PHẦN 2: ĐẠO DIỄN - DIỄN VIÊN - CA<br />
SĨ - HỌA SĨ<br />
1. Đạo diễn điện ảnh Đặng Nhật Minh<br />
Phải biết khước từ những cái đã có<br />
So với các đạo diễn VN thuộc thế hệ trước và cùng<br />
thời, đạo diễn Đặng Nhật Minh được đánh giá có<br />
những cách tư duy mới về chiến tranh, xã hội và con<br />
người, với một lối thể hiện đầy sáng tạo. Ông cũng là<br />
một trong những đạo diễn VN hiếm hoi góp phần đưa<br />
nền điện ảnh VN ra thế giới.<br />
Về phong cách phim<br />
Nguyễn Lệ Chi (NLC): Ông là đạo diễn thuộc thế hệ thứ mấy của<br />
điện ảnh VN? Theo ông, thế nào để được gọi là một thế hệ đạo diễn?<br />
Đạo diễn ĐNM: Ở VN không có khái niệm về các thế hệ như ở<br />
TQ. Các đạo diễn VN là những công chức ăn lương nhà nước. Một khi<br />
đã được Hãng phim nhận làm đạo diễn trong biên chế nhà nước rồi<br />
thì cũng như các công chức khác cứ đến tuổi 60 thì về hưu. Khi có<br />
một người nào đó về hưu, Hãng mới nhận người khác vào thế chỗ.<br />
Người đến tuổi sắp về hưu cùng người mới được nhận vào biên chế<br />
của Hãng hình thành một đội ngũ chung, già có trẻ có, không tách<br />
biệt các thế hệ. Tôi nằm trong cái đội ngũ đạo diễn công chức đó.<br />
NLC: Rất nhiều nhà phê bình đã từng đánh giá, so với các đạo<br />
diễn VN thuộc thế hệ trước và thế hệ cùng thời với ông, ông có một<br />
phong cách riêng khác hẳn với những cách tư duy mới về chiến<br />
tranh, xã hội và con người. Ông đã phá vỡ được lối mòn cũ và mở<br />
ra được một lối thể hiện mới đầy sáng tạo và táo bạo. Ông có nhận<br />
thấy thế không? Yếu tố nào đã tác động giúp ông thực hiện được<br />
điều này?<br />
<br />
Đạo diễn ĐNM: Tôi đến với điện ảnh là do tình cờ, run rủi của số<br />
phận, hoàn toàn không có sự chuẩn bị từ trước. Tôi không hề được<br />
đào tạo ở trường Đại học Điện ảnh Liên xô, TQ hay ở VN như tất cả<br />
các đạo diễn VN khác. Do vậy tôi phải tự tìm hiểu cái nghề này theo<br />
cách riêng của mình. Nếu có ai đó nhận thấy trong sáng tác của tôi có<br />
cái gì đó không giống với những đồng nghiệp đi trước hoặc cùng thời,<br />
có lẽ là do đặc điểm trên.<br />
Khi tôi bước chân vào điện ảnh (những năm 60), nền văn nghệ<br />
VN là một nền văn nghệ phục vụ công nông binh không khác gì bên<br />
TQ vậy. Tôi cũng được giao làm vài phim như vậy và rồi tự thấy vô<br />
cùng chán ngán cái thứ phim ảnh kiểu này. Chúng hoàn toàn xa lạ với<br />
tôi. Đã có lúc tôi toan từ giã nó. Nhưng rồi có người khuyên nếu<br />
không thích làm những phim như vậy thì thử viết cái mà mình thích,<br />
mình cảm thấy rung động xem sao. Nếu không được, hãy từ giã cũng<br />
chưa muộn. Bộ phim đầu tiên do tôi tự viết kịch bản rồi tự đạo diễn<br />
có tên là Thị xã trong tầm tay được viết ra trong hoàn cảnh đó. May<br />
sao không khí văn nghệ hồi đó đã bắt đầu cởi mở hơn nên bộ phim đã<br />
được trên cho làm. Sau phim đó tôi quyết định không từ bỏ Điện ảnh<br />
nữa mà thấy có thể tiếp tục làm phim với điều kiện kịch bản phải do<br />
mình tự viết ra, nói về những điều mà mình quan tâm muốn giãi bầy<br />
cùng người xem. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy yếu tố quan trọng đã giúp<br />
tôi tìm ra con đường đi riêng cho mình là: Biết cương quyết khước từ<br />
những cái mà mình không thích, cho dù những cái đó được khích lệ<br />
và cổ xuý rùm beng. Khi đã biết khước từ thì ắt sẽ tìm được cái gì đó<br />
riêng cho mình.<br />
NLC: Trong quá trình “mở đường” này, ông thường vấp phải<br />
những khó khăn lớn gì và cách giải quyết ra sao?<br />
Đạo diễn ĐNM: Con đường mà tôi đã chọn không giống ai nên tôi<br />
gặp khó khăn, trở ngại là chuyện đương nhiên. Cho đến nay, tất cả<br />
những phim tôi làm ra, ở trong nước không bao giờ được coi là dòng<br />
phim chính thống của Điện ảnh VN. Người ta cho tôi được làm là may<br />
mắn lắm rồi (có phim còn bị lãnh đạo cấp cao phê phán công khai,<br />
sau đó không ai dám chiếu nữa như phim Cô gái trên sông, hay bị báo<br />
chí nhất loạt phê phán như phim Thương nhớ đồng quê chẳng<br />
hạn...). Trong đội ngũ làm phim chính thống ở VN không có tên tôi.<br />
Trường đại học sân khấu điện ảnh ở VN chưa bao giờ mời tôi giảng<br />
dậy hoặc nói chuyện với sinh viên.<br />
<br />
NLC: Ông cho rằng phim của ông thuộc phong cách gì? Có phải<br />
là phong cách phim tự sự như mọi người thường gọi? Điều gì đã<br />
khiến ông đi theo phong cách này? Vô tình hay cố ý?<br />
Đạo diễn ĐNM: Khi quyết định tiếp tục làm điện ảnh, không có ý<br />
định từ giã nó nữa thì tôi tự xác định cho mình một cách có ý thức<br />
rằng: mỗi một phim do tôi tự viết kịch bản rồi tự làm đạo diễn phải là<br />
những lời tâm sự với ngưòi xem về những vấn đề mà tôi quan tâm, về<br />
những nỗi niềm mà tôi xúc động trong cuộc sống. Nếu những lời tâm<br />
sự đó được người xem đồng cảm thì tôi thấy thật hạnh phúc. Còn nếu<br />
không thì đành chịu, nhưng dầu sao tôi cũng đã thành thật với chính<br />
mình. Tôi không biết gọi đó là phong cách gì.<br />
NLC: Trong quá trình hình thành và xây dựng phong cách làm<br />
phim của mình, ông thường chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ lĩnh vực<br />
nào? Từ người nào?<br />
Đạo diễn ĐNM: Như trên tôi đã nói: tôi không được đào tạo chính<br />
quy về điện ảnh ở Nga, cũng không ở TQ, và cũng không ở VN với các<br />
giảng viên hầu hết là tốt nghiệp ở Nga hoặc TQ. Do đó ảnh hưởng của<br />
những nền điện ảnh đó ở trong tôi không có. Ảnh hưởng lớn nhất đối<br />
với các sáng tác điện ảnh của tôi lại là Thơ ca VN và đặc biệt là kho<br />
tàng Ca dao tục ngữ VN. Trong văn học người tôi chịu ảnh hưởng<br />
nhiều nhất là nhà văn Thạch Lam, một nhà văn của những năm 30 –<br />
45 trước Cách mạng. Trong điện ảnh thì bộ phim làm tôi bị sốc và có<br />
ấn tượng mạnh mẽ nhất là phim Hiroshima – mối tình của tôi của<br />
Đạo diễn ngưòi Pháp Alain Resnais mà tôi được xem vào năm 1963.<br />
Đến năm 1987 tôi lại bị một cú sốc nữa sau khi xem phim Câu chuyện<br />
Tokyo của đạo diễn người Nhật OZU. Đó là hai phim đã để lại cho tôi<br />
những ảnh hưởng sâu sắc nhất trong phong cách làm phim của mình<br />
sau này. Đương nhiên tôi cảm thấy rất gần gũi với những phim của<br />
Trương Nghệ Mưu (trước khi làm phim Anh hùng ) như Thu Cúc đi<br />
kiện, Không thiếu một em hay Cha mẹ tôi... cũng như phim Hoàng<br />
thổ của Trần Khải Ca. Ngoài ra tôi cũng rất phục những phim của Đạo<br />
diễn người Iran Abba Kiarostami.<br />
NLC: Ông có cho rằng phong cách làm phim của ông đã tác<br />
động mạnh tới các đạo diễn VN thế hệ sau không? Nếu có, ông vui<br />
hay buồn?<br />
Đạo diễn ĐNM: Tuy không một đạo diễn nào nói ra nhưng xem<br />
<br />
phim của một số đạo diễn trẻ, tôi nhận thấy họ có tìm hiểu kỹ những<br />
phim mà tôi đã làm và không ít trường hợp đã lặp lại trong một vài<br />
tình huống. Điều đó làm tôi cũng vui mà cũng buồn. Tôi muốn họ<br />
giống như tôi trước đây khi còn trẻ: Biết khước từ những cái đã có...<br />
NLC: Theo ông, thế nào để được gọi là phong cách của một đạo<br />
diễn? Phải chăng đó sự khẳng định cái tôi của đạo diễn một cách<br />
đậm nét?<br />
Đạo diễn ĐNM: Tôi rất tâm đắc với một câu nói của một đạo diễn<br />
châu Âu (tôi quên mất tên) nói rằng: “Đạo diễn không phải là một<br />
nghề. Đó là một nhân sinh quan, một cách nhìn sự vật”. Càng ngày tôi<br />
càng nghiệm thấy ý nghĩa sâu sắc của câu nói đó.<br />
NLC: Nếu người đạo diễn không có phong cách riêng sẽ trở<br />
thành bi kịch? Vậy để tạo dựng được phong cách riêng, người đạo<br />
diễn cần có những điều kiện tiên quyết gì?<br />
Đạo diễn ĐNM: Ở VN có một ông nhà thơ tên là Phùng Quán.<br />
Năm 1957 ông có viết một bài thơ có tên là Lời mẹ dặn trong đó có<br />
mấy câu như sau: “Yêu ai cứ bảo là yêu / Ghét ai cứ bảo là ghét / Dù<br />
ai ngon ngọt nuông chiều/ Cũng không nói yêu thành ghét/ Dù ai cầm<br />
dao dọa giết/ Cũng không nói ghét thành yêu”. Chỉ vì mấy câu thơ đó<br />
mà ông phải về nông thôn đi lao động cải tạo trong hơn 10 năm và bị<br />
kỷ luật... Điều kiện tiên quyết để người đạo diễn có được một phong<br />
cách riêng (mà không cứ chỉ đạo diễn) là làm đúng như ông nhà thơ<br />
này đã viết.<br />
NLC: Để đảm bảo được phong cách của mình, ông đã phải làm<br />
gì?<br />
Đạo diễn ĐNM: Là cố giữ mình là mình không những chỉ trong<br />
sáng tác mà cả trong cuộc sống.<br />
Về Kịch bản điện ảnh và kịch bản văn học<br />
NLC: Từ lúc cấu tứ cốt truyện cho tới khi viết được một kịch bản<br />
hoàn chỉnh, ông thường phải mất bao nhiêu thời gian? Có những tác<br />
động gì trong cuộc sống khiến ông nảy sinh ra những câu chuyện<br />
như vậy?<br />
<br />
Đạo diễn ĐNM: Tất cả những kịch bản do tôi tự viết ra rồi tự thực<br />
hiện đều xuất phải từ những trải nghiệm của bản thân mình, lục ra từ<br />
trong ký ức của mình (nhưng không phải nguyên xi là nhưng hồi ức<br />
cá nhân). Tôi không đi quan sát, thâm nhập thực tế ghi ghi chép chép<br />
như người ta vẫn thường làm. Thực tế nó tự vào trong tôi lúc nào<br />
không biết. Nếu gọi là đi thực tế thì tôi đi thực tế ngay trong tiềm thức<br />
của chính mình, rồi từ đó tôi hình thành lên câu chuyện. Lúc viết ra<br />
ban đầu thường rất nhanh, viết một mạch, đôi khi chỉ trong 3 tuần.<br />
Sau đó đánh máy, đọc lại, gọt rũa, chỉnh lý lại cấu trúc, đưa bạn bè<br />
góp ý, sửa chữa, thêm bớt v.v... Thời gian này khá lâu, nhất là khi chờ<br />
Hội đồng duyệt kịch bản của Cục Điện ảnh góp ý bắt sửa..., có khi kéo<br />
dài dến 2 năm. Kinh nghiệm cho tôi thấy cái mình viết ra ban đầu rất<br />
nhanh ấy lại là cái hay nhất, chính xác nhất.<br />
NLC: Là một người đã từng viết truyện, viết báo, lại tự viết kịch<br />
bản điện ảnh, chắc hẳn ông rất yêu thích văn học? Ông thường đọc<br />
các tác phẩm thuộc thể loại gì? Nhà văn nào có ảnh hưởng lớn đến<br />
ông?<br />
Đạo diễn ĐNM: Tôi đã trả lời một phần trong câu hỏi 5 ở trên.<br />
Thú thực nếu không làm điện ảnh, có lẽ tôi sẽ đi viết văn và tôi cũng<br />
đang có ý định sẽ viết một cuốn tiểu thuyết về một lớp người trí thức<br />
đi theo Cách mạng như cha tôi GS BS Đặng Văn Ngữ năm 1949 từ<br />
Tokyo tìm đường trở về Chiến khu Việt Bắc theo Kháng chiến rồi đến<br />
năm 1967 hy sinh trong một trận bom B52 ở chiến trường Thừa<br />
Thiên-Huế trong khi đang tìm cách cứu chữa bệnh sốt rét cho bộ đội.<br />
Lớp người trí thức này chưa ai nói tới trong văn học. Trong văn học<br />
VN chỉ mới nói đến những tầng lớp nghèo khổ đi theo Cách mạng để<br />
được sung sướng đổi đời thôi. Có nhà văn nào đó đã từng nói: “Trong<br />
khi anh cảm thấy bất lực, không có cách gì khác, thì hãy cầm lấy bút.<br />
Tôi đã nhiều lần cảm thấy bất lực như vậy và đã cầm lấy bút viết ra<br />
một số truyên ngắn, bút ký đăng trên các tạp chí... Có nhiều ngưòi<br />
khuyên tôi nên tiếp tục viết văn và tôi cố thực hiện điều đó.<br />
NLC: Những câu chuyện trong các bộ phim của ông có phải<br />
được bắt nguồn từ những câu chuyện có thật trong cuộc sống hay là<br />
do ông hư cấu tưởng tượng ra?<br />
Đạo diễn ĐNM: Có chuyện thật, có hư cấu nhưng tất cả phải dựa<br />
trên ký ức. Đạo diễn Fellini trong cuốn Tôi – Fellini có viết: “Khi tôi<br />
quay một cái ghế hay một con chó, thì cái ghế và con chó đó cũng đều<br />
<br />