Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CÁC SUẤT LIỀU CỦA Ê-KÍP TIM MẠCH CAN THIỆP<br />
VÀ BỆNH NHÂN<br />
Ngô Minh Hùng*, Võ Thành Nhân*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Các thủ thuật tim mạch can thiệp ngày một gia tăng tại Việt nam, do<br />
đó, số nhân viên và bệnh nhân có tiếp xúc với tia X cũng ngày càng nhiều. Nghiên cứu này nhằm khảo sát các<br />
suất liều mà ê-kíp tim mạch can thiệp và bệnh nhân chịu tác động cũng như ghi nhận các chấn thương do bức xạ<br />
gây ra.<br />
Phương pháp: Các bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên tại phòng thông tim và tất cả các bệnh nhân đã<br />
được thực hiện thủ thuật tim mạch can thiệp trong năm 2009 tại Bệnh viện Chợ rẫy được khảo sát các liều<br />
tia. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả, cắt ngang, hồi cứu. Liều toàn thân của ê-kíp can<br />
thiệp và các liều soi da, liều soi bề mặt, thời gian chiếu tia, liều da toàn bộ, liều bề mặt toàn bộ và các chấn<br />
thương do tia xạ được khảo sát.<br />
Kết quả: Có tất cả 2556 lượt thủ thuật tim mạch can thiệp được đưa vào nghiên cứu. Các loại thủ thuật<br />
chính bao gồm: chụp mạch vành, can thiệp mạch vành, nong van hai lá, thông tim, đóng các luồng thông tim<br />
bẩm sinh. Có 32 bệnh nhân được thực hiện 4 lần, có 10 bệnh nhân thực hiện 5 lần, 4 bệnh nhân thực hiện 6<br />
lần thủ thuật trong năm. Liều soi bề mặt trung bình là 1303 mGy, liều soi da trung bình là 169 mGy, thời<br />
gian chiếu tia trung bình là 6,7 giây, liều bề mặt toàn bộ trung bình là 2521 mGy, và liều da toàn bộ là 349<br />
mGy. Có 24 nhân viên y tế được theo dõi liều hiệu dụng với giá trị trung bình là 1,834 mSv/năm. Các suất<br />
liều nằm trong giới hạn cho phép. Chưa ghi nhận các trường hợp tổn thương do tia xạ gây ra cho bệnh nhân<br />
cũng như ê-kíp thủ thuật.<br />
Kết luận: Kiểm soát kỹ thuật và hành chánh là các biện pháp chính giúp giữ các suất liều ở mức cho<br />
phép và bảo vệ an toàn nguy cơ bức xạ cho nhân viên y tế và bệnh nhân trong quá trình thực hiện thủ thuật<br />
tim mạch can thiệp.<br />
Từ khóa: suất liều, an toàn bức xạ, tim mạch can thiệp.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATION OF RADIATION DOSES ON STAFF AND PATIENTS<br />
Ngo Minh Hung, Vo Thanh Nhan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 451 - 456<br />
Background and Objectives: Interventional cardiology procedures have been increasing in Vietnam,<br />
therefore, the numbers of staff and patients who exposure to radiation have been increasing. This study is to<br />
evaluate radiation doses and radiation injury that effect staff and patients.<br />
Method: Medical staffs working in Cathlab and patients undergoing interventional procedures in the year<br />
2009 were evaluated radiation doses. This is a cross-sectional, retrospective study. Staff effective dose, fluro skin<br />
dose, fluro area dose, fluro time, total area dose and total skin dose were analized.<br />
Results: There are 2556 conseccutive procedures enrolled into the study. Main procedures were coronary<br />
angiography, coronary intervention, percutaneous mitral commissurotomy, left and right heart catheterization,<br />
congenital heart disease closure. There are 32 patients undergoing 4 procedures, 10 patients undergoing 5<br />
* Khoa Tim mạch Can thiệp BV Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: ThS Bs Ngô Minh Hùng ĐT: 0906913619<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Email: drngominhhung@gmail.com<br />
<br />
451<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
procedures, 4 patients undergoing 6 procedures in the same year. Mean fluoro area dose was 1303 mGy, mean<br />
fluoro skin dose was 169 mGy, mean fluoro time was 6.7 secondes, mean total area dose was 2521 mGy, and total<br />
skin dose was 349 mGy. There were 24 staffs evaluated and mean effective dose 1.834 mSv/year. We have not<br />
recorded any radiation injury evolving staff or patients so far.<br />
Kết luận: Technical controls and administrative management are main measures that can keep almost<br />
radiation doses within normal limits and protect medical staff and patients from radiation risk in cathlab.<br />
Key words: radiation dose; radiation protection; interventional cardiology.<br />
hưởng mà các nhân viên khác hiện hữu trong<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
phòng cũng bị ảnh hưởng theo. Việc giảm liều<br />
Tia X lần đầu tiên được Roentgen phát<br />
tia xạ nhưng vẫn đạt được mục tiêu lâm sàng,<br />
minh ra vào năm 1895. Tuy nhiên, chỉ mới 4<br />
đã được chứng minh là làm giảm đáng kể liều<br />
tháng sau khi tấm hình X-quang đầu tiên được<br />
tia cho ê-kíp thực hiện cũng như chỉ số chi phí –<br />
chụp, một vài báo cáo đầu tiên về các ảnh<br />
hiệu quả của thủ thuật và thiết bị can thiệp(10).<br />
hưởng trên da của các nhà nghiên cứu tia X đã<br />
Do đó, cần phải nắm vững các thông tin cơ<br />
được báo cáo. Vào năm 1902, những trường<br />
bản về nguy cơ bức xạ chiếu ngoài và áp dụng<br />
hợp ung thư da đầu tiên đã được ghi nhận.<br />
hợp lý để giảm thiểu tác hại của nó đối với<br />
Mặc cho những báo cáo về tác hại của nó, tia X<br />
chúng ta nhưng vẫn nâng cao hiệu quả trong<br />
vẫn tiếp tục được ứng dụng trong nhiều lĩnh<br />
thực hành lâm sàng. Chúng ta đã và đang áp<br />
vực y khoa và giúp hỗ trợ điều trị một cách<br />
dụng các nguyên tắc an toàn bức xạ cơ bản trong<br />
hiệu quả nhiều bệnh lý phức tạp(2).<br />
thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, kết quả của việc<br />
Kỷ nguyên tim mạch học can thiệp thực sự<br />
thực hiện này như thế nào thì cần phải đánh giá<br />
bắt đầu vào năm 1977, khi lần đầu tiên bác sĩ<br />
khách quan trên các thiết bị đo đạc trong phòng<br />
Adreas Gruntzig can thiệp thành công tổn<br />
thông tim và các thiết bị mang trên người nhân<br />
thương mạch vành bằng bóng dưới màng hình<br />
viên y tế cũng như theo dõi sát các chấn thương<br />
tăng sáng. Phát triển ban đầu bằng các công cụ<br />
do tia xạ gây ra cho nhân viên y tế và bệnh nhân.<br />
can thiệp thô sơ, thiết bị phát tia X còn chưa hiện<br />
Các thủ thuật can thiệp tim mạch ngày một gia<br />
đại, kinh nghiệm can thiệp chưa nhiều đã làm<br />
tăng tại Việt nam, do đó, số nhân viên và bệnh<br />
cho thủ thuật viên, ê-kíp và bệnh nhân phải phơi<br />
nhân có tiếp xúc với tia X cũng ngày càng nhiều.<br />
nhiễm tia X khá lâu. Từ đó đến nay, đã có rất<br />
Đó cũng là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
nhiều tiến bộ vượt bậc trong dụng cụ, loại hình<br />
này nhằm khảo sát các suất liều mà ê-kíp tim<br />
can thiệp cũng như hệ thống máy x-quang kỹ<br />
mạch can thiệp và bệnh nhân chịu tác động<br />
thuật số không ngừng tối ưu hóa công nghệ<br />
cũng như các chấn thương có thể do tia x gây ra<br />
giúp giảm thiểu các ảnh hưởng không đáng có<br />
cho con người.<br />
và rút ngắn thời gian thủ thuật(6).<br />
Trong thủ thuật tim mạch can thiệp, bệnh<br />
nhân không phải là người duy nhất chịu rủi ro<br />
bởi tia X(8). Ê-kíp thực hiện thủ thuật cũng bị ảnh<br />
hưởng bởi tia tán xạ và tia trực tiếp(11). Suất liều<br />
ê-kíp tương quan mật thiết với suất liều bệnh<br />
nhân, liều bệnh nhân càng cao thì lượng tán xạ<br />
tại chỗ càng lớn. Bên cạnh đó, suất liều càng<br />
tăng cao nếu như thiết bị tia X không thích hợp<br />
hay an toàn tia xạ không đảm bảo(12). Lượng tia<br />
X này không chỉ những bác sĩ can thiệp bị ảnh<br />
<br />
452<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu này nhằm khảo sát các suất liều<br />
mà ê-kíp can thiệp và bệnh nhân chịu tác động<br />
cũng như ghi nhận các chấn thương do bức xạ<br />
gây ra.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Tất cả các bệnh nhân người lớn trải qua thủ<br />
thuật chẩn đoán và/hoặc can thiệp thuộc các<br />
nhóm thủ thuật phổ biến sau: chụp mạch<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
vành, can thiệp mạch vành, nong van hai lá,<br />
thông tim, đóng các luồng thông tim bẩm sinh<br />
trong năm 2009.<br />
Tất cả nhân viên y tế có tham gia trực tiếp<br />
các hoạt động bên trong phòng thông tim gồm:<br />
Bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên x quang.<br />
Các nhân viên y tế được trang bị đầy đủ các<br />
thiết bị bảo hộ an toàn bức xạ cá nhân chính như<br />
sau: áo giáp chì, giáp che tuyến giáp, liều kế<br />
dưới giáp, kính chì.<br />
Thủ thuật viên chính phải sử dụng các thiết<br />
bị bảo hộ an toàn bức xạ đi theo máy như: rèm<br />
chì, tấm kính chắn, collimator và liều kế cá nhân.<br />
Ê-kíp thủ thuật tối thiểu phải được đào tạo<br />
cơ bản về an toàn bức xạ, có chứng nhận hợp lệ<br />
và ứng dụng thường quy trong thực hành.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Các bệnh nhân nhi.<br />
Các loại thủ thuật cá biệt, không thường quy<br />
nằm trong danh sách các thủ thuật trên.<br />
Các nhân viên y tế không trực tiếp tham gia<br />
thủ thuật trong phòng thông tim.<br />
Các nhân viên y tế không sử dụng các thiết<br />
bị bảo hộ cá nhân, các thiết bị bảo hộ theo máy.<br />
Các thông số về suất liều bệnh nhân và ê-kíp<br />
thủ thuật không đầy đủ.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Hồi cứu, mô tả, cắt ngang.<br />
<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
Các suất liều về Liều soi bề mặt (Fluoro<br />
Area Dose: FAD), liều soi da (Fluoro Skin<br />
Dose: FSD), thời gian chiếu tia (Fluoro Time:<br />
FT), liều bề mặt toàn bộ (Total Area Dose:<br />
TAD), và liều da toàn bộ (Total Skin Dose:<br />
TSD) được thu thập trực tiếp từ phần mềm<br />
quả lý suất liều theo máy Siemens.<br />
Suất liều toàn thân của nhân viên y tế được<br />
đo đạt qua liều kế phim cá nhân tại Viện Hạt<br />
Nhân Đà Lạt.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
phòng khám ngoại chẩn của Khoa Tim mạch<br />
học Can thiệp.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong năm 2009, có tất cả 2556 lượt thủ thuật<br />
tim mạch can thiệp thỏa mãn các tiêu chuẩn<br />
chọn bệnh và không nằm trong tiêu chuẩn loại<br />
trừ được đưa vào nghiên cứu. Các loại thủ thuật<br />
chính bao gồm: chụp mạch vành, can thiệp<br />
mạch vành, nong van hai lá, thông tim, đóng các<br />
luồng thông tim bẩm sinh.<br />
Có 98,2% các bệnh nhân trải qua một, hai<br />
hoặc 3 lần thủ thuật tim mạch can thiệp trong<br />
năm 2009. Có 32 (1,25%) bệnh nhân được trải<br />
qua 4 lần thực hiện thủ thuật, có 10 (0,39%) bệnh<br />
nhân thực hiện 5 lần, 4 (0,16%) bệnh nhân thực<br />
hiện 6 lần thủ thuật trong cùng năm. Trong các<br />
bệnh nhân được thực hiện nhiều thủ thuật trong<br />
một năm được khảo sát, FSD trung bình lần lượt<br />
là: 1622,72; 22,39; và 2127,25 mGy theo thứ tự ở<br />
nhóm bệnh nhân có số thủ thuật lập lại là 4; 5 và<br />
6 lần. Các bệnh nhân thực hiện nhiều lần thủ<br />
thuật là bởi vì các lý do chính sau: can thiệp thì 2<br />
hay thì 3; can thiệp chưa thành công hoặc chưa<br />
tái thông toàn bộ ở lần trước đó; tái thông mạch<br />
đích hay tổn thương đích sau can thiệp.<br />
Liều soi bề mặt (Fluoro Area Dose: FAD)<br />
trung bình là 1303 mGy, liều soi da (Fluoro Skin<br />
Dose: FSD) trung bình là 169 mGy, thời gian<br />
chiếu tia (Fluoro Time: FT) trung bình là 6,7 giây,<br />
liều bề mặt toàn bộ (Total Area Dose: TAD)<br />
trung bình là 2521 mGy, và liều da toàn bộ<br />
(Total Skin Dose: TSD) là 349 mGy.<br />
Liều soi bề mặt (FAD) tối đa là 33249 mGy,<br />
liều soi da (FSD) tối đa là 5688 mGy, thời gian<br />
chiếu tia (FT) tối đa là 120,15 giây, liều bề mặt<br />
toàn bộ (TAD) tối đa là 47646 mGy, và liều da<br />
toàn bộ (TSD) tối đa là 7548 mGy.<br />
Đối với các thủ thuật khó, thời gian thực<br />
hiện lâu và các suất liều cao được ghi chú và<br />
theo dõi sát (bảng 1).<br />
<br />
Tổn thương da do tia x trên các bệnh nhân<br />
trải qua thủ thuật can thiệp được theo dõi tại<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Suất liều hay thời gian<br />
FAD > 10000 mGy<br />
FSD > 1000 mGy<br />
FT > 30’<br />
<br />
Số trường hợp<br />
50<br />
126<br />
80<br />
<br />
%<br />
1,96<br />
4,93<br />
3,13<br />
<br />
453<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Suất liều hay thời gian<br />
TAD > 10000 mGy<br />
TSD > 1000 mGy<br />
<br />
Số trường hợp<br />
84<br />
222<br />
<br />
%<br />
3,29<br />
8,69<br />
<br />
Bảng 1: Suất liều tia cao hay thời gian soi kéo dài<br />
Các bệnh nhân có các suất liều cao được<br />
phân chia thành từng mức độ và được theo dõi<br />
chấn thương da do tia x tại phòng khám ngoại<br />
chẩn của khoa (bảng 2;3).<br />
FSD (Gy)<br />
<br />
5<br />
<br />
N=2556<br />
<br />
2430<br />
<br />
101<br />
<br />
18<br />
<br />
4<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
%<br />
<br />
99,67<br />
<br />
4,14<br />
<br />
0,74<br />
<br />
0,16<br />
<br />
0,04<br />
<br />
0,08<br />
<br />
Bảng 2: Suất liều soi da theo mức độ<br />
TSD (Gy)<br />
<br />
5<br />
<br />
N=2556<br />
<br />
2334<br />
<br />
177<br />
<br />
29<br />
<br />
13<br />
<br />
0<br />
<br />
3<br />
<br />
%<br />
<br />
95,73<br />
<br />
7,26<br />
<br />
1,19<br />
<br />
0,53<br />
<br />
0,00<br />
<br />
0,12<br />
<br />
Bảng 3: Suất liều da toàn bộ theo mức độ<br />
Tất cả các nhân viên y tế đều có chứng chỉ an<br />
toàn bức xạ cơ bản. Một số nhân viên được đào<br />
tạo nâng cao về an toàn bức xạ do Cơ quan<br />
Nguyên Tử Năng Quốc Tế giảng dạy (0,5,4). Việc<br />
áp dụng các kiến thức an toàn bức xạ cơ bản<br />
được thực hiện thường quy trong quá trình làm<br />
việc tại phòng thông tim.<br />
Có 24 nhân viên y tế được theo dõi liều toàn<br />
thân với giá trị trung bình là 1,834 mSv/năm.<br />
Liều toàn thân ở thủ thuật viên chính cao hơn so<br />
với các đồng sự còn lại có ý nghĩa thống kê,<br />
4,0025 ± 0,9879 so với 0,7494 ± 0,4959; p < 0,001.<br />
<br />
Đới với các trường hợp bệnh nhân nhận<br />
các suất liều cao sau các thủ thuật phức tạp,<br />
theo dõi tại phòng khám ngoại trú không ghi<br />
nhận các bất thường liên quan đến chấn<br />
thương da do tia xạ.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Chúng ta đề cập đến vấn đề an toàn bức xạ<br />
bởi vì các lý do sau đây<br />
Sự phát triển nhanh của ngành Tim mạch Can<br />
thiệp: Theo số liệu của Hội Tim mạch Việt nam,<br />
số liệu các thủ thuật tim mạch can thiệp gia tăng<br />
gấp đôi mỗi 2 – 4 năm.<br />
Sự thiếu đào tạo và/hoặc quan tâm của ê-kíp tại<br />
các phòng thông tim: Về mặt an toàn bức xạ, thủ<br />
thuật nào cũng đáng phải lưu tâm cả cho bệnh<br />
nhân lẫn ê-kíp thực hiện. Tuy nhiên, sự thiếu<br />
hiểu biết hay thờ ơ của thủ thuật viên và ê-kíp<br />
về an toàn tia xạ là điều chúng ta phải quan tâm<br />
khi mà số lượng thủ thuật, số phòng thông tim<br />
gia tăng không ngừng hằng năm từ Bắc chí<br />
Nam.<br />
Kiện cáo vì tác hại của tia x gây ra: Đã có những<br />
vụ kiện cáo xảy ra nhiều nơi trên thế giới về các<br />
tổn thương gây ra do tia X chỉ vì trước đó bác sĩ<br />
làm thủ thuật đã không đề cập đến vấn đề này<br />
cho thân nhân và bệnh nhân(2). Các thủ thuật can<br />
thiệp tại Việt nam cũng sẽ không nằm ngoài các<br />
rủi ro này.<br />
<br />
Các biện pháp kỹ thuật cơ bản đang được áp dụng thường quy tại phòng thông tim, bệnh<br />
viện Chợ Rẫy<br />
Kiểm soát kỹ thuật<br />
<br />
Hình 1: Hiệu quả của che chắn tốt<br />
<br />
454<br />
<br />
Hình 2: Vai trò của thời gian và khoảng cách<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
Có ba kỹ thuật cơ bản để kiểm soát mối<br />
nguy hiểm chiếu ngoài (tia X) đó là: thời gian,<br />
khoảng cách, che chắn). Các kỹ thuật an toàn<br />
cơ bản đang được áp dụng thường quy tại<br />
phòng thông tim và mang tính bắt buộc (hình<br />
1 và hình 2).<br />
<br />
Kiểm soát hành chánh<br />
Kiểm soát hành chánh là biện pháp hành<br />
chánh nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu tối đa<br />
sự chiếu xạ đối với mối nguy hiểm bức xạ chiếu<br />
ngoài là tia X. Các biện pháp kiểm soát hành<br />
chánh bao gồm:<br />
Phân loại các vùng làm việc.<br />
Sử dụng các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng đối<br />
với mỗi vùng được phân loại.<br />
Huấn luyện an toàn bức xạ cho bác sĩ, điều<br />
dưỡng, kỹ thuật viên và các nhân sự có liên<br />
quan.<br />
Xây dựng quy trình làm việc phối hợp việc<br />
sử dụng triệt để các yếu tố thời gian, khoảng<br />
cách và che chắn tốt.<br />
Xây dụng nội quy làm việc hợp lý (ví dụ hạn<br />
chế sự ra vào đối với các vùng nhất định, nhất là<br />
nguồn đang phát tia).<br />
Đảm bảo các điều kiện làm việc an toàn (ví<br />
dụ: bắt buộc mang liều kế đúng).<br />
Duy trì thống kê, theo dõi nguồn bức xạ<br />
định kỳ, theo dõi sức khỏe định kỳ.<br />
Thiết lập và duy trì hệ thống kiểm tra an<br />
toàn bức xạ bao gồm việc đánh giá an toàn quy<br />
trình làm việc, phòng ốc và thiết bị.<br />
Sử dụng các mức điều tra đối với kiểm<br />
soát liều cá nhân và các kết quả kiểm soát nơi<br />
làm việc.<br />
<br />
Giới hạn liều trong chiếu xạ nghề nghiệp cần<br />
được đảm bảo<br />
Chiếu xạ nghề nghiệp đối với mọi nhân viên<br />
bức xạ phải được giám sát sao cho các giới hạn<br />
sau không bị vượt quá (theo Ủy ban Quốc tế về<br />
An toàn Bức xạ: ICRP), bảng 4:<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 4: Suất liều<br />
Suất liều<br />
<br />
Liều hàng năm<br />
giới hạn (mSv)<br />
Liều hiệu dụng<br />
20<br />
Liều tương đương đối với thủy tinh thể<br />
150<br />
Liều tương đương đối với da<br />
500<br />
Liều tương đương đối với chân, tay<br />
500<br />
Liều hiệu dụng đối với phôi, thai<br />
1<br />
Liều hiệu dụng cho 1 năm riêng lẻ bất kỳ<br />
50<br />
Liều hiệu dụng lấy trung bình trong thời<br />
20<br />
gian 5 năm liên tục<br />
<br />
Tia X là dạng bức xạ điện từ sóng ngắn có<br />
khả năng xuyên thấu lớn. Năng lượng của tia X<br />
là một yếu tố quan trọng để xác định mức độ<br />
nguy hiểm. Tia X có thể gây ra hai hiệu ứng bất<br />
định (không phụ thuộc liều) và hiệu ứng xác<br />
định (phụ thuộc liều, có ngưỡng giới hạn)(3).<br />
Khi chúng ta vận hành thiết bị X quang, các<br />
tia X được tạo ra và thiết bị là mối nguy hiểm<br />
bức xạ chiếu ngoài. Sự sinh ra tia X bị dừng lại<br />
khi tắt máy, và vì thế mối nguy hiểm bức xạ<br />
chiếu ngoài mất đi. Do đó, việc bảo vệ an toàn<br />
bức xạ được thực hiện chủ yếu trong quá trình<br />
làm việc dưới màn hình tăng sáng(4).<br />
Chúng ta hầu như không thể làm gì đối với<br />
hiệu ứng bất định. Tuy nhiên, đối với hiệu ứng<br />
xác định, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện<br />
các biện pháp bảo vệ hữu hiệu đó là kiểm soát<br />
kỹ thuật và kiểm soát hành chánh. Công việc<br />
này giúp kiểm soát suất liều của cả bệnh nhân<br />
lẫn nhân viên y tế.<br />
Các suất liều ghi nhận được từ nghiên cứu<br />
cho thấy rằng phần lớn thủ thuật can thiệp có<br />
suất liều nằm trong giới hạn cho phép. Tỉ lệ<br />
nhỏ số bệnh nhân có suất liều, thời gian chiếu<br />
tia cao do thủ thuật phức tạp hay bệnh nhân<br />
trải qua nhiều thủ thuật can thiệp được theo<br />
dõi tại phòng khám ngoại trú không ghi nhận<br />
trường hợp nào có chấn thương do tia x gây ra.<br />
So sánh với một nghiên cứu của E Vano et al(9)<br />
hồi cứu 7824 trường hợp can thiệp, những<br />
bệnh nhân có chấn thương da do tia x cho thấy<br />
rằng các suất liều về liều soi da (FSD) (217 so<br />
với 169 mGy) và số thủ thuật can thiệp mạch<br />
vành trên một bệnh nhân (5 – 10 lần so với 4 –<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
455<br />
<br />