuyện với cán bộ quân sự cao cấp của quân đội, Đại tướng luôn nhấn mạnh đến nghệ thuật CTND, mà ở đó: sự kết hợp giữa lực lượng vũ trang quần chúng rộng khắp được giác ngộ chính trị cao với quân đội thường trực sẽ trở thành lực lượng có sức mạnh vô địch; đó cũng là ưu thế tuyệt đối của chế độ XHCN. Qua tổng kết 5 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1950), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Ở đây, tôi chỉ muốn nêu lên một thành tựu sáng tạo quan trọng vào bậc nhất là nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng ta đã từng bước xây dựng nên những nhân tố cơ bản cho một nghệ thuật chiến tranh giữ nước và giải phóng của dân tộc nhược tiểu, đất không rộng, người chưa nhiều, có thể gọi là nghệ thuật CTND Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh: nghệ thuật chiến tranh toàn dân” [1, tr.611-612]. Dưới ánh sáng đường lối kháng chiến của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đằng sau những thắng lợi mang tính thời đại của nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Đại 341
- tướng Võ Nguyên Giáp là một con người lịch sử. Những chiến tích vĩ đại mà Đại tướng đã góp phần cống hiến xuất sắc, ít người sánh kịp, nâng Đại tướng lên tầm một vị tướng huyền thoại, để lại một dấu son rực rỡ trong lịch sử quân sự thế giới. Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là một trường hợp đặc biệt, hiếm có của Việt Nam và thế giới trong thế kỷ XX. Không chỉ lừng danh là một vị tướng thiên tài, Đại tướng còn được nhân dân thế giới biết đến và quý trọng là một vị tướng tài - đức, văn - võ song toàn, một trong những gương mặt sáng ngời của nền văn hóa Việt Nam. Trong tác phẩm “Võ Nguyên Giáp - Con người và huyền thoại” - 1962, nhà báo, nhà sử học Bernard Fall đã đánh giá rất xác đáng: “Trong một tương lai có thể thấy trước, phương Tây chưa thể đào tạo được một vị tướng nào sánh kịp Võ Nguyên Giáp”. Có thể khẳng định, công lao và cống hiến xuất sắc, nổi bật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với cách mạng Việt Nam thể hiện trên lĩnh vực văn hóa quân sự, trở thành một trong những danh tướng tài năng nhất của thế kỷ XX. Là người có tài tổ chức, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng bước xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một quân đội với hơn một triệu người năm 1975. Đồng thời, Võ Nguyên Giáp còn là nhà chiến lược quân sự thiên tài, đã hoạch định chiến lược, chiến thuật và nghệ thuật quân sự, đường lối CTND độc đáo Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Điều này được thể hiện trên một số nội dung sau: Nhận thức chung về đấu tranh vũ trang đều cho rằng chiến tranh là kế tục của chính trị theo một thủ đoạn khác, hoặc nói cách khác: chiến tranh là chính trị đổ máu. Vì vậy, đường lối chiến tranh chịu sự chi phối trực tiếp và phục vụ mục đích chính trị. Đường lối chiến tranh đúng đắn hay sai lầm là nhân tố tiên quyết thành bại của cuộc chiến. Từ đó, chiến lược, chiến dịch, chiến thuật luôn gắn chặt với đường lối quân sự, đáp ứng yêu cầu, mục đích chính trị trước mắt và lâu dài. Cecil B. Currey, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quân sự hiện đại, đã viết nhiều tác phẩm về chiến tranh Việt Nam được dư luận thế giới chú ý. Trong cuốn sách “Võ Nguyên Giáp, một thiên tài quân sự”, xuất bản ở Mỹ năm 1997, được dịch ra tiếng Pháp năm 2003, ấn hành ở Paris và cũng được dịch ra tiếng Trung Quốc xuất bản ở Bắc Kinh, Cecil B. Currey đã trích lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Chiến lược chiến tranh của chúng tôi không phải chỉ liên quan đến những công việc thuần túy quân sự, chiến tranh phải là 342
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cuộc đời đại tướng Võ Nguyên Giáp qua ảnh
29 p | 208 | 31
-
Tầm vóc con người làm nên lịch sử - Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Phần 1
131 p | 174 | 29
-
Tầm vóc con người làm nên lịch sử - Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Phần 2
147 p | 104 | 26
-
không phải huyền thoại (tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về Đại tướng võ nguyên giáp trong chiến dịch Điện biên phủ): phần 1
313 p | 89 | 14
-
không phải huyền thoại (tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về Đại tướng võ nguyên giáp trong chiến dịch Điện biên phủ): phần 2
261 p | 74 | 12
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhà quân sự lỗi lạc, nhà sử học tài ba
5 p | 83 | 10
-
Tuổi trẻ học đường của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
8 p | 57 | 9
-
Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Phần 1
113 p | 31 | 4
-
Ebook Đại tướng Võ Nguyên Giáp bình dị và siêu phàm - Những ký ức, mẩu chuyện kể về người: Phần 1
258 p | 14 | 4
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự Việt Nam và thế giới (Kỷ yếu hội thảo khoa học): Phần 1
323 p | 9 | 4
-
Ebook Đại tướng Võ Nguyên Giáp bình dị và siêu phàm - Những ký ức, mẩu chuyện kể về người: Phần 2
232 p | 12 | 4
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 101 khoảnh khắc về người (101 moments of general Võ Nguyên Giáp)
121 p | 14 | 3
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua các ca khúc cách mạng
8 p | 11 | 3
-
Triết lý quân sự trong nghệ thuật cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
9 p | 7 | 2
-
Tư duy nghệ thuật quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và sự vận dụng của Đảng về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới
8 p | 6 | 2
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp về phát huy thế trận chiến tranh nhân dân: Từ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đến công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay
8 p | 6 | 2
-
Dấu ấn lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Bài học cho thế hệ trẻ hiện nay
6 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn