intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dân tộc Dao ở Trung Quốc

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người Dao là một trong 56 dân tộc ở Trung Quốc. Tác giả bài nghiên cứu tìm hiểu những nét khái quát nhất về người Dao ở Trung Quốc trên các khía cạnh: Lịch sử tộc người; hoạt động kinh tế; văn hóa vật chất; văn hóa tinh thần. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dân tộc Dao ở Trung Quốc

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 5, pp. 64-69 DÂN TỘC DAO Ở TRUNG QUỐC Nguyễn Duy Bính∗ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Nguyễn Hải Quỳnh Trường Cao Đẳng Sư phạm Lào Cai ∗ E-mail: duybinhdhsphn@yahoo.com Tóm tắt. Người Dao là một trong 56 dân tộc ở Trung Quốc. Tác giả bài nghiên cứu tìm hiểu những nét khái quát nhất về người Dao ở Trung Quốc trên các khía cạnh: Lịch sử tộc người; hoạt động kinh tế; văn hóa vật chất; văn hóa tinh thần. Từ khóa: Trung Quốc, người Dao, tương đồng, khái quát, tộc người, kinh tế, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần. 1. Mở đầu Ở Trung Quốc, dân tộc Dao có 1,4 triệu người, sống xen kẽ với các dân tộc thiểu số khác ở các tỉnh miền Nam nước này. Khoảng 70% người Dao sống ở khu tự trị của người Choang tỉnh Quảng Tây, phần còn lại sống rải rác ở Hồ Nam, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Châu, Giang Tây [1;380]. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả thử tìm hiểu những nét khái quát nhất về cộng đồng người Dao ở Trung Quốc, qua đó cho thấy mối liên hệ giữa người Dao ở Trung Quốc với người Dao ở Việt Nam và các nước láng giềng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tộc danh Trong lịch sử, căn cứ vào trang phục, đồ trang sức, cách sống, lối sống, thậm chí cả cách lao động sản xuất truyền thống, người Dao ở Trung Quốc có ít nhất 30 tên gọi. Tên gọi Dao được công bố rộng rãi và chính thức trong các văn bản Nhà nước từ sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949. Dưới chế độ phong kiến, người Dao ở Trung Quốc bị gọi một cách miệt thị là Mán. Đồng bào tự gọi mình là Kìm miền, Kìm mùn, nghĩa là người ở rừng (Kìm là rừng, miền hay mùn là người). Ngoài ra, người Dao còn tự gọi mình là Dìu miền. Bên cạnh tên gọi Dao, còn có một số tên gọi khác như: Mán, Trại, Dạo, Xá, Động. Ở Trung Quốc, chỉ một 64
  2. Dân tộc Dao ở Trung Quốc nửa người Dao nói tiếng Dao, số còn lại sử dụng ngôn ngữ của người Miao (Hmông), hoặc của người Đồng. Do kết quả của quá trình cộng cư và tiếp biến văn hóa, nhiều người Dao sử dụng song ngữ: tiếng Dao và tiếng Hán, tiếng Dao và tiếng Choang. Trong lịch sử, người Dao không có chữ viết, để ghi chép những sự kiện quan trọng trong gia đình và cộng đồng người ta khắc những hình chữ V lên các mảnh gỗ hoặc thanh tre. Sau này, người Dao bắt đầu sử dụng văn tự của người Hán. Những bằng chứng khảo cổ học về việc người Dao ghi chép lời của những bài hát dân ca Dao được trưng bày tại hạt tự trị Jinxin Dao thuộc tỉnh Quảng Tây có niên đại vào đời Minh (1368-1644). Trên những phiến đá có khắc chữ mà người Dao mượn của người Hán được tìm thấy khắp nơi trong cộng đồng Dao ở Trung Quốc [2;380]. 2.2. Hoạt động kinh tế Ở Trung Quốc, phần lớn người Dao sống ở những thung lũng vùng núi đồi, được bao phủ bởi những cánh rừng thông, linh sam, quế, cây dâu tây, tre, trà. . . Hạt tự trị Giang Hoa ở Hồ Nam được mệnh danh là "Xứ sở của cây linh sam". Tại những vùng người Dao sinh sống còn có nhiều loại cây đặc sản như măng, nấm, khoai mỡ, các loại thảo dược dùng làm thuốc. . . Trong rừng có nhiều loại động vật hoang dã như lợn rừng, gấu, khỉ, cầy hương. Bên cạnh đó là các loại tài nguyên, khoáng sản quý rất lý tưởng cho việc phát triển một nền kinh tế đa dạng. Từ lâu, nông nghiệp trồng trọt chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh tế của người Dao, với hai hình thức: canh tác nương rẫy và trồng lúa nước ở những chân ruộng bậc thang. Trước giải phóng (1949), nền kinh tế của người Dao ở Trung Quốc có thể chia làm 3 loại: Loại hình kinh tế đầu tiên và phổ biến nhất là kết hợp nông - lâm nghiệp với các ngành phụ khác. Hoạt động này tập trung ở những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Phương pháp canh tác của người Dao ở những vùng này có nhiều điểm tương đồng với cách thức canh tác của người Hán và người Choang. Loại hình kinh tế thứ hai là kết hợp lâm - nông nghiệp, trong đó lâm nghiệp là chính, nông nghiệp chỉ là ngành bổ trợ. Thời phong kiến, địa chủ người Hán, người Choang sở hữu và độc quyền khai thác tài nguyên rừng, nương rẫy, nông dân người Dao muốn canh tác phải trả cho địa chủ hàng loạt loại sưu cao thuế nặng: từ thuế đất, thuế đi săn, thuế câu cá, hái lượm, thuế xây nhà, thuế đi lại, thậm chí cả thuế uống nước và chôn người chết [3]. Loại hình kinh tế thứ ba là phát nương, làm rẫy. Như đã trình bày, phần lớn đất đai thuộc quyền sở hữu của địa chủ người Choang và người Hán. Tuy nhiên, nông dân Dao cũng có một ít đất, nhưng phần đất này lại thuộc quyền sở hữu của công xã, mỗi công xã có từ 20-30 hộ gia đình có quan hệ họ hàng với nhau. Các gia đình trong công xã cùng nhau lao động và chia đều các sản phẩm thu được. 65
  3. Nguyễn Duy Bính và Nguyễn Hải Quỳnh Theo truyền thống, khi vào mùa đồng áng, người Dao có tập quán cùng hợp tác lao động tập thể rất thú vị, gọi là "vừa hát vừa đào". Theo tục này, cứ vào vụ cày ruộng đầu xuân, từ 20 đến 30 gia đình người Dao cùng tập trung cày, bừa, làm đất, lần lượt hết nhà này đến nhà khác cho đến khi tất cả các thửa ruộng của mọi nhà đều được cày xới, gieo hạt. Khi lao động, một thanh niên trai tráng đứng hẳn ra ngoài nhóm người đang lao động, anh ta có nhiệm vụ cầm trịch, đánh trống, bắt nhịp cho mọi người vừa làm, vừa hát. Nhờ vậy, công việc được tiến hành trong một không khí vô cùng sôi động, vui vẻ, và hết sức hiệu quả. Hiện nay, tục này vẫn còn thấy ở vùng người Dao tỉnh Quảng Tây. Săn bắn vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người Dao hiện nay. Một mặt, nó cung cấp cho đồng bào nhiều loại thực phẩm, mặt khác, nó góp phần bảo vệ mùa màng khỏi các loại thú dữ. Theo phong tục, sản phẩm thu được sau những chuyến đi săn được chia đều giữa những người đi săn, thậm chí người ta còn chia một phần cho những trẻ em còn đang địu trên lưng người lớn. Tuy nhiên, người săn được con thú thì được chia một phần gấp đôi. Thỉnh thoảng, một phần chiến lợi phẩm được chia cho cả những người lớn tuổi trong làng. Vũ khí dùng để săn bắn gồm: các loại súng hỏa mai, súng kíp, tên nỏ và các loại bẫy. 2.3. Văn hóa vật chất 2.3.1. Trang phục cổ truyền Trong văn hóa của mỗi dân tộc, trang phục, đặc biệt là trang phục nữ, thể hiện rõ nhất bản sắc dân tộc. Ở Trung Quốc có nhiều nhóm Dao, mỗi nhóm có một sắc thái văn hóa riêng, thể hiện rõ nét qua trang phục. Trang phục nữ Dao rất đa dạng về hình thức trang trí (kiểu, dáng và các mô típ hoa văn), cái đặc sắc, và độc đáo của nữ phục được bảo lưu lâu bền do gắn với một ý niệm về thủy tổ xa xưa là Bản Vương, con chó ngũ sắc, đã có công giết giặc được vua gả công chúa, sinh con, đẻ cái thành dân tộc Dao ngày nay. Do vậy, trên áo của phụ nữ, thường được thêu hình con chó, hình răng chó. Chiếc áo dài truyền thống của phụ nữ Dao là kiểu áo xẻ ngực, gấu áo dài chấm gối. Giữa các nhóm Dao, sự khác nhau được căn cứ vào kiểu cổ áo, số lượng, hình các loại hoa văn thiêu trên áo. Hiện nay, một số phụ nữ lại mặc áo ngắn không cổ, thắt dây lưng bằng vải, váy ngắn hay dài tùy thuộc vào mục đích công việc. Phần lớn phụ nữ Dao ở Trung Quốc thích mặc áo dài đến đầu gối có cài nút ở giữa, dây thắt lưng có hai đầu rủ xuống. Tay áo, cổ áo, ống quần thêu rất nhiều hoa văn. Ngoài việc trang trí áo bằng mề đay bạc, phụ nữ rất thích đeo trang sức như vòng tay, hoa tai, vòng cổ [4]. Đàn ông Dao mặc áo ngắn cài nút ở giữa hay lệch về bên trái. Một số nhóm Dao, đàn ông thích mặc quần dài chạm mu bàn chân, có nhóm lại mặc quần ngắn đến đầu gối. Trang phục của đàn ông chủ yếu là màu xanh hoặc màu đen. Tuy nhiên, ở một số nơi như hạt Nandan, tỉnh Quảng Tây, đa số đàn ông Dao lại mặc quần chẽn chỉ dài đến đầu gối, màu trắng. Tại hạt Liannan, tỉnh Quảng Đông, đàn ông Dao lại quấn tóc thành búi, đội 66
  4. Dân tộc Dao ở Trung Quốc khăn đỏ và gắn trên đầu vài sợi lông gà lôi đỏ [5]. 2.3.2. Nhà cửa Nhà ở của các nhóm Dao cũng có nhiều nét khác biệt. Nhà cửa người Dao ở Trung Quốc có 3 kiểu khác nhau: Nhà nền đất, nhà nửa sàn nửa đất và nhà sàn. Nhà nền đất của người Dao là kiểu nhà tổng hợp có tính chất bền vững, thích hợp với điều kiện sản xuất, định cư, trồng lúa nước gồm: Bếp, chuồng gia súc, nơi chứa các công cụ sản xuất, mọi sinh hoạt trong gia đình đều khép kín trong khuôn viên của nhà. Nhà nền đất thường được xây dựng ở những nơi tương đối bằng trên núi, sườn đồi thoai thoải. Nhà thường có hai bếp, một bếp nấu ăn và một bếp lò nấu cám lợn. Vào những ngày đông giá rét, người Dao còn đặt thêm một bếp nữa để sưởi ấm và cũng là nơi để tiếp khách nên còn được gọi là bếp khách. Nhà sàn là loại hình phổ biến ở các nhóm Dao làm nông nghiệp lúa nước. Nhà được làm trên những gò đất thấp dưới chân núi, trong các thung lũng gần ruộng. Nhà được chia làm 3 phần: Một phần dành cho những người con gái chưa chồng, các cặp vợ chồng và bếp núc; một phần dành cho chủ gia đình và khách nam giới; một phần thuộc về người vợ. Ngôi nhà truyền thống điển hình của người Dao ở Trung Quốc thường được làm bằng gỗ, tre, hình chữ nhật có 3 phòng: phòng khách ở giữa, 2 phòng ngủ ở hai bên hông. Bếp lò được đặt ở góc của mỗi phòng ngủ. Người Dao làm nhà tắm ở sát bên nhà. Một phong tục rất thú vị là việc tắm vào mỗi buổi tối là bắt buộc thậm chí vào những ngày đông giá lạnh. 2.3.3. Ăn uống Nguồn lương thực thực phẩm của người Dao gồm các loại từ sản xuất, khai thác trong thiên nhiên và do trao đổi hàng hóa. Trong các loại lương thực thì ngô là lương thực quan trọng nhất, sau đó là sắn, khoai sọ. . . Ngoài nguồn lương thực từ trồng trọt, người Dao còn khai thác các loại cây củ ở rừng làm thức ăn như củ mài, củ nâu. Ở Trung Quốc còn có các loại khoai tây mật, ngũ cốc, khoai sọ, tiêu, bí đỏ, đậu nành, rau cải, bắp cải, su hào, cà chua, các loại đậu cô ve, đậu ván. . . Nguồn thực phẩm có được từ chăn nuôi rất phong phú như gà, ngan, vịt, trâu, bò, lợn chỉ được giết khi gia đình và cộng đồng có những việc đại sự như ma chay, cưới xin. Nguồn thực phẩm bổ sung không kém phần quan trọng là cá, các loại chim thú do săn bắt được. Ở tỉnh Quảng Tây, một thực phẩm rất phổ biến của người Dao là "trà dầu". Cách chế biến món này rất đặc biệt: đầu tiên, lá trà được rang, sấy trong dầu, sau đó đun tiếp trong nước muối với gạo xốp rang hoặc đậu nành. Trà dầu này được dùng suốt ngày, rất bổ, có thể được dùng như một bữa ăn trưa. Một món ăn khác cũng được ưa thích và rất phổ biến của người Dao ở Trung Quốc là "Chim dầm giấm". Thịt chim sau khi đã làm sạch được trộn chung với muối, gạo xay và bỏ vào nồi hầm. Thịt bò, cừu, các loại thịt khác cũng được chế biến theo kiểu này, là 67
  5. Nguyễn Duy Bính và Nguyễn Hải Quỳnh một đặc sản dùng trong các tiệc lớn của gia đình và cộng đồng. 2.4. Văn hóa tinh thần 2.4.1. Tín ngưỡng, tôn giáo Người Dao ở Trung Quốc theo tín ngưỡng đa thần, trong đó Đạo giáo có vai trò chủ đạo, bên cạnh đó còn có các yếu tố Phật giáo, Khổng giáo và rất nhiều tàn dư của các tín ngưỡng và tôn giáo nguyên thủy. Đồng bào dùng nhiều tranh thờ, mặt nạ,. . . mô phỏng theo các thần thánh của Đạo giáo như Ngọc Hoàng, Diêm Vương, Ngọc Thanh, Thượng Thanh, Thái Thanh,. . . nhiều phép thuật chữa bệnh, bói toán được các thầy cúng dùng trong các buổi tế lễ. Nhiều nhóm Dao hiện nay lại thờ Phật và thực hành nhiều quy tắc của Phật giáo trong đời sống hàng ngày như uống nước thiêng, ăn chay, xem tử vi, xem tuổi, đặc biệt là tư tưởng luân hồi của Phật giáo cũng thâm nhập vào đời sống tín ngưỡng của đồng bào. Do ảnh hưởng của tín ngưỡng Tô tem nguyên thủy và tín ngưỡng đa thần khác, người Dao quan niệm cho rằng tất cả các loại cây và vật nuôi đều có linh hồn. Đồng bào tin rằng có thần gió, thần mưa, thần trông coi các loại hoa màu và thần chăn nuôi. Cộng đồng người Dao ở Trung Quốc đặc biệt tin vào nhân vật "Thần Chó - The dog spirit". 2.4.2. Một số phong tục, tập quán trong hôn nhân Trong các nghi lễ liên quan đến chu kỳ đời người, nghi lễ trong hôn nhân ở tất cả các nhóm Dao vừa có sự tương đồng, đồng thời lại chứa đựng sự khác biệt. Trong hôn nhân, quy tắc ngoại hôn dòng họ là hình thức hôn nhân phổ biến, nghĩa là những người trong cùng dòng họ trong phạm vi ít nhất từ 7 đến 9 đời không được kết hôn với nhau. Hôn nhân con cô, con cậu được chấp nhận nhưng không phổ biến. Trong các nghi lễ hôn nhân, hình thức hát đối rất phổ biến. Trước đây các hủ tục thách cưới rất cao khiến nhiều thanh niên Dao không đủ tiền chi phí cho các lễ vật nên phải đến sống và làm việc ở nhà vợ và thường bị xem thường. Trong gia đình người Dao, ông cậu (em trai của mẹ) có tiếng nói quan trọng và thường quyết định các vấn đề quan trọng và ông ta cũng được hưởng nhiều quyền lợi khác. Ở một số hạt ở tỉnh Quảng Tây, hình thức hôn nhân con cô con cậu rất phổ biến. Nếu người con của cô gả cho đám khác thì lễ vật trong hôn nhân phải đem đến nhà người cậu. 2.4.3. Văn nghệ dân gian Kho tàng văn hóa dân gian của người Dao ở Trung Quốc rất phong phú, đa dạng gồm truyện kể, dân ca, câu đố. . . trong đó, ca hát là phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào. Trong khi lao động, sản xuất, bao giờ người ta cũng chọn một hoặc hai người ra cầm ca, đánh trống cầm trịch để mọi người vừa làm, vừa hát. Nam nữ thanh niên Dao trong khi tìm hiểu có thể hát đối suốt đêm. Nội dung của những bài hát rất phong phú, ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình yêu đất nước, lịch sử của dân tộc Dao. 68
  6. Dân tộc Dao ở Trung Quốc Đồng bào cũng có nhiều nhạc cụ như trống, cồng chiêng, kèn, thanh la, chũm chọe, tù và, chuông, nhị, sáo. . . đặc biệt là loại trống dài rất đặc sắc, chỉ người Dao mới có. Loại trống này rất phổ biến vào đời nhà Tống (1127-1279). Các điệu múa với loại trống này rất được ưa thích ở Trung Quốc và biểu diễn ở hải ngoại từ 1950. 3. Kết luận Từ những nghiên cứu trên có thể rút ra một số nhận xét sau: - Người Dao là một cộng đồng dân tộc thiểu số có lịch sử tương đối lâu đời trong 56 thành phần các dân tộc ở Trung Quốc. - Người Dao ở Trung Quốc có đời sống văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần vô cùng đặc sắc. Trong đó, có nhiều điểm văn hóa tương đồng với người Dao ở Việt Nam. - Văn hóa truyền thống của người Dao là nguồn sử liệu quan trọng và có giá trị trong việc nghiên cứu nguồn gốc, lịch sử tộc người của các dân tộc ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam. - Đời sống vật chất và tinh thần của người Dao đã có những thay đổi căn bản từ sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] MaYin, 1994. China, s Minority Nationalities. Foreign languages Press Bejing, tr.380. [2] MaYin, 1994. China, s Minority Nationalities. Foreign languages Press Bejing, tr.380. [3] Phạm Đình Phúc, 2004. Các dân tộc ở Hà Giang (phần Dân tộc Dao). Nxb Thế giới. [4] Chinese Ethnic Minorities.w.w.w.c.c.c.org/chinese culture/minority.htm [5] 1965. Các dân tộc trên thế giới - Các dân tộc Đông Á. Nxb Matxcova - Lenigrat (bản tiếng Nga). ABSTRACT The Dao in China The Dao are one of 56 ethnic groups in China. The author gives an overview of the Dao in China presenting their history, economic activities, material culture and spiritual practices. 69
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1