intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá ảnh hưởng của cung cười và khoảng tối hành lang góc miệng đối với thẩm mỹ nụ cười

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

51
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm đánh giá cảm nhận của công chúng lên hai khía cạnh thẩm mỹ nụ cười rất được quan tâm hiện nay, đó là các dạng cung cười và kích thước khoảng tối hành lang góc miệng, cũng như đánh giá sự ảnh hưởng của giới tính lên cảm nhận thẩm mỹ nụ cười.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá ảnh hưởng của cung cười và khoảng tối hành lang góc miệng đối với thẩm mỹ nụ cười

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CUNG CƯỜI VÀ KHOẢNG TỐI HÀNH LANG<br /> GÓC MIỆNG ĐỐI VỚI THẨM MỸ NỤ CƯỜI<br /> Vũ Quang Hòa*, Nguyễn Bích Vân**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: Trong thực hành lâm sàng, chìa khóa thành công của việc đem lại cho bệnh nhân một nụ cười<br /> đẹp là phải biết chính xác quan điểm thẩm mỹ của họ.<br /> Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm đánh giá cảm nhận của công chúng lên hai khía cạnh thẩm mỹ<br /> nụ cười rất được quan tâm hiện nay, đó là các dạng cung cười và kích thước khoảng tối hành lang góc miệng,<br /> cũng như đánh giá sự ảnh hưởng của giới tính lên cảm nhận thẩm mỹ nụ cười.<br /> Phương pháp nghiên cứu: 80 người không thuộc lãnh vực liên quan đến nha khoa, 40 nam và 40 nữ,<br /> được cho sử dụng thang đo VAS để đánh giá độ thẩm mỹ của 9 tấm ảnh nụ cười tạo thành từ phần mềm<br /> photoshop. Các tấm ảnh được kiểm soát chỉ có sự khác nhau về dạng cung cười và kích thước khoảng tối<br /> hành lang góc miệng.<br /> Kết quả: Cung cười song song có điểm thẩm mỹ cao nhất, tiếp theo là cung cười phẳng và cuối cùng là<br /> cung cười ngược. Điểm thẩm mỹ cho kích thước khoảng tối không khác biệt. Chúng tôi cũng không tìm thấy sự<br /> khác biệt về quan điểm thẩm mỹ giữa nam và nữ.<br /> Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy công chúng có thể phân biệt và có quan điểm rõ ràng về tính thẩm<br /> mỹ của các dạng cung cười, tuy nhiên họ không nhận ra sự ảnh hưởng của kích thước khoảng tối hành lang góc<br /> miệng lên thẩm mỹ nụ cười. Điều này gợi ý các nhà lâm sàng phải chú trọng tới hình dạng cung cười trong<br /> thực hành nha khoa. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu sâu hơn trước khi kết luận có nên hay không quan<br /> tâm đến ảnh hưởng của khoảng tối hành lang góc miệng đến thẩm mỹ nụ cười.<br /> Từ khóa: cung cười, khoảng tối hành lang góc miệng, thẩm mỹ nụ cười.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> EVALUATION OF INFLUENCE OF SMILE ARCS AND BUCCAL CORRIDORS ON SMILE<br /> ESTHETICS<br /> Vu Quang Hoa, Nguyen Bich Van<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 223 - 227<br /> Background: In daily dental practices, the successful key of smile esthetic is patient concept. Therefore, the<br /> objective of this study is to evaluate normal person’s concept in two important aspects of smile beauty: smile arc<br /> and buccal corridors. We also consider the influence of gender to their conceptions.<br /> Methods: 80 normal persons (40 males, 40 females) used VAS scale to evaluate the esthetics of 9 smile<br /> pictures created by Adobe Photoshop. Each picture was controlled to have only one difference from others the smile<br /> arc form and buccal corridors size.<br /> Results: parallel smile arc had the highest point, followed by flat smile arc and excessive arc. The esthetic<br /> mark for three buccal corridors size was not different. We fond no sighnificant difference between the male and<br /> female’s beauty concept.<br /> Conclusion: The results suggested that the clinicians have to consider the smile arcs form in their esthetic<br /> * Bệnh viện RHM Trung Ương, Tp.HCM ** Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM<br /> Tác giả liên lạc: BS Vũ Quang Hoà<br /> ĐT:<br /> 0976990771 Email: quanghoa0184@gmail.com<br /> <br /> 224<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> treatments. We need more studies before concluding about the roles of buccal corridors in smile esthetic.<br /> Keywords: smile arcs, buccal corridors, smile esthetic.<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Đạt được thẩm mỹ tối ưu cho nụ cười là một<br /> vấn đề phức tạp và liên quan đến mối quan hệ<br /> giữa răng với các mô mềm trong và ngoài<br /> miệng. Hai khía cạnh của thẩm mỹ nụ cười,<br /> cung cười và khoảng tối hành lang góc miệng<br /> trong thời gian gần đây đã giành được sự quan<br /> tâm đặc biệt của các nhà lâm sàng.<br /> Theo Sarver(11), cung cười được định nghĩa là<br /> mối liên hệ giữa đường bờ cắn các răng trước<br /> hàm trên với đường viền trên môi dưới khi cười.<br /> Xét trên mặt phẳng trán, hai đường này có thể<br /> song song, thẳng hay ngược hướng với nhau.<br /> Nghiên cứu của Yoon (1992)(14) và Thu Thủy<br /> (2005)(6) cho rằng cả cung cười song song và<br /> cung cười phẳng đều được xem là thẩm mỹ,<br /> riêng đối với Sanjay M.Parekh (2005)(7), cung<br /> cười song song là thẩm mỹ nhất, nghiên cứu của<br /> ông không đánh giá cao tính thẩm mỹ của dạng<br /> cung cười phẳng.<br /> Theo Frant Godino, khoảng tối hành lang<br /> góc miệng là vùng tối hiện diện trong khi cười ở<br /> giữa góc miệng và mặt ngoài các răng hàm trên.<br /> Nó chịu ảnh hưởng bởi: chiều rộng của nụ cười<br /> và cung răng trên, các cơ mặt, vị trí ngoài trong<br /> của các răng cối nhỏ hàm trên, độ nhô của răng<br /> nanh, sự khác biệt về độ sáng giữa các răng cối<br /> nhỏ và sáu răng trước. Các nghiên cứu về<br /> khoảng tối hành lang góc miệng cho các kết quả<br /> trái ngược nhau, Gracco(1), Moore(5) và Parekh(7)<br /> nhận thấy khoảng tối hành lang góc miệng tối<br /> thiểu là thẩm mỹ nhất. Ngược lại, Ritter(9) và<br /> Johnson(10) nhận thấy không có sự ảnh hưởng<br /> của đặc điểm này trên thẩm mỹ nụ cười.<br /> Nghiên cứu về thẩm mỹ nụ cười trong quá<br /> khứ gặp nhiều khó khăn do không có khả năng<br /> chuẩn hóa một hình mẫu nghiên cứu, cho nên<br /> ngoài các yếu tố muốn nghiên cứu, còn tồn tại<br /> nhiều yếu tố khác ảnh hưởng không nhỏ đến<br /> cảm nhận thẩm mỹ của người đánh giá. Tuy<br /> nhiên, với sự phát triển của các kỹ thuật hình<br /> ảnh số, các hình mẫu giúp nghiên cứu thẩm mỹ<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> nụ cười ngày nay trên thế giới đã được chuẩn<br /> hóa nhằm loại bỏ các yếu tố gây nhiễu mà vẫn<br /> đảm bảo tính chân thực và có thể định lượng<br /> một cách chính xác mức độ của các yếu tố muốn<br /> nghiên cứu. Các nghiên cứu gần đây của<br /> Sarver(11), Ackeman(12) và Roden-Johnson(10) đã áp<br /> dụng phương pháp mô phỏng điện toán để tạo<br /> ra các nụ cười chỉ có dạng cung cười và khoảng<br /> tối là khác nhau, góp phần làm chính xác hơn<br /> kết quả nghiên cứu của mình. Một vấn đề khác<br /> cần quan tâm đó là quan điểm thẩm mỹ có thể<br /> khác nhau phụ thuộc vào nghề nghiệp và giới<br /> tính của người đánh giá. Hiện tại ở Việt Nam<br /> chưa có nghiên cứu nào thực hiện kỹ thuật mô<br /> phỏng điện toán để đánh giá thẩm mỹ nụ cười,<br /> cũng như chưa chú trọng xem xét quan điểm<br /> thẩm mỹ của công chúng nói chung, do đó<br /> chúng tôi thực hiện nghiên cứu này, sử dụng<br /> phương pháp xử lý hình ảnh số, nhằm đạt được<br /> các mục tiêu:<br /> Đánh giá cảm nhận của công chúng lên các<br /> dạng cung cười và các dạng khoảng tối hành<br /> lang góc miệng.<br /> Đánh giá sự ảnh hưởng của giới tính lên<br /> cảm nhận thẩm mỹ nụ cười.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> Bệnh nhân và người nhà đến khám và điều<br /> trị răng miệng tại các khu điều trị của khoa Răng<br /> Hàm Mặt.<br /> <br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Nghiên cứu cắt ngang phân tích.<br /> <br /> Cỡ mẫu<br /> 80 người.<br /> Tiêu chí chọn mẫu<br /> Từ 12 tuổi trở lên, tỉ lệ nam nữ tương đương.<br /> Tiêu chí loại trừ: nhỏ hơn 12 tuổi, các bác sĩ<br /> răng hàm mặt.<br /> <br /> 225<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> trước các hình phía sau. Với mỗi hình, họ sẽ<br /> đánh dấu vào một thanh VAS dài 100mm tương<br /> ứng. Vị trí của điểm đánh dấu thể hiện cảm<br /> nhận thẩm mỹ của họ về tấm hình. Mức điểm<br /> thẩm mỹ được tính theo đơn vị mm, đo từ điểm<br /> đánh dấu đến biên trái bằng thước thẳng.<br /> <br /> Phương pháp thu thập số liệu<br /> Phương pháp tạo vật liệu nghiên cứu: sử dụng<br /> phần mềm photoshop tạo ra 9 tấm ảnh là sự kết<br /> hợp của 3 dạng cung cười (song song, phẳng,<br /> ngược) và 3 dạng khoảng tối (nhỏ, trung bình,<br /> lớn). Độ cong của cung cười, tương ứng với các<br /> parabol có a = -0,02; a = 0,01; a=0,07. Ba giới hạn<br /> của khoảng tối: từ góc miệng tới mặt xa răng 6,<br /> tới mặt xa răng 4 và tới mặt xa răng 3. Các yếu tố<br /> mô mềm và mô cứng khác còn lại được xử lý để<br /> giữ giống nhau giữa các tấm hình.<br /> <br /> Xử lý và phân tích số liệu:<br /> Độ tin cậy giữa hai lần đánh giá chín tấm<br /> ảnh của tám mươi đối tượng được tra bằng hệ<br /> số tương quan trong lớp ICC (Intra-Class<br /> Correlation coefficient) ở mức ý nghĩa p < 0,05.<br /> <br /> Phương pháp đo lường cảm nhận thẩm mỹ: chín<br /> tấm ảnh nghiên cứu được in thành hai bản để<br /> tạo một album gồm mười tám tấm ảnh được sắp<br /> xếp theo thứ tự ngẫu nhiên, mục đích để kiểm<br /> tra độ tin cậy giữa hai lần đánh giá cùng một<br /> ảnh. Mỗi ảnh nằm ở trung tâm của một trang<br /> với kích thước là 9 cm x 6 cm.<br /> <br /> Sự khác biệt về mức điểm thẩm mỹ của<br /> chín tấm ảnh cho bởi nam và nữ được kiểm<br /> định bằng phân tích phương sai một yếu tố<br /> (One–Way ANOVA). Sau đó, xác định khác<br /> biệt bằng kiểm đinh Post Hoc với phương<br /> pháp Tukey. Các kiểm định được thực hiện ở<br /> mức ý nghĩa p < 0,05.<br /> <br /> Mỗi người đánh giá sẽ lần lượt xem từ hình<br /> thứ nhất đến hình thứ mười tám trong album,<br /> mỗi hình được xem tối đa 20 giây và không<br /> được phép xem lại các hình phía trước hay xem<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong các<br /> biểu đồ sau:<br /> <br /> Biểu đồ 1: Điểm thẩm mỹ của chín ảnh nghiên cứu<br /> <br /> Điểm thẩm mỹ theo thang VAS (mm)<br /> <br /> 80<br /> 70<br /> 60<br /> 50<br /> 40<br /> 30<br /> 20<br /> 10<br /> 0<br /> CC ngược CC ngược<br /> - KT lớn<br /> - KT nhỏ<br /> 28.3<br /> <br /> 226<br /> <br /> 28.3<br /> <br /> CC ngược<br /> CC phẳng - CC song CC song<br /> CC song<br /> CC phẳng - CC phẳng - KT tối<br /> KT tối<br /> song - KT song - KT song - KT<br /> KT lớn<br /> KT nhỏ<br /> thiểu<br /> thiểu<br /> lớn<br /> nhỏ<br /> tối thiểu<br /> 28.8<br /> <br /> 46.8<br /> <br /> 51<br /> <br /> 51.8<br /> <br /> 65<br /> <br /> 71.2<br /> <br /> 70<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Điểm thẩm mỹ theo thang VAS (mm)<br /> <br /> Biểu đồ 3: Điểm thẩm mỹ nụ cười đánh giá bởi nam và nữ<br /> <br /> 80<br /> 70<br /> 60<br /> 50<br /> 40<br /> 30<br /> 20<br /> 10<br /> 0<br /> <br /> CC<br /> ngược KT lớn<br /> <br /> CC<br /> ngược KT nhỏ<br /> <br /> CC<br /> ngược KT tối<br /> <br /> CC<br /> phẳng KT lớn<br /> <br /> CC<br /> phẳng KT nhỏ<br /> <br /> CC<br /> phẳng KT tối<br /> <br /> CC song<br /> song KT lớn<br /> <br /> CC song<br /> song KT nhỏ<br /> <br /> CC song<br /> song KT tối<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 26.8<br /> <br /> 26.1<br /> <br /> 26.5<br /> <br /> 47.7<br /> <br /> 49.7<br /> <br /> 49.7<br /> <br /> 66.4<br /> <br /> 71.1<br /> <br /> 70.4<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 29.8<br /> <br /> 30.5<br /> <br /> 31.1<br /> <br /> 46<br /> <br /> 52.2<br /> <br /> 54<br /> <br /> 63.7<br /> <br /> 71.2<br /> <br /> 69.7<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Điểm thẩm mỹ cho ba dạng cung cười có sự<br /> khác nhau: cung cười song song được đánh giá<br /> cao nhất, tiếp theo là cung cười phẳng và cuối<br /> cùng là cung cười ngược. Điểm thẩm mỹ cho ba<br /> dạng khoảng tối không khác biệt có ý nghĩa.<br /> Cả nam và nữ đều đánh giá cao cung cười<br /> song song, kế tiếp là cung cười phẳng và cuối<br /> cùng là cung cười ngược.<br /> Cả nam và nữ đều không phân biệt được tác<br /> động thẩm mỹ của các dạng khoảng tối.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Kết quả đánh giá thẩm mỹ nụ cười của tám<br /> mươi đối tượng cho thấy dạng cung cười song<br /> song được xem là thẩm mỹ nhất, tiếp theo là<br /> cung cười phẳng và cuối cùng là cung cười<br /> ngược. Chúng tôi nhận thấy sự khác biệt về<br /> thẩm mỹ của các dạng cung cười không chỉ có ý<br /> nghĩa thống kê thuần túy mà còn mang ý nghĩa<br /> rõ rệt về mặt lâm sàng khi mà sự chênh lệch về<br /> điểm VAS giữa ba dạng cung cười đều lớn hơn<br /> 15 mm trên thanh VAS dài 100 mm. Kết quả<br /> nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương đồng<br /> với nghiên cứu của Hulsey(2) và M.Parekh<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> (2005)(7), nhưng lại có sự khác biệt với kết luận<br /> của Yoon(14) và Thu Thủy(6) về dạng cung cười<br /> phẳng, có lẽ do sự khác nhau trong phương<br /> pháp nghiên cứu. Thu Thủy sử dụng ảnh chụp<br /> của 100 đối tượng, dẫn đến việc so sánh các<br /> dạng cung cười chịu ảnh hưởng của nhiều yếu<br /> tố khác, trong khi đó nghiên cứu này với<br /> phương pháp biến đổi ảnh kỹ thuật số từ một<br /> nụ cười mẫu duy nhất, đã tạo các nụ cười chỉ<br /> khác nhau cơ bản về các dạng cung cười và<br /> khoảng tối. Việc hạn chế các yếu tố gây nhiễu có<br /> lẽ đã làm cho người đánh giá tập trung nhiều<br /> hơn vào sự khác biệt giữa các dạng cung cười.<br /> Qua các nghiên cứu về cung cười trước đây<br /> cũng như dựa vào kết quả của nghiên cứu này,<br /> có thể đưa ra nhận xét cung cười song song là<br /> dạng cung cười lý tưởng nhất, là mục tiêu<br /> hướng đến trong quá trình điều trị thẩm mỹ của<br /> các bác sĩ chỉnh hình và phục hình.<br /> Nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy sự<br /> khác biệt về tính thẩm mỹ đối với các kích thước<br /> khoảng tối hành lang góc miệng khác nhau. Ba<br /> nghiên cứu gần đây sử dụng phương pháp kỹ<br /> thuật số, xem xét ảnh hưởng thẩm mỹ của các<br /> dạng khoảng tối khác nhau lên nụ cười đã đưa<br /> ra các kết luận khác nhau. Trong khi Roden-<br /> <br /> 227<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br /> <br /> Johnson(10) và cộng sự nhận thấy không có sự<br /> khác biệt giữa các dạng khoảng tối khi đánh giá<br /> bởi các nhà chỉnh hình, nha sĩ tổng quát lẫn<br /> người không chuyên, thì ngược lại hai nghiên<br /> cứu của Moore(5) và Parekh(7) đều cho rằng<br /> khoảng tối tối thiểu là thẩm mỹ nhất. Tính<br /> không nhất quán trong các kết luận về tính thẩm<br /> mỹ của các dạng khoảng tối có thể do cách định<br /> lượng khoảng tối trong nghiên cứu của các tác<br /> giả khác nhau. Nghiên cứu của chúng tôi tạo ra<br /> một sự chênh lệch lớn về khoảng tối: đến mặt xa<br /> răng 3 và đến mặt xa răng 6, tuy nhiên vẫn<br /> không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa. Điều<br /> này cho thấy người đánh giá gặp nhiều khó<br /> khăn hơn trong việc phân biệt các dạng khoảng<br /> tối khác nhau. có thể xuất phát từ sự hạn chế của<br /> phương pháp đánh giá trên hình ảnh hai chiều<br /> làm giảm cảm nhận về chiều sâu của nụ cười và<br /> độ cong của cung răng trên mặt phẳng ngang.<br /> <br /> chú trọng xem xét hình dạng cung cười để đạt<br /> được thẩm mỹ tối ưu trong kết quả điều trị<br /> chỉnh hình cũng như phục hình. Riêng đối với<br /> kích thước khoảng tối hành lang miệng, cần<br /> phải có thêm những nghiên cứu sâu hơn và<br /> khắc phục được nhược điểm của phương pháp<br /> tạo vùng tối trên ảnh hai chiều trước khi đi đến<br /> một kết luận có nên hay không kiểm soát yếu tố<br /> này trong các điều trị thẩm mỹ nụ cười.<br /> <br /> Cả ba nghiên cứu của Roden-Johnson(10),<br /> Moore(5) và Parekh(7) đều rút ra kết luận không<br /> có sự khác biệt về giới tính của người đánh giá<br /> không thuộc chuyên ngành răng hàm mặt.<br /> Nghiên cứu của chúng tôi mặc dù nhận thấy nữ<br /> giới có vẻ khắt khe hơn khi đánh giá thẩm mỹ<br /> nụ cười, nhưng kết quả thống kê cho thấy vẫn<br /> không có sự khác biệt về quan điểm thẩm mỹ<br /> giữa nam và nữ.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> GIỚI HẠN VÀ ĐỀ NGHỊ<br /> Do các giới hạn về phương tiện và thời gian,<br /> nghiên cứu của chúng tôi chọn một cách chủ<br /> quan ba độ cong của cung cười, tương ứng với<br /> các parabol có a=-0,02; a=0,01; a=0,07 cũng như<br /> ba giới hạn của khoảng tối: từ góc miệng tới mặt<br /> xa răng 6, tới mặt xa răng 4 và tới mặt xa răng 3.<br /> Với mức độ khác biệt như trên, người đánh giá<br /> có thể phân biệt ba dạng cung cười khác nhau<br /> nhưng không phân biệt được ba dạng khoảng<br /> tối. Với sự tương đồng cao trong kết quả nghiên<br /> cứu của chúng tôi với các nghiên cứu trước đây<br /> trên thế giới, chúng tôi kiến nghị các nhà lâm<br /> sàng trong thực hành nha khoa hàng ngày cần<br /> <br /> 228<br /> <br /> 9.<br /> <br /> 10.<br /> <br /> 11.<br /> <br /> 12.<br /> <br /> 13.<br /> <br /> 14.<br /> <br /> Gracco A, Cozzani M, D’Elia L, Manfrini M, Peverada C, Siciliani<br /> G (2006). Smile buccal corridors: aesthetic value for dentists and<br /> laypersons. Prog Orthod, 7(1): 56-65.<br /> Hulsey CM (1970). An esthetic evaluation of lip-teeth<br /> relationships present in the smile. Am J Orthod, 57(2): 132-144.<br /> Kokich VO, Kiyakc HA, Shapiro PA (1999). Comparing the<br /> perception of dentists and lay people to altered dental esthetics. J<br /> Esthet Dent, 11(6): 311-324.<br /> Kokich VO, Kokich VG, Kiyakc HA (2006). Perceptions of dental<br /> professionals and laypersons to altered dental esthetics:<br /> Asymmetric and symmetric situations. Am J Orthod Dentofacial<br /> Orthop, 130:141-51.<br /> Moore T, Southard KA, CaSTo JS, Qian F, Southard TE (2005).<br /> Buccal corridors and smile esthetics. Am J Orthod Dentofacial<br /> Orthop, 127(2): 208-213.<br /> Nguyễn Thu Thủy, Hà Thị Bảo Đan, Nguyễn Bích Vân (2005).<br /> Vẻ đẹp nụ cười và một số yếu tố ảnh hưởng. Luận văn tốt<br /> nghiệp bác sĩ răng hàm mặt, Đại học Y Dược TP.HCM.<br /> Parekh, Sanjay M (2005). The perception of selected aspects of<br /> smile esthetics - smile arcs and buccal corridors. A thesis for the<br /> degree master of science in the graduate, School of the Ohio<br /> State University.<br /> Raj M, Vig K, Beck FM, Larsen P, Shanker S (2002). The<br /> perception of facial profile attractiveness by providers anh<br /> consumers. Columbus: Section of Orthodoctics, The Ohio State<br /> University.<br /> Ritter DE, Gandini LG (2005). Esthetic Influence of Negative<br /> Space in the Buccal Corridor during Smiling. The Angle<br /> Orthodontist, 76(2): 198-203.<br /> Roden-Johnson D (2003). The effects of buccal corridor spaces<br /> and arch form as related to smile esthetics. Houston:<br /> Orthodontics, University of Texas Health Science center at<br /> Houston, Dental Branch.<br /> Sarver DM (2001). The importance of incisor positioning in the<br /> esthetic smile: the smile arc. Am J Orthod Dentofacial Orthop,<br /> 120(2): 98-111.<br /> Sarver DM, Ackerman JL (2000). Orthodontics about face: the<br /> re-emergence of the esthetic paradigm. Am J Orthod Dentofacial<br /> Orthop, 117(5): 575-576.<br /> Trần Thị Nguyên Ny, Hà Thị Bảo Đan, Nguyễn Bích Vân (2004).<br /> Đường cười trên 90 sinh viên đại học Y Dược TP.HCM. Luận<br /> văn tốt nghiệp bác sĩ răng hàm mặt, Đại học Y Dược TP.HCM.<br /> Yoon M, Jin TH, Dong JK (1992). A study on the smile in Korean<br /> youth. J Korean Acad Prosthodont, 30: 259-270.<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2