intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá của giảng viên về thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đánh giá của giảng viên về thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội nghiên cứu này đề cập đến đánh giá của giảng viên về thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà nội (ĐHSPHN), bao gồm: tính chủ động, tính tự giác, tính tự tin; những yếu tố tác động đến tính tích cực NCKH, từ đó đưa ra các biện pháp góp phần nâng cao tính tích cực NCKH cho sinh viên hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá của giảng viên về thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

  1. ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN VỀ THỰC TRẠNG TÍNH TÍCH CỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRẦN THỊ TUYẾT MAI Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Nghiên cứu này đề cập đến đánh giá của giảng viên về thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà nội (ĐHSPHN), bao gồm: tính chủ động, tính tự giác, tính tự tin; những yếu tố tác động đến tính tích cực NCKH, từ đó đưa ra các biện pháp góp phần nâng cao tính tích cực NCKH cho sinh viên hiện nay. Từ khóa: tính tích cực NCKH, sinh viên, giảng viên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, bên cạnh dạy học và giáo dục, các trường đại học sư phạm cũng luôn chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cho sinh viên năng lực NCKH. Theo các nghiên cứu gần đây, Griffiths đã khẳng định dạy học phải hướng dẫn nghiên cứu, dạy học dựa trên nghiên cứu... Người học phải là nhà nghiên cứu thực thụ [2]. Theo Mari EIken và cộng sự thì việc kết hợp, tích hợp giữa dạy học và nghiên cứu mang tới kết quả khá tích cực, cả người dạy và người học đều được phát triển kĩ năng nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu, [3]. Bên cạnh đó, việc phát triển các trường sư phạm theo định hướng nghiên cứu chính là nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội và hội nhập quốc tế [1]. Vì vậy, ở các trường sư phạm, NCKH được xem như là nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường cần phải rèn luyện cho sinh viên. Mặt khác, theo Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH về quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề thì năng lực NCKH là tiêu chí quan trọng và rất cần thiết phải trang bị đối với người giáo viên trong tương lai [4]. Sinh viên sư phạm - những giáo viên tương lai không chỉ cần có năng lực NCKH mà còn phải khơi dậy hứng thú, lòng đam mê, tính tích cực nghiên cứu khoa học của học sinh, sinh viên, nhất là trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông như hiện nay. Trường ĐHSPHN đang trên con đường phát triển trở thành trường Đại học nghiên cứu nên rất coi trọng công tác NCKH nói chung. Tuy nhiên, thực tế sinh viên chưa tham gia hiệu quả vào hoạt động này. Vì vậy, thông qua đánh giá của giảng viên, chúng tôi tìm hiểu thực trạng tính tích cực NCKH của sinh viên, từ đó đưa ra các biện pháp góp phần phát huy tính tích cực NCKH cho sinh viên sư phạm. 331
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm cơ bản Khái niệm “Tính tích cực Nghiên cứu khoa học của sinh viên”: được hiểu là một phẩm chất tâm lý cá nhân, luôn gắn liền với hoạt động NCKH, biểu hiện ở tính chủ động, tính tự giác, tính tự tin và kết quả của sinh viên trong hoạt động NCKH. 2.2. Đánh giá của giảng viên về thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên trường ĐHSPHN 2.2.1. Đánh giá của giảng viên về tính chủ động trong nghiên cứu khoa học của sinh viên trường ĐHSPHN Bảng 1: Đánh giá của giảng viên về tính chủ động trong NCKH của sinh viên trường ĐHSPHN Các mức độ Rất TT Các biểu hiện ĐTB ĐLC Không Thỉnh Thường thường bao giờ thoảng xuyên xuyên Tự mình xác định tên đề tài 1 2,37 0,75 9,4 50,0 34,4 6,2 NCKH Tự đặt ra mục tiêu nghiên cứu 2 2,16 0,57 6,2 75,0 15,6 3,1 cụ thể của cá nhân Tự xây dựng kế hoạch nghiên 3 2,22 0,79 15,6 53,1 25,0 6,2 cứu Chủ động tìm đọc các sách báo, 4 tạp chí và công trình NCKH 2,87 0,60 3,1 15,6 71,9 9,4 liên quan Tự xây dựng bộ công cụ 5 2,72 0,63 6,2 18,8 71,9 3,1 NCKH Lựa chọn các phương pháp 6 2,34 0,74 6,2 62,5 21,9 9,4 NCKH phù hợp với bản thân Tự đi thu thập các số liệu 7 2,66 0,92 12,5 25,0 46,9 15,6 thực tế Xử lí và phân tích các số liệu 8 2,09 0,68 12,5 71,9 9,4 6,2 thu được Chủ động tìm kiếm cách thức 9 để giải quyết các nhiệm vụ 2,31 0,73 3,1 75,0 9,4 12,5 NCKH Vận dụng kiến thức đã có vào 10 2,31 0,73 6,2 65,6 18,8 9,4 giải quyết các nhiệm vụ NCKH Vận dụng các kỹ năng đã có 11 vào giải quyết các nhiệm vụ 2,44 0,71 68,8 18,8 12,5 0 NCKH Chủ động xin ý kiến của giảng 12 viên hướng dẫn sau các nội 2,28 0,72 6,2 68,8 15,6 9,4 dung NCKH 332
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Theo giảng viên, biểu hiện “Chủ động tìm đọc các sách báo, tạp chí và công trình NCKH liên quan” là biểu hiện sinh viên thực hiện nhiều nhất, với X = 2,87. Sở dĩ như vậy vì giảng viên thấy rằng để NCKH thì bước đầu sinh viên phải chủ động tìm đọc các tài liệu tham khảo liên quan. Thực tế cho thấy, sinh viên đã chủ động lên thư viện trường để tra cứu các tài liệu liên quan. Ngoài ra, các em còn mượn thêm của giảng viên hướng dẫn nếu có. Giảng viên N.T.T.T chia sẻ: “Tôi nhận thấy sinh viên mà tôi hướng dẫn đã có sự chủ động tìm kiếm tài liệu sau khi xác định được vấn đề mình sẽ làm. Em ấy không chỉ tích cực tìm tài liệu trên thư viện mà còn tra cứu trên các trang web, mượn của các anh chị khóa trên”. Biểu hiện xếp vị trí cuối cùng là “Xử lí và phân tích các số liệu thu được” với X = 2,09. Điều này nói lên rằng, sinh viên còn chưa chủ động trong việc xử lý và phân tích số liệu thu được sau khi tiến hành điều tra thực trạng. Các em có thể rất chủ động trong việc xuống thực tế để phát số liệu điều tra, tuy nhiên sau khi có kết quả trong tay các em thường lúng túng không biết xử lý và phân tích như thế nào. Giảng viên N.T.Q chia sẻ: “Thực tế cho rằng kỹ năng xử lý và phân tích số liệu của các em còn kém nên các em chưa chủ động, tích cực trong khâu này”. Như vậy, biểu hiện “Chủ động tìm đọc các sách báo, tạp chí và công trình NCKH liên quan”, Tự xây dựng bộ công cụ NCKH là biểu hiện được sinh viên chủ động thực hiện nhiều nhất trong khi đó “Xử lí và phân tích các số liệu thu được” là biểu hiện ít được sinh viên chủ động thực hiện. 2.2.2. Đánh giá của giảng viên về tính tự giác trong nghiên cứu khoa học của sinh viên trường ĐHSPHN Bảng 2: Đánh giá của giảng viên về tính tự giác trong NCKH của sinh viên trường ĐHSPHN Các mức độ TT Các biểu hiện ĐTB ĐLC Rất Không Thỉnh Thường thường bao giờ thoảng xuyên xuyên Tự giác trao đổi các băn khoăn, thắc mắc với 1 2,31 0,69 0 81,2 6,2 12,5 giảng viên hướng dẫn trong quá trình NCKH Tuân thủ theo các bước 2 2,19 1,03 25,0 50,0 6,2 18,8 của quá trình NCKH Thực hiện các nhiệm 3 vụ NCKH nghiêm túc, 2,47 0,91 6,2 62,5 9,4 21,9 kỉ luật Hoàn thành các nội dung 4 NCKH đúng thời hạn 2,34 0,70 9,4 50,0 37,5 3,1 quy định 333
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Tự giác giải quyết các 5 nhiệm vụ NCKH theo 2,00 0,56 12,5 78,0 9,4 0 đúng yêu cầu Tự mình hoàn thiện báo 6 2,09 0,68 15,6 62,5 18,8 3,1 cáo đề tài NCKH Theo giảng viên đánh giá, biểu hiện “Thực hiện các nhiệm vụ NCKH nghiêm túc, kỉ luật” với X = 2,47 là biểu hiện được sinh viên thực hiện nhiều nhất. Sở dĩ như vậy, bởi hầu hết sinh viên tham gia đều nhận thức được đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân các em, nó đòi hỏi ý thức tổ chức kỉ luật trong suốt quá trình thực hiện đề tài để mang lại hiệu quả cao. Giảng viên T.C.T chia sẻ: “Các em khi tham gia vào NCKH thường rất nghiêm túc vì các em ý thức rất rõ vai trò và yêu cầu của hoạt động này”. Xếp vị trí cuối cùng là biểu hiện “Tự giác giải quyết các nhiệm vụ NCKH theo đúng yêu cầu”, với X = 2,00. Sở dĩ như vậy, vì đa số sinh viên vẫn cần giảng viên đốc thúc, nhắc nhở trong việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu. Không phải mọi nhiệm vụ các sinh viên đều tự giác, tự mình giải quyết mà vẫn cần đến sự giúp đỡ của bạn bè, người thân và giảng viên hướng dẫn của mình. Giảng viên N.V.T chia sẻ: “Không phải lúc nào sinh viên cũng tự giác thực hiện các nội dung nghiên cứu, đôi lúc tôi vẫn phải nhắc nhở em ấy nhanh chóng hoàn thành đúng thời gian”. Như vậy, theo giảng viên, biểu hiện “Thực hiện các nhiệm vụ NCKH nghiêm túc, kỉ luật” là biểu hiện được sinh viên tự giác thực hiện nhiều nhất trong khi đó “Tự giác giải quyết các nhiệm vụ NCKH theo đúng yêu cầu” là biểu hiện ít được sinh viên thực hiện. 2.2.3. Đánh giá của giảng viên về tính tự tin trong nghiên cứu khoa học của sinh viên trường ĐHSPHN Bảng 3: Đánh giá của giảng viên về tính tự tin trong NCKH của sinh viên trường ĐHSPHN Các mức độ TT Các biểu hiện ĐTB ĐLC Rất Không Thỉnh Thường thường bao giờ thoảng xuyên xuyên Tự tin nêu ra các ý tưởng 1 2,28 0,88 12,5 62,5 9,4 15,6 cá nhân Bảo vệ ý tưởng, quan 2 điểm NCKH của mình 1,97 0,59 18,8 65,6 15,6 0 trước nhóm nghiên cứu Bảo vệ ý tưởng, quan điểm 3 NCKH của mình trước 2,16 0,62 12,5 59,4 28,1 0 giảng viên hướng dẫn Phản biện lại các quan 4 điểm của nhóm nghiên 2,13 0,60 9,4 71,9 15,6 3,1 cứu đưa ra 334
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Phản biện lại các quan 5 điểm giảng viên hướng 1,94 0,84 37,5 31,2 31,2 0 dẫn đưa ra Tự tin thực hiện ý tưởng 6 NCKH của mình đến 2,12 0,49 6,2 75,0 18,8 0 cùng Giải quyết các khó khăn 7 trong quá trình NCKH 2,00 0,71 18,8 68,8 6,2 6,2 theo cách riêng của mình Qua bảng trên ta thấy, theo giảng viên đánh giá biểu hiện “Tự tin nêu ra các ý tưởng cá nhân” xếp vị trí thứ nhất với X = 2,28. Sở dĩ như vậy vì đa số sinh viên đã có sự tự tin và bản thân và quan điểm, ý tưởng riêng của mình nên các em khá mạnh dạn khi nêu ra ý tưởng đó. Chỉ khi các em tự tin nêu ra ý tưởng thì giảng viên hướng dẫn mới có thể góp ý, định hướng giúp các em lựa chọn các vấn đề nghiên cứu. Xếp vị trí cuối cùng là biểu hiện “Phản biện lại các quan điểm giảng viên hướng dẫn đưa ra” với X =1,94. Thực tế cho thấy, hầu như sinh viên rất ít khi dám thẳng thắn phản biện lại ý kiến của giảng viên vì các em còn rụt rè, các em sợ ý kiến của mình chưa thật sự đúng nên nếu thầy, cô nói gì các em thường không phản biện, tranh luận lại. Như vậy, theo giảng viên, biểu hiện “Tự tin nêu ra các ý tưởng cá nhân”, là biểu hiện được sinh viên thực hiện nhiều nhất trong khi đó “Phản biện lại các quan điểm giảng viên hướng dẫn đưa ra” là biểu hiện ít được sinh viên thực hiện. 2.3. Những yếu tố tác động đến tính tích cực NCKH của sinh viên trường ĐHSPHN 2.3.1. Những yếu tố thúc đẩy tính tích cực NCKH của sinh viên Bảng 4: Đánh giá của giảng viên về những yếu tố thúc đẩy tính tích cực NCKH của sinh viên Các mức độ TT Các yếu tố ĐTB ĐLC Không Thúc đẩy Thúc đẩy Thúc đẩy thúc đẩy ít nhiều rất nhiều Nhận thức được vai trò 1 2,88 0,42 15,6 81,2 3,1 0 của NCKH Hứng thú với hoạt động 2 3,03 0,59 3,1 6,2 75,0 15,6 NCKH Có sự quyết tâm, nỗ lực 3 3,19 0,64 0 12,5 56,2 31,2 NCKH Có kiến thức liên quan 4 3,03 0,47 34,4 43,8 18,8 3,1 đến lĩnh vực NCKH Nắm chắc các kĩ năng 5 2,75 0,44 0 25,0 75,0 0 NCKH 335
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Lựa chọn các phương 6 2,69 0,78 9,4 21,9 59,4 9,4 pháp NC hợp lí Bố trí, sắp xếp thời gian 7 2,50 0,67 6,2 40,6 50,0 3,1 hợp lí Có nhiều nguồn tài liệu 8 2,62 0,66 0 46,9 43,8 9,4 tham khảo Điều kiện cơ sở vật 9 chất, phương tiện hỗ trợ 2,38 0,70 0 75,0 12,5 12,5 NCKH tốt Giảng viên có trình độ, 10 kinh nghiệm trong hướng 3,09 0,53 0 9,4 71,9 18,8 dẫn sinh viên NCKH Giảng viên hướng dẫn 11 2,59 0,66 6,2 31,2 59,4 3,1 nhiệt tình, tâm huyết Có mối quan hệ tốt với 12 giảng viên hướng dẫn 2,97 0,59 0 18,8 65,6 15,6 của mình Được bạn bè, người thân 13 2,59 0,75 9,4 28,1 56,2 6,2 quan tâm, động viên Trường phát động phong 14 trào thi đua NCKH rộng 2,41 0,66 6,2 50,0 40,6 3,1 rãi trong sinh viên Do Khoa đặt ra yêu cầu 15 2,31 0,69 3,1 71,9 15,6 9,4 sinh viên tham gia NCKH Có chính sách, chế độ ưu 16 tiên và khen thưởng đối 2,56 0,84 12,5 28,1 50,0 9,4 với sinh viên NCKH Để khẳng định khả năng 17 2,91 ,68 3,1 18,8 62,5 15,6 của bản thân Rèn tính cần cù, tỉ mỉ cho 18 2,81 0,69 0 34,4 50,0 15,6 bản thân Rèn kĩ năng viết các báo 19 2,53 0,56 0 50,0 46,9 3,1 cáo khoa học Rèn tư duy độc lập, sáng 20 2,66 0,70 0 46,9 40,6 12,5 tạo cho bản thân Tích lũy kiến thức phục vụ 21 2,78 0,75 6,2 21,9 59,4 12,5 công tác giảng dạy sau này Tích lũy kĩ năng phục vụ 22 2,84 0,88 9,4 18,8 50,0 21,9 công tác giảng dạy sau này Theo giảng viên đánh giá, yếu tố “Có sự quyết tâm, nỗ lực NCKH” với X = 3,19 là yếu tố thúc đẩy sinh viên nhiều nhất. Sở dĩ như vậy, vì một khi sinh viên có sự quyết tâm, nỗ lực thật sự thì sẽ tạo động lực giúp các em thực hiện mọi nhiệm vụ nghiên cứu 336
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 dù có lúc gặp những khó khăn, trở ngại. Giảng viên L.T.T chia sẻ: “Tôi đang hướng dẫn sinh viên, tôi nhận thấy động lực giúp em ấy nhiều nhất trong quá trình làm nghiên cứu chính là sự nỗ lực, quyết tâm thật sự của bản thân em”. Xếp vị trí cuối cùng là yếu tố “Do Khoa đặt ra yêu cầu sinh viên tham gia NCKH”, X = 2,31. Điều này có nghĩa việc khoa đặt ra yêu cầu sinh viên phải tham gia NCKH là yếu tố ít thúc đẩy việc các em có làm NCKH hay không, nó phụ thuộc phần lớn vào ý muốn chủ quan của các em chứ không do khách quan tác động nhiều. Giảng viên T.C.T chia sẻ: “Khoa thường yêu cầu sinh viên đăng kí tham gia NCKH nhưng tất cả đều do các em tự nguyện, động lực khiến các em tham gia NCKH chủ yếu do cá nhân các em”. Như vậy, theo giảng viên, yếu tố “Có sự quyết tâm, nỗ lực NCKH” là yếu tố thúc đẩy sinh viên NCKH nhiều nhất trong khi đó “Do Khoa đặt ra yêu cầu sinh viên tham gia NCKH” là yếu tố ít thúc đẩy sinh viên tham gia hoạt động này. 2.3.2. Những yếu tố cản trở tính tích cực NCKH của sinh viên Bảng 5: Đánh giá của giảng viên về những yếu tố cản trở tính tích cực NCKH của sinh viên Các mức độ TT Các yếu tố ĐTB ĐLC Không Cản Cản trở Cản trở cản trở trở ít nhiều rất nhiều Chưa nhận thức được vai 1 2,56 0,66 9,4 25,0 65,6 trò của NCKH Không hứng thú với hoạt 2 2,81 1,06 15,6 18,8 34,4 31,2 động NCKH Chưa tích lũy đủ kiến 3 2,84 0,80 9,4 12,5 62,5 15,6 thức NCKH Chưa biết cách lựa chọn 4 các phương pháp NC 3,00 0,67 3,1 12,5 65,6 18,8 phù hợp Chưa có các kĩ năng 5 3,12 0,55 0 9,4 68,8 21,9 NCKH Chưa đủ quyết tâm, nỗ 6 2,81 0,69 6,2 15,6 68,8 9,4 lực NCKH Chưa bố trí, sắp xếp thời 7 2,94 0,50 0 15,6 75,0 9,4 gian hợp lí Thiếu tự tin vào khả năng 8 2,75 0,71 9,4 12,5 71,9 6,2 của bản thân Thiếu nguồn tài liệu 9 2,91 0,53 0 18,8 71,9 9,4 tham khảo Điều kiện cơ sở vật chất, 10 phương tiện hỗ trợ còn 2,47 0,71 0 65,6 21,9 12,5 hạn chế 337
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 GV hướng dẫn chưa có 11 nhiều kinh nghiệm hướng 2,84 0,67 0 21,9 65,6 12,5 dẫn NCKH Thiếu sự tương tác qua 12 lại giữa giảng viên với 2,66 0,74 9,4 21,9 62,5 6,2 sinh viên Chưa được bạn bè, người 13 2,56 0,84 12,5 28,1 50,0 9,4 thân quan tâm, động viên Hoạt động NCKH bắt buộc 14 2,63 0,75 9,4 25,0 59,4 6,2 sinh viên phải tham gia Nhìn vào bảng trên ta thấy, giảng viên cho rằng “Chưa có các kĩ năng NCKH”, với X = 3,12 là yếu tố cản trở nhiều nhất. Sở dĩ như vậy bởi vì để tiến hành một hoạt động nào đó nói chung và NCKH nói riêng nếu không có các kĩ năng cơ bản thì sẽ rất khó thực hiện và không thể thực hiện hiệu quả. Sinh viên thường chưa có những kĩ năng cơ bản để làm NCKH nên khi thực hiện thường gặp nhiều khó khăn, lúng túng, nhiều lúc rất dễ bị nản chí. Giảng viên L.V.T chia sẻ: “Dù sinh viên rất thích làm NCKH, rất quyết tâm nhưng trước hết cần phải có các kĩ năng nghiên cứu thì mới có thể thực hiện các nhiệm vụ NCKH có kết quả”. Xếp vị trí cuối cùng là “Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ còn hạn chế” với X = 2,47. Điều này cho thấy, giảng viên cho rằng cơ sở vật chất là yếu tố ít ảnh hưởng đến tính tích cực NCKH của sinh viên. Bởi lẽ cơ sở vật chất chỉ là yếu tố khách quan bên ngoài, sinh viên cũng chỉ cần một số các cơ sở vật chất, phương tiện đơn giản để phục vụ cho NCKH. Giảng viên L.T.T.T chia sẻ: “Tôi thấy yếu tố cản trở nhiều nhất hầu như là ở bản thân sinh viên còn các yếu tố khách quan phần nào làm ảnh hưởng đến sinh viên mà thôi”. Như vậy, theo giảng viên, yếu tố “Chưa có các kĩ năng NCKH” là yếu tố cản trở sinh viên NCKH nhiều nhất trong khi đó “Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ còn hạn chế” là yếu tố ít cản trở sinh viên tham gia NCKH. 2.4. Các biện pháp góp phần nâng cao tính tích cực nghiên cứu khoa học cho sinh viên trường ĐHSPHN - Thứ nhất, Nâng cao nhận thức cho sinh viên về NCKH: Nhà trường cần phổ biến cho sinh viên về các nội dung NCKH từ năm thứ nhất để tạo định hướng cho sinh viên được tham gia NCKH sớm hơn, thực hiện các nhiệm vụ NCKH theo đúng yêu cầu đề ra. Nhà trường cũng cần xây dựng nên chương trình hướng dẫn cụ thể cho sinh viên về NCKH. - Thứ hai, Tổ chức các hình thức bồi dưỡng: Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho sinh viên các kiến thức cơ bản về NCKH. Bên cạnh đó, nhà trường nên tổ chức các khóa đào tạo các kĩ năng NCKH cho sinh viên và 338
  9. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 cho các em có cơ hội được thực hành những kỹ năng này trên lớp học. Hơn thế, trường và khoa tổ chức các Hội thảo nhỏ về NCKH cho sinh viên, không chỉ giới hạn 1 hội thảo hằng năm cho sinh viên có đề tài được lựa chọn báo cáo ở cấp Khoa và cấp Trường. Mặt khác, trường phát triển các câu lạc bộ NCKH để sinh viên có cơ hội được giao lưu, trau dồi và giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình NCKH. Đây cũng là cơ hội để các em kết hợp NCKH theo các nhóm nhỏ. - Thứ ba, Tổ chức NCKH song song với quá trình đào tạo, thông qua đào tạo: Giảng viên tổ chức giảng dạy các học phần dưới dạng NCKH, chia nhỏ học phần thành các vấn đề NCKH để sinh viên tập dượt. Giảng viên theo dõi quá trình sinh viên NCKH, giúp sinh viên nhiều hơn trong những vấn đề khó khăn nảy sinh trong quá trình NCKH, định hướng hướng và có cách thức, phương pháp phù hợp để giải quyết các nhiệm vụ NCKH. Tổ chức các buổi thảo luận trên lớp về các chủ đề NCKH giúp sinh viên định hướng tốt hơn. Hoặc giảng viên có thể lồng ghép những nội dung NCKH trong các tiết dạy trên lớp. Đồng thời, giảng viên tích cực tương tác, hỗ trợ sinh viên mà mình hướng dẫn, giúp sinh viên lựa chọn đề tài phù hợp, gần gũi và gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp với chuyên ngành đào tạo của các em. - Thứ tư, Nhà trường cần xây dựng cơ chế quản lý, giám sát hoạt động NCKH của sinh viên để sinh viên tham gia tích cực, tránh hiện tượng bỏ dở giữa chừng, nâng cao ý thức trách nhiệm của các em khi tham gia vào NCKH. Hàng năm nhà trường nên có công văn phát động rộng rãi phong trào NCKH về cấp Khoa để Khoa kết hợp với Liên chi đoàn - Hội sinh viên phát động thi đua NCKH cho các sinh viên. Bên cạnh đó, nhà trường nên tổ chức đánh giá, xếp loại và chế độ khen thưởng đối với các công trình NCKH của sinh viên đạt kết quả cao. - Thứ năm, Hỗ trợ về mặt vật chất cho sinh viên NCKH: bao gồm kinh phí NCKH và các phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị, cơ sở vật chất nói chung cho quá trình NCKH của sinh viên, nhất là đối với sinh viên khoa Hóa, Sinh học rất cần có phòng thực hành thí nghiệm; Xây dựng hệ thống tư liệu mở cho sinh viên tham khảo trong suốt quá trình NCKH. Các nguồn tài liệu tham khảo cần được cập nhật thường xuyên trên hệ thống thư viện nhà trường. 3. KẾT LUẬN Như vậy, qua kết quả nghiên cứu cho thấy, theo đánh giá của giảng viên sinh viên đã tham gia vào hoạt động NCKH nhưng tính tích cực vẫn chưa cao, chủ yếu ở mức độ “Thỉnh thoảng”. Trong đó, “Có sự quyết tâm, nỗ lực NCKH” là yếu tố thúc đẩy sinh viên NCKH nhiều nhất và yếu tố “Chưa có các kĩ năng NCKH” là yếu tố chủ yếu cản trở sinh viên tham gia vào hoạt động này. Căn cứ vào thực trạng và những yếu tố tác động nêu trên, chúng tôi đưa ra 5 biện pháp cơ bản nhằm giúp sinh viên phát huy tính tích cực NCKH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. 339
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hồ Lam Hồng (2014), Giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học trong hệ thống các trường sư phạm, Số 6A, Tạp Chí Khoa học Trường ĐHSPHN, tr154 - 166. [2] Griffiths, R. (2004,) Knowledge production and the Research - teaching nexus: the case of the built environment disciplines, Studies in Higher Education, 29 (6), pp 709 - 726. [3] Mari Elken and Sabine Wollscheid, (2016), The relationship between research and education: typologies and indicators, Aliterature review, Nordic Insitute for Studies in Innovation Research and education (NIFU), 8/2016, pp 1 - 68. [4] Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề. Title: ASSESSMENT OF LECTURERS ABOUT STATUS OF ACTIVENESS IN SCIENTIFIC RESEARCH OF STUDENTS AT HANOI UNIVERSITY OF EDUCATION Abstract: This article refers to the assessment of teachers to the status of active research of students of Hanoi University of Education, including: initiative, self-awareness, self-confidence, the factors positively impacting the scientific research, which included measures to contribute positively enhance scientific research for current students. Keywords: active research; Students; Lecturers. ThS. TRẦN THỊ TUYẾT MAI Viện Nghiên cứu Sư phạm, trường Đại học Sư phạm Hà Nội ĐT: 01689208703; Email: tuyetmaik57tlgd@gmail.com 340
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1