intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đảng uỷ xã Thôm Mòm với việc phấn đấu đạt mục tiêu 5 tấn thóc/ha

Chia sẻ: Nangthothubon_vn20 Nangthothubon_vn20 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

33
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết giới thiệu về Thôm Mòn, một đảng bộ xã ở miền núi đã biết luôn luôn tập trung sự chỉ đạo của mình vào công tác trọng tâm thường xuyên - phấn đấu đạt ba mục tiêu trong sản xuất nông nghiệp, biết luôn luôn cải tiến công tác chỉ đạo và quyết tâm rèn luyện, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đảng uỷ xã Thôm Mòm với việc phấn đấu đạt mục tiêu 5 tấn thóc/ha

  1. ĐẢNG UỶ XÃ THÔM MÒM VỚI VIỆC PHẤN ĐẤU ĐẠT MỤC TIÊU 5 TẤN THÓC/HA Phan Văn Đính Bí thư huyện uỷ Thuận Châu, Sơn La Là một xã miền núi, Thôm Mòn (huyện Thuận Châu, Sơn La) đã phấn đấu đạt năng suất bình quân toàn xã 5,5 tấn thóc một héc ta trong năm 1970. Thành tích đó không tách rời sự chỉ đạo và giúp đỡ trực tiếp của huyện và tỉnh. Song, điều có ý nghĩa quyết định vẫn là sự cố gắng rất lớn của đảng bộ và nhân dân xã Thôm Mòn. Nghiên cứu quá trình phát triển sản xuất ở đây, chúng tôi thấy đảng uỷ xã Thôm Mòm, bên cạnh việc lãnh đạo và chỉ đạo quần chúng thực hiện mọi đường lối, chính sách của Đảng, mọi chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, đã dồn nhiều công sức vào việc xây dựng hợp tác xã và phát triển sản xuất nông nghiệp; đồng thời, ra sức giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên và quần chúng, nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức những chỉ tiêu kế hoạch công tác và sản xuất hằng năm. Thực chất, đó là cách tiến hành cụ thể ba cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất, về kỹ thuật và về văn hóa, tư tưởng ở nông thôn hiện nay. Về mặt xây dựng hợp tác xã và phát triển sản xuất, đảng bộ Thôm Mòn đã đi sâu vào việc ổn định hợp tác xã về mặt tổ chức và quy mô sản xuất, cải tiến công tác quản lý hợp tác xã; đồng thời, ra sức xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của hợp tác xã, thực hiện các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất. Cơ sở vật chất chính của hợp tác xã là ruộng đất, nương rẫy, sức lao động, trâu bò, công cụ sản xuất... Quy mô hợp tác xã ở đây còn quá nhỏ hẹp, ruộng đất lại chia thành nhiều mảnh, nhiều khoảnh, phân tán xen kẽ giữa xã mình và xã bạn, giữa hợp tác xã này và hợp tác xã kia. Do đó, ảnh hưởng nhiều đến việc phát huy tính hơn hẳn của sản xuất tập thể, gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và phát triển sản xuất. Đảng bộ Thôm Mòn chủ trương phải sáp nhập các hợp tác xã nhỏ lại thành một số hợp tác xã lớn; đồng thời, chỉ đạo các hợp tác xã chia
  2. vùng, đổi ruộng đất cho nhau, nhằm ổn định số ruộng đất canh tác của từng hợp tác xã, tạo điều kiện cho từng hợp tác xã đi sâu vào thâm canh được tốt. Thực hiện chủ trương trên, dưới sự chỉ đạo của đảng Thôm Mòn, một mặt, uỷ ban hành chính xã cử cán bộ liên hệ với xã bạn bàn việc đổi ruộng cho nhau; mặt khác, các chi bộ, tổ đảng đã đi sâu giáo dục đảng viên và quần chúng, tổ chức dân chủ bàn bạc từ trong Đảng ra quần chúng về phương hướng xây dựng và phát triển hợp tác xã, về phương hướng và biện pháp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ở địa phương,... Kết quả là 12 hợp tác xã nhỏ đã được sáp nhập lại thành năm hợp tác xã có quy mô tổ chức và sản xuất lớn hơn. Ruộng đất và nương rẫy được phân bố lại hợp lý hơn, lực lượng lao động được tập trung hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đồng ruộng, quản lý sản xuất, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường được sự đoàn kết nông thôn. Do đó, diện tích lúa đạt sản lượng cao của năm hợp tác xã lên tới 32 ha, bằng 20% tổng số diện tích canh tác. Trên cơ sở ruộng đất của các hợp tác xã đã được phân bổ và khoanh vùng tương đối hợp lý, đảng uỷ Thôm Mòn đã tập trung sự chỉ đạo của mình vào việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật sản xuất. Xuất phát từ đặc điểm tình hình của một xã miền núi, trong cách chỉ đạo của mình, đảng uỷ đã coi trọng việc xây dựng điển hình, dùng người thật, việc thật ở ngay địa phương để giáo dục cán bộ, đảng viên và quần chúng. Đây là cách thuyết phục tốt nhất, đồng thời cũng là cách bồi dưỡng thiết thực nhất đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng ở miền núi. Trong chỉ đạo xây dựng điển hình, có việc do đảng ủy chủ trương làm, có việc xuất hiện từ trong phong trào sản xuất của các hợp tác xã. Từ việc làm phân, nung vôi, làm thuỷ lợi, cấy giống lúa mới, mở rộng ngành nghề thủ công, đến việc cải tiến quản lý, thực hiện các biện pháp kỹ thuật mới, mỗi khi có những nhân ố mới nảy nở, đảng uỷ đều kịp thời vun đắp cho nó lớn mạnh và tạo điều kiện để phát triển nó trong tất cả các hợp tác xã.
  3. Khi hợp tác xã Hợp Nhất, Ba Nhất làm thuỷ lợi, hoặc hợp tác xã Bản Mòn làm bờ vùng, bờ thửa, xây dựng hệ thống mương máng tưới tiêu hợp lý, hoặc hợp tác xã Thống Nhất kết hợp làm thuỷ lợi với xây dựng thuỷ điện nhỏ,... đảng uỷ xã đã tập trung chỉ đạo những nơi nói trên làm tốt từng mặt công tác để rút kinh nghiệm chỉ đạo chung. Đảng uỷ lãnh đạo uỷ ban hành chính xã và các ngành giúp đỡ những hợp tác xã trên bằng cách: đề nghị huyện cho hoặc bán những vật liệu cần thiết, đề nghị huyện cử cán bộ kỹ thuật về hướng dẫn địa phương làm, huy động các hợp tác xã bạn giúp thêm về lao động và vật liệu,... Nhờ vậy, trong năm ấy, hợp tác xã Ba Nhất làm tốt hệ thống thuỷ lợi, chuyển được 8 ha ruộng từ cấy một vụ thành cấy hai vụ; hợp tác xã Bản Mòn làm được hệ thống bờ vùng, bờ thửa, đường ra ruộng, chủ động tưới và tiêu nước,... Qua đó, đảng uỷ rút được kinh nghiệm chỉ đạo chung, tạo được không khí hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong quần chúng xã viên các hợp tác xã. Qua những kết quả thực tế trên đây, xã viên các hợp tác xã càng tin tưởng, quyết tâm phấn đấu làm theo hợp tác xã bạn, chứ không chịu thua kém. Với cách đi sâu xây dựng điển hình, đảng uỷ Thôm Mòn đã lãnh đạo và tổ chức quần chúng học tập và thi đua làm theo điển hình như học tập hợp tác xã Bản Mòn về "xây dựng cánh đồng bảy tấn", học tập hợp tác xã Thống Nhất về viên phân dúi vào gốc lúa, học tập hợp tác xã Ba Nhất về thực hiện ba khoán, xếp bậc định việc, học tập hợp tác xã Hợp Nhất về cây giống lúa mới có năng suất cao,... Đảng uỷ cũng coi trọng khâu thường xuyên rút kinh nghiệm, sơ kết công tác và sản xuất. Đây là cách thiết thực giúp cán bộ, đảng viên nâng cao trình độ và năng lực công tác, nhằm lãnh đạo đẩy mạnh phong trào quần chúng ngày càng tiến lên. Thấy hợp tác xã Bản Mòn ghi tên đầu trong bảng vàng 5 tấn thóc/ha của huyện (5,2 tấn/ha năm 1967 và 5,9 tấn/ha năm 1970), các đồng chí ở đây tự hỏi tại sao các hợp tác xã khác của Thôm Mòn không đạt được như vậy? Đảng uỷ đã tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm về vấn đề này, gồm các đồng chí trong đảng uỷ, chi uỷ và chủ nhiệm các hợp tác xã. Qua việc giới thiệu kinh nghiệm của Bản
  4. Mòn và qua việc kể lại cách làm ăn của các hợp tác xã khác, các đồng chí đã rút ra kết luận: trong những năm qua, Thôm Mòn không đạt được năng suất bình quân 5 tấn thóc/ha, vì nhiều hợp tác xã còn làm ăn theo kiểu "đánh cờ một nước", hợp tác xã lo được nước lại thiếu phân, lúc đủ nước nhiều phân lại thiếu mạ, khi có giống lúa mới lại cấy muộn, không chăm sóc tốt... Qua lần rút kinh nghiệm này, các chi uỷ và chi bộ đã chỉ đạo các hợp tác thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật liên hoan trong sản xuất. Nhờ vậy, sản xuất phát triển tốt và đều. Năm 1970, Thôm Mòn lần đầu tiên đạt được năng suất bình quân toàn xã là 5,502 tấn thóc trên một héc ta cấy lúa hai vụ. Từ thực tế phấn đấu đạt năng suất cao và việc cấy giống lúa mới ở địa phương những năm qua, đảng uỷ đã tổ chức rút kinh nghiệm về việc chỉ đạo ở những hợp tác xã cấy giống lúa mới mà không đạt được năng suất cao. Qua trao đổi, các đồng chí đã nêu lên vấn đề đất và giống, phải có đất tốt thì giống tốt mới phát huy được ưu thế của nó. Hợp tác xã nào cấy giống lúa có năng suất cao và chân ruộng tốt thì đạt năng suất cao; ngược lại, cũng giống lúa ấy, lại cấy vào chân ruộng xấu, bạc màu, chua trũng, thì năng suất thấp hoặc có khi mất trắng. Từ đó, đảng bộ Thôm Mòn rút ra nhận định: giống tốt mới chỉ là tiền đề, còn đất mới là cơ sở để đạt năng suất cao. Trên cơ sở nay, đảng uỷ đề ra chủ trương: cải tạo đất đến đâu mới đưa giống lúa mới vào đến đó. Bằng cách thường xuyên rút kinh nghiệm, sơ kết công tác trong từng khâu, từng việc như vậy, cán bộ, đảng viên ở Thôm Mòn đã biết cách tập trung chỉ đạo những khâu yếu, những việc quan trọng, làm cho các hợp tác xã phát triển một cách đồng đều và vững vàng. Đảng uỷ xã đã chỉ đạo tổ chức chính quyền và các ngành ở xã phục vụ sản xuất một cách tích cực. Uỷ ban hành chính xã Thôm Mòn đã phát huy vai trò của mình đối với các công việc chung của xã, nhất là công việc sản xuất, chiến đấu. Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch sản xuất đã định của các hợp tác xã, uỷ ban hành chính xã đã hướng dẫn và giúp đỡ các hợp tác xã mua sắm công cụ, vật tư, thuốc trừ sâu,... và tìm mọi cách đưa hàng về tận tay người tiêu dùng. Công an xã đã góp phần đắc lực vào việc quản lý thị trường, ngăn ngừa những hiện tượng tham
  5. ô, lãng phí, bảo vệ tài sản của hợp tác xã và giữ vững trật tự trị an, bảo vệ đảng, bảo vệ chính quyền. Dân quân, du kích luôn luôn sẵn sàng là lực lượng xung kích trong công việc cày bừa, gặt hái, làm thuỷ lợi, làm phân, bảo vệ, đề phòng, và chống cháy rừng. Đồng thời, vẫn thường xuyên luyện tập sẵn sàng chiến đấu, phục vụ tiền tuyến và bổ sung lực lượng cho quân chủ lực. Các đồng chí đảng uỷ viên và đảng viên phụ trách các ngành chuyên môn của xã đều gắng sức huy động toàn ngành làm tốt chức năng của ngành mình. Sau khi họp đảng uỷ hoặc nhận được chủ trương công tác của cấp trên, các đồng chí đều đã biết vạch ra kế hoạch cụ thể để huy động toàn ngành hành động một cách tích cực dưới sự chỉ đạo chung của đảng uỷ. Một ưu điểm nổi bật của các đồng chí trong cấp uỷ đảng ở Thôm Mòn là tác phong chỉ đạo sâu sát, miệng nói tay làm, luôn hoà mình với quần chúng. Do đó cấp uỷ nắm tình hình được chắc, chỉ đạo được cụ thể, giải quyết công việc ở các ở hợp tác xã được kịp thời, đồng thời động viên được khí thế thi đua sôi nổi của quần chúng xã viên. Từ việc chỉ đạo xây dựng điển hình như làm thuỷ lợi, làm bờ vùng, bờ thửa ở hợp tác xã đến việc lao động hằng ngày với quần chúng xã viên trên đồng ruộng, các đồng chí bí thư đảng uỷ, chủ tịch uỷ ban hành chính xã và các đảng uỷ viên, chi uỷ viên khác... luôn luôn có mặt, cùng làm với đông đảo xã viên. Các đồng chí trong đảng uỷ hoặc trong các chi uỷ đều được phân công trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể đối với từng việc cụ thể trong từng thời gian. Đảng uỷ phân công mỗi uỷ viên thường vụ phụ trách một hợp tác xã, đi sâu nắm chắc chỉ đạo một đội xây dựng cánh đồng sáu tấn, bảy tấn; mỗi đảng uỷ viên phụ trách một ngành hoặc một hợp tác xã, trực tiếp làm đội trưởng hoặc đội phó sản xuất, nếu được xã viên tín nhiệm giao cho. Theo cách này, chi uỷ cũng phân công các chi uỷ viên và đảng viên gánh vác những công việc nhất định ở hợp tác xã và đội sản xuất, bảo đảm động viên quần chúng thực hiện tốt những chủ trương công tác của đảng bộ. Cách làm việc này giảm bớt được họp hành, lại chỉ
  6. đạo công việc được sít sao, làm cho phong trào quần chúng phát triển được liên tục và đạt được những thành tích nổi bật như trên. Những thành tích to lớn trên đây của Thâm Mòn không tách rời việc rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, tinh thần cách mạng tiến công liên tục, ý thức tự lực cánh sinh cao... của cán bộ, đảng viên và quần chúng ở đây. Không có những cái đó không thể có phong trào quần chúng làm thuỷ lợi, làm bờ vùng, bờ thửa, làm phân, cấy giống lúa mới ra đại trà, không thể có bước nhảy vọt về năng suất và phát triển sản xuất toàn diện như hiện nay. Bên cạnh việc lãnh đạo phát triển sản xuất và xây dựng hợp tác xã, đảng uỷ Thôm Mòn đã tập trung vào việc xây dựng đội ngũ đảng viên có chất lượng. Đội ngũ cán bộ, đảng viên ở đây là những người thật sự tiêu biểu trong phong trào quần chúng. Hầu hết các đồng chí đều tỏ ra liêm khiết, không lấy của chung làm của riêng, không dây dưa nợ hợp tác xã, không chè chén bê tha, v.v... Đảng uỷ Thôm Mòn đã làm những gì về mặt này? Đảng uỷ coi trọng việc tổ chức cán bộ, đảng viên học tập, nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, nhằm giúp đảng viên thấy rõ tình hình, nhiệm vụ, ra sức rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức và trình độ, năng lực công tác. Thời gian qua, đảng uỷ đặc biệt chú trọng hướng dẫn cán bộ, đảng viên học tập tác phẩm của Hồ Chủ tịch về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nghiên cứu các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng về cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh. Nghiên cứu các văn kiện nói trên, cán bộ, đảng viên ở đây đã thấy rõ vị trí lãnh đạo và gương mẫu của người đảng viên trong quần chúng, thấy rõ ranh giới giữa đảng viên và quần chúng. Cán bộ gương mẫu công tác, lao động có tác dụng thuyết phục, giáo dục mạnh mẽ đối với đảng viên và quần chúng. Các đồng chí trong đảng uỷ không tham ô, không chè chén bê tha, nên đã ngăn ngừa được tệ tham nhũng, chè chén trong xã mình. Mỗi công việc trong xã hoặc có liên quan đến các hợp tác xã đều được đảng uỷ giải quyết một cách công bằng, hợp lý,
  7. không ai vơ về riêng cho đội mình, hợp tác xã mình. Đối với những đồng chí phạm sai lầm, đảng uỷ tìm mọi cách giáo dục và đấu tranh phê bình, bảo đảm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên được trong sạch và tổ chức đảng được vững mạnh. Mỗi khi nghe thấy có dư luận xấu về một đồng chí nào, đảng uỷ đều phân công người đến tận nơi điều tra cụ thể, nếu sự việc có thật thì đảng uỷ đặt kế hoạch giáo dục đồng chí mình, nếu sự việc đó không đúng thì tìm cách giải thích cho quần chúng thấy rõ vấn đề. Đi đôi với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, đảng uỷ Thôm Mòn đã bước đầu coi trọng việc nâng cao trình độ văn hóa, năng lực quản lý và hiểu biết khoa học, kỹ thuật cho cán bộ, đảng viên. Đây là một vấn đề cấp bách đối với cán bộ, đảng viên ở miền núi. Trình độ văn hóa, năng lực quản lý và trình độ hiểu biết về khoa học, kỹ thuật của các đồng chí còn thấp, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của phong trào. Các đồng chí bí thư, phó bí thư đảng uỷ còn chưa nói thạo tiếng phổ thông. Tình hình trên đã hạn chế một phần sự lãnh đạo của các đồng chí đó. Song đây cũng lại là một nguyên nhân thúc đẩy các đồng chí cố gắng nhiều về mặt này. Cán bộ ở đây đã lăn vào học tập không biết mệt. Việc học tập văn hóa và kỹ thuật được coi là một nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên. Nhiều đảng viên được cử đi học các trường bồi dưỡng về công tác quản lý, về kỹ thuật sản xuất do huyện mở. Về bổ túc văn hóa, toàn xã mở được bốn lớp bổ túc văn hóa từ lớp vỡ lòng đến lớp ba. Đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng đã đi học đều đặn. Nội dung và chương trình học tập được gắn liền với yêu cầu sản xuất của địa phương, nên các đồng chí có thể áp dụng những điều học được vào ngay trong công tác, sản xuất và công việc gia đình hằng ngày. Bằng biện pháp luôn luôn tổng kết, rút kinh nghiệm trong từng khâu công tác như đã nói trên, đảng uỷ ở đây đã giúp cán bộ, đảng viên trong xã ngày càng am hiểu nhiều về công tác quản lý và tiếp thụ, vận dụng được những biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Đối với những công việc mới mẻ như định mức lao động, xếp bậc công việc, dùng lò thúc mầm, cấy giống lúa mới,... các hợp tác xã đều cử người đi học rồi về hướng dẫn cho cán bộ, đảng viên ở nhà.
  8. Để bảo đảm việc rèn luyện, học tập của đảng viện đạt kết quả tốt, đảng uỷ Thôm Mòn đã quy định các chế độ chặt chẽ, cụ thể để quản lý đảng viên, kiểm tra việc làm của đảng viên. Chế độ sinh hoạt đảng được giữ vững: chi bộ, tổ đảng mỗi tháng họp 2 kỳ, thường bàn kỹ về nhiệm vụ cụ thể của chi bộ, tổ đảng trong thời gian tới, phân công đảng viên lãnh đạo quần chúng thực hiện các chủ trương công tác của đảng bộ, chi bộ, kiểm điểm sự lãnh đạo của chi bộ, tổ đảng và vai trò gương mẫu của từng đảng viên. Trong các kỳ sinh hoạt đó, đảng viên được bàn kỹ về nhiệm vụ lãnh đạo của chi bộ, tổ đảng và vai trò gương mẫu của từng đảng viên. Trong các kỳ sinh hoạt đó, đảng viên được bàn kỹ về nhiệm vụ lãnh đạo của chi bộ, trao đổi về các chính sách, chủ trương công tác của Đảng, và tự phê bình, phê bình về việc làm của mình, của đồng chí mình. Đảng uỷ mỗi tháng họp ba kỳ với những nội dung tương tự như trên. Chế độ lao động tập thể của cán bộ, đảng viên cũng được quy định cụ thể, và đây cũng là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên. Các đồng chí đó phải đăng ký số ngày công cụ thể với đội sản xuất. Sau mỗi vụ sản xuất, cán bộ, đảng viên đều tự phê bình trước quần chúng trong hợp tác xã của mình, và đề nghị quần chúng tham gia xây dựng về sự lãnh đạo của đảng uỷ, chi bộ và phê bình ưu điểm, khuyết điểm của từng cán bộ, đảng viên. Tuỳ theo sự tín nhiệm của quần chúng đối với từng người, cắn cứ vào phẩm chất, năng lực và trình độ của từng đồng chí, chi bộ phân công cho mỗi đảng viên phải làm một công việc nhất định ở hợp tác xã và đội sản xuất, phụ trách giúp đỡ, vận động một số hộ xã viên, nhằm bảo đảm cho các đội sản xuất hoạt động đều và mạnh... Nhờ vậy có những chế độ cụ thể như vậy, cán bộ, đảng viên đã thật sự rèn luyện mình trong phong trào quần chúng, cán bộ, đảng viên hoà mình với quần chúng, vừa lãnh đạo, tổ chức quần chúng làm, vừa thật sự ra tay làm, nên ngày càng được quần chúng tin yêu. Một nửa số cán bộ, đảng viên ở đây đã được quần chúng bầu là lao động tiên tiến. Những việc làm trên đây của đảng bộ, trước hết là của đảng uỷ Thôm Mòn không phải là hoàn toàn mới mẻ. Song cái hay, cái mới ở Thôm Mòn là một
  9. đảng bộ xã ở miền núi đã biết luôn luôn tập trung sự chỉ đạo của mình vào công tác trọng tâm thường xuyên - phấn đấu đạt ba mục tiêu trong sản xuất nông nghiệp, biết luôn luôn cải tiến công tác chỉ đạo và quyết tâm rèn luyện, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2