Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÚI TIỂU CẦU ĐIỀU CHẾ <br />
TỪ MÁU TOÀN PHẦN TRONG 6 NGÀY LƯU TRỮ <br />
Huỳnh Thị Hoàng Trúc*, Nguyễn Phương Thảo*, Trần Hoàng Đạt*, Đào Ngọc Tuyền*, <br />
Mai Thanh Truyền*, Trương Thị Kim Dung* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Thời gian lưu trữ tối đa của khối tiểu cầu là 5 ngày rất ngắn so với các chế phẩm từ máu khác. Vì vậy mục <br />
tiêu thử nghiệm kéo dài thời gian lưu trữ tiểu cầu là xu hướng các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực truyền máu <br />
đang hướng đến, đề tài của chúng tôi cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. <br />
Mục tiêu: Đánh giá khối tiểu cầu điều chế từ máu toàn phần được lưu trữ trong 6 ngày. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 100 đơn vị tiểu cầu được điều chế từ máu toàn phần bằng <br />
phương pháp Buffy‐coat tại bệnh viện Truyền máu‐Huyết học; phương pháp tiến cứu in vitro tại 0, 3, 5, 6 ngày <br />
lưu trữ. <br />
Kết quả và kết luận: Số lượng tiểu cầu ở ngày lưu trữ thứ 6 giảm 3,6% so với ngày thứ 5; số lượng bạch <br />
cầu và hồng cầu xu hướng giảm trong giới hạn tiêu chuẩn; giá trị pH trong giới hạn tiêu chuẩn 6,4‐7,4 có 02 túi <br />
bất thường có liên quan đến sự nhiễm khuẩn; ngày thứ 6 xuất hiện 01 mẫu dương tính nâng tỷ lệ cấy máu <br />
dương tính trong lô thí nghiệm là 2% cao hơn các nghiên cứu khác. Vậy thời gian lưu trữ của tiểu cầu buffycoat <br />
5 ngày là tốt nhất phù hợp với các tiêu chuẩn trong và ngoài nước. <br />
Từ khóa: tiểu cầu buffy‐coat, thời gian lưu trữ tiểu cầu. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
THE QUALITY OF BUFFYCOAT PLATELETS AFTER STORAGE FOR 6 DAYS <br />
Huynh Thi Hoang Truc, Nguyen Phuong Thao, Tran Hoang Dat, Dao Ngoc Tuyen, <br />
Mai Thanh Truyen, Truong Thi Kim Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 75 ‐ 80 <br />
The platelet stored for 5 days, is very short compared to the other blood products. So test objectives prolong <br />
platelet storage trend researchers in the field of blood transfusion are targeting, our theme isn’t exception to that <br />
goal. <br />
Objective: The quality of Buffycoat platelets after storage for 6 days. <br />
Study design and methods: 100 units Buffycoat platelets at Blood Transfusion – Hematology Hospital, <br />
prospective study of in vitro buffycoat platelets function after storage at 0, 3, 5, 6 day. <br />
Result and conclusion: The number of platelets after storage 6th day down 3.6% over the first 5 days, the <br />
number of leukocytes and erythrocytes decreased in the standard limit; pH value of 6.4 to 7.4 standard limit, <br />
there are 2 units abnormalities pH value related to the infection, the 6th day of the 01 positive samples increased <br />
the rate of positive blood cultures in the experimental groups was 2% higher than other studies. So the storage <br />
time of the buffycoat platelet 5 days is best suited to the domestic and international standards. <br />
Keys: Buffycoat Platelet, Platelet storage time. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Tiểu cầu giữ vai trò rất quan trọng trong <br />
* Bệnh viện Truyền máu Huyết học <br />
Tác giả liên lạc: CN. Mai Thanh Truyền <br />
<br />
76<br />
<br />
quá trình cầm máu và chống chảy máu do đó <br />
tiểu cầu được sử dụng rộng rãi trong điều trị <br />
nội, ngoại, sản khoa… Khối tiểu cầu được sản <br />
<br />
ĐT: 0918923636 <br />
<br />
Email: maithanhtruyen@gmail.com <br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br />
xuất bằng phương pháp tách tiểu cầu từ máu <br />
toàn phần hoặc gạn tách bằng máy chiết tách <br />
tự động từ người cho. <br />
Ngày nay, khoa học phát triển, kỹ thuật <br />
hiện đại cũng như việc sử dụng hóa chất trong <br />
điều trị ung thư có hiệu quả đặc biệt là ung <br />
thư máu, trong điều trị nội, ngoại, sản khoa… <br />
đã góp phần tăng nhu cầu sử dụng khối tiểu <br />
cầu. <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Xác định số lượng bạch cầu và pH của sản <br />
phẩm tiểu cầu dự trữ. <br />
Tỷ lệ cấy máu ở ngày thứ 6 dự trữ tiểu cầu. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Đối tượng <br />
Các đơn vị tiểu cầu được điều chế từ máu <br />
<br />
Khối tiểu cầu điều chế từ máu toàn phần <br />
hiện nay được dùng rất phổ biến nhất. Sản <br />
phẩm được điều chế bằng 2 phương pháp: <br />
Buffycoat và huyết tương giàu tiểu cầu, bảo <br />
quản trong túi nhựa có chức năng trao đổi khí, <br />
để trên máy lắc ở nhiệt độ 20‐ 24 độ C, hạn sử <br />
dụng 5 ngày(2). <br />
<br />
toàn phần bằng phương pháp buffycoat tại bệnh <br />
<br />
Theo một số tài liệu và nghiên cứu trên thế <br />
giới nếu đảm bảo nhiệt độ lưu trữ ổn định, <br />
quá trình điều chế khối tiểu cầu trong hệ thống <br />
kín thì có thể kéo dài thêm thời gian lưu trữ <br />
tiểu cầu thường quy từ 5 đến 7 ngày(11). <br />
<br />
vi khuẩn, kháng thể bất thường đều âm tính. <br />
<br />
Để cung cấp kịp thời khối tiểu cầu cho các <br />
bệnh viện trong thành phố là một yêu cầu cấp <br />
thiết trong công tác truyền máu, chúng tôi <br />
mong muốn có thể kéo dài thời gian bảo quản <br />
khối tiểu cầu điều chế từ máu toàn phần thêm <br />
1 ngày (lưu trữ 6 ngày) so với hiện nay tại Việt <br />
Nam (5 ngày)(2) nhằm tăng thêm năng suất <br />
điều chế, đảm bảo kịp thời, chủ động và hiệu <br />
quả quan trọng là đảm bảo an toàn truyền <br />
máu. Chúng tôi tiến hành tìm hiểu và thực <br />
hiện đề tài: “Đánh giá chất lượng túi tiểu cầu <br />
điều chế từ máu toàn phần trong 6 ngày lưu <br />
trữ”. <br />
<br />
Máy xét nghiệm huyết đồ Micros 60. <br />
<br />
viện Truyền máu‐Huyết học. <br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu <br />
Các đơn vị tiểu cầu đạt tiêu chuẩn kiểm tra <br />
chất lượng ban đầu. <br />
Các đơn vị tiểu cầu có kết quả sàng lọc virus, <br />
Cỡ mẫu: 100 đơn vị. <br />
<br />
Phương tiện và kỹ thuật nghiên cứu <br />
Cân điện tử. <br />
<br />
Máy hàn dây. <br />
Máy cấy máu tự động Bactec 9050. <br />
pH kế. <br />
Máy lắc lưu trữ tiểu cầu. <br />
<br />
Địa điểm nghiên cứu <br />
Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện <br />
Truyền máu – Huyết học. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Tiến cứu tại các thời điểm lưu trữ tiểu cầu 0, <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
<br />
3, 5, 6 ngày. <br />
<br />
Mục tiêu tổng quát <br />
<br />
Phân tích kết quả <br />
<br />
Đánh giá khối tiểu cầu điều chế từ máu toàn <br />
<br />
Số liệu sau khi thu nhận sẽ được phân tích <br />
<br />
phần được dự trữ trong 6 ngày. <br />
<br />
thống kê bằng phần mềm thống kê của chương <br />
<br />
Mục tiêu cụ thể <br />
<br />
trình Excel. Các kết quả sẽ được trình bày dưới <br />
<br />
Xác định số lượng tiểu cầu được dự trữ <br />
trong 6 ngày. <br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học <br />
<br />
dạng bảng và biểu đồ. <br />
<br />
<br />
77<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Bảng 2. Kết quả cấy máu <br />
<br />
Khối tiểu cầu từ MTP <br />
<br />
Ngày lưu trữ<br />
Không đạt <br />
Kiểm tra ngày 0 <br />
<br />
Ngày 0<br />
Ngày 3<br />
Ngày 5<br />
Ngày 6<br />
Sau 6 ngày lưu trữ<br />
<br />
Loại bỏ <br />
<br />
Đạt<br />
Lưu trữ 20‐240C, lắc <br />
Kiểm tra ngày 3, 5, 6: <br />
SLTC, SLBC, pH <br />
<br />
Phân tích kết quả <br />
<br />
<br />
Sơ đồ 1. Sơ đồ nghiên cứu <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu in vitro trên <br />
100 đơn vị tiểu cầu điều chế theo phương pháp <br />
Buffycoat tại bệnh viện Truyền máu Huyết học <br />
với kết quả: <br />
Bảng 1. Chất lượng túi tiểu cầu sau 6 ngày lưu trữ <br />
<br />
SLTC<br />
(x109/túi)<br />
SLBC<br />
(x109/túi)<br />
SLHC<br />
(x109/túi)<br />
pH<br />
<br />
Ngày 0 Ngày 3 Ngày 5 Ngày 6<br />
P*<br />
(n=100) (n=100) (n=100) (n=100)<br />
54,3<br />
50,8<br />
47,1<br />
45,5<br />
>0,05<br />
±6,7<br />
±5,9<br />
±6,3<br />
±5,6<br />
0,14<br />
±0,016<br />
0,05<br />
±0,034<br />
7,10<br />
±0,07<br />
<br />
0,14<br />
±0,03<br />
0,04<br />
±0,010<br />
7,30<br />
±0,03<br />
<br />
0,11<br />
±0,018<br />
0,02<br />
±0,019<br />
7,22<br />
±0,05<br />
<br />
0,13<br />
±0,021<br />
0,02<br />
±0,024<br />
7,19<br />
±0,07<br />
<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
<br />
Giá trị trung bình±SD; P* so sánh với tiêu <br />
chuẩn chất lượng khối tiểu cầu điều chế từ <br />
máu toán phần theo phương pháp buffycoat <br />
tại bệnh viện Truyền máu Huyết học. <br />
<br />
Kết quả cấy máu (n=100)<br />
Âm tính<br />
Dương tính<br />
100<br />
0<br />
100<br />
0<br />
99<br />
1<br />
98<br />
1<br />
98<br />
2<br />
<br />
Sau 6 ngày lưu trữ, số lượng tiểu cầu ngày <br />
thứ 0 là 54,3±6,7x109/túi giảm còn 47,1±6,3 x109/túi <br />
ngày thứ 5 và ngày thứ 6 còn 45,5±5,6x109/túi <br />
tương ứng giảm 16,21%, có ý nghĩa thống kê <br />
(p0,05) vì số lượng tiểu cầu không giảm <br />
nhiều. So sánh giữa ngày thứ 0 và ngày thứ 6 ta <br />
thấy số lượng tiểu cầu cũng có ý nghĩa thống kê <br />
(p0,05). Nhưng theo khuyến cáo của <br />
các chuyên gia, tiểu cầu sử dụng tốt nhất trong 5 <br />
ngày trở lại vì có liên quan đến khả năng phục <br />
hồi của tiểu cầu trong hệ thống tuần hoàn của <br />
người bệnh. Tiểu cầu càng lưu trữ lâu khả năng <br />
phục hồi kém, kèm theo các chất nội sinh do tiểu <br />
cầu vỡ, bạch cầu, hồng cầu tạo nên gây nên các <br />
biến chứng trong truyền máu(4). <br />
Số lượng bạch cầu từ 0,14±0,016 x109/túi ở <br />
ngày 0 không có thay đổi ở ngày thứ 3, giảm ở <br />
ngày thứ 5 và tăng ngày thứ 6 (0,13±0,021 <br />
x109/túi). <br />
Số lượng hồng sau 6 ngày lưu trữ có xu <br />
hướng giảm đều từ 0,05±0,034x109/túi xuống còn <br />
0,02±0,024x109/túi. <br />
Trong 6 ngày lưu trữ, pH của mẫu được duy <br />
trì trên 6,4 và thay đổi tăng ở ngày thứ 3 sau đó <br />
giảm ở các ngày lưu trữ còn lại (biểu đồ 3). <br />
<br />
<br />
<br />
Kết quả cấy máu (Hiếu khí và kỵ khí trên <br />
máy BACTEC 9050): Có 01 mẫu dương tính ngày <br />
thứ 5 và 01 mẫu dương tính ngày thứ 6. Tổng <br />
cộng có 02/100 mẫu dương tính với kết quả cấy <br />
máu. <br />
<br />
Đồ thị 1. Số lượng tiểu cầu lưu trữ <br />
<br />
78<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br />
So sánh với tiểu chuẩn chất lượng nội bộ <br />
đánh giá khối tiểu cầu buffycoat của bệnh viện <br />
Truyền máu Huyết học thì phù hợp và không có <br />
ý nghĩa thống kê (p>0,05). <br />
<br />
<br />
Biểu đồ 2. Số lượng tiểu cầu sau 6 ngày lưu trữ <br />
<br />
<br />
Biểu đồ 3. Giá trị pH tiểu cầu sau 6 ngày lưu trữ <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Với chế phẩm tiểu cầu, theo quy định trong <br />
và ngoài nước thời gian lưu trữ tối đa cho phép <br />
là 5 ngày. Tuy nhiên có một số nghiên cứu của <br />
các tác giả trên thế giới, tiểu cầu buffycoat có thể <br />
lưu trữ 7 ngày, tiểu cầu chiết tách từ máy lưu trữ <br />
8, 9 ngày hoặc hơn(6,,3,11), nhưng vấn đề họ quan <br />
tâm là kết quả của sự nhiễm khuẩn trong suốt <br />
quá trình lưu trữ. <br />
Qua đề tài này, chúng tôi thử nghiệm kéo <br />
dài thời gian lưu trữ tiểu cầu buffycoat thêm 1 <br />
ngày, tức là 6 ngày lưu trữ ở nhiệt độ 20 – 240C. <br />
lắc liên tục. Các thông số ảnh hưởng đến chất <br />
lượng chúng tôi quan tâm: số lượng tiểu cầu, số <br />
lượng bạch cầu, số lượng hồng cầu, giá trị pH, <br />
đặc biệt là kết quả cấy máu: <br />
Tiểu cầu buffycoat sau 6 ngày lưu trữ có số <br />
lượng tiểu cầu không thay đổi nhiều so với 5 <br />
ngày lưu trữ (thay đổi 3,6%), bảng kết quả in <br />
vitro cho thấy sự giảm dần trong thời gian lưu <br />
trữ nhưng 95% đơn vị đạt tiêu chuẩn nội bộ của <br />
bệnh viện Truyền máu Huyết học (≥45,5 x109 <br />
tiểu cầu/túi), điều này tương tự với kết quả <br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
nghiên cứu của tác giả R. Cardigan, L. M. <br />
Williamson (2003); H. Schrezenmeier, E. Seifried1 <br />
(2010). Theo Sherrill J. Slichter và công sự (2006) <br />
sau 8 ngày lưu trữ tiểu cầu có khả năng phục hồi <br />
sau khi truyền vào cơ thể người bệnh là 53±20% <br />
so với tiểu cầu sau 5 ngày lưu trữ 66±16%, kết <br />
quả in vitro của chúng tôi là tương đồng. Đề tài <br />
của chúng tôi chưa có điều kiện thử nghiệm trên <br />
in vivo. Cho thấy với điều kiện lưu trữ đúng <br />
quy định thì khả năng tồn tại của tiểu cầu sau 6 <br />
ngày là khả thi. <br />
Số lượng bạch cầu và hồng cầu nằm trong <br />
tiêu chuẩn cho phép và có xu hướng thay đổi <br />
tương tự như các nghiên cứu khác. Bạch cầu, <br />
hồng cầu ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tồn <br />
tại và chất lượng của túi tiểu cầu vì các cytokin <br />
(IL‐1, IL‐8, IL‐6, TNF‐), số lượng bạch cầu <br />
càng nhiều thì mức độ các cytokin tạo ra càng <br />
tăng. Các cytokin có thể gây một số phản ứng di <br />
truyền máu như sốt không do tan máu, dị ứng, <br />
sốc... kết quả in vitro của đề tài là phù hợp với <br />
các nghiên cứu khác sau hơn 5 ngày lưu trữ. <br />
Giá trị pH từ lâu được công nhận là yếu tố <br />
quan trọng trong lưu trữ tiểu cầu. Giá trị pH <br />
theo thời gian lưu trữ thể hiện sự biến đổi sinh <br />
hóa, hóa lý hoặc thể hiện hiện tượng nhiễm <br />
khuẩn, ảnh hưởng đến chất lượng túi tiểu cầu in <br />
vitro. Giá trị pH thấp hay cao trong thời gian lưu <br />
trữ có liên quan đến mức độ phục hồi và sự <br />
sống sót của tiểu cầu khi truyền cho người bệnh <br />
cũng như quá trình nhiễm khuẩn của chế phẩm <br />
tiểu cầu. Kết quả của chúng tôi cho thấy pH <br />
trong 6 ngày lưu trữ nằm trong giới hạn tiêu <br />
chuẩn (pH=6,4 – 7,4), tuy giá trị pH trung bình <br />
trong giới hạn tiêu chuẩn nhưng có 2 túi có giá <br />
trị pH thay đổi bất thường tương ứng với kết <br />
quả cấy máu 2 túi trên dương tính. Điều này cho <br />
thấy có sự thay đổi pH do nhiễm khuẩn. Biểu đồ <br />
3 so sánh giá trị pH tại các thời điểm nghiên cứu, <br />
phần lớn các mẫu trong nghiên cứu này nằm <br />
trong giới hạn tiêu chuẩn. Nhìn chung, lưu trữ <br />
tiểu cầu có thể chấp nhận khi pH 6,4‐7,4, pH có <br />
sự tăng ở thời điểm 3 ngày là do sự giảm của khí <br />
CO2 Sherrill J. Slichter và cộng sự (2006). <br />
<br />
79<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
Kết quả cấy máu thể hiện ở bảng 2. Nhìn <br />
chung trong 100 mẫu thí nghiệm có 01 mẫu <br />
dương tính ngày thứ 5, 01 mẫu dương tính sau 6 <br />
ngày lưu trữ, vậy tỷ lệ chung của lô thí nghiệm <br />
sau 5 và 6 ngày lưu trữ là 1% và 2%, tương đồng <br />
với các nghiên cứu khác (khoảng 1‐2% khối tiểu <br />
cầu bị nhiễm khuẩn, Dự án hỗ trợ kỹ thuật ‐ <br />
Viện Huyết học Truyền máu TW, 2008). Kết quả <br />
trên phản ánh nguy cơ nhiễm khuẩn của chế <br />
phẩm tiểu cầu trong suốt quá trình điều chế và <br />
lưu trữ, nhất là tiểu cầu điều chế từ máu toàn <br />
phần có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn so với <br />
tiểu cầu chiết tách bằng máy. Có 2 nguyên nhân <br />
gây nhiễm khuẩn cho tiểu cầu là nhiễm trong <br />
quá trình lấy máu, vận chuyển, điều chế và bảo <br />
quản; nhiễm từ người hiến máu. Vi khuẩn gây <br />
nhiễm tiểu cầu gồm vi khuẩn Gram (+) lẫn vi <br />
khuẩn Gram (‐) như: Staphylococcus epidermidis, <br />
Streptococcus group G, Staphylococcus aureus; <br />
Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Serratia <br />
marcescens…(10). <br />
Qua kết quả nghiên cứu có giới hạn trong đề <br />
tài này, về số lượng tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu <br />
và giá trị pH không có sự khác biệt giữa ngày <br />
thứ 6 và ngày 5 lưu trữ, nhưng kết quả cấy máu <br />
cao hơn các kết quả nghiên cứu khác và có 01 túi <br />
dương tính tại ngày thứ 6. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu kéo <br />
dài thời gian lưu trữ tiểu cầu, góp phần đảm bảo <br />
cung cấp đủ cho người bệnh, giảm chi phí tăng <br />
hiệu quả điều trị, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ <br />
in vitro và một vài thí nghiệm in vivo tham <br />
khảo. Cùng xu hướng đó, do điều kiện hạn chế, <br />
đề tài chỉ dừng lại khảo sát một số thông số cơ <br />
bản và ở mức độ in vitro. <br />
Số lượng tiểu cầu ở ngày lưu trữ thứ 6 giảm <br />
3,6% so với ngày thứ 5; số lượng bạch cầu và <br />
hồng cầu xu hướng giảm trong giới hạn tiêu <br />
chuẩn; giá trị pH trong giới hạn tiêu chuẩn 6,4‐<br />
7,4 có 2 túi bất thường có liên quan đến sự <br />
nhiễm khuẩn; ngày thứ 6 xuất hiện 01 mẫu <br />
dương tính nâng tỷ lệ cấy máu dương tính trong <br />
<br />
80<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br />
lô thí nghiệm là 2% sau 6 ngày lưu trữ cao hơn <br />
các nghiên cứu khác. <br />
Trong truyền máu tiểu cầu đóng vai trò <br />
quan trọng trên 2 mặt: Góp phần điều trị có hiệu <br />
quả các trạng thái xuất huyết do giảm tiểu cầu; <br />
tiểu cầu có thể gây các hậu quả xấu, thậm chí có <br />
thể gây biến chứng nghiêm trọng, cho nên phải <br />
thận trọng khi sử dụng tiểu cầu. <br />
Để có kết quả chính xác hơn, chúng tôi kiến <br />
nghị mở rộng thí nghiệm với số lượng mẫu <br />
nhiều hơn, xét nghiệm bổ sung các chỉ tiêu khác <br />
như nồng độ glucose, lactase và khả năng phục <br />
hồi của tiểu cầu sau khi truyền cho bệnh nhân. <br />
Vậy thời gian lưu trữ của tiểu cầu Buffy‐coat 5 <br />
ngày là tốt nhất phù hợp với các tiêu chuẩn <br />
trong và ngoài nước. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
Block M, Rahring S, Kuntz Lutz D, et al (2001), Platelet <br />
concentrates derived formed buffy coat and apheresis: biochemical <br />
and functional differences, Transfus Med; page 317‐324. <br />
Bộ Y tế (2007), Quy chế truyền máu. NXB Y học. <br />
Cardigan R. and Williamson LM (2003), Review article: The <br />
quality of platelets after storage for 7 days, Transfusion Medicine <br />
13, 173‐187. <br />
Devine DV. (2010), The Platelet Storage Lesion, Clin Lab Med <br />
30. <br />
Đỗ Trung Phấn: Truyền máu hiện đại cập nhật và ứng dụng trong <br />
điều trị bệnh. NXB GDVN – Năm 2012. <br />
Dumont LJ. and VandenBroeke T (2003), Seven‐day storage of <br />
apheresis platelets: report of an in vitro study, Transfusion, vol. 43. <br />
European Directorate for the Quality of Medicines & <br />
HealthCare (2008): Guide to the preparation, use and quality <br />
assurance of blood componenta 14 th edition. <br />
Fijnheer R., Pietersz, D. De Korte (1990), Platelet activation <br />
during preparation of platelet concentrates: A comparison of the <br />
platelet‐rich R.N.I. plasma and the buffy coat methods, Tranfusion, <br />
page 634‐638. <br />
Jerad S. Prane K. (1997), The platelet storage lesions, Transfus <br />
Med Rev; page 130‐144. <br />
Palavecino EL, Yomtovian RA, and Jacobs MR (2006), Review: <br />
Detecting Bacterial Contamination in Platelet Products. Clin. Lab. <br />
2006; 52: 443‐456. <br />
Slichter SJ, Bolgiano D, Jones MK, (2006), Viability and function <br />
of 8‐day‐stored apheresis platelets, Transfusion 46, page 1763‐<br />
1769. <br />
Trần Ngọc Quế, Bùi Thi Mai An, Nguyễn Anh Trí: Lịch sử <br />
phát triển và những vấn đề của truyền máu ngày nay, Một số <br />
chuyên đề Huyết học‐ Truyền máu, Tập IV, tr. 48‐63. <br />
Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương: Cung cấp và sử <br />
dụng máu an toàn, năm 2005. <br />
<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: <br />
<br />
20 tháng 9 năm 2013 <br />
<br />
Ngày phản biện: <br />
<br />
24 tháng 9 năm 2013 <br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học <br />
<br />