intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018–2020

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

24
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018–2020" nhằm đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận và áp dụng các quy định pháp luật đất đai hiện hành để đề xuất các giải pháp xử lý hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận nhằm đẩy nhanh tiến độ đăng ký cấp Giấy chứng nhận, đảm bảo được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất hiện tại cũng như công tác quản lý đất đai của nhà nước được chặt chẽ hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018–2020

  1. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 Nguyễn Hồng Lanh1, Bùi Thị Ngọc Bích1 1. Khoa Khoa học Quản lý. Email: lanhnh@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý quan trọng mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất nhằm xác nhận quyền hợp pháp của người sử dụng đất. Huyện Dầu Tiếng – tỉnh Bình Dương là một nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bình Dương nằm ở vị trí cuối cùng của địa phận tỉnh Bình Dương và là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng của Bình Dương. Với việc quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, công tác quản lý ngày càng khó khăn hơn do nhiều lý do khác nhau. Vì thế công tác cấp giấy chứng nhận vẫn còn nhiều vướng mắc do số lượng hồ sơ thụ lý ngày càng nhiều, nguồn gốc sử dụng đất ngày càng khó xác định, quá trình giải quyết hồ sơ còn kéo dài. Xuất phát từ những thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận và áp dụng các quy định pháp luật đất đai hiện hành để đề xuất các giải pháp xử lý hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận nhằm đẩy nhanh tiến độ đăng ký cấp Giấy chứng nhận, đảm bảo được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất hiện tại cũng như công tác quản lý đất đai của nhà nước được chặt chẽ hiệu quả. Từ khóa: Đăng ký, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Dầu Tiếng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) là thủ tục hành chính bắt buộc nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ sử dụng đất hợp pháp, nhằm thiết lập mối quan hệ giữa nhà nước và người sử dụng là cơ sở để nhà nước quản lý, nắm chắc toàn bộ đất đai theo pháp luật. Hiện nay công tác ĐKĐĐ cấp giấy chứng nhận càng trở nên phức tạp và quan trọng. Do đất đai có hạn nhưng nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng do dân số tăng, kinh tế phát triển đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đang diễn ra ồ ạt. Đối với tỉnh Bình Dương, trong đó có huyện Dầu Tiếng là một trong những huyện đang từng bước đi lên phát triển kinh tế - xã hội do vị trí tiếp giáp với Tây Ninh, Bình Phước và gần khu trung tâm thành phố Thủ Dầu Một nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ngày càng tăng và các quan hệ đất đai ngày càng phức tạp, biến động đất đai diễn ra khá thường xuyên. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục 389
  2. đích sử dụng đất, tranh chấp đất đai,… là vấn đề nóng bỏng luôn được mọi ngành, mọi người quan tâm; đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý đất đai, trong đó đặc biệt là công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Do đó, nhóm nghiên cứu thực hiện “Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018 - 2020” nhằm tìm hiểu những khó khăn và vướng mắc, từ đó có thể đưa ra những giải pháp để khắc phục những vấn đề của địa phương. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ của huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương - Phạm vi nghiên cứu: huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương - Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp thu thập: thu thập các thông tin có liên quan đến thửa đất cần cấp giấy, trích lục hồ sơ thửa đất và số liệu về các hộ gia đình cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Dầu Tiếng. + Phương pháp so sánh: Dựa trên các số liệu, tài liệu thu thập được sẽ so sánh, đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận giữa các giai đoạn, giữa các xã nhằm rút ra những thuận lợi và khó khăn. Trên cơ sở số liệu thống kê được chia thành nhóm và hệ thống hoá thành bảng, sau đó xây dựng các biểu dồ so sánh qua từng năm để có cái nhìn trực quang và tổng thể. Đối chiếu các kết quả thu được tìm ra được những tính chất cơ bản, những nét đặc trưng, những thay đổi biến động của đối tượng nghiên cứu. + Phương pháp thống kê: từ số liệu thu thập được về số lượng các hộ gia đình cá nhân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa, sau đó tiến hành thống kê thành các bảng biểu, biểu đồ. + Phương pháp đánh giá: đánh giá tình hình cấp giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2018 đến 2020. + Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích các ưu, nhược điểm về quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hiện trạng biến động sử dụng đất đai Theo số liệu thống kê năm 2019 của Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Dầu Tiếng từ năm 2015-2019 diện tích đất nông nghiệp giảm 110,14 ha, diện tích đất phi nông nghiệp tăng 207,73 ha. Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 so với những năm trước trong kỳ nhìn chung biến động không nhiều. Các hộ dân chỉ tập trung vào sản xuất nông nghiệp, chưa chú trọng đến việc sử dụng đất vì các mục đích khác nên trong những năm này việc chuyển đổi sử dụng đất xảy ra rất ít. Trong những giai đoạn trước việc quản lý đất đai hầu như còn mới mẽ nên công tác quản lý đất đai cũng chưa được quản lý chặt chẽ. Những năm gần đây người dân càng hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa về phần đất mình dang sử dụng nên số lượng đăng ký chuyển mục đích đã có phần tăng nhưng chưa đáng kể. 390
  3. Biểu đồ 1: Tăng giảm diện tích đất từ năm 2009 - 2019 70000 60000 50000 40000 Đất nông nghiệp 30000 Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng 20000 10000 0 2009 2015 2019 Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Dầu Tiếng 3.2 Công tác đăng ký cấp giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2018 Tổng số Giấy chứng nhận đã cấp trong năm 2018 là 6200 giấy cho 5367 hồ sơ. Trong đó: Trong năm 2018, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đã tiếp nhận và xử lý một số hồ sơ như sau: Trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất giải quyết 4170 hồ sơ chiếm 67.26% so với tổng lượng hồ sơ, trong đó cấp 4410 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 82.17%. Thừa kế đã giải quyết được 308 hồ sơ chiếm 4.98% so với tổng hồ sơ, trong đó cấp 501 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 9.33%. Đổi giấy đã giải quyết được 216 hồ sơ chiếm 3.48% so với tổng hồ sơ, trong đó cấp 242 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 4.5%. Tách thửa, hợp thửa đã giải quyết được 185 hồ sơ chiếm 2.98% so với tổng hồ sơ, trong đó cấp 416 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 7.75%. Loại khác đã giải quyết được 135 hồ sơ chiếm 2.18% so với tổng hồ sơ, trong đó cấp 178 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 3.30%. Thừa kế đã giải quyết được 353 hồ sơ chiếm 5.6% so với tổng hồ sơ, trong đó cấp 408 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 7.6%. Đến cuối năm 2018 lượng hồ sơ ở Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đai huyện Dầu Tiếng có số lượng tăng đáng kể so với những năm trước đó. Lượng hồ sơ cao nhất là hồ sơ chuyển nhượng đến 4170 hồ sơ và cấp 4410 giấy chứng nhận chuyển nhượng đất đai. Trong đó các loại hồ sơ khác cũng tăng nhưng số lượng không đáng kể từ đó cho thấy, từ những năm 2018 lượng hồ sơ có sự thay đổi rõ rệt. 391
  4. Bảng 1: Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2018 THẨM Tách thửa, QUYỀN Chuyển nhượng Thừa kế Đổi giấy Loại khác Tặng cho hợp thửa SỞ Tháng HỒ SƠ GCN HỒ SƠ GCN HỒ SƠ GCN HỒ SƠ GCN HỒ SƠ GCN HỒ SƠ GCN QUÝ III 4110 4302 300 469 204 230 130 339 131 172 337 382 ( 9 tháng) Tháng 10+ 60 108 8 32 12 12 55 122 4 6 16 26 11+12 TỔNG 4170 4410 308 501 216 242 185 461 135 178 353 408 (Nguồn: Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đai huyện Dầu Tiếng) Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2019 Tổng số Giấy chứng nhận đã cấp trong năm 2019 là 4835 giấy cho 6687 hồ sơ. Trong năm 2019, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đã tiếp nhận và xử lý một số hồ sơ như sau: Trong chuyển cấp lần đầu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giải quyết 618 hồ sơ chiếm 9.24% so với tổng lượng hồ sơ, trong đó cấp 618 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 12.78%. Chuyển mục đích sử dụng đất đã giải quyết được 1503 hồ sơ chiếm 22.47% so với tổng hồ sơ, trong đó cấp 1503 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 31.08%. Đính chính giấy chứng nhận đã giải quyết được 796 hồ sơ chiếm 11.9% so với tổng hồ sơ, trong đó cấp 796 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 16.46%. Tách thửa, hợp thửa đã giải quyết được 1756 hồ sơ chiếm 26.26%% so với tổng hồ sơ, trong đó cấp 3595 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 74.35%. Cấp lại đã giải quyết được 161 hồ sơ chiếm 2.4% so với tổng hồ sơ, trong đó cấp 173 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 3.58%. Đến cuối năm 2019 lượng hồ sơ ở Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đai huyện Dầu Tiếng có số lượng tăng đáng kể so với những năm trước đó. Lượng hồ sơ cao nhất là hồ sơ tách thửa hợp thửa đến 1756 hồ sơ và cấp 3595 giấy chứng nhận chuyển nhượng đất đai. Trong đó các loại hồ sơ khác cũng tăng nhưng số lượng không đáng kể từ đó cho thấy, từ những năm 2019 lượng hồ sơ có sự thay đổi rõ rệt. Bảng 2: Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2019 Thẩm quyền của UBND huyện DT Cấp lần đầu Chuyển mục đích Đính chính giấy Tổng (giao đất, thuê đất, cấp Khác TUẦN sử dụng đất chứng nhận cộng lần đầu) Diện Hồ Hồ sơ GCN Hồ sơ GCN Hồ sơ GCN GCN Hồ sơ GCN tích sơ 9 THÁNG 467 467 112.32 1383 1383 590 590 0 0 2441 2442 10 123 123 4.88 40 40 66 66 0 0 229 229 11 14 14 1.73 40 40 63 63 0 0 117 117 12 14 1 1.73 40 40 63 63 0 0 117 117 618 618 120.66 1503 1503 782 782 0 0 2904 2905 392
  5. Cấp mới giấy chứng nhận Sở Tài nguyên và Môi trường ký GCN Chuyển quyền sử dụng đất Không nộp GCN Liên quan Thi Cấp lại (hư Đính chính đối với chuyển hành án: Trúng hỏng, mất, rách Tách thửa, Hợp thửa giấy chứng Tổng cộng nhượng trước đấu giá, giải giấy chứng nhận 01/7/2014 theo quyết tranh nhận) Điều 82 NĐ43 chấp, kê biên Hồ sơ GCN Hồ sơ GCN Hồ sơ GCN Hồ sơ GCN Hồ sơ GCN Hồ sơ GCN 0 0 0 0 1240 2512 106 111 9 9 1355 2632 0 0 0 0 154 353 17 18 3 3 174 372 0 0 0 0 181 365 19 22 1 1 157 309 0 0 0 0 181 365 19 22 1 1 157 309 0 0 0 0 1756 3595 161 173 14 14 1931 3782 (Nguồn: Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Dầu Tiếng) • Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2020 Tổng số Giấy chứng nhận đã cấp trong năm 2020 là 26533 giấy cho 22607 hồ sơ. Bảng 3: Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2020 Cấp mới giấy chứng nhận theo Quyết định số 41/2019/QĐ-UBND Chi nhánh VPĐKĐĐ ký GCN Chuyển quyền sử dụng đất Cấp lại (hư Không nộp GCN đối Liên quan Thi hành Đính chính Tách thửa, Hợp hỏng, mất, rách với chuyển nhượng án: Trúng đấu giá, giấy chứng Tổng cộng thửa giấy chứng trước 01/7/2014 theo giải quyết tranh nhận nhận) Điều 82 NĐ43 chấp, kê biên Hồ sơ GCN Hồ sơ GCN Hồ sơ GCN Hồ sơ GCN Hồ sơ GCN Hồ sơ GCN 0 0 0 0 1315 3248 28 28 31 31 1374 3307 0 0 0 0 233 541 0 0 2 2 235 490 0 0 20 20 292 721 6 6 6 6 324 753 0 0 20 20 1840 4510 34 34 39 39 1933 4603 Cấp mới giấy chứng nhận Chi nhánh VPĐKĐĐ ký GCN ( QD 19) Chuyển quyền sử dụng đất Chuyển quyền khác Chứng nhận sở TUẦN Chuyển Cấp đổi GCN Tổng cộng (tặng, cho, thừa kế, hữu công trình nhượng phân chia tài sản) Hồ sơ GCN Hồ sơ GCN Hồ sơ GCN Hồ sơ GCN Hồ sơ GCN 9 Tháng 579 695 3082 3093 168 203 0 0 3829 3974 Tháng 10 90 90 387 389 29 29 0 0 506 508 Tháng 128 154 684 687 37 45 0 0 849 886 11+12 nam 2020 797 939 4153 4169 234 277 0 0 5184 5368 Chỉnh lý trên trang 3,4 GCN Chi nhánh VPĐKĐĐ ký xác nhận GCN Chuyển quyền sử dụng đất Đăng ký biến Chuyển quyền Đăng ký biến Giao dịch bảo động (thay đổi khác (tặng, cho, Chuyển động, diện tich đảm (thế chấp, Tổng cộng CMND , địa chỉ thừa kế, phân chia nhượng GCN xóa thế chấp) thường trú) tài sản) Hồ sơ GCN Hồ sơ GCN Hồ sơ GCN Hồ sơ GCN Hồ sơ GCN Hồ sơ GCN 70 74 114 114 1480 1481 2710 2710 4937 5656 9311 10035 29 29 0 0 137 137 385 385 541 596 1092 1147 15 15 25 25 328 328 602 602 1097 1256 2067 2226 114 118 139 139 1945 1946 3697 3697 6575 7508 12470 13408 (Nguồn: Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đai huyện Dầu Tiếng) 393
  6. Trong năm 2020, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đã tiếp nhận và xử lý một số hồ sơ như sau: Trong chuyển cấp lần đầu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giải quyết 638 hồ sơ chiếm 2.82% so với tổng lượng hồ sơ, trong đó cấp 638 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 2.4%. Chuyển mục đích sử dụng đất đã giải quyết được 1718 hồ sơ chiếm 7.58% so với tổng hồ sơ, trong đó cấp 1718 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 6.47%. Đính chính giấy chứng nhận đã giải quyết được 703 hồ sơ chiếm 3.1% so với tổng hồ sơ, trong đó cấp 703 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 2.65%. Tách thửa, hợp thửa đã giải quyết được 1840 hồ sơ chiếm 8.1%% so với tổng hồ sơ, trong đó cấp 4510 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 17%. Cấp lại đã giải quyết được 34 hồ sơ chiếm 0.15% so với tổng hồ sơ, trong đó cấp 34 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 0.13%. Cấp đổi đã giải quyết được 234 hồ sơ chiếm 1.03% so với tổng hồ sơ, trong đó cấp 277 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 01.04%. Đăng kí biến động đã giải quyết được 5642 hồ sơ chiếm 24.95% so với tổng hồ sơ, trong đó cấp 5643 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 21.26%. Giao dịch bảo đảm đã giải quyết được 6575 hồ sơ chiếm 29% so với tổng hồ sơ, trong đó cấp 7508 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 28.29%. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã giải quyết được 5223 hồ sơ chiếm 23.1% so với tổng hồ sơ, trong đó cấp 5385 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 20.29%. Đến cuối năm 2020 lượng hồ sơ ở Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đai huyện Dầu Tiếng có số lượng tăng đáng kể so với những năm trước đó. Lượng hồ sơ cao nhất là hồ sơ Giao dịch bảo đảm đến 6575 hồ sơ và cấp 7508 giấy chứng nhận chuyển nhượng đất đai. Trong đó các loại hồ sơ khác cũng tăng nhưng số lượng không đáng kể từ đó cho thấy, từ những năm 2020 lượng hồ sơ có sự thay đổi rõ rệt. CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN NĂM 2018-2020 30000 25000 26533 20000 22607 15000 10000 5000 5367 6200 4835 6687 0 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Hồ sơ GCN Biểu đồ 2: Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2018-2020 Nguồn: Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đai huyện Dầu Tiếng) 394
  7. Việc cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện từ năm 2018 - 2020 diễn ra khá thuận lợi một phần là do người dân bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của mình trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong khoảng thời gian từ năm 2018-2020 công tác cấp giấy chứng nhận ở huyện Dầu Tiếng có sự thay đổi rõ rệch, năm 2018 là năm khởi đầu của sự phát triển về bất động sản nên công tác cấp giấy từ đó có sự phát triển và tăng vọt. Đến năm 2020 là năm phát triển mạnh mẽ nhất, công tác cấp giấy tăng gấp 3 lần so với năm 2018, từ đó công tác cấp giấy cũng có sự thay đổi về thủ tục, để giúp người dân khi đi làm hồ sơ thuận tiện hơn v cán bộ tiếp nhận hồ sơ có sự dễ dàng và làm việc một cách hiệu quả. Nói một cách tổng quát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp nhà nước quản lý được quỹ đất của mình, ngoài ra còn giúp người dân thực hiệc các quyền của mình một cách hiệu quả. giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là mối dây liên hệ thể hiện sự quan tâm chung của cả nhà nước và người sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang lại ba hiệu quả đó là: Hiệu quả nhà nước, hiệu quả sử dụng và hiệu quả kinh tế. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã có những bước cải tiến đáng kể về số lượng và chất lượng. Quy trình giải quyết hồ sơ phần lớn là giao trả đúng hẹn. Tuy nhiên vẫn còn một số hồ sơ bị trễ do hồ sơ khó. Hồ sơ khó là hồ sơ cấp GCN mới lần đầu khi chưa xác định được ranh giới và chủ giáp ranh. Hồ sơ cấp GCNQSDĐ mà có yếu tố hộ gia đình thì cần phải sao lục hồ sơ gốc để điều tra kỹ nguồn gốc. 3.3. Thuận lợi và khó khăn trong công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ Thuận lợi Việc giao đất ổn định tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm sản xuất kinh doanh đồng thời đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt việc quản lý đất đai. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đã được triển khai trên toàn bộ các xã, thị trấn của huyện tạo ra sự yên tâm phấn khởi ổn định cho người dân, tích cực đầu tư thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, làm tăng năng xuất sản lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao. Các quy định của pháp luật về đất đai được nhà nước ban hành cụ thể, rõ ràng chi tiết là yếu tố cơ bản quan trọng để thực hiện việc quản lý đồng bộ và thống nhất các cấp uỷ đảng và chính quyền tập trung sự lảnh đạo và chỉ đạo sâu sắc, cán bộ địa chính cơ sở được nâng lực làm việc và có trách nhiệm trong công tác. Bên cạnh đó được sự quan tâm lãnh đạo của huyện uỷ, với sự chỉ đạo sâu sát và kịp thời của uỷ ban nhân dân huyện trong thời gian huyện mới thành lập, công tác hướng dẫn nghiệp vụ và tập huấn về chuyên môn của ngành cấp trên đối với công tác thực hiện nhiệm vụ của phòng tài nguyên và môi trường trong năm qua là yếu tố quan trọng để hoàn thánh chương trình kế hoạch đã đề ra trong năm qua. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ngày càng đơn giản là một điều kiện thuận lợi cho công tác cấp giấy. 395
  8. Khó khăn Do không có tiền thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai nên nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp đến nay vẫn chưa có người đến nhận. Với sự thay đổi của luật đất đai cũng như các nghị định của nhà nước, các giấy tờ về nguồn gốc trước đó không đấy đủ như mua bán tay, tự chiếm dụng đất. Từ đó làm cho quá trình xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gặp nhiều khó khăn. Việc cập nhật, chuẩn hóa dữ liệu địa chính tập trung làm cơ sở cho việc giải quyết hồ sơ địa chính hiện tại đang gặp khó khăn nên chưa thể triển khai đồng loạt; bất cập của hệ thống phần mềm “một cửa điện tử” chưa phù hợp với yêu cầu; nguồn kinh phí phục vụ cho công tác còn hạn chế là những khó khăn hiện thời ảnh hưởng không nhỏ đến công tác của VPĐKĐĐ một cấp. Đa số hồ sơ xin cấp giấy của người sử dụng đất chưa đầy đủ các giấy tờ liên quan đó là do người dân chưa hiểu rõ quy định của pháp luật dẫn đến việc đăng ký không đúng thủ tục. Khi Văn phòng thẩm tra hồ sơ phải bổ sung thêm nhiều loại giấy tờ hoặc điều chỉnh một số nội dung trong đơn đăng ký làm mất thời gian cho cả người dân lẫn Văn phòng dẫn đến làm chậm tiến độ cấp GCN. 3.4. một vài giải pháp để nâng cao công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ Giải pháp chung - Chuẩn hoá các trang thiết bị kỹ thuật để đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn của VPĐK đề ra như: Máy đo đạc, máy tính, máy in và các dụng cụ khác nhằm đáp ứng tốt cho công tác chuyên môn của VPĐK. - Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành có liên quan trong công tác xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Để đẩy mạnh và hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần có chính sách tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu rõ lợi ích của việc đăng ký quyền sử dụng đất. - Phải cập nhật thường xuyên tình hình biến động đất đai nhằm quản lý một cách chặt chẽ quỹ đất đai trên địa bàn huyện. Giải pháp cụ thể Người dân trước khi chuẩn bị hồ sơ về đăng kí cấp GCN đất đai cần chuẩn bị đầy đủ các bước ban đầu để tiết kiệm được thời gian khi đến cơ quan đăng kí, để được cán bộ địa chính ở xã hướng dẫn những hồ sơ cần chuẩn bị đầy đủ và hợp lệ để việc hồ sơ không đủ điều kiện bị trả về, những hồ sơ cần được bổ sung được giảm tới mức tối đa. Người dân có thể lên internet để tìm hiểu kỹ các bước đầu tiên trong quá trình đăng ký ở các trang website về đất đai, hoặc các hướng dẫn trên website của phường. Ngoài ra, ở phòng một cửa khi nộp hồ sơ luôn có một bộ phận nhân viên hướng dẫn người dâm nộp và ghi hồ sơ theo từng trình tự. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ thì UBND xã, phường cần phải kiểm tra hồ sơ đầy đủ, chính xác và triển để tránh những trường hợp còn nhiều thiếu sót nhưng đến chi nhánh văn phòng ĐKĐĐ thị xã mới biết là hồ sơ không đủ điều kiện và bị trả về, làm mất thời gian của người dân và các cơ quan giải quyết. Đặc biệt, không được có những đã biết là hồ sơ không đủ điều kiện nhưng vẫn cố tình giải quyết. Đối với những trường hợp không đủ điều kiện đăng kí thì cán bộ ở chi nhánh văn phòng ĐKĐĐ phải ghi rõ lý do hồ sơ bị trả về trong phiếu trả kết quả, kèm theo đó là hướng dẫn giải 396
  9. quyết cho UBND xã và người dân được biết và áp dụng theo đó để hoàn thành hồ sơ sớm nhất để người dân. - Có chính sách tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Đồng thời vận động người dân cố gắng hoàn thành nghĩa vụ tài chính để giải quết vấn đề tồn động giấy chứng nhận QSDĐ qua các năm. 5. KẾT LUẬN Với vị trí thuận lợi, huyện Dầu Tiếng có tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn trong tương lai. Trong thời gian tới đường Hồ Chí Minh giai đoạn hai được mở mới xuyên suốt chiều dài Đông- Bắc- Tây- Nam của huyện, giữ vai trò là một trục chính của huyện, đảm bảo việc giao lưu hết sức thuận tiện của huyện đi các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Bằng Sông Cửu Long và đến các huyện khác của tỉnh Bình Dương. Dầu Tiếng là một huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Bình Dương, việc quản lý quỹ đất của huyện trong những năm qua tương đối tốt. Toàn huyện đã tiến hành cấp gấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ sử dụng đất, vận động người dân đến đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhất là số hộ dân sống ở các xã. Điều đó đã thể hiện ở kết quả cấp giấy chứng nhận qua các năm tương đối ổn định. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những năm qua được tăng cường hướng đến nhu cầu ổn định cho người dân. Công tác cấp GCN trên địa bàn huyện được thực hiện với trình tự, thủ tục ngày càng rút ngắn tạo nhiều thuận lợi cho người sử dụng đất, cụ thể là quy trình cấp GCN hiện nay được áp dụng theo cơ chế “một cửa” đã làm giảm bớt một số thủ tuc hành chính rườm rà phức tạp và còn làm giảm bớt thời gian đi lại cho người dân. Quy trình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo đúng pháp luật. Qua đó mang lại thuận lợi rõ rệt về kinh tế, xã hội giúp người dân an tâm đầu tư sản xuất, sử dụng đất hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong quá trình thực hiện công tác cấp GCN như: một số người dân trên địa bàn chưa hiểu biết nhiều về pháp luật đất đai nên công tác cấp giấy gặp khó khăn khó hoàn thành kế hoạch và chỉ tiêu của huyện đề ra. Một số hồ sơ phức tạp về tình trạng pháp lý nên không được giải quyết để tồn đọng lại làm chậm tiến độ cấp GCN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (2014).Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Nghị định 43/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014. 2. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2014). Thông tư quy định về CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT, ngày 19/5/2014 3. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2014). Thông tư quy định về hồ sơ địa chính. Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT, ngày 19/5/2014. 4. Phạm Thị Thảo (2014). Thực thi pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ ). Trường đại học Quốc gia Hà Nội. 397
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2