Đánh giá đa dạng các loài thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước trong Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai
lượt xem 2
download
Bài viết Đánh giá đa dạng các loài thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước trong Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai nghiên cứu đánh giá thành phần loài, mức độ đa dạng của các loài thực vật bậc cao này có giá trị quan trọng đối với việc đánh giá môi trường nước tại các khu vực đất ngập nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá đa dạng các loài thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước trong Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai
- BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0017 ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG CÁC LOÀI THỰC VẬT CÓ MẠCH NGẬP NƯỚC VÀ BÁN NGẬP NƯỚC TRONG KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐỒNG NAI Nguyễn Thị Kim Thanh1,*, Nguyễn Hoàng Hảo2, Nguyễn Thùy Dung3, Nguyễn Mạnh Hùng4 Tóm tắt. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây và thực hiện điều tra thực địa năm 2021 về các loài thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước trong Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) Đồng Nai, bước đầu đã xác định có 106 loài, thuộc 84 chi, 46 họ, thuộc 2 ngành thực vật có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, tỉ lệ chi đơn loài tương đối cao. Tổng số loài thực vật ngập nước được ghi nhận là 43 loài bao gồm nhóm cây có dạng sống trôi nổi với 6 loài, dạng sống chìm với 8 loài, còn lại là 29 loài sống chồi. Có 4 họ giàu loài (có trên 6 loài) lần lượt là họ Hòa thảo (Poaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Cói (Cyperaceae). Số lượng loài thực vật ở Khu DTSQ Đồng Nai mang tính đại diện cho các loài đặc trưng cho vùng đất ngập nước, hình thành nên các kiểu ưu hợp thực vật khác nhau tiêu biểu cho vùng đất ngập nước ở khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Bán ngập nước, đất ngập nước, Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai, ngập nước. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, đất ngập nước (ĐNN) rất đa dạng với diện tích xấp xỉ 5.810.000 ha và đa dạng về chủng loại (Lê Diên Dực, 1989). Đây là nơi có độ đa dạng sinh học cao, nơi sống của nhiều loài động thực vật có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn. Đất ngập nước còn có chức năng sinh thái như cung cấp nguồn nước ngầm, ổn định vi khí hậu, sản xuất sinh khối và là nơi có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai (DTSQ) được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên Hợp Quốc công nhận năm 2011, là Khu DTSQ thứ 580 của thế giới và là Khu DTSQ thứ 8 của Việt Nam. Khu DTSQ Đồng Nai có tổng diện tích là 969.993 ha. Trong Khu DTSQ Đồng Nai có vùng đất ngập nước Bàu Sấu thuộc VQG Cát Tiên đã được công nhận là khu Ramsar với nhiều đặc tính nổi bật về đa dạng sinh học, vùng đất ngập nước nội địa hồ Trị An thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai cũng đang xây dựng thành khu Ramsar mới của Việt Nam. Bên cạnh 2 vùng đất ngập nước trên, trong Khu DTSQ Đồng Nai còn nhiều hệ thống sông, suối và ao hồ, đầm lầy có chức năng, vai trò quan trọng trong hệ sinh thái và đời sống kinh tế người dân như hồ Bà Hào, Sông Bé, suối Mã Đà,.… Các loài thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước ven bờ đóng góp tạo nên một hệ sinh thái đất ngập nước hoàn chỉnh, cung cấp nguồn thức ăn, nơi sinh sống, làm tổ 1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội 2 Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai 3 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 4 Công ty TNHH GCF Việt Nam * Email: nguyenthikimthanh@hus.edu.vn
- PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 159 của nhiều loài động vật sống trong nước và ngập nước, cũng là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật. Việc đánh giá thành phần loài, mức độ đa dạng của các loài thực vật bậc cao này có giá trị quan trọng đối với việc đánh giá môi trường nước tại các khu vực ĐNN. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các loài thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước tại Khu DTSQ Đồng Nai. - Thời gian điều tra thực địa trong 2 mùa: mùa khô và mùa mưa vào tháng 5 và tháng 11/2021. Việc thu mẫu thực vật được thực hiện tại khu ĐNN thuộc Khu DTSQ Đồng Nai bao gồm hồ Trị An, hồ Bà Hào, Bầu Sấu, Bầu Chim và Bầu Cá. Các điểm và tuyến thu mẫu cắt qua các hệ sinh thái đặc trưng của khu vực nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đã kế thừa các kết quả điều tra về thực vật và thảm thực vật rừng đã được tiến hành trong những năm trước đây liên quan đến vùng điều tra như: Điều tra xây dựng danh lục thực vật rừng ở Vườn Quốc gia Cát Tiên (Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ, 2000); Điều tra thảm thực vật rừng Vườn quốc gia Cát Tiên (Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ, 2010); số liệu điều tra được cung cấp của 04 ô định vị nghiên cứu sinh thái (mỗi ô có diện tích 100 ha) được thực hiện ở chu kỳ III (năm 2003) và lặp lại ở chu kỳ IV (năm 2008); số liệu điều tra 25 ô sơ cấp (mỗi ô có diện tích 2 ha) được thực hiện ở chu kỳ III (năm 2002) và lặp lại ở chu kỳ IV (năm 2007). Phương pháp điều tra thực địa và đánh giá các chỉ số đa dạng được dựa theo “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) và “Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật” của Hoàng Chung (2008). Tùy từng sinh cảnh của khu vực điều tra mà phương pháp thu mẫu theo tuyến và có kết hợp với ô tiêu chuẩn (OTC). Dọc theo mỗi tuyến đặt các OTC (10 m × 10 m = 100 m2) với tổng cộng 30 OTC. Tại mỗi OTC đặt 2 ô nhỏ (1 m2) để điều tra các loài cây cỏ. Tiến hành phỏng vấn người dân địa phương, cán bộ của Khu DTSQ nhằm phát hiện những loài thực vật mà trong quá trình điều tra thực địa chưa phát hiện được. Các mẫu vật được định tên dựa trên các tài liệu: Thực vật chí Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2000 - 2017), Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991-1993), sau đó chỉnh lý tên khoa học theo Danh lục Thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân và cs., 2005) để lập danh lục thành phần loài thực vật ngập nước và bán ngập nước cho khu vực nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước tại khu DTSQ Đồng Nai Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu về thực vật ngập nước và bán ngập nước trong 2 mùa mưa và mùa khô tại khu vực nghiên cứu cho thấy thành phần loài khá phong phú.
- 160 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Kết quả đã xác định được 106 loài, thuộc 84 chi, 46 họ, thuộc 2 ngành thực vật có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) (Bảng 1). Bảng 1. Thống kê thành phần taxon của hệ thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước tại Khu DTSQ Đồng Nai Họ Chi Loài Ngành thực vật SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Dương xỉ (Polypodiophyta) 6 13,04 7 8,14 7 6,60 Ngọc Lan (Magnoliophyta) 40 86,96 79 91,86 99 93,40 Tổng cộng 46 100 86 100 106 100 3.2. Độ đa dạng của hệ thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước tại Khu DTSQ Đồng Nai Đa dạng về các bậc phân loại Đa dạng taxon trong các ngành: Theo Bảng 1, thành phần các taxon tìm thấy tại khu vực nghiên cứu là không đều nhau (Bảng 1). Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 7 loài (chiếm 6,6 % tổng số loài), thuộc 7 chi (chiếm 8,14 %) và 6 họ thực vật (chiếm 13,4 %). Trong khi đó, ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế tuyệt đối với 99 loài (chiếm 93,4 % tổng số loài) thuộc 79 chi (chiếm 91,86 %) và 40 họ thực vật (chiếm 86,96 %). Bảng 2. Tỉ trọng của 2 lớp trong ngành Ngọc lan Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tên lớp SL SL SL % % % Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) 31 77,5 53 67,09 65 65,66 Lớp Hành (Liliopsida) 9 22,5 26 32,91 34 34,34 Tổng 40 100 79 100 99 100 Phân tích sâu hơn về ngành Ngọc lan ở Bảng 2 cho thấy: Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế với 65 loài (chiếm 65,66 % tổng số loài của ngành Ngọc lan), 53 chi (chiếm 67,09 % tổng số chi của ngành Ngọc lan), 31 họ (chiếm 77,5 % tổng số họ của ngành Ngọc Lan). Trong khi đó, lớp Hành (Liliopsida) chỉ gồm có 34 loài (chiếm 34,34 %), 26 chi (chiếm 32,91 %), 9 họ (chiếm 22,5 %). Trong số đó, số loài ngập nước là 43 loài, chiếm 40,57 % tổng số loài, còn lại là các loài bán ngập nước. Đa dạng taxon cấp độ họ: Trong tổng số 46 họ được tìm thấy chỉ có 4 họ giàu loài (có trên 6 loài), chiếm 36,79 % tổng số loài, bao gồm họ Hòa thảo (Poaceae) giàu loài nhất với 18 loài, họ Đậu (Fabaceae) có 8 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) có 7 loài và họ Cói (Cyperaceae) có 7 loài. Chỉ số đa dạng của hệ thực vật Kết quả trong Bảng 3 cho thấy ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có chỉ số chi là 1,25; chỉ số họ là 2,48 và số chi trung bình của mỗi họ là 1,98 đều cao hơn nhiều các chỉ số đa dạng ngành Dương xỉ (Polypodiophyta). Như vậy, trong ngành Dương xỉ, số họ đơn
- PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 161 loài tương đối cao, có 100 % là các chi đơn loài. Còn trong ngành Ngọc lan, trung bình mỗi họ có 2,5 loài và 2 chi, tỉ lệ chi đơn loài tương đối cao. Bảng 3. Chỉ số đa dạng của hệ thực vật tại khu vực đất ngập nước Ngành Chỉ số họ Chỉ số chi Số chi trung bình của một họ Dương xỉ (Polypodiophyta) 1,17 1,00 1,17 Ngọc lan (Magnoliophyta) 2,48 1,25 1,98 3.3. Đa dạng về dạng sống Bên cạnh các loài bán ngập nước, khi xét đến dạng sống của thực vật ngập nước, theo Lam Mỹ Lan (2000) có 3 dạng chính là sống chìm, sống trôi nổi và sống trồi. Kết quả điều tra cho thấy tại khu vực nghiên cứu có 43 loài thực vật ngập nước, trong đó, nhóm cây dạng sống trôi nổi có 6 loài (chiếm 5,66 % tổng số loài), dạng sống chìm có 8 loài (chiếm 7,55 % tổng số loài) còn lại là 29 loài sống chồi (chiếm 27,36 % tổng số loài). Trong nhóm cây sống trôi nổi, đặc trưng là những loài thuộc các thủy vực ngập nước quanh năm như Bèo tai chuột (Salvinia cucullata), Bèo cái (Pistia stratiotes), Lục bình (Eichhornia crassipes). Bên cạnh đó, các loài sống chìm chiếm ưu thế là Rong đuôi chồn (Ceratophyllum demersum), Nhĩ cán vàng (Utricularia aurea), Thủy nữ nhỏ (Nymphoides hydrophylla). Các loài thực vật thích nghi với đời sống bán ngập nước định kỳ như các loài thuộc chi Cyperus, Saccharum, Phragmites, Polygonum và một số loài thân gỗ như Xăng ớt (Xanthophyllum sp.), Si (Ficus sp.), Cà giâm (Mitragina diversifolia), Mạc tâm (Hymenocardia punctata),… Sự có mặt và tính đa dạng sinh vật thuỷ sinh nói chung và thực vật ngập nước có mạch nói riêng có quan hệ mật thiết với nhau, nó tạo thành hệ sinh thái đất ngập nước đặc biệt. Các kiểu thảm thực vật hiện diện trong khu vực các bàu và trong toàn vùng ngập nước rất quan trọng, không những chúng là nơi cung cấp nguồn thức ăn, nơi trú ẩn cho nhiều loài động vật, điều tiết nước vào mùa mưa, dự trữ nước vào mùa khô mà còn là nơi chứa đựng, nuôi dưỡng sự đa dạng sinh học phong phú mà con người chưa khám phá ra hết. 3.4. Đa dạng thực vật tại các thủy vực Khu vực hồ Bà Hào Các loài thực vật ngập nước phải kể đến sự ưu thế rõ rệt của Thủy nữ nhỏ (Nymphoides hydrophylla), là 1 loài thủy sinh với rễ và lá ngập nước, hoa nhỏ nằm trên mặt nước, thường mọc thành cụm hoặc thành chùm. Vùng nước ven bờ không bị ảnh hưởng bởi nước chảy thì có ưu hợp Thủy nữ nhỏ (Nymphoides hydrophylla), Rong đuôi chồn (Ceratophyllum demersum), Nhĩ cán vàng (Utricularia aurea). Ven bờ là các thực vật thích nghi với úng ngập thường xuyên. Bên cạnh sự ưu thế của các loài Rau mương lông (Ludwigia octovalvis), Rau rút (Neptunia oleracea), Lác (Cyperus sp.) còn có dạng cây bụi phân bố xung quanh hồ, là dạng lập địa đệm như Phèn đen (Phyllanthus reticulatus), Bồ ngót rừng (Sauropus pierrei) và một số loài cây gỗ nhỏ mang đặc điểm thích nghi với ngập nước định kỳ: khô vào mùa khô và ngập nước vào mùa mưa. Ưu thế thuộc về các loài Tre gai (Bambusa blumeana), Lộc vừng (Baringtonia acutangula),
- 162 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Tràm gió (Melaleuca cajuputi). Ngoài ra, còn các cây loài như Ba chạc (Euodia lepta), Mán đỉa (Archidendron clypearia), Sắn thuyền (Syzygium polyanthum). Tuy nhiên, ưu thế nhất thuộc về loài Mạc tâm (Hymenocardia punctata), là loài thực vật thích nghi và phân bố rộng nhất dọc ven bờ hồ Bà Hào, chiếm lĩnh nhiều về mặt số lượng cá thể. Cây sinh trưởng và phát triển tốt, tạo nên những tập đoàn cây thân gỗ có đường kính khoảng 10 cm, chiều cao lên đến gần 8 m. Đáng chú ý là bên cạnh các loài thực vật bản địa còn có loài thực vật ngoại lai xâm hại là Mai dương, mọc xen với các loài cây bụi khác. Khu vực hồ Trị An Vùng bờ ven hồ Trị An là vùng ngập nước định kỳ vào mùa mưa. Thực vật phân bố ở đây khá nghèo nàn, chủ yếu là các loài cỏ, bụi nhỏ. Thực vật ngập nước trôi nổi chỉ có Lục bình (Eichhornia crassipes), tập trung ở các vùng nước gần khu dân cư và các bè cá. Thực vật ở đây chịu nhiều tác động của con người, đất đã bị thoái hóa, khô cằn, nghèo chất dưỡng chất nên ven bờ chủ yếu là các loài chịu nước ngập và ưa nắng. Các quần xã thực vật ở ven khu dân cư với ưu thế Rau dừa nước (Ludwigia adscendens), Nghể (Polygonum pulchrum), Rau rút (Neptunia oleracea). Các khu vực ven bờ xa khu dân cư ưu thế thuộc về các loài Đậu ma nhám (Aeschynomene aspera), Bún (Crateva nurvala), Cỏ tranh (Imperata cylindica). Các loài thực vật thân gỗ nằm rải rác, không có cây gỗ lớn, chỉ có các loại gỗ nhỏ thích nghi với ngập nước mùa mưa ngắn ngày như Ba chạc (Euodia lepta), Mán đỉa (Archidendron clypearia), Tràm (Melaleuca cajeputi), Sắn thuyền (Syzygium polyanthum). Cũng giống như Hồ Bà Hào, loài Mai dương phát triển mạnh ở vùng ven hồ Trị An, tạo thành các thảm cây bụi cao tại những bãi đất trống và len lỏi vào các kênh, rạch. Khu vực Bàu Sấu, Bàu Cá, Bàu Chim Quanh các bầu thường xuyên ẩm ướt và ngập nước vào mùa mưa đã hình thành nên các sinh cảnh ngập nước và bán ngập nước với nhiều cây bụi, cây cỏ, mây, tre phát triển mạnh cùng một vài loài cây gỗ lớn, hình thành nhiều thảm thực vật vùng ngập nước phong phú và đa dạng. Trong đó, Bàu Sấu là bàu lớn nhất về diện tích khi ngập nước cũng như vùng không ngập nước và là bàu có các sinh cảnh phong phú và đa dạng, bao gồm cả các sinh cảnh ngập nước thường xuyên và ngập theo mùa. Thực vật có mạch phân bố ở các Bàu có quan hệ với chế độ thuỷ văn của thuỷ vực. Thực vật có mạch ngập nước tại Bàu Sấu, Bàu Cá, Bàu Chim khá phong phú, bao gồm các loài ngập nước sống nổi cùng với các loài sống bám khác và những loài bán ngập nước định cư ở ngay sát bờ nước của thuỷ vực. Trong đó, các loài thực vật phát triển từ nền đất (có thể là nền đáy khi nước ngập lên) ở các mực nước khác nhau thường khác nhau: - Ở mức bán ngập nước cao 2 m (khi nước ngập đến 2 m thì mới tới) có các loài Cỏ chỉ (Cynodon dactylon), Xăng ớt (Xanthophyllum) là phổ biến cùng với Cỏ đế (Saccharum spontaneum) là những loài ưu thế nhất. - Ở mực nước thấp hơn 1 m, dễ bị ngập nước hơn, các loài phổ biến nhất là Cỏ đế (Saccharum spontaneum), Cỏ chỉ (Cynodon dactylon), Cói (Cyperus sp.), Choại (Stenochlaena palustris), Cỏ tranh (Imperata cylindrica),…
- PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 163 - Ở ngay sát bờ nước trong thời kỳ cạn nhất có các loài thuộc họ Cói (Cyperaceae), họ Hòa thảo (Poaceae) và các loại thực vật thuỷ sinh khác phân bố. Các loài thực vật ngập nước, sống trong môi trường nước phổ biến là Bèo cám (Lemna minor), Bèo ong (Salvinia cucullata), Lục bình (Eichhornia crassipes), Rong đuôi chồn (Ceratophyllum demersum), Nhĩ cán vàng (Utricularia aurea), Rau dừa nước (Ludwigia adscendens), Nghể (Polygonum spp.), Súng trắng (Nymphaea pubescens),… - Các loài thực vật thuỷ sinh sống bám ở phần ngập nước hoàn toàn có: Lác tia (Cyperus digitatus), Cú lùn (Cyperus pygmaeus), Lác hến (Actinoscirpus grossus),… Các bàu chịu sự xâm lấn nghiêm trọng của loài Mai dương (Mimosa pigra), xuất hiện rất nhiều và đang đe doạ trực tiếp đến hệ sinh thái bản địa và đa dạng sinh học của khu vực này. Mai dương lấn chiếm diện tích mọc của thực vật bản địa, làm mất nơi cư ngụ của động vật bản địa, làm giảm diện tích thoáng bề mặt của thuỷ vực,… 4. KẾT LUẬN Tại Khu DTSQ Đồng Nai đã ghi nhận được 106 loài thực vật có mạch ngập nước và bán ngập nước, thuộc 84 chi, 46 họ, thuộc 2 ngành thực vật có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, các loài thuộc ngành Ngọc Lan chiếm ưu thế hơn cả. Trong ngành Dương xỉ, số họ đơn loài tương đối cao, còn 100 % là các chi đơn loài. Còn trong ngành Ngọc lan, trung bình mỗi họ có 2,5 loài và 2 chi, tỉ lệ chi đơn loài tương đối cao Bên cạnh các loài bán ngập nước, tổng số loài thực vật có mạch ngập nước là 43 loài (chiếm 40,57 % tổng số loài), trong đó, nhóm cây dạng sống trôi nổi có 6 loài, dạng sống chìm có 8 loài còn lại là 29 loài sống trồi. Có 4 họ giàu loài (có trên 6 loài) lần lượt là họ Hòa thảo (Poaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Cói (Cyperaceae). Số lượng loài thực vật có mạch ở Khu DTSQ Đồng Nai tuy không nhiều nhưng thành phần loài mang tính đại diện cho vùng đất ngập nước, hình thành nên các kiểu ưu hợp thực vật khác nhau tiêu biểu cho vùng đất ngập nước ở khu vực nghiên cứu. Lời cảm ơn: nghiên cứu được hỗ trợ kinh phí từ dự án bảo tồn các hệ sinh thái nước đặc hữu tại khu dự trữ sinh quyển đồng nai và sự giúp đỡ của ban quản lý khu dự trữ sinh quyển đồng nai. chúng tôi xin trân trọng cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên), 2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập II- III, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. Hoàng Chung, 2008. Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật. Nxb. Giáo Dục. Thành phố Hồ Chí Minh, 117 trang. Lê Diên Dực, 1989. Kiểm kê đất ngập nước Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Xưởng in Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Phạm Hoàng Hộ, 1991-1993. Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1-6, Montreal.
- 164 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ, 2010. Điều tra bổ sung danh lục thực vật và thảm thực vật rừng VQG Cát Tiên - Chương trình Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Cát Tiên, giai đoạn 2011 - 2020. Báo cáo khoa học. Lam Mỹ Lan, 2000. Giáo trình Thực vật thủy sinh. Đại học Cần Thơ. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 160 trang. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2000 - 2017. Thực vật chí Việt Nam, 21 tập. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật. BIODIVERSITY OF AQUATIC AND SEMI-AQUATIC VASCULAR PLANTS IN DONG NAI BIOSPHERE RESERVE, VIETNAM Nguyen Thi Kim Thanh1,* , Nguyen Hoang Hao2, Nguyen Thuy Dung3, Nguyen Manh Hung4 Abstract. The research has inherited the previous results and carried out field investigation in May and November 2021. There are 106 aquatic and semi- aquatic species, belonging to 84 genera, 46 families, 2 divisions of Polypodiophyta and Magnoliophyta. The total number of recorded aquatic plant species is 43 species, including 6 species of floating plants, 8 species of submerged plants, and 29 species of emergent plants. The richest families are respectively: Poaceae, Fabaceae, Rubiaceae and Cyperaceae. The wetland habitats in Dong Nai Biosphere Reserve are characterized by differents plant composition and plant diversity, and representative by dominant species. Keywords: Aquatic, biodiversity, biosphere reserve, Dong Nai, semi-aquatic, wetland 1 University of Science, Vietnam National University, Hanoi 2 Dong Nai Culture and Nature Reserve 3 Hanoi National University of Education 4 GCF Vietnam Company Limited * Email: nguyenthikimthanh@hus.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá đa dạng di truyền 12 mẫu giống Đông trùng hạ thảo thu thập ở Việt Nam bằng chỉ thị RAPD và ISSR
12 p | 9 | 5
-
Đánh giá đa dạng di truyền các quần thể tôm sú bố mẹ (Penaeus monodon) và nguồn vật liệu ban đầu cho chương trình chọn giống theo tính trạng tăng trưởng
14 p | 36 | 5
-
Thành phần và chỉ số đa dạng loài cây gỗ của một số trạng thái rừng lá rộng thường xanh tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
10 p | 18 | 4
-
Nghiên cứu đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
9 p | 17 | 4
-
Ecdysteroid ở thực vật và đa dạng các loài thực vật chứa Ecdysteroid
11 p | 35 | 3
-
Đánh giá đa dạng di truyền và hiện tượng thắt cổ chai ở quần thể Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte) tại tỉnh Phú Thọ bằng chỉ thị phân tử SSR
7 p | 28 | 3
-
Đa dạng các loài bướm (Lepidoptera: Rhopalocera) ở các sinh cảnh tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
9 p | 23 | 3
-
Đánh giá đa dạng di truyền một số nguồn gen nấm Linh chi dựa trên trình tự ITS
9 p | 15 | 3
-
Ứng dụng chỉ thị SCoT đánh giá đa dạng di truyền một số giống vú sữa (Chrysophyllum cainito) ở Việt Nam
7 p | 17 | 2
-
Đa dạng sinh học và sự phân bố của họ nấm lỗ (Polyporaceae) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên
6 p | 11 | 2
-
Đánh giá đa dạng di truyền hai loài tre thuộc chi Luồng (Dendrocalamus nees) ở miền Bắc Việt Nam dựa trên chỉ thị phân tử ISSR
10 p | 6 | 2
-
Đa dạng thành phần loài và giá trị sử dụng cây thuốc được cộng đồng dân tộc Thái sử dụng tại xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
9 p | 4 | 1
-
Đánh giá đa dạng di truyền cây Mật nhân (Eurycuma l ongifolia Jack) tại một số quần thể tự nhiên thuộc Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
10 p | 2 | 1
-
Nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
10 p | 3 | 1
-
Đánh giá đa dạng di truyền quần thể cá Đối mục (Mugil cephalus L.) ở Việt Nam bằng chỉ thị SSR
6 p | 59 | 1
-
Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng dân tộc Bru Vân Kiều ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
8 p | 45 | 1
-
Đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen cây Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis (Staunton ex D.Don) K. Koch) sử dụng chỉ thị ISSR
11 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn