Đảng bộ và nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai và Tiểu đoàn 240: Phần 2
lượt xem 4
download
Mời các bạn cùng tham khảo phần 2 của Tài liệu Tiểu đoàn 240 với Đảng bộ và nhân dân Biên Hòa Đồng Nai. Tài liệu là cáchồi ký, ký sự, tự truyện, ..của tiểu đoàn 240 với Đảng bộ và nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai (1961-1976).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đảng bộ và nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai và Tiểu đoàn 240: Phần 2
- TIẾNG NỔ LONG TRỜI TẠI KHU KHO THÀNH TUY HẠ HUỲNH VĂN TÁM + NGUYỄN HỮU HÕA Khu kho Thành Tuy Hạ, thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch, tỉnh Biên Hòa (cũ), cách Sài Gòn về hƣớng đông nam khoảng 10 km đƣờng chim bay, phía bắc, đông bắc là lộ 17, phía nam, tây nam giáp lộ 19, phía tây nam là Nhà Bè, sông Lòng Tàu ra biển Đông, hƣớng đông là lô cao su Tân Trƣờng, xã Long Tân. Khu kho này đƣợc thực dân Pháp xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX. Từ năm 1926 có lúc chúng bố trí đến một tiểu đoàn Âu Phi đóng giữ... Quân Pháp rút khỏi nƣớc ta, đế quốc Mỹ thay chân, chúng đã mở rộng phạm vi khu kho Thành Tuy Hạ, nhất là giai đoạn Chiến tranh cục bộ (từ năm 1965). Cƣờng độ chiến tranh quy mô ngày càng lớn, số lƣợng bom đạn, phƣơng tiện chiến tranh Mỹ–ngụy sử dụng ngày càng nhiều. Khu kho Thành Tuy Hạ càng đƣợc mở rộng. Diện tích khu kho rộng 378,5 ha (chia thành 6 khu nhỏ). Thành Tuy Hạ là khu kho “đầu cầu” chứa và cung ứng bom đạn để Mỹ–ngụy đi gây tội ác ở Đông Dƣơng. Các tàu từ 10.000 - 12.000 tấn từ Mỹ vào sông Lòng Tàu đến đậu giữa sông Đồng Nai, Cát Lái, rồi bốc vào khu kho, sau đó mới chuyển về tổng kho Long Bình và các nơi khác. Năm 1972, lực lƣợng bảo vệ khu kho có 2 tiểu đoàn bảo an, 2 đại đội quân cụ, 1 đơn vị pháo 105 ly, trên 100 chó becgiê. Bao quanh kho có hệ thống 10 lô cốt cách nhau 200m, khoảng giữa có xiềng một con chó becgiê. Từ ngoài vào có 11 hàng rào (3 rào đơn, 2 cũi lợn, 5 mái nhà, 1 bùng nhùng), giữa rào số 7 có một số dây chuyền điện, 10 bờ đê đất, cao khỏi đầu (độ 3 mét) có đƣờng xe ở giữa xen trong rào, có bãi mìn, cả hệ thống ánh sáng, đèn pha cực mạnh. Trên mỗi lô cốt có đèn pha, ban đêm cứ 5 phút rọi một lần, cứ 10–15 phút có bộ binh và xe tuần tiễu chạy chung quanh. Với hệ thống phòng thủ nghiêm ngặt, chúng cho kho bom Thành Tuy Hạ là bất khả xâm phạm. Chấp hành nhiệm vụ cấp trên, tìm mọi cách đánh vào hậu cứ, kho tàng (dạ dày) của địch, ngày 15-3-1972, Bộ chỉ huy Miền tăng cƣờng cho Huyện đội Nhơn Trạch một đội đặc công gồm 7 đồng chí do đồng chí Đơ chỉ huy. Huyện đội Nhơn Trạch lúc bấy giờ do đồng chí Huỳnh Văn Tám (Tám Quyết) làm Huyện đội trƣởng đã nhanh chóng củng cố lực lƣợng, rút đồng chí Võ Văn Quyết (Hai Quyết) đang làm Đại đội phó C240 huyện về làm Đội trƣởng đặc công. Đồng chí Đơ, Đội phó, đồng chí Nghĩa làm Chính trị viên (lấy phiên hiệu là B3). 111
- Ban chỉ huy đội quyết tâm trong tháng 4-1972 tiến hành điều nghiên khu kho Thành Tuy Hạ, khi nắm chắc là tổ chức đánh ngay. Đêm 6-4-1972, đội đặc công (B3) 6 đồng chí, để hai đồng chí Hai Quyết và Đơ đột nhập từ hƣớng đông vào khu kho Thành Tuy Hạ, bố trí 4 đồng chí bảo vệ bên ngoài. Đến 24 giờ, hai anh đã vƣợt 11 rào, 10 bờ đê, vô đến dãy nhà kho chữ U, mỗi nhà rộng 10 mét dài 50 mét chứa đầy thùng đạn. Nhiều ụ chữ U đã chiếm bờ đê đất cao khỏi đầu, ngang 3m, mỗi ụ rộng khoảng 1.000 mét vuông. Để chớp lấy thời cơ, phối hợp với chiến trƣờng toàn Miền đang vào chiến dịch Nguyễn Huệ, và cả Đông Dƣơng (chiến sự ở Lào đang diễn ra quyết liệt), đồng chí Huyện đội trƣởng (Tám Quyết) chỉ thị cho công trƣờng (xƣởng quân giới) huyện Nhơn Trạch cƣa một quả bom lép lấy đƣợc 50 kg thuốc, đổ thành 9 khối, mỗi khối 5 kg, chừa 1 lỗ nhồi thuốc nổ mạnh (C4) lấy của Mỹ. Đội đặc công lắp 5 kíp (3 kíp số 8, 2 kíp hẹn giờ nổ chậm 1 giờ), 1 nụ xòe nổ tức thì với chi phí có 15.000 đồng tiền ngụy để mua đồng hồ và bồi dƣỡng đội đặc công. Ban chỉ huy Huyện đội quyết định đêm 10-4-1972 tấn công vào khu kho Thành Tuy Hạ. Huyện đội chỉ đạo từ ngày 6 đến 10-4-1972 bố trí quân báo và cơ sở công khai nắm chắc diễn biến địch. Cơ sở cho biết địch không thay đổi gì trong bố phòng. Sáng 10-4-1972, đồng chí Huyện đội trƣởng giao nhiệm vụ cho đội đặc công (B3). Toàn đội xác định mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng trận đánh vào khu kho Thành Tuy Hạ: 1. Đáp lời kêu gọi của Trung ƣơng Cục, Bộ chỉ huy Miền, quyết giành thắng lợi cao nhất để hợp đồng chung trên chiến trƣờng toàn Miền. 2. Phá hủy một số lƣợng vũ khí, phƣơng tiện chiến tranh của địch, gây thối động, đẩy mạnh du kích chiến tranh tạo đà phấn khởi trong quần chúng nổi dậy diệt ác phá kìm giành quyền làm chủ. 3. Nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy, kỹ - chiến thuật cho đơn vị (B3). 4. Lập thành tích kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5, ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 7-5 và ngày 19-5, sinh nhật Bác Hồ. Yêu cầu: – Chuẩn bị chu đáo tỉ mỉ vật chất, quyết tâm dù tình huống nào cũng đánh cho bằng đƣợc, bảo đảm chính sách thƣơng binh tử sĩ, giữ vững ý chí chiến đấu, nếu bị lộ vẫn dũng cảm lao vào giật nụ xòe nổ tức thì, sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. 112
- – Bình tĩnh, bí mật tiếp cận mục tiêu, đoàn kết hợp đồng trong cánh 1 (cánh vào kho) và giữa cánh 1 và cánh 2 để hoàn thành nhiệm vụ sau khi bóp kíp nổ chậm rút ra nhanh nắm chắc hƣớng rút. Sử dụng lực lƣợng: Gồm cả 10 chiến sĩ đặc công. Chỉ huy trƣởng là đồng chí Hai Quyết, Chỉ huy phó là đồng chí Đơ và đồng chí Học, Chính trị viên là đồng chí Nghĩa. Cánh 1: Đánh vào điểm với 5 đồng chí Quyết, Đơ, Hòa, Vận, Nghĩa, trang bị 9 khối thuốc nổ, 1 súng ngắn, 1 lựu đạn, 1 kìm cắt kẽm. Cánh 2: Gồm 5 đồng chí của đội thị trấn do đồng chí Học chỉ huy, trang bị 1 B40, 1 M79, 2 AK giữ cửa mở, chế áp vào lô cốt chi viện khi lộ để cánh 1 xông vào đánh. Diễn biến: Phát hiện có đoàn xe địch đang chở đạn lên chiến trƣờng Lào, cánh 1, gần 2 giờ sáng 11-4, vô đặt trái vào 3 dãy nhà chữ U, 4 ụ dã chiến đã bóp kíp nổ chậm rút ra, thu một mìn mo gần hàng rào chót. Đúng 2 giờ 45 ngày 11-4-1972, một tiếng nổ long trời gây chấn động cả vùng Nhơn Trạch, Thủ Thiêm – Sài Gòn có một số nhà bị vỡ cửa kiếng. Địch thú nhận: bom đạn bị phá hủy 75.000 tấn, địch chết 15 tên, bị thƣơng 25 tên. Trong quá trình rút ra khỏi căn cứ, đồng chí Đơ bị chó phát hiện đã đạp mìn hy sinh (ta không lấy xác đƣợc). Cả hai cánh rút về căn cứ an toàn. Chiến thắng lần đầu tiên đánh vào khu kho Thành Tuy Hạ làm nức lòng quân dân huyện Nhơn Trạch và cả nƣớc. Các đài phƣơng Tây đƣa tin về trận đánh làm dƣ luận thế giới xôn xao, bọn Mỹ–ngụy kinh hoàng, hoang mang lo sợ. 113
- NỖI LÕNG THỔN THỨC Tặng chị T. có người chồng liệt sĩ Mƣời hai năm anh ấy đi xa Con gái đầu lòng đã mƣời một tuổi. Đƣợc nửa tháng bên nhau ngày cƣới Chồng chị đi biền biệt tới giờ. Ngày miền Nam rực rỡ bóng cờ Chồng con họ ai cũng về đoàn tụ Riêng chị đứng ngồi không yên nữa “Biết bây giờ chồng sống, chết ra sao?”. Biết bây giờ chồng chị ở nơi nao? Khi bố chồng chị mồ yên mả đẹp Huyện, xã báo về cho biết Tin: Chồng chị đã mất lâu rồi. Đã bao năm anh ấy “đi xa” Chiều chiều Chị quét lá rơi trƣớc ngõ Từng nhát chổi lia lia tơi tấp gió Những nhát chổi trong chiều xua vợi nỗi cô liêu. Sâu thẳm trong lòng da diết một tình yêu. Đọng vào chị bao điều thổn thức. * Bao hạnh phúc dâng tràn rạo rực Chớ quên đi thổn thức những nỗi lòng! NGUYỄN ANH 114
- PHỐI HỢP BA THỨ QUÂN DIỆT 2 ĐẠI ĐỘI ĐỊCH NGUYỄN VĂN PHÊ (1) – HUỲNH VĂN TÁM Để tạo ra những trận đánh tiêu diệt lớn tác động hỗ trợ phong trào ở địa phƣơng, Quân khu tăng cƣờng về huyện Nhơn Trạch trung đoàn. Tại xã Phƣớc An, địch đóng đồn do một đại đội bảo an trấn giữ, ấp Vũng Gấm có dân vệ, tề ngụy rất ác ôn, hung hăng, khi ta rải truyền đơn hoặc du kích bắn phá, chúng đi nhặt, truy lùng tìm dấu máu v.v... Để mở thế kìm cho dân, phối hợp trong chiến dịch Nguyễn Huệ, tỉnh đội chỉ đạo gài thế để đánh địch. Ban chỉ huy thống nhất có đồng chí Hai Phê, Trung đoàn trƣởng, Tám Quyết, Huyện đội trƣởng Nhơn Trạch, trung đoàn 4 sử dụng D1 và Đại đội 240 huyện Nhơn Trạch. Kế hoạch của Ban chỉ huy: Dùng đội du kích Phƣớc An, rải truyền đơn rắc máu dọc theo lộ ủi khu trù mật Hang Nai, phóng đầu pal vào đồn Phƣớc An, bắn phá hoại để dụ địch trong đồn bung ra theo hƣớng ta bố trí. Bố trí 13 quả mìn cập lộ rải truyền đơn, khóa đầu 1 ĐH10, khóa đuôi 1 ĐH10 diệt 5-7 tên dân vệ, để câu viện 1-2 đại đội địch. Xin nói chi tiết lấy máu đâu mà có? Vô chợ, ấp thì khó, tôi (Tám Quyết) xuống đội du kích Phƣớc An nói dối có anh em bệnh không ăn uống đƣợc, anh Năm Song là thanh niên trốn lính cho một con vịt xiêm về cắt cổ lấy máu lỏng cho vô chai, còn thịt vịt nấu cháo bồi dƣỡng. – Đêm 27-9-1972, du kích Phƣớc An bắt đầu rải truyền đơn rắc máu vịt vô mé rừng và phóng 1 đầu pal vô đồn Phƣớc An. Bọn địch lập tức bắn 12,7 ly và cối ra. Sáng 28-9, dân vệ đi mở đƣờng phát hiện có truyền đơn ta rải, chúng không đi ngay lộ ủi mà bọc sau dãy mìn buộc ta nổ làm bị thƣơng 5 tên chạy về Vũng Gấm. Đến trƣa, địch điều 1 đại đội bảo an bảo vệ phía nam kho Thành Tuy Hạ, cùng đại đội bảo an ở Phƣớc An gần 13 giờ chia thành hai cánh từ bắc lộ 19 phát triển lên đông nam lộ nơi có rải truyền đơn. Ta vẫn bí mật ém quân, buộc phải xoay đội hình đối diện nổ súng. Hai cánh quân của ta ở đông bắc lộ ủi vƣợt lộ hình thành chia cắt nổ súng rất ác liệt. Đến 15 giờ 15 phút, ta làm chủ trận địa diệt gọn hai đại đội bảo an. Đại đội bảo vệ nam kho Thành Tuy Hạ đi 48 tên chạy về 8 tên, thƣơng vong 38 tên, bị bắt 2 tên gồm 1 đại úy đại đội trƣởng và tên thông tin. 1 Nguyên Trung đoàn trƣởng Trung đoàn 4. 115
- Đại đội bảo an ở Phƣớc An đi 61 tên, chạy về còn 5 tên, thƣơng vong 56 tên, trong đó có 2 trung úy. Tính chung, ta diệt và làm bị thƣơng 94 tên, bắt 2 tên, ta thu 24 súng, Đại đội 240 thu 3 súng. Ta hy sinh 1 đồng chí, bị thƣơng 18 đồng chí. Sau chiến thắng ở khu trù mật Phƣớc An, tác động các đồn bót, bọn tề ngụy hoang mang co lại, tạo thuận lợi ta đẩy mạnh phong trào 3 mũi giáp công, tấn công địch trên toàn huyện Nhơn Trạch. 116
- DẤU ẤN ĐẠI ĐỘI 240 BIÊN HÕA NHỮNG THÁNG NĂM MÁU LỬA HỒ VĂN HỒNG (1) Tôi đƣợc gia nhập làm ngƣời lính Đại đội 240 Biên Hòa từ tháng 6 năm 1965 khi còn rất trẻ với lòng náo nức lập chiến công. Là đơn vị chủ lực của tỉnh, nên địa bàn hoạt động của C240 khá rộng, từ huyện Vĩnh Cửu, thị xã Biên Hòa xuống tới Long Thành, Nhơn Trạch. Mãi năm 1971, tôi mới rời đơn vị về nhận công tác ở huyện đội Nhơn Trạch, nhƣng vẫn rất gần gũi, bám sát theo dõi quá trình hoạt động, chiến đấu của đơn vị. Những năm từ 1967 đến 1972 là thời điểm nóng bỏng của cuộc chiến. Thế và lực của Mỹ–ngụy còn rất mạnh. Chúng tập trung lực lƣợng tiến hành tìm diệt và bình định nhằm tiêu diệt và đẩy ta ra khỏi các địa bàn xung yếu. Chiến trƣờng Long Thành, Nhơn Trạch là một trong những điểm xung yếu ấy, và Đại đội 240 Biên Hòa là nòng cốt kiên quyết bám dân, bám đất giữ địa bàn hoạt động võ trang, hỗ trợ phong trào. Khi tôi về Nhơn Trạch, Đại đội đƣợc trang bị khá mạnh các loại vũ khí nhƣ đại liên, ĐKZ... với quân số 150 ngƣời, tinh thần và ý chí chiến đấu rất cao, ai nấy đều xung phong lập công. Với chiến tích cao, Đại đội chủ lực 240 Biên Hòa có mặt tại vùng đất này luôn làm cho địch nơm nớp, lo sợ. TIÊU DIỆT ĐOÀN BÌNH ĐỊNH ÁC ÔN Xã Phú Hội là một trong những địa bàn trọng điểm của huyện Nhơn Trạch. Xuyên qua ấp Đất Mới, ấp Xóm Hố là những cánh rừng chồi rậm rạp, tiện lợi cho ta ẩn giấu lực lƣợng. Ở đây ngoài bọn lính bảo an, dân vệ, cảnh sát, chi khu Nhơn Trạch còn tăng cƣờng một đoàn bình định nông thôn 30 tên, dƣới sự chỉ huy của tên Lê Văn Năm. Tên này ác ôn khét tiếng, đƣợc cấp trên tin dùng, đàn em sợ hãi, còn nhân dân thì căm thù. Tháng giêng năm 1966, dựa vào bọn ngụy quân, ngụy quyền, Mỹ bắt đầu đổ quân đánh chiếm xã Phú Hội, ấp Bến Cam của xã Phƣớc Thiền, ấp Lân Lƣu của xã Long Tân – trƣớc đó vốn là vùng giải phóng. Đoàn bình định do tên Năm cầm đầu cũng xuất hiện vào thời điểm này. Thực hiện sự chỉ đạo của quan thầy, chúng dồn dân vào ấp chiến lƣợc. Chúng kìm kẹp nhân dân, ai phản kháng chống lại là nếm ngay những đòn tra tấn hết sức dã man. Địch tiến hành ủi phá rừng, hòng đánh bạt lực lƣợng du kích các xã Long 1 Nguyên Chính trị viên Đại đội 240 Biên Hòa. 117
- Tân, Phú Hội, Phƣớc Thiền, kể cả anh em 240 không còn nơi ẩn náu. Đơn vị 240 phải dạt về các xã Long Thọ, Phƣớc An, vốn trƣớc đây là vùng giải phóng do ta kiểm soát, nhƣng lại rất xa, trở ngại lớn cho việc xây dựng nhen nhóm phong trào. Trên thực tế, vào thời điểm ấy du kích các xã đều bị địch đánh dạt, xã trở thành xã “trắng”, thỉnh thoảng mới có đôi ngƣời về móc nối cơ sở nhƣng cực kỳ khó khăn, hiệu quả thấp. Lúc này, quê hƣơng đầy bóng giặc: nào Mỹ, ngụy, lính đánh thuê Thái Lan và dày đặc bọn mật vụ, cảnh sát chìm, nổi... Trƣớc tình hình ấy, Đại đội 240 đƣợc tỉnh giao nhiệm vụ bằng mọi giá phải tìm cách tiếp cận và bám trụ đƣợc địa bàn các xã, móc nối nhen nhóm cơ sở trong dân để đƣa lực lƣợng du kích trở về. Đặc biệt, nhiệm vụ cấp bách nóng bỏng nhất của C240 là trừng trị bọn bình định, gỡ thế kìm cho dân. Nhiệm vụ đơn giản nhƣng không dễ dàng, bởi bọn này ranh ma nhƣ lũ chồn, cáo và luồn nhƣ chạch, thƣờng trà trộn trong dân. Có khi trong một đêm mà chúng cơ động mấy địa điểm đề phòng ta theo dõi tập kích, chớ không co cụm nhƣ bọn lính ở các đồn, bót. Nhƣng dù ma mãnh tinh khôn đến đâu, chúng vẫn khó lòng qua đƣợc tai mắt của cơ sở cách mạng. Tầm tháng 7 năm 1967, Ban chỉ huy Đại đội 240 ra quyết tâm tiêu diệt đoàn bình định. Hình thức tác chiến linh hoạt, nhạy bén, vừa tiếp cận vừa đánh, đồng thời bao vây, kiên quyết không tên nào chạy thoát. Vào một đêm tối trời nhƣ bao đêm khác, một bộ phận của Đại đội 240 do anh Năm Chiến - Đại đội trƣởng, anh Sáu Sang - Đại đội phó chỉ huy lặng lẽ vƣợt qua địa bàn ấp Xóm Hố tiếp giáp ấp Đất Mới thì gặp địch và chủ động nổ súng tiến công áp đảo. Sau 20 phút giao chiến, đoàn bình định nông thôn bị ta tiêu diệt, trong đó có Lê Văn Năm, trƣởng đoàn ác ôn. 5 tên bị bắt sống run nhƣ cầy sấy, miệng một mực xin tha tội chết. Thực thiện nghiêm chính sách tù hàng binh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, chúng tôi giáo dục và tha chúng tại chỗ, tổ chức thu toàn bộ trang bị vũ khí và lui quân tuyệt đối an toàn. Trận thắng giòn giã này đã cổ vũ mạnh tinh thần quần chúng nhân dân nổi dậy phá bung ấp chiến lƣợc Bến Cam, Phú Hội trở về làng cũ làm ăn. Đồng thời là đòn cảnh cáo đối với bọn đang lăm le gây tội ác không dám ngang tàng nhƣ trƣớc. CHIẾN CÔNG TỪ TRẬN CỐNG SẮN Tiêu diệt đoàn bình định nông thôn ở ấp Đất Mới, xã Phú Hội là một đòn chí tử làm cho bọn địch chƣa hết bàng hoàng thì trận ấp Cống Sắn, xã Phƣớc Thiền, Đại đội 240 trừng trị tên ác ôn Trọng, tên thiếu tá Mỹ, làm tan rã đoàn bình định nông thôn ở đây, tạo đà cho quần chúng nổi dậy rất mạnh. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho 2 đợt tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968: ta chiếm và làm chủ 118
- xã Phú Hội, một phần ấp Bến Cam của xã Phƣớc Thiền, mở vùng mở mảng ở một địa bàn trọng yếu. Năm 1971, tôi đƣợc đề bạt trung đội bậc trƣởng, và cấp trên điều động lên làm trợ lý tác chiến Huyện đội Nhơn Trạch. Do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, năm 1973, tôi lại trở về làm Chính trị viên, Bí thƣ chi bộ Đại đội 240. Lúc này, huyện Nhơn Trạch lại đƣợc tăng cƣờng thêm một đại đội bộ binh của tiểu đoàn 2, phân khu tƣ phối hợp hoạt động. Tuy nói là đại đội nhƣng thực tế đơn vị chỉ hơn hai chục tay súng do quá trình chiến đấu bị tổn thất chƣa đƣợc bổ sung. Sau đó, tôi lại đƣợc điều động lên làm Trợ lý chính trị Huyện đội, đóng cứ ở hai xã Phƣớc Lai và Long Thọ. Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không đề cập tới sự cƣu mang, đùm bọc che chở vô bờ bến của nhân dân. Những năm tháng chiến đấu gian khổ, lƣơng thực, thực phẩm, thuốc men chữa bệnh phục vụ cho đơn vị đều do dân cung cấp. Cấp trên có tăng cƣờng nhƣng rất hạn chế vì đây là vùng sâu chiến trƣờng bị chia cắt, ƣu tiên hàng đầu là đƣợc bổ sung đạn dƣợc cho cán bộ chiến sĩ. Tôi còn nhớ một hình ảnh ngời sáng về tinh thần yêu nƣớc của những phụ nữ xã Phú Hội. Đó là vào năm 1972, địch tập trung xe ủi phá địa hình hòng “lật chảo” Nhơn Trạch, việc đi lại cực kỳ khó khăn và nguy hiểm. Má Lê Thị Luận cùng với má Lê Thị Thọ – mẹ vợ tôi, cùng ở ấp Xóm Hố tại bìa rừng, trong một chuyến đi tiếp tế bị địch phục kích, bắt giải về chi khu Nhơn Trạch để truy bức, các mẹ tuyệt nhiên không khai báo. Nhờ tổ chức ta lo lót bên trong, hai má đƣợc thả về để tiếp tục nhiệm vụ giao liên, tiếp tế cho anh em 240 từng phút đợi chờ từng lon gạo, hạt muối của các má. Nhờ sự tiếp sức của nhân dân, trong đó có các má nhƣ vừa nêu trên nên cán bộ, chiến sĩ cảm thấy an lòng. Một trong những sự kiện ghi dấu ấn sâu sắc trong tôi là vào dịp lễ Noel năm 1967. Lúc ấy, lực lƣợng Đại đội 240 đang triển khai giấu quân ở khu rừng ấp Xóm Hố, bị địch phát hiện. Chúng hí hửng huy động một tiểu đoàn bảo an dân vệ địa phƣơng có chi viện hỏa lực mạnh đánh úp để hốt gọn mẻ lƣới. Nhƣng anh em Đại đội 240 kịp thời giáng trả đích đáng, hàng chục tên ngã gục trƣớc mũi súng của những chàng lính trẻ dũng cảm, ngoan cƣờng. Mƣu sâu họa càng sâu, điều ấy rất đúng với thực tế những gì diễn ra đối với quân địch. Không thực hiện đƣợc ý đồ đen tối, 16 giờ cùng ngày, chúng tập trung nhặt xác chết và bị thƣơng của đồng bọn, cay đắng rút về chi khu Nhơn Trạch. Ta hy sinh 4 đồng chí, trong đó có anh Lê Văn Đành lính thổi kèn xung trận. Anh này rất hăng hái trong chiến đấu, giữa trận tiền mà nhƣ con sóc chuyền cành, mặc cho đạn địch vãi nhƣ mƣa. Khi bị thƣơng nặng, địch tràn lên gọi hàng và định bắt sống. Trƣớc lúc hy sinh, anh Lê Văn Đành còn dùng quả lựu đạn cuối cùng diệt thêm mấy tên địch. Lúc ấy, anh ở tuổi hai nhăm. Gƣơng hy sinh anh dũng của ngƣời lính thổi kèn 119
- Lê Văn Đành đã có sức cổ vũ tinh thần chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ. Sau đó ít lâu, lại xuất hiện tấm gƣơng ngoan cƣờng của Đại đội trƣởng Lê Hoài Trung. Đó là thời điểm vào năm 1973, khi đột ấp làm nhiệm vụ vận động quần chúng tuyên truyền cách mạng, anh bị thƣơng nặng và lọt ổ phục kích của địch. Địch thấy đối phƣơng ít, hè nhau toan bắt sống. Anh bình tĩnh để chúng vào gần mới nổ súng làm nhiều tên gục ngã và anh dũng hy sinh trƣớc sự khâm phục của kẻ thù. Không sao kể hết tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh xả thân vì nghĩa lớn của cán bộ, chiến sĩ Đại đội 240 Biên Hòa và tình sâu nghĩa nặng của nhân dân. Qua ký ức của một ngƣời lính đã kinh qua chiến trận, tôi xin kể lại đôi điều tuy còn rất khiêm nhƣờng, nhƣng thể hiện tấm lòng tri ân của mình đối với đồng bào, đồng chí thân yêu qua những tháng năm lửa máu. 10-2004 Nguyễn Quốc Hoàn (ghi) 120
- HAI LẦN ĐÁNH “KHO BOM THÀNH TUY HẠ” NGUYỄN HỮU HÕA (1) Ngày 4-8-1960, tôi đƣợc tuyển vào Binh chủng Đặc công đóng quân tại Thủy Nguyên, Hải Phòng. Sau 2 khóa huấn luyện, đến tháng 3-1971, đơn vị nhận lệnh đi chiến đấu ở chiến trƣờng B2. Qua 3 tháng hành quân, chúng tôi vào tới căn cứ trung đoàn 429 đặc công Miền, đƣợc bổ sung vào C1 D16 làm nhiệm vụ điều nghiên phục vụ trận đánh căn cứ Téc Ních và điều nghiên kho đạn Kà Tum, chốt Bổ Túc, sân bay Thiện Ngôn, lò than Ka Rết (Tây Ninh). Đến tháng 12-1971, chúng tôi nhận lệnh đi sâu về chiến trƣờng ven biển. Bảy anh em: đồng chí Nguyễn Văn Đơ là Đội trƣởng, đồng chí Nghĩa là Chính trị viên, tôi là Nguyễn Hữu Hòa, tiểu đội trƣởng cùng đồng chí Vận, Long, Trình và Ty. Khoảng tháng 2-1972, đơn vị về đến căn cứ phân khu Bà Rịa. Chúng tôi học tập thêm về cách dò gỡ các loại bẫy mìn của địch do đồng chí Mƣời Dân, Chủ nhiệm đặc công phân khu hƣớng dẫn, đƣợc học cách cƣa bom để lấy thuốc nổ, sản xuất vũ khí tự tạo. Khoảng cuối tháng 3, chúng tôi rời phân khu Bà Rịa về chiến trƣờng Rừng Sác nghỉ tại đội trinh sát của trung đoàn 10 gần 2 ngày. Đến 3 giờ chiều một ngày cuối tháng 3, chúng tôi đƣợc đƣa bằng ghe chèo lên ấp Vũng Gấm xã Phƣớc An, huyện Nhơn Trạch. Huyện đội Nhơn Trạch bổ sung thêm đồng chí Võ Nhất Quyết về làm Đội trƣởng, đồng chí Nguyễn Văn Đơ làm Đội phó, đồng chí Nguyễn Văn Thành làm Quản lý tài chính đội. Đầu tháng 4-1972, đơn vị chính thức lấy tên là trung đội 3 của Đại đội 240 huyện Nhơn Trạch, đứng chân tại căn cứ Cây Trắc nằm gần khu Bàu Lòng, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đánh kho bom Thành Tuy Hạ. Huyện đội điều thêm 3 đồng chí ở đội biệt động thị trấn Vĩnh Thanh phối thuộc làm nhiệm vụ đƣa đƣờng gồm: đồng chí Học, đồng chí Thắng, đồng chí Bảy Quyết. Đêm 4-4-1972, chúng tôi đột nhập nghiên cứu kho Thành Tuy Hạ báo cáo quyết tâm với Huyện ủy. Huyện đội điều đồng chí Tám Chữ lên cùng đồng chí Lê Hoài Nam, đồng chí Trình lấy thuốc bom đúc thành trái nổ, mỗi trái nặng 5kg có 5 lỗ. Một lỗ ở giữa để tra kíp hẹn giờ MI8. Bốn lỗ còn lại tra kíp số 8. Mỗi lỗ một ít thuốc C4 để kích thích gây nổ hết thuốc. 1 Nguyên chiến sĩ B3 Đại đội 240. 121
- Trong thời gian chuẩn bị trận đánh có 2 sự kiện xảy ra: một là khi đổ thuốc, đồng chí Trình bị thuốc cháy làm bỏng nhẹ; hai là khi thử kíp MI8, đồng chí Hai Quyết sau khi đi điều nghiên, sáng dậy đi vệ sinh không biết ngồi cạnh chỗ chiếc kíp để thử. Kíp đột nhiên nổ, đồng chí Hai Quyết chạy vào hô to “địch tập kích”. Anh em biết ngay là kíp thử nổ vội lấy bông băng lau chùi vết thƣơng cho đồng chí Hai Quyết. Mảnh kíp văng găm vào mông, do vậy chỉ chảy máu không ảnh hƣởng lớn đến kế hoạch đánh. Đúng 17 giờ ngày 8-4-1972, đơn vị làm lễ xuất quân. Trƣớc lúc đi, đồng chí Tám Quyết, Huyện đội trƣởng xuống dự lễ tuyên thệ, động viên anh em và chụp hình lƣu niệm trƣớc trận đánh. 18 giờ, chúng tôi nghỉ lại ở căn cứ đội biệt động thị trấn Vĩnh Thanh, chờ cho trời tối hẳn, tiếp tục hành quân tiếp cận mục tiêu. Đội hình gồm 3 đồng chí ở đội biệt động thị trấn đi trƣớc cảnh giới và dẫn đƣờng qua lô cao su Tân Tƣờng. Tiếp theo là mũi đánh bên trong kho gồm các đồng chí: Võ Nhất Quyết, Đơ, Nghĩa, Vận, Hòa. Lực lƣợng phía sau có đồng chí Ty, y tá và Trình. Vào tới khu vực hàng rào, lực lƣợng đi đầu và phía sau ở ngoài hàng rào làm nhiệm vụ cảnh giới và đón rƣớc. Còn lại 5 đồng chí vào bên trong kho. Tất cả là 9 khối thuốc, mỗi đồng chí mang 2 khối, riêng đồng chí Hai Quyết mang 1 khối vì anh đi đầu, còn phải khắc phục mở 6 lớp rào vào tới đƣờng tuần tra bên trong. Địch tổ chức đi tuần trên đƣờng này bằng xe đạp, honda. Mỗi lô cốt cách nhau khoảng 150m, trên nóc có đèn pha và súng máy. Vƣợt qua đƣờng tuần vào mép bên kia đƣờng, chúng tôi đụng phải hàng rào B40 chúng rào theo hàng cây cao su, đƣợc quét vôi màu trắng. Anh em phải leo theo cây cao su để vƣợt hàng rào cao 2,5m. Khi vào trong, tổ còn phải vƣợt qua nhiều hàng rào đơn và bờ đê chúng tạo thành từng khu vực và từng ô chứa bom đạn. Mỗi ô có diện tích khoảng 100m2. Ba mặt chúng ủi cao thành bờ đê và tạo thành hào, mặt trƣớc bằng nối với đƣờng trong khu vực để chuyển bom đạn vào xếp trong lô (kho thời kỳ Pháp thì chúng xây tƣờng 2 lớp và lợp ngói). Anh em vào tới mục tiêu, bố trí đánh theo đội hình cuốn chiếu từ trong đánh ra: trái nổ đặt 1 kho, bỏ 1 kho, đặt 1 dãy, bỏ 1 dãy để khi đánh trái kích thích nổ đƣợc nhiều hơn; hoặc nếu không buộc địch cũng phải tổ chức hủy bom đạn còn lại vì không còn an toàn nữa. Sau khi vào kho, đồng chí Hai Quyết bị kẹt bên trong do có 1 xe quân sự của địch vào kho để xuống hàng, phải mất 15 đến 20 phút mới ra đƣợc. Đến tôi là ngƣời đánh cuối cùng, toàn bộ đội hình rút ra. Song vì thời gian kíp nổ quá ngắn chỉ từ 1 giờ đến 1,5 giờ là kíp nổ, do vậy anh em đi ra hơi vội. Khi vƣợt ra khỏi đƣờng tuần tra bên trong thì chó bảo vệ kho giật xiềng. Đồng chí Đơ nói nằm im để cho chó không phát hiện. Tôi nói gấp rồi phải nhanh chóng rút ra thôi, nằm lại kho nổ cũng chết. Trên lô cốt địch đã quay đèn pha. Khi đó, tôi bị mất chiếc kíp nổ 122
- nên quyết định quay lại. Không gặp đồng chí Đơ và cũng không thấy kíp, tôi rút luôn. Khi ra tới hàng rào cuối cùng thì tôi gặp anh Hai Quyết. Kho đã nổ, anh Hai đè tôi xuống và nằm trên tôi. Khi dừng nổ, chúng tôi chạy theo lô cao su Tân Tƣờng rút về hậu cứ. Đến 5 giờ 30 về tới căn của du kích xã Phú Hội, tôi nghỉ tại đây khoảng 1 tiếng rồi rút về căn cứ Cây Trắc. Anh Tám Quyết ở nhà đã mở đài Manila (Phi Luật Tân). Chúng đã đƣa tin lúc 5 giờ, kho đạn Thành Tuy Hạ bị Việt cộng đánh nổ tung. Trong ngày, tin địa phƣơng cho hay anh Đơ đã chết trong hàng rào. Ta không lấy đƣợc xác. Trận đánh này ta đánh chủ yếu vào kho đạn pháo 175 và 105 ly của địch. Ƣớc tính thiệt hại của chúng khoảng mấy trăm tấn. Nghỉ ngơi khoảng nửa tháng, đơn vị tiếp tục điều nghiên kho Thành Tuy Hạ. Anh em không vào đƣợc vì địch đã đề phòng, bố trí chó cùng 1 thằng lính ở giữa khoảng 2 lô cốt, kết hợp tuần tra vòng ngoài bằng xe GMC, vòng trong bằng xe honda, xe đạp và đi bộ. Nhiều lần đi không thành, đến hàng rào lại phải lui ra, anh em ai cũng day dứt khó chịu. Đơn vị đề nghị rút đồng chí Nghĩa, Chính trị viên đội về trên huyện nhận nhiệm vụ khác. Còn lại 7 anh em, chúng tôi vẫn tiếp tục nhiệm vụ điều nghiên. Đêm 4-8-1972, anh Hai Quyết cùng tôi quyết tâm đi lần này mang theo lƣợng nổ, nếu vào đƣợc là đánh luôn. Ba đồng chí: Vận, Trình, Ty đi đƣa đƣờng. Gần tới mục tiêu, 3 đồng chí ở lại, tôi và đồng chí Hai Quyết tiềm nhập vào bên trong. Đến hàng rào chỗ bãi trống, chúng tôi làm công tác ngụy trang cho nhau. Hôm ấy trời mƣa, do vậy đƣợc thuận lợi cho chúng tôi tiềm nhập. Khi vào tới đƣờng tuần tra bên trong thì không thấy chó và thằng lính đâu. Hai anh em vào bên trong quá 2 bờ đê, qua mấy hàng rào đơn, vào 1 nhà kho lớn, anh bảo tôi cắn kíp gài rồi chạy sang dãy kho gài tiếp 2 quả nữa. Anh Hai Quyết gài quả cuối cùng. Thời gian hẹn nổ dài từ 2,5 tiếng đến 10 tiếng. Đặt thuốc nổ xong, hai anh em tôi rút ra an toàn. Về tới khu vực Bàu Sen, tắm nƣớc mƣa cho hết lớp hóa trang, thì nghe tiếng nổ ở kho. Đến 7 giờ sáng cùng ngày thì kho Thành Tuy Hạ phát nổ. Trận này đánh vào kho mìn clâymo của địch. Sau trận đánh này, đội chúng tôi lần lƣợt hy sinh 3 đồng chí. Tôi, anh Hai Quyết, Ty, Long sát nhập về đội 32 trung đoàn 10 làm nhiệm vụ đánh tiếp kho Thành Tuy Hạ hai trận vào tháng 11 và tháng 12 năm 1972. Chúng tôi tự hào vì đã đánh trúng dạ dày Mỹ–ngụy, góp phần hỗ trợ tích cực cho chiến trƣờng miền Nam. 123
- TIỂU ĐOÀN 240 RA QUÂN TRẬN ĐẦU THẮNG LỢI VẺ VANG ĐỖ DANH CHỨNG (1) Chấp hành chỉ thị của Bộ Chính trị và Bộ Tƣ lệnh miền Nam, Tỉnh ủy Biên Hòa, Tiểu đoàn 240 làm nòng cốt đánh địch phát động nhân dân nổi dậy cùng toàn miền buộc Mỹ–ngụy phải ký hiệp định Paris. Tiểu đoàn 240 nhận nhiệm vụ của Ban chỉ huy Tỉnh đội Biên Hòa là: Bám địch mà đánh, làm chủ trận địa, giữ đất, bảo vệ dân. Điểm thực hiện “chồm lên” ở xã Lộc An – Long Thành. Ban chỉ huy Tiểu đoàn 240 chọn đại đội 4 là đơn vị đội mũi nhọn của Tiểu đoàn. Phƣơng thức tác chiến là kết hợp bộ binh với pháo cối 82 ly của đại đội 6. Mục đích yêu cầu đề ra của trận đánh là: 1. Tham gia cùng toàn Miền “chồm lên” nổi dậy đồng loạt giành thế làm chủ cho dân. 2. Cùng toàn miền giành thắng lợi quân sự góp phần hỗ trợ đấu tranh chính trị ở bàn đàm phán buộc Mỹ–ngụy ký hiệp định Paris. Toàn Tiểu đoàn hành quân chiếm lĩnh trận địa, chờ giờ G để nổ súng. Ngày 27-1-1973, đại đội 4 nổ súng đồng loạt và cho nổ 4 quả ĐH10 vào ngay đội hình địch. Bị bất ngờ, địch hoang mang rút chạy. Đại đội 4 tiếp tục củng cố đội hình, toàn Tiểu đoàn di chuyển hƣớng chiến đấu ở vị trí khác. Lực lƣợng tăng viện của địch lên ứng cứu, lọt vào vòng vây của ta vào lúc 6 giờ sáng. Đại đội cho nổ tiếp 6 quả ĐH10. Cối 60 ly và đại liên Côrinốp của đại đội 6 bắn yểm trợ, để đại đội 4 xung phong. Trận đánh diễn ra rất ác liệt. Địch rút lui ra, ta tiếp tục bám sát. Lúc 14 giờ, địch tấn công vào đội hình Tiểu đoàn. Tiểu đoàn đồng loạt nổ súng đánh lui hai đợt phản kích của chúng. Đến tối cùng ngày, đại đội 4 và Tiểu đoàn vẫn bám trụ “một tấc không đi, một ly không rời” giữ vững trận địa. Chỉ đạo lực lƣợng bám sát trận địa, bám sát địch là hoàn toàn đúng đắn. Pháo cối của địch từ chi khu Long Thành cứ 15 phút bắn một loạt cho đến sáng, nhƣng cả Tiểu đoàn 240 và đại đội 4, nhờ bám sát, nên không có ai bị thƣơng vong vì pháo. Đúng 8 giờ sáng ngày 29-1-1973, địch tiếp tục tăng cƣờng 2 đại đội thủy 1 Nguyên Chính trị viên D240. 124
- quân lục chiến và 2 đội bảo an tấn công vào trận địa, có pháo yểm trợ và trực thăng trinh sát bắn rốc kết. Trong 3 ngày 2 đêm, lực lƣợng ta vẫn bám sát địch và trụ kiên cƣờng. Ta chủ động tấn công giữ vững trận địa, 2 đại đội thủy quân lục chiến và 2 đại đội bảo an bị thiệt hại buộc phải rút lui. Kết quả trận chiến: Ta đánh thiệt hại nặng 1 đại đội thủy quân lục chiến, 1 đại đội bảo an, chết và bị thƣơng 60 tên, phá hủy một số phƣơng tiện thông tin liên lạc và súng đạn bị hƣ hỏng. Tiểu đoàn 240 ra quân trận đầu và thắng lợi vẻ vang. 125
- TRẬN ĐÁNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI PHÓNG HUYỆN NHƠN TRẠCH – ĐỒNG NAI ĐẶNG VĂN HẢI (1) Chuẩn bị trận đánh quyết định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ đơn vị 240 đƣợc học tập quán triệt tình hình nhiệm vụ mới và chính sách 7 điểm của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đối với tù hàng binh. Mệnh lệnh của Chiến dịch Hồ Chí Minh tiến công giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam đã đƣợc phổ biến. Đơn vị 240 đứng chân địa bàn huyện Nhơn Trạch, đƣợc Tỉnh đội giao nhiệm vụ tiến công quân địch ở xã Phƣớc Thiền (huyện Nhơn Trạch) đoạn từ ngã ba đến cầu Phƣớc Thiền, đặc biệt phải giữ cầu an toàn để đƣa sƣ đoàn 325 (quân đoàn 2) tiến vào giải phóng quận lỵ Nhơn Trạch và giải phóng Sài Gòn. * Về địa hình: Đây là phố chợ, không có nhiều đƣờng, khó cho quân ta triển khai, chiến đấu. * Về địch: Có khoảng trên 100 tên bao gồm: địa phƣơng quân, nghĩa quân, cảnh sát, tề ngụy, có nhiều công sự vững chắc. Đặc biệt địch bố trí mìn sẵn sàng phá hủy cầu nhằm cắt giao thông, không cho ta tiến quân từ huyện Long Thành sang. * Về ta: Quân số đƣợc sử dụng là 58 đồng chí. Trang bị gồm: 15 khẩu B40, B41, 2 khẩu cối 60 ly, còn lại là AK, đại liên và trung liên (RPD). Đội hình ta đƣợc bố trí thành 4 mũi. + 2 mũi đánh chính diện: lực lƣợng gồm 30 đồng chí, phát triển theo 2 bên dãy phố đánh từ hƣớng nam lên hƣớng bắc. Trang bị mỗi mũi gồm có 5 khẩu B40, 2 khẩu B41, còn lại là súng cá nhân. + 2 mũi thứ yếu: Tập trung đánh chiếm cầu Phƣớc Thiền. Quân số là 18 đồng chí. Trang bị gồm 2 khẩu B41, 4 khẩu B40, còn lại là súng cá nhân. Thê đội dự bị: 10 đồng chí có 2 B40. Cán bộ, chiến sĩ, cấp ủy, ngƣời chỉ huy đã đƣợc quán triệt tốt công tác chính trị tƣ tƣởng và mệnh lệnh chiến đấu. Cán bộ chiến sĩ quyết tâm cao chờ giờ nổ súng. Đội hình đã đƣợc triển khai theo kế hoạch. Đúng 5 giờ ngày 27-04-1975, quân ta đồng loạt nổ súng tấn công. Địch chống trả quyết liệt. Với ý chí quyết tâm 1 Cựu chiến sĩ Đại đội 240. 126
- cao, cán bộ chiến sĩ D240 liên tục tấn công quân địch. Địch chốt giữ cầu không kịp ấn nút mìn để phá hủy cầu, buộc tháo chạy tán loạn. Sau 60 phút chiến đấu, quân ta làm chủ trận địa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao. Đúng 6 giờ, cờ quân giải phóng đƣợc kéo lên trên chốt giữ cầu. Nhân dân địa phƣơng vô cùng phấn khởi, tham gia cùng lực lƣợng vũ trang truy quét tàn quân địch, thu dọn trận địa, chăm sóc thƣơng binh, chôn cất liệt sĩ và nhân dân từ trần. Địch điên cuồng phản kích, ngăn chặn đại quân của ta. Đúng 14 giờ ngày 27- 04-1975, địch sử dụng phi đội không quân (khu trục cơ) tấn công hòng phá hủy cầu Phƣớc Thiền. Chiến sĩ D240 sử dụng súng cá nhân thi nhau nhả đạn làm giảm hiệu quả của không quân địch. Qua 15 phút chiến đấu, quân ta giữ vững trận địa. Cây cầu hiên ngang sừng sững đợi chờ đại quân của ta tiến vào giải phóng quê hƣơng. 127
- QUÂN DÂN HUYỆN LONG THÀNH, NHƠN TRẠCH PHỤC VỤ CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH HUỲNH VĂN TÁM (1) Các cánh quân ta đang tấn công địch nhƣ vũ bão, thần tốc hƣớng về giải phóng Sài Gòn đã tác động lớn đến tinh thần suy sụp của bọn ngụy quân, ngụy quyền. Đảng bộ và nhân dân các địa phƣơng tranh thủ thời cơ, nỗ lực chủ quan đẩy mạnh 3 mũi (quân sự, chính trị, binh vận) đặc biệt là binh vận làm tan rã hàng ngũ địch, khiến địch mang súng đầu hàng cách mạng; thành lập Ủy ban quân quản để quản lý các quận lỵ mới đƣợc giải phóng, đồng thời cử hàng chục cán bộ và trinh sát dẫn đƣờng sƣ 325 có quân đoàn 2 pháo 130 ly phối thuộc vƣợt sông tiến về Sài Gòn. Cánh quân ở hƣớng đông Sài Gòn là mũi tiến công quan trọng. Khu ủy, Bộ Tƣ lệnh quân khu chỉ đạo Huyện ủy Long Thành, Nhơn Trạch tạo bàn đạp cho sƣ đoàn 325 pháo 130 ly đánh chiếm quận lỵ Long Thành; D240 và lực lƣợng địa phƣơng diệt địch giữ cầu Phƣớc Thiền, tạo thuận lợi cho sƣ 325 phát triển tiêu diệt địch dọc lộ 17, đánh chiếm quận lỵ Nhơn Trạch, khu kho Thành Tuy Hạ, vƣợt sông Đồng Nai (đoạn Cát Lái) phát triển về Sài Gòn. Tƣ lệnh chiến dịch Văn Tiến Dũng điện cho đồng chí Lê Trọng Tấn ngày 27, chậm là ngày 28-4 phải chiếm cho đƣợc Nhơn Trạch để đặt pháo 130 ly khống chế sân bay Tân Sơn Nhất, không để địch dùng không quân đánh chặn các cánh quân của ta và dùng máy bay ở Tân Sơn Nhất bốc quân Mỹ cùng bọn đầu sỏ ngụy Sài Gòn chạy ra hạm đội 7. Quán triệt nhiệm vụ cấp trên giao, Đảng bộ Long Thành chuẩn bị hàng trăm tấn lƣơng thực, thực phẩm. Huyện cử 1 Huyện ủy viên huy động hàng trăm dân công ém 13 phi nƣớc dọc đƣờng 10 để bộ đội có nƣớc uống. Dọc lộ 25 (Dầu Giây đi Long Thành) đƣờng phải rộng 12m, nơi hẹp dân công mở 3-4m để xe tăng chạy qua càn đổ ngã, phát triển chiến đấu nhanh. Huyện ủy Nhơn Trạch cũng đã chuẩn bị sẵn trên 200 tấn lƣơng thực, thực phẩm, huy động hàng trăm các chị, các má xã Phú Hội hăng hái vui vẻ nấu cơm. Trong ngày 27 và 28-4-1975, các mẹ đã nấu đƣợc 1.350 suất cơm tiếp tế cho bộ đội. Các ngày sau, các mẹ, các chị nấu hàng vạn suất cơm, quà bánh đƣa ra dọc tuyến lộ 17 phục vụ bộ đội ăn no, hành tiến chiến đấu. Tỉnh đội Biên Hòa cử hai cán bộ tiểu đoàn (Bảy Đức, Ba Thà), Huyện đội Nhơn Trạch cử đồng chí Bảy Bần vận động nhân dân cặp sông Đồng Nai chuẩn bị hàng trăm xuồng ghe, giữ phà Cát Lái để sƣ 325 vƣợt sông Đồng Nai tiến vào Sài Gòn. Cánh quân hƣớng đông, đồng 1 Nguyên Huyện đội trƣởng Nhơn Trạch. 128
- chí Lê Trọng Tấn đề nghị cho nổ súng trƣớc 1 ngày mới kịp đánh chiếm Nhơn Trạch. Đồng chí Văn Tiến Dũng, Tƣ lệnh chiến dịch chấp thuận. Lúc 17 giờ ngày 26-4-1975, các cỡ pháo bắn trên 2.000 quả đạn vào các mục tiêu đã định, bộ binh cơ giới sƣ đoàn 325 cùng lực lƣợng vũ trang địa phƣơng tấn công đồn Bình Sơn do 1 đại đội ngụy đóng giữ. Ta diệt một số địch tháo chạy. Bình Sơn đƣợc giải phóng. Sƣ 325 theo trục đƣờng 10 phát triển ra đánh chiếm quận lỵ Long Thành. Địch rất ngoan cố, bắn cháy hai xe tăng của ta, 5 chiến sĩ đã hy sinh. Anh em ta quyết tâm tấn công áp đảo, địch hoảng loạn, tên quận trƣởng Hà Văn Sáu tháo chạy. Lực lƣợng huyện và Ủy ban Quân quản tiếp quản quận lỵ Long Thành ổn định trật tự, giữ vững sinh hoạt bình thƣờng cho nhân dân, kêu gọi ngụy quân ngụy quyền ra trình diện. Sáng ngày 27-4, trung đoàn 101 sƣ 325 đánh địch dọc lộ 17 đến cầu Phƣớc Thiền (đƣợc D240 bảo vệ) phát triển về chi khu Nhơn Trạch. Trung đoàn 95 sƣ 325 tiến sang lộ 19 theo lộ ủi Phƣớc Lai cắt về Phƣớc An, bao vây tấn công vào khu kho Thành Tuy Hạ. Địch dựa trên cao điểm ngoan cố chống trả rất quyết liệt. Sƣ 325 tập trung xe tăng, bộ binh tấn công dồn dập. Trung đoàn 101 tràn vào chiếm đƣợc chi khu Nhơn Trạch. Tên Trung tá Phƣơng, quận phó Nhơn Trạch, ra hàng dẫn theo gần 200 lính. Sau đó, trung đoàn 101 bàn giao chi khu cho Ủy ban Quân quản Nhơn Trạch và lực lƣợng vũ trang địa phƣơng nhanh chóng khắc phục hậu quả xác lính chết dọc đƣờng và quanh công sự trong chi khu, ổn định trật tự, kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền ra trình diện. Tại khu kho Thành Tuy Hạ, trung đoàn 95 bao vây đánh chiếm, tên thiếu tá Châu chỉ huy phó dẫn hơn 1 tiểu đoàn ra đầu hàng giao súng. Ngày 28-4, ta dùng phi đội A37 từ Phan Rang do đồng chí Nguyễn Thành Trung chỉ huy đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất càng làm bọn Mỹ–ngụy hoảng loạn. Trong lúc đó, đến 11 giờ ngày 26-4, pháo 130 ly đƣợc lực lƣợng vũ trang địa phƣơng và nhân dân hỗ trợ kéo lên đồi Bình Phú, Vĩnh Tuy, chỉnh nòng súng hƣớng về sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, chờ lệnh dội bão lửa vào đầu thù. Đến 17 giờ 30 ngày 29-4, hai tiểu đội trinh sát của sƣ 325 đã đến bến phà Cát Lái. Hàng trăm xuồng ghe ém sẵn mé sông đƣa sƣ 325 ào ào sang sông Cát Lái, Đồng Nai tiến về Sài Gòn. Thời gian vào chiến dịch Hồ Chí Minh từ 26 đến 30-4-1975, các lực lƣợng vũ trang 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch cùng chủ lực đã diệt 680 tên địch, bắt sống 708 tên, địch ra trình diện 4.598 tên, trong đó có hai đại tá, 9 trung tá, 14 thiếu tá, 265 cấp úy. Đặc biệt, du kích Bình Sơn gọi hàng 700 lính ngụy, ta thu 13 pháo 105, 3 khẩu 155 ly, 6 cối 81, 8 khẩu 12,7, 2 xe tăng M41, 2 xe thiết giáp, bắn rơi 5 máy bay, thu 40 tàu xuồng, phá hủy 25 xe quân sự, thu 5.885 súng bộ binh, tiếp quản chi khu Long Thành, Nhơn Trạch và khu kho Thành Tuy Hạ. 129
- Trong chiến dịch Hồ Chí Minh và sự nghiệp giải phóng dân tộc, Đảng bộ quân dân 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch đã góp phần cùng cả nƣớc “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch vinh dự đƣợc Đảng, Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân. Truyền thống vẻ vang ấy là động lực mạnh mẽ để các thế hệ đã kinh qua chiến tranh cùng tuổi trẻ ngày nay và mai sau phát huy xây dựng đất nƣớc ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn nhƣ mong muốn của Bác Hồ. 130
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử truyền thống Cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Phường 4-Quận 10 (1930-2015): Phần 1
75 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phú Lũng (1945-2018): Phần 2
133 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020): Phần 2
152 p | 5 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xín Cái (1962-2015): Phần 2
122 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thượng Phùng (1961-2018): Phần 1
62 p | 7 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pải Lủng (1961-2020): Phần 1
56 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phố Là (1961-2020)
101 p | 11 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đản Ván (1962-2018): Phần 2
130 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Bản Luốc (1960-2018): Phần 1
57 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thuận Hòa (1949-2019): Phần 2
67 p | 4 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Nấm Dẩn (1962-2015)
188 p | 12 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cao Bồ (1949-2019): Phần 1
43 p | 9 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Bản Nhùng (1962-2020): Phần 1
82 p | 5 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Dịch (1952-2020)
214 p | 11 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Liên Hiệp (1945-2020)
154 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lao Chải (1961-2020)
176 p | 2 | 1
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đạo Đức (1945-2015): Phần 2
126 p | 5 | 1
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cao Bồ (1949-2019): Phần 2
47 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn