Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG <br />
TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC <br />
Hồ Thị Quỳnh Duyên*, Lê Hữu Thiện Biên**<br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: chất lượng chăm sóc điều dưỡng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh<br />
nhân trong khoa hồi sức tích cực. Chất lượng chăm sóc điều dưỡng tuỳ thuộc tỷ lệ bệnh nhân/điều dưỡng, trình<br />
độ điều dưỡng và có thể đánh giá bằng các chỉ số khách quan. Tại nước ta hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá<br />
chất lượng chăm sóc điều dưỡng cũng như cơ cấu điều dưỡng trong khoa hồi sức tích cực.<br />
Phương pháp: nghiên cứu theo dõi dọc các chỉ số chăm sóc điều dưỡng và cơ cấu điều dưỡng tại khoa hồi<br />
sức tích cực bệnh viện Đại học Y dược từ 11/2011 đến 11/2012.<br />
Kết quả: 102 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu. Các chỉ số đánh giá chất lượng chăm sóc điều dưỡng<br />
gồm: loét tì 7,8%, té ngã 1,4/1000 ngày điều trị, cột tay chân 1%, dùng thuốc sai 11,1/1000 ngày điều trị (hoặc<br />
3,9% y lệnh), viêm phổi mắc phải trong bệnh viện 2% và nhiễm trùng tiểu mắc phải trong bệnh viện 11,8%. Tỷ<br />
lệ bệnh nhân/điều dưỡng là 2,38 ± 0,66, số năm kinh nghiệm là 7,3 ± 5,9.<br />
Kết luận: chất lượng chăm sóc điều dưỡng đạt yêu cầu về các chỉ số té ngã, cột tay chân, dùng thuốc sai,<br />
nhưng chưa đạt yêu cầu về các chỉ số loét tì và nhiễm trùng tiểu mắc phải. Chất lượng chăm sóc điều dưỡng<br />
chưa cao này có lẽ do tỷ lệ bệnh nhân/điều dưỡng còn khá cao so với chuẩn thông thường.<br />
Từ khóa:chăm sóc điều dưỡng, khoa hồi sức tích cực.<br />
<br />
ABSTRACT <br />
EVALUATION OF NURSING CARE QUALITY IN A INTENSIVE CARE UNIT<br />
Ho Thi Quynh Duyen, Le Huu Thien Bien <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 164 ‐ 169 <br />
Background: nursing care quality had an important role in patient outcomes in intensive care unit (ICU).<br />
Nursing quality depended on patient‐to‐nurse ratio, nurse skill and can be measured by objective indicators. In<br />
Viet Nam, there was no study about nursing quality and nurse staffing in intensive care.<br />
Method: longitudinal observation study in a mixed ICU from 11/2011 to 11/2012.<br />
Results: 102 patients were recruited. Six nursing quality indicators were measured: pressure ulcer 7.8%,<br />
patient fall 1.4/1000 patient‐day, physical restraint 1%, medication error 11.1/1000 patient‐day (or 3.9%<br />
prescriptions), hospital‐acquired pneumonia 2%, hospital‐acquired urinary tract infection 11.8%. The average<br />
patient:nurse ratio was 2.38 ± 0.66 and experienced year was 7.3 ± 5.9.<br />
Conclusion: our nursing quality was comparable to reference values regarding to patient fall, physical<br />
restraint and medication error. The high incidence of acquired pressure ulcer and pneumonia may suggest the<br />
patient‐to‐nurse ratio did not meet the recommended standards.<br />
Keywords: nursing care, intensive care unit (ICU).<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Trong thời gian gần đây, chất lượng chăm <br />
<br />
sóc điều dưỡng được thừa nhận là có vai trò <br />
quan trọng trong kết quả điều trị. Chất lượng <br />
chăm sóc điều dưỡng kém có thể làm kéo dài <br />
<br />
* Khoa Hồi Sức Tích Cực‐ Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM, ** Đại Học Y Dược TpHCM <br />
Tác giả liên lạc: Ths. BS Lê Hữu Thiện Biên, ĐT: 0903644931. Email: bien.le@umc.edu.vn <br />
<br />
164<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
thời gian điều trị, phát sinh các biến chứng, <br />
thậm chí tăng tỷ lệ tử vong(18,19). Đối với bệnh <br />
nhân điều trị tại khoa hồi sức tích cực thì chất <br />
lượng chăm sóc điều dưỡng càng đóng vai trò <br />
quan trọng hơn nữa vì đây là những bệnh nhân <br />
nặng và hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc <br />
của nhân viên y tế(13,20). <br />
<br />
giá theo mức độ chăm sóc của Bộ Y tế Việt nam <br />
. Bệnh nhân chọn vào nghiên cứu là những <br />
bệnh nhân trên có thời gian điều trị trên 48 giờ. <br />
Điều dưỡng làm việc theo ca 8 giờ, mỗi ca có 1 <br />
điều dưỡng trưởng kíp và điều dưỡng trưởng <br />
kíp cũng tham gia chăm sóc bệnh nhân. <br />
<br />
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng <br />
chăm sóc điều dưỡng gồm: mức độ nặng của <br />
bệnh nhân(12), tỷ lệ bệnh nhân‐điều dưỡng(13) và <br />
trình độ điều dưỡng(17). Các chỉ số thường <br />
được sử dụng để đánh giá chất lượng chăm <br />
sóc điều dưỡng gồm: tỷ lệ tử vong, thời gian <br />
điều trị, mức độ đau sau mổ, loét tì, tự rút nội <br />
khí quản, nhiễm trùng bệnh viện, cột tay chân, <br />
dùng sai thuốc(21,25). <br />
<br />
Điều dưỡng trưởng kíp ghi nhận tỷ lệ bệnh <br />
nhân/điều dưỡng trong mỗi ca. Điều dưỡng <br />
viên ghi nhận các chỉ số đánh giá chất lượng <br />
chăm sóc điều dưỡng trên bệnh nhân của mình <br />
phụ trách. Các chỉ số đánh giá chất lượng chăm <br />
sóc điều dưỡng dùng trong nghiên cứu gồm: <br />
viêm phổi mắc phải trong bệnh viện, nhiễm <br />
trùng tiểu mắc phải trong bệnh viện, loét tì, té <br />
ngã, cột tay chân, dùng thuốc sai. <br />
<br />
Tại Việt nam, Nguyễn Văn Thông ghi nhận <br />
tỷ lệ nhiễm trùng tiểu là 6% và tỷ lệ loét tì là 4% <br />
trên bệnh nhân điều trị tại Trung tâm đột quỵ <br />
não Bệnh viện 108(3). Mặc dù mô hình của trung <br />
tâm đột quỵ khá giống khoa hồi sức tích cực, tuy <br />
nhiên nghiên cứu này thiếu một số một số thông <br />
tin quan trọng về mô hình phân công điều <br />
dưỡng (ví dụ: tỷ lệ bệnh nhân/điều dưỡng, trình <br />
độ điều dưỡng). Nghiên cứu chưa ghi nhận đầy <br />
đủ cũng như có định nghĩa rõ ràng các chỉ tiêu <br />
đánh giá chất lượng chăm sóc điều dưỡng. <br />
Ngoài ra nghiên cứu chỉ thực hiện trên một <br />
nhóm bệnh nhân duy nhất (đột quỵ) do đó kết <br />
quả khó có thể áp dụng rộng rãi. Vì vậy chúng <br />
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá <br />
chất lượng chăm sóc điều dưỡng tại khoa hồi <br />
sức tích cực, sử dụng các chỉ số của Hội điều <br />
dưỡng Hoa kỳ và Trung tâm nghiên cứu chất <br />
lượng điều trị. <br />
<br />
Năng lực điều dưỡng được tính bằng trình <br />
độ học vấn và số năm làm việc trong ngành hồi <br />
sức cho tới khi tham gia vào nghiên cứu. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Nghiên cứu theo dõi dọc từ 11/2011 đến <br />
11/2012 tại khoa hồi sức tích cực‐bệnh viện Đại <br />
học Y dược TP.HCM. <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Khoa hồi sức tích cực‐bệnh viện Đại học Y <br />
dược TP.HCM là một khoa hồi sức tích cực nội‐<br />
ngoại. Mức độ nặng của bệnh nhân được đánh <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
(1)<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
<br />
Viêm phổi mắc phải trong bệnh viện được <br />
chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Trung tâm kiểm <br />
soát và dự phòng bệnh tật Hoa Kỳ(8): có thâm <br />
nhiễm trên phim X quang mới xuất hiện sau khi <br />
vào khoa hồi sức tích cực 48 giờ kèm sốt > 38o C <br />
hoặc bạch cầu máu > 10.000/mm3. Những bệnh <br />
nhân đã bị viêm phổi khi vào khoa sẽ không <br />
được tính vào số trường hợp mắc viêm phổi <br />
trong bệnh viện. Tỷ lệ viêm phổi mắc phải trong <br />
bệnh viện được tính bằng số trường hợp viêm <br />
phổi mắc phải sau khi vào khoa hồi sức tích cực <br />
trên tổng số bệnh nhân trong nghiên cứu. <br />
Nhiễm trùng tiểu mắc phải trong bệnh viện <br />
được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Trung tâm <br />
kiểm soát và dự phòng bệnh tật Hoa kỳ(8): cấy <br />
nước tiểu >105 khúm vi trùng/ml kèm sốt > 38oC <br />
hoặc bạch cầu máu >10.000/mm3. Những bệnh <br />
nhân đã bị nhiễm trùng tiểu khi vào khoa sẽ <br />
không được tính vào số trường hợp mắc nhiễm <br />
trùng tiểu trong bệnh viện. Tỷ lệ nhiễm trùng <br />
tiểu mắc phải trong bệnh viện được tính bằng số <br />
trường hợp nhiễm trùng tiểu mắc phải sau khi <br />
vào khoa hồi sức tích cực trên tổng số bệnh nhân <br />
trong nghiên cứu. <br />
<br />
165<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Loét tì được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của <br />
Uỷ ban phòng chống loét tì Hoa kỳ và Châu <br />
Âu(14). Tất cả bệnh nhân bị loét tì độ I‐IV sau <br />
khi vào khoa sẽ được xem như bị loét tì mắc <br />
phải tại khoa hồi sức tích cực. Tỷ lệ loét tì được <br />
tính bằng tổng số trường hợp loét tì mắc phải <br />
tại khoa hồi sức tích cực trên tổng bệnh nhân <br />
trong nghiên cứu. <br />
Điều dưỡng tự ghi nhận số lần bệnh nhân <br />
té ngã khỏi giường. Tỷ lệ té ngã được tính <br />
bằng tổng số lần bệnh nhân té ngã trên tổng số <br />
ngày điều trị của các bệnh nhân trong nghiên <br />
cứu × 1000. <br />
Điều dưỡng tự ghi nhận bệnh nhân bị cột <br />
tay hoặc chân. Tỷ lệ cột tay chân được tính bằng <br />
số bệnh nhân bị cột tay chân trên tổng số bệnh <br />
nhân trong nghiên cứu. <br />
Dùng thuốc sai được định nghĩa là những <br />
trường hợp dùng thuốc sai loại, liều lượng, <br />
đường dùng hoặc quên dùng. Tỷ lệ dùng thuốc <br />
sai được tính bằng số lần dùng thuốc sai trên <br />
tổng số y lệnh và số lần dùng thuốc sai trên tổng <br />
số ngày điều trị × 1000. <br />
Số liệu trình bày trong nghiên cứu dưới <br />
dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Trong thời gian từ 11/2011‐11/2012 có 102 <br />
bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu với tuổi <br />
trung bình là 70,4 ± 13,3 năm. Các bệnh nguyên <br />
nhân gồm: suy hô hấp, sốc, bệnh thần kinh, <br />
phẫu thuật có biến chứng (bảng 1). <br />
Bảng 1. Đặc biểm bệnh nhân trong nghiên cứu<br />
Nguyên nhân<br />
Suy hô hấp<br />
Sốc<br />
Bệnh lý thần kinh<br />
Phẫu thuật có biến chứng<br />
Nguyên nhân khác<br />
<br />
Số lượng<br />
38<br />
20<br />
17<br />
14<br />
12<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
37,3<br />
20,6<br />
16,7<br />
13,7<br />
11,8<br />
<br />
Mức độ nặng của bệnh nhân từ thấp đến cao <br />
gồm: chăm sóc cấp 1 (21,6%), chăm sóc cấp 2 <br />
(9,8%), chăm sóc cấp 3 (68,6%) (bảng 2). Thời <br />
gian điều trị trung bình của bệnh nhân là 7,0 ± <br />
4,9 ngày. <br />
<br />
166<br />
<br />
Bảng 2: Mức độ chăm sóc<br />
Mức độ chăm sóc<br />
Cấp 1<br />
Cấp 2<br />
Cấp 3<br />
<br />
Số lượng<br />
70<br />
10<br />
22<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
68,6<br />
9,8<br />
21,6<br />
<br />
Các chỉ số đánh giá chất lượng chăm sóc <br />
điều dưỡng gồm: loét tì 7,8%, té ngã 1,4 lần/1000 <br />
ngày điều trị, cột tay chân 1%, dùng thuốc sai <br />
11,1 lần/1000 ngày điều trị (3,9% y lệnh), viêm <br />
phổi 2%, nhiễm trùng tiểu 11,8% (bảng 3). <br />
Bảng 3. Các chỉ số đánh giá chất lượng chăm sóc<br />
điều dưỡng<br />
Loét tì<br />
Té ngã<br />
Cột tay chân<br />
Dùng thuốc sai<br />
Viêm phổi<br />
Nhiễm trùng tiểu<br />
<br />
7,8%<br />
1,4/1000 ngày điều trị<br />
1%<br />
11,1/1000 ngày điều trị (3,9% y lệnh)<br />
2%<br />
11,8%<br />
<br />
Tỷ lệ bệnh nhân/ điều dưỡng trung bình là <br />
2,38 ± 0,66 và thời gian làm việc trung bình trong <br />
ngành hồi sức của điều dưỡng khoa săn sóc đặc <br />
biệt là 7,3 ± 5,9 năm (bảng 4). <br />
Bảng 4. Đặc điểm đội ngũ điều dưỡng trong nghiên<br />
cứu<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi<br />
<br />
Trung bình ± độ lệch chuẩn<br />
30,2 ± 6,5<br />
<br />
7,3 ± 5,9<br />
Trình độ học vấn<br />
Cử nhân điều dưỡng<br />
9 (20%)<br />
Điều dưỡng trung học<br />
37 (80%)<br />
Năm kinh nghiệm<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Kết quả quan trọng nhất thu được qua <br />
nghiên cứu này là một số chỉ số đánh giá chất <br />
lượng chăm sóc điều dưỡng gồm: (1) loét tì <br />
7,8%, (2) té ngã 1,4 lần/1000 ngày điều trị, (3) <br />
cột tay chân 1%, (4) dùng thuốc sai 3,9%, (5) <br />
viêm phổi mắc phải 2% và (6) nhiễm trùng tiểu <br />
mắc phải 11,8%. <br />
So với nghiên cứu của Nguyễn Văn <br />
Thông(19), bệnh nhân trong nghiên cứu này có <br />
tỷ lệ loét tì cao hơn. Tuy nhiên vì Nguyễn Văn <br />
Thông không cho biết tuổi, thời gian điều trị <br />
cũng như mức độ bất động của bệnh nhân là <br />
những yếu tổ ảnh hưởng đến loét tì(4,6) nên rất <br />
khó so sánh với kết quả của chúng tôi. Trong <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
nghiên cứu này hầu hết bệnh nhân có mức độ <br />
hộ lý cấp 3, phải dùng các phương pháp điều <br />
trị hỗ trợ chức năng sống (ví dụ: máy thở, <br />
thuốc vận mạch) do đó gần như hoàn toàn bất <br />
động. Theo Reilly(24) tỷ lệ loét tì của bệnh nhân <br />
hồi sức tích cực vào khoảng 8,4%. Đối với các <br />
nghiên cứu trong khu vục thì Chitpakdee(2) ghi <br />
nhận tỷ lệ loét tì thay đổi từ 0‐10,9% tuỳ khoa. <br />
Cho rằng tỷ lệ loét tì cao nhất trong nghiên <br />
cứu của Chitpakdee xảy ra trên nhóm bệnh <br />
nhân nặng nhất (bệnh nhân hồi sức tích cực), <br />
thì tỷ lệ loét tì của chúng tôi không phải là cao. <br />
Theo Lake(13) tỷ lệ té ngã của bệnh nhân khoa <br />
hồi sức tích cực là 1,38 ± 2,79 lần/1000 ngày điều <br />
trị với yếu tố nguy cơ chính là thời gian chăm <br />
sóc bệnh nhân trong ngày của điều dưỡng. So <br />
với chuẩn tỷ lệ điều bệnh nhân :điều dưỡng của <br />
các nước là 1‐2 thì tỷ lệ té ngã trong nghiên cứu <br />
này cũng tương tự. Có lẽ vì hầu hết bệnh nhân <br />
đều được dùng an thần nên tỷ lệ té ngã ít bị ảnh <br />
hưởng bởi tỷ lệ bệnh nhân/điều dưỡng. <br />
Một điểm lý thú nữa là mặc dù tỷ lệ bệnh <br />
nhân té ngã tương tự với khoa hồi sức tích cực <br />
các nước nhưng tỷ lệ bệnh nhân bị cột tay chân <br />
lại rất thấp. Theo khảo sát của Eser(6) trên các <br />
điều dưỡng hồi sức thì 81,7% bệnh nhân bị cột <br />
tay chân, tuy nhiên chỉ có 32,2% y lệnh cột tay <br />
chân được ghi nhận trong bệnh án. Điều này <br />
cũng phản ánh việc cột tay chân bệnh nhân là <br />
khá phổ biến trong khoa hồi sức tích cực, nhưng <br />
ít khi được ghi nhận chính xác. Tương tự như <br />
chỉ số té ngã, số bệnh nhân bị cột tay chân do <br />
điều dưỡng tự ghi nhận, do đó có sự khác biệt <br />
khá nhiều so với các nghiên cứu khác. Chúng tôi <br />
cho rằng cần sử dụng phương pháp khác, ví dụ: <br />
người quan sát độc lập, thì mới đánh giá chính <br />
xác được tỷ lệ bệnh nhân bị cột tay chân trong <br />
khoa hồi sức tích cực. <br />
Cho bệnh nhân dùng thuốc là một công việc <br />
chính của điều dưỡng, vì vậy dùng thuốc sai <br />
được xem như một chỉ số đánh giá chất lượng <br />
chăm sóc bệnh nhân. Bệnh nhân khoa hồi sức <br />
tích cực thường dùng nhiều loại thuốc hơn các <br />
bệnh nhân thông thường, bên cạnh đó điều <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
dưỡng của khoa hồi sức còn tốn thời gian để vận <br />
hành nhiều loại trang thiết bị phức tạp (ví dụ: <br />
máy giúp thở), vì vậy tỷ lệ dùng thuốc sai sẽ cao <br />
hơn(5). Trong nghiên cứu này mỗi bệnh nhân có <br />
trung bình 17,8 ± 5 y lệnh/ngày với tỷ lệ dùng <br />
thuốc sai là 11,1/1000 ngày điều trị (hoặc 3,9% y <br />
lệnh) và khá thấp so với các nghiên cứu <br />
khác(10,11,26). Tuy nhiên chúng tôi cũng thừa nhận <br />
phương pháp tự ghi nhận thường phản ánh <br />
không chính xác tỷ lệ dùng thuốc sai(12). <br />
Nhiễm trùng bệnh viện có liên quan đến <br />
công tác chăm sóc bệnh nhân, do đó tỷ lệ nhiễm <br />
trùng bệnh viện cũng thường được sử dụng để <br />
đánh giá chất lượng chăm sóc điều dưỡng. <br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận tỷ lệ <br />
viêm phổi mắc phải là 2% và tỷ lệ nhiễm trùng <br />
tiểu mắc phải là 11,8%. So với nghiên cứu của <br />
Needleman(16) thì tỷ lệ nhiễm trùng tiểu mắc <br />
phải này là khá cao trong khi tỷ lệ viêm phổi <br />
mắc phải lại khá thấp. Trong nghiên cứu này khi <br />
giảm tỷ lệ bệnh nhân:điều dưỡng từ tứ phân vị <br />
thứ tư xuống tứ phân vị thứ nhất thì giảm được <br />
tỷ lệ nhiễm trùng tiểu xuống 9% và tỷ lệ viêm <br />
phổi xuống 5,1%. Như vậy với tỷ lệ bệnh nhân <br />
/điều dưỡng trung bình là 2,38 thì có lẽ muốn <br />
giảm tỷ lệ nhiễm trùng tiểu mắc phải xuống thì <br />
cũng phải giảm tỷ lệ bệnh nhân/điều dưỡng. <br />
Chúng tôi cảm thấy hơi khó giải thích về tỷ lệ <br />
viêm phổi mắc phải khá thấp trong nghiên cứu <br />
này, có lẽ một phần vì tỷ lệ bệnh nhân vào khoa <br />
hồi sức tích cực do nhiễm trùng hô hấp ban đầu <br />
khá cao và những bệnh nhân được xem như <br />
không mắc viêm phổi mắc phải nữa đã làm tỷ lệ <br />
viêm phổi mắc phải thấp đi giả tạo. <br />
Tỷ lệ bệnh nhân/điều dưỡng trong nghiên <br />
cứu này là 2,38 ± 0,66, tương tự như số liệu của <br />
bộ y tế năm 201(18). Mặc dù tỷ lệ bệnh nhân/điều <br />
dưỡng không hoàn toàn quyết định chất lượng <br />
chăm sóc bệnh nhân trong khoa hồi sức tích cực, <br />
nhưng đây là một thông số rất quan trọng đã <br />
được đồng thuận của nhiều hội chuyên ngành <br />
với tỷ lệ bệnh nhân/điều dưỡng ≤ 2 cho các bệnh <br />
nhân không thở máy là 1 cho bệnh nhân thở <br />
máy(7,22). Theo Kane(11) nếu tăng thêm 1BN:ĐD <br />
<br />
167<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
thì làm tăng thêm 45% rút nội khí quản tự ý, <br />
16% suy hô hấp‐tuần hoàn. So sánh với các nước <br />
trong khu vực thì tỷ lệ bệnh nhân:điều dưỡng <br />
trong khoa hồi sức tích cực của Hàn quốc là 2,8 ± <br />
1(3). Trong nghiên cứu này tỷ lệ điều dưỡng nhận <br />
xét chất lượng chăm sóc bệnh nhân tốt giảm dần <br />
khi tỷ lệ bệnh nhân/điều dưỡng tăng dần từ 3. Hiện nay nước ta chưa có chuyên ngành <br />
điều dưỡng hồi sức, nhưng thời gian làm việc <br />
trung bình của điều dưỡng tại khoa hồi sức tích <br />
cực‐bệnh viện Đại học Y dược là 7 năm, so với <br />
số năm kinh nghiệm của điều dưỡng trong <br />
nghiên cứu của Cho là 5 năm, theo chúng tôi là <br />
cũng đủ kinh nghiệm để xử trí những vấn đề <br />
thường gặp. Vì vậy, chất lượng chăm sóc bệnh <br />
nhân nếu có khác biệt so với các nghiên cứu <br />
khác, có lẽ chủ yếu do tỷ lệ bệnh nhân/điều <br />
dưỡng. <br />
Hạn chế chính của nghiên cứu này là để <br />
điều dưỡng tự ghi nhận các biến cố (ví dụ: té <br />
ngã, cột tay chân, dùng thuốc sai) do đó có thể <br />
đánh giá không chính xác tần suất của các biến <br />
cố này. Những phương pháp khách quan như <br />
có nhân viên giám sát độc lập, đối chiếu sổ <br />
thuốc sẽ cho phép đánh giá chính xác hơn <br />
những chỉ số này. Ngoài ra chúng tôi cũng chưa <br />
có điều kiện tiến hành khảo chi tiết hơn về <br />
cường độ làm việc và thời gian chăm sóc chăm <br />
sóc bệnh nhân là những yếu tố cũng ảnh hưởng <br />
đến chất lượng chăm sóc bệnh nhân. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Nghiên cứu này lần đầu tiên cho biết một <br />
vài chỉ tiêu đánh giá chất lượng chăm sóc điều <br />
dưỡng và tỷ lệ bệnh nhân/điều dưỡng tại một <br />
khoa hồi sức tích cực nước ta. Nhận xét một cách <br />
sơ bộ thì chất lượng chăm sóc bệnh nhân đạt <br />
yêu cầu trên các chỉ tiêu té ngã, cột tay chân, <br />
dùng thuốc sai và chưa đạt yêu cầu trên các chỉ <br />
tiêu về loét tì, nhiễm trùng tiểu mắc phải so với <br />
chuẩn của Hội hồi sức Ấn độ(23). Chất lượng <br />
chăm sóc điều dưỡng chưa cao này có lẽ phần <br />
nào liên quan đến tỷ lệ bệnh nhân/điều dưỡng <br />
còn hơi cao so với chuẩn thông thường. <br />
<br />
168<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
<br />
17.<br />
<br />
Bộ Y tế Việt nam (2011). Hướng dẫn công tác điều dưỡng về <br />
chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. Thông tư 07/2011/TT‐<br />
BYT. <br />
Chitpakdee B, Kunaviktikul W, Srisuphan W(2008). Nurse <br />
staffing and adverse patient outcomes. CMU J Nat Sci;7(1):59. <br />
Cho SS, June KJ, Kim YM. Nurse staffing, quality of nursing <br />
care and nurse job outcomes in intensive care units. J Clin <br />
Nursing 2009;17:1729. <br />
Cho SS, June KJ, Kim YM(2009). Nurse staffing, quality of <br />
nursing care and nurse job outcomes in intensive care units. J <br />
Clin Nursing;17:1729. <br />
Cox J(2011). Predictors of pressure ulcers in adult critical care <br />
patients. Am J Crit Care;20:364. <br />
Cullen DJ, Sweitzer BJ, Bates DW (1997). Preventable adverse <br />
drug events in hospitalized patients: a comparative study of <br />
intensive care and general care units. Crit Care Med;25:1289. <br />
Eser I, Khorshid L, Hakverdioglu G (2007). The characteristics <br />
of physically restrained patients in intensive care units. <br />
International J Human science;4(2):1. <br />
European federation of critical care nursing association (2007). <br />
Position statement on workforce requirements in critical care <br />
units (http://www.efccna.org/images/stories / publication/ <br />
2007_ps_ workforce_requirements_neu.pdf). <br />
Horan TC, Andrus M, Dudeck MA (2008). CDC/NHSN <br />
surveillance definition of health care‐ associated infection and <br />
criteria for specific types of infections in the acute care setting. <br />
Am J Infect Control;36: 309. <br />
Jennane N, Madani N, OuldErrkhis R (2011). Incidence of <br />
medication errors in a Morrocan medical intensive care unit. <br />
Inter Arch Med;4:32. <br />
Jennings BM (2008). Patient acuity. In: Patient safety and <br />
quality: an evidenced‐based handbook for nurse. AHRQ <br />
publication <br />
No. <br />
08‐0043. <br />
Chap <br />
23. <br />
(http://www.ahrq.gov/professionals/clinicians‐<br />
providers/resources/nursing/resources/nurseshdbk/nurseshd<br />
bk.pdf). <br />
Kane RL, Shamliyan TA, Muller C (2007). The association of <br />
registered nurse staffing levels and patient outcomes: <br />
systematic review and meta‐analysis. Med Care;45(12):1195. <br />
Keikkas P, Karga M, Lemonidou C (2011). Medication errors <br />
in critically ill adults: a review of direct observation evidence. <br />
Am J Crit Care;20:36. <br />
Lake ET, Shang J, Klaus S (2010). Patient falls: association with <br />
magnet hospital and nursing unit staffing. Res Nurs <br />
Health;33(5):413. <br />
Lyder CH, Ayello EA (2008). Pressure ulcers: a patient safety <br />
issue. In: Patient safety and quality: an evidenced‐based <br />
handbook for nurse. AHRQ publication No. 08‐0043. Chap <br />
12. <br />
(http:// <br />
www.ahrq.gov/professionals/clinicians‐ <br />
providers/resources/nursing/resources/nurseshdbk/nurseshd<br />
bk.pdf). <br />
Morrison AL, Beckmann U, Durie M (2001). The effects of <br />
nursing staff inexperience (NSI) on the occurrence of adverse <br />
patient experiences in ICUs. Aust Crit Care;14(3):116. <br />
Needleman J, Beurhaus P, Mattke S (2002). Nurse‐staffing <br />
level and the quality of care in hospitals. N Engl J <br />
Med;346(22):1715. <br />
Needleman J, Beurhaus P, Pankratz VS (2011). Nurse staffing <br />
and inpatient hospital mortality. N Engl J Med;364(11):1037. <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />