Đánh giá hiện trạng và giá trị sử dụng cây thuốc tại xã Sùng Phài, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
lượt xem 3
download
Bài viết Đánh giá hiện trạng và giá trị sử dụng cây thuốc tại xã Sùng Phài, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu được nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vấn đề trên, đồng thời, đưa ra các biện pháp quản lý, sử dụng và bảo tồn hiệu quả nguồn tài nguyên này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá hiện trạng và giá trị sử dụng cây thuốc tại xã Sùng Phài, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
- ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CÂY THUỐC TẠI XÃ SÙNG PHÀI, HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU Mai Hương Lam Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Tại xã Sùng Phài, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, nơi chủ yếu có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cây dược liệu đã được người dân sử dụng để chữa bệnh từ lâu đời. Ở đây, các hoạt động thu hái, mua bán, sử dụng cây dược liệu diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, những hiểu biết về hiện trạng và giá trị sử dụng cây dược liệu vẫn còn rất hạn chế. Theo kết quả điều tra thực địa, phỏng vấn tri thức bản địa của người dân đã được thực hiện để đánh giá hiện trạng và giá trị sử dụng cây dược liệu trên địa bàn xã Sùng Phài. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 63 loài cây dược liệu, thuộc 37 họ và 02 ngành thực vật. Trong đó, có 57,14 % số loài được người dân trồng ở vườn nhà và 24,93 % số loài được thu hái từ thảm thực vật rừng. Hầu hết các cây dược liệu đều được người dân sử dụng thường xuyên để chữa bệnh. Kết quả đó là cơ sở quan trọng để đầu tư nhân giống và trồng các cây dược liệu có giá trị. Từ khoá: Cây thuốc; Tài nguyên; Xã Sùng Phài. Abstract Assessing the current status and existing - use values of medicinal plants in Sung Phai commune, Tam Duong district, Lai Chau province In Sung Phai commune, Tam Duong district, Lai Chau province, where mainly ethnic minorities live, medicinal plants have been used for treatment for a long time. The activities of collecting, trading and using medicinal plants take place regularly here, but the knowledge about the current status and existing-use values of medicinal plants is still very limited. According to the results of the field surveys and interviews with indigenous knowledge of local people were carried out in order to assess the current status and value of using medicinal plants in Sung Phai commune. Research results have identified 63 species of medicinal plants, belonging to 37 families and 02 branches of plants. In which, 57.14 % of the species are being planted in home gardens and 24.93 % of the species were collected from forest vegetation. Most of the medicinal plants are often used by local people to cure diseases. The study result is an important basis for investment in breeding and planting valuable medicinal plants. Keywords: Medical plant; Resources; Sung Phai commune. 1. Mở đầu Xã Sùng Phài, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là một xã miền núi, nằm ở độ cao trên 1000 m, với đa số diện tích là thảm cây bụi. Diện tích rừng che phủ cao và đa dạng về thành phần các loài, trong đó, có nhiều loài cây dược liệu quý hiếm. Đã từ bao đời nay, cuộc sống của người dân ở nơi đây gắn liền với rừng, họ sử dụng cây dược liệu để phục vụ cuộc sống của mình. Từ các món ăn hàng ngày đến những bài thuốc cổ truyền, những vị thuốc quý của người dân đều có sự hiện diện của cây rừng. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là nguồn tài nguyên cây dược liệu đang bị suy giảm và những kinh nghiệm sử dụng cây dược liệu đó chỉ có người già, người lớn tuổi biết còn những người trẻ ít khi quan tâm đến những kinh nghiệm sử dụng cây dược liệu dân gian này. Sự suy giảm tài nguyên cây dược liệu và giá trị sử dụng của tài nguyên cây dược liệu đang là vấn đề đáng quan tâm của Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 33 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- các nhà khoa học và các nhà quản lý. Những kết quả nghiên cứu về hiện trạng và giá trị sử dụng tài nguyên cây dược liệu trên địa bàn xã Sùng Phài, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu được trình bày trong bài báo này nhằm làm sáng tỏ vấn đề trên, đồng thời, đưa ra các biện pháp quản lý, sử dụng và bảo tồn hiệu quả nguồn tài nguyên này. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài thực vật có khả năng làm dược liệu trên địa bàn xã Sùng Phài, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp + Thu thập thông tin về vị trí địa lí, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn tài nguyên, diện tích, dân số xã Sùng Phài. + Thu thập các nghiên cứu về tài nguyên cây dược liệu. b. Phương pháp điều tra, phỏng vấn Đối tượng lựa chọn để thu thập thông tin gồm: + Phỏng vấn người dân địa phương (40 phiếu); + Phỏng vấn cán bộ y tế/thầy lang địa phương (03 phiếu cho cán bộ y tế, 07 phiếu cho thầy lang địa phương); Độ tuổi được lựa chọn để điều tra, phỏng vấn là trong khoảng 18 - 70 tuổi. Vì những người nằm trong độ tuổi này là những người có kinh nghiệm về sử dụng cây dược liệu nên họ sẽ biết những cây dược liệu của hiện tại so với trước đây có bị suy giảm hay không. Trong quá trình khảo sát thực địa và phỏng vấn, phát ngẫu nhiên phiếu và hướng dẫn mọi người hoàn thành phiếu, sau đó thu lại. c. Phương pháp điều tra cây thuốc Được thực hiện theo Quy trình điều tra dược liệu của Viện Dược liệu (2006). d. Phương pháp nghiên cứu thực vật Được thực hiện theo các tác giả Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Như Khanh (1979); Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). e. Phương pháp khảo sát thực địa Nghiên cứu tiến hành khảo sát thực địa để có thể xác định hiện trạng và đặc điểm phân bố của một số cây thuốc trên 02 tuyến như sau: + Tuyến 01: 05 bản: Cư Nhà La - Làng Giảng - Suối Thầu - Trung Chải - Tả Chải. + Tuyến 02: 03 bản: Căn Câu - Sùng Phài - Sin Chải. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Thành phần loài cây dược liệu Qua điều tra khảo sát thực địa tại 08 địa điểm thuộc các bản: Căn Câu; Cư Nhà La; Làng Giảng; Sin Chải; Sùng Phài; Suối Thầu; Tả Chải; Trung Chải thuộc xã Sùng Phài với các sinh cảnh khác nhau. Đồng thời, tiến hành phỏng vấn 40 hộ dân, 07 thầy lang và 03 cán bộ y tế tại khu vực nghiên cứu, có tổng số 63 loài thuộc 37 họ, 02 ngành có thể làm cây dược liệu đã được xác định và thống kê. 34 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- Các loài cây dược liệu được xác định tại xã Sùng Phài khá phong phú nhưng phân bố không đều ở các ngành, lớp, họ thực vật khác nhau (Bảng 1). Bảng 1. Phân bố các loài cây dược liệu Số họ Số loài STT Tên ngành, lớp Tên khoa học Số lượng % Số lượng % 1 Dương xỉ Pteridophyta 2 5,41 2 3,17 2 Hạt kín Magnoliophyta 35 94,59 61 96,83 - Lớp 01 lá mầm Monocotyledons 10 27,03 16 25,39 - Lớp 02 lá mầm Dicotyledones 25 67,58 45 71,44 Tổng số 37 100 63 100 Kết quả nghiên cứu trình bày ở Bảng 1 cho thấy, ngành Hạt kín (Magnoliophyta) chiếm đa số với 35 họ (94,59 %), trong đó có 10 họ (26,03 %) thuộc lớp 01 lá mầm và 25 họ (67,58 %) thuộc lớp 02 lá mầm; ngành Dương xỉ (Pteridophyta) chỉ có 02 họ (5,41 %). Trong đó họ Gừng (Zingiberaceae) và họ Cúc (Asteraceae) đều có 05 loài; Họ Hoa môi (Lamiaceae) và Họ Đậu (Fabaceae) có 04 loài; Các Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), Họ nhân sâm/ngũ gia bì (Araliaceae), Họ Cẩm quỳ (Malvaceae) có 03 loài; Các Lan (Orchidaceae), Lay ơn (Iridaceae), Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), Họ Rau răm (Polygonaceae), Họ Ô rô (Acanthaceae), Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), Họ Hoa tán (Apiaceae) có 02 loài; các họ còn lại chỉ có 1 loài (Phụ lục). 3.2. Đa dạng về sinh cảnh sống của các loài cây dược Kết quả điều tra thực địa đã xác định được các loài thực vật có thể làm thuốc tại xã Sùng Phài phân bố chủ yếu ở 04 sinh cảnh, gồm: vườn nhà; rừng tự nhiên; thảm cây bụi và khe suối. Số lượng loài theo các sinh cảnh được trình bày ở Bảng 2. Bảng 2. Bảng thống kê số lượng loài theo nơi phân bố STT Nơi phân bố Số loài Tỷ lệ % 1 Vườn nhà 36 57,14 2 Rừng tự nhiên 22 34,92 3 Thảm cây bụi 15 23,81 4 Khe suối 18 28,57 Kết quả điều tra cho thấy, có tới 36 loài, chiếm 57,17 % số loài được xác định phân bố ở vườn nhà. Điều này cho thấy việc các hộ dân tại khu vực xã Sùng Phài đã có nhận thức tốt về giá trị của các loài cây dược liệu và việc hỗ trợ để phát triển mô hình trồng cây dược liệu trong các hộ gia đình sẽ có rất nhiều triển vọng. Rừng tự nhiên cũng là sinh cảnh có tới 22 loài cây dược liệu. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế rằng, đây cũng là môi trường thuận lợi cho nhiều cây thuốc sinh trưởng và phát triển. Kết quả cũng ghi nhận một số loài phân bố ở nhiều sinh cảnh như ở vườn nhà, rừng tự nhiên và rừng phục hồi cho thấy triển vọng để đầu tư nhân giống trong điều kiện vườn nhà, sau đó trồng trong các khu vực khoanh nuôi bảo vệ rừng cũng rất có triển vọng thành công. 3.3. Giá trị sử dụng của các loài cây dược liệu Kết quả điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân, cán bộ y tế và thầy lang tại địa phương, đồng thời, đối chiều với các tài liệu Đỗ Tất Lợi (1986) và Lê Trần Đức (1995), chúng tôi đã phân loại các nhóm cây theo giá trị sử dụng để chữa bệnh. Kết quả được trình bày ở Bảng 3. Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 35 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- Bảng 3. Các nhóm cây phân chia theo giá trị sử dụng để chữa bệnh STT Các nhóm bệnh Số loài Tỷ lệ % 1 Nhóm cây dược liệu chữa bệnh ho, đau đầu, cảm, sốt 14 22,22 2 Nhóm cây dược liệu chữa bệnh phụ nữ 8 12,70 3 Nhóm cây dược liệu chữa bệnh ngoài da 8 12,70 4 Nhóm cây dược liệu chữa bệnh đau xương khớp 6 9,52 5 Nhóm cây dược liệu chữa rắn độc cắn 3 4,76 6 Nhóm cây dược liệu chữa các bệnh khác 24 38,20 Kết quả thống kê cho thấy: - Nhóm cây dược liệu chữa bệnh ho, đau đầu, cảm, sốt gồm 14 loài: Cây chàm mèo, đương quy, nhân trần, cây rau má, tía tô, diếp cá, cây rẻ quạt, cây xương sông, gừng, húng quế, cốt cắn, giảo cổ lam, cây nhọ nồi, hà thủ ô. - Nhóm cây dược liệu chữa bệnh phụ nữ gồm 08 loài: Cây huyết dụ đỏ, hoa sim, huyết cẩm tím, mầm tưới, cây gai, xích đồng nam, bạch đồng nữ, thổ phục linh. - Nhóm cây dược liệu chữa bệnh ngoài da gồm 08 loài: ké hoa vàng, cây lá bỏng, cây lá ngón, sài đất, bồ công anh, mía dò, kim ngân, cam thảo đất. - Nhóm cây dược liệu chữa bệnh đau xương khớp gồm 06 loài: Lan kim tuyến, sâm ngọc linh, cây cốt khí, cây bòng bong, ngải tiên (hoa vàng), cây trinh nữ. - Nhóm cây dược liệu chữa rắn độc cắn có 03 loài: Thài lài tía, cam thảo dây và bạch hoa xà thiệt thảo. - Nhóm cây dược liệu chữa các bệnh khác gồm 24 loài: Cây đảng sâm, bạc hà, kim tiền thảo, ngũ gia bì, dạ cẩm, thành ngạnh, thầu dầu tía, thạch vĩ, cây một lá, ké hoa đào, cây râu hùm, nghệ vàng, nghệ đen, xạ đen, ý dĩ, đinh lăng, sâm đại hành, sâm cau đỏ, bạc hà, lá lốt, cây xương rồng, sa nhân tím, lục lạc, cối xay. Dưới đây là kinh nghiệm sử dụng một số cây thược liệu phổ biến của người dân tại xã Sùng Phài. - Hạ sốt bằng cây Chàm mèo (Strobilanthes cusia (Nees) Kuntze): Lấy lá cây Chàm mèo hơ qua lửa, lá cây nóng lấy khăn bó chéo tay trái với chân phải để qua đêm. - Chữa xuất huyết do động thai bằng cây Gai (Boehmeria nivea (L) Gaud): Nhổ 03 gốc rễ cây gai, rửa sạch, băm nhỏ, đun nước uống. - Chữa đau xương khớp bằng cây Trinh nữ (Mimosa pudica L.): Nhổ khoảng 0,3 kg, rửa sạch, đun nước tắm nóng. - Chữa thủy đậu bằng cây Cam thảo đất (Scoparia dulcis L.): Lấy lá cam thảo đất giã nát, đắp vào miệng nốt thủy đậu. - Chữa bí tiểu bằng cây Lục lạc (Crotalaria cytisoides Roxb. ex DC.): Nhổ 03 gốc (đối với nam), 07 gốc (đối với nữ) rễ cây Lục lạc, rửa sạch, băm nhỏ, đun nước uống. - Chữa lành gãy xương nhanh bằng cây Ngải tiên (hoa vàng) (Hedychium coronarium Koenig.): Đào lấy 0,5 kg củ, rửa sạch, đập nát, cho vào nồi nấu nóng (tay sờ được), cho 2 thìa cà phê rượu trộn đều lên, đổ ra dải đều lên khăn để băng bó. 3.4. Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên cây dược liệu Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân tại khu vực nghiên cứu, nguồn tài nguyên cây dược liệu tại xã Sùng Phài đang bị suy giảm so với trước đây. Một số loài cây dược liệu quý được thương lái Trung Quốc thu mua với giá cao như: Lan kim tuyến (1.500.000 đồng/kg tươi), cây 36 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- Một lá (500.000 - 800.000 đồng/kg khô), Hà thủ ô (150.000 - 200.000 đồng/kg tươi), Thổ phục linh (50.000 đồng/kg tươi), Nghệ vàng (10.000 đồng/kg tươi), Nghệ đen (15.000 đồng/kg tươi),... Do đó, một lượng lớn các cây dược liệu này bị khai thác quá mức, dẫn đến chỉ còn các cây non không thể khai thác. Thậm chí có những nơi như bản Suối Thầu, bản Cư Nhà La trước kia có thể dễ dàng tìm được lan kim tuyến thì hiện nay người dân không còn nhìn thấy lan kim tuyến trong tự nhiên nữa. Tuy nhiên, kết quả khảo sát và phỏng vấn cũng cho thấy, hầu hết các loài được xác định còn lại như ý dĩ, lục lạc để chữa bệnh bí tiểu; cam thảo đất chữa bệnh thủy đậu; cây chàm mèo, đương quy, giảo cổ lam để chữa sốt cao, đau đầu; nghệ vàng, nghệ đen chữa bệnh dạ dày; kim tiền thảo trị mẩn ngứa, hắc hào; bạc hà chữa nước ăn chân; cây ngọn đỏ (thành ngạnh) chữa đau bụng, vẫn phát triển tốt và được trồng trong vườn nhà nên tiềm năng về nguồn cây dược liệu tại Sùng Phài vẫn còn đa dạng và phong phú, đặc biệt ở những khu vực có địa hình phức tạp mà trong phạm vi nghiên cứu này chưa thể tiếp cận được. Mức độ sử dụng cây dược liệu của các hộ dân có sự khác nhau, tùy thuộc vào số nhân khẩu trong gia đình. - Tỷ lệ hộ dân sử dụng cây dược liệu để chữa bệnh từ 03 - 04 lần/tháng là nhiều nhất với 55 % (22/40 hộ). Đa số các hộ dân này có từ 05 đến 07 nhân khẩu/hộ. - Tiếp theo là tỷ lệ các hộ dân sử dụng cây dược liệu ít hơn (từ 01 - 02 lần/tháng) chiếm 37,5 % (15/40 hộ). Các hộ dân này cũng có ít nhân khẩu hơn (chỉ từ 02 đến 04 nhân khẩu/hộ). - Cuối cùng là tỷ lệ các hộ dân sử dụng cây dược liệu nhiều từ 05 - 06 lần/tháng chiếm 7,5 % (3/40 hộ). Đây là các hộ đông nhân khẩu từ 08 đến 09 nhân khẩu/hộ, bao gồm cả người già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Theo kết quả điều tra phỏng vấn cán bộ y tế và thầy lang cho thấy, số người dân đến lấy cây dược liệu để chữa bệnh ở trạm y tế vẫn còn thấp hơn nhiều so với đến nhà thầy lang và trực tiếp thu hái từ tự nhiên và vườn nhà theo kinh nghiệm sử dụng của bản thân và cộng đồng. 3.5. Giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây dược liệu Từ một số kết quả nghiên cứu bước đầu về hiện trạng và giá trị sử dụng, nguyên nhân gây suy giảm cây dược liệu trên địa bàn xã Sùng Phài, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, để bảo tồn và phát triển cây dược liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp sau: - Xây dựng các bể biogas xử lý phế thải chăn nuôi sinh ra khí methane, dùng làm nhiên liệu đun nấu thay thế củi để giảm chặt phá rừng làm củi đốt. - Thay vì đốt rơm rạ, tận dụng rơm rạ sau mùa lúa vào trồng nấm, sau khi thu hoạch nấm các bã rơm mục dùng làm phân bón cho vụ sau. Giải pháp này sẽ góp công sức nhỏ vào việc ứng phó với biến đổi khí hậu, giúp bảo tồn nguồn tài nguyên dược liệu. - Tổ chức tập huấn, đào tạo, nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn và phát triển cây dược liệu. - Có những nghiên cứu chi tiết hơn về điều kiện sinh trưởng, phát triển và nhân giống một số loài có giá trị. Đồng thời, hướng dẫn người dân trồng một số loài cây dược liệu thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và địa hình của địa phương như: Đương quy, nghệ vàng, nghệ đen,… nhằm góp phần tạo việc làm, tăng thêm thu nhập, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. - Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật về việc bảo vệ rừng. Đồng thời, xử phạt nghiêm các hành vi chặt phá rừng; tổ chức tập huấn, đào tạo, nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn và phát triển cây dược liệu. Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 37 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- 4. Kết luận Xã Sùng Phài, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là một xã có nguồn tài nguyên cây dược liệu đa dạng và phong phú về thành phần loài. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định được 63 loài cây dược liệu, thuộc 37 họ và 02 ngành thực vật là ngành hạt kín (35 họ, 61 loài) và ngành dương xỉ (02 họ, 02 loài). Do khai thác quá mức đã làm suy giảm đáng kể các loài cây dược liệu, đặc biệt là những cây quý hiếm có giá trị chữa bệnh và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, với 57,14 % số loài được xác định đã được người dân trồng ở vườn nhà, 24,93 % số loài được thu hái từ rừng tự nhiên và việc người dân thường xuyên sử dụng cây dược liệu để chữa bệnh sẽ là cơ sở quan trọng để đầu tư nhân giống các cây dược liệu có giá trị trong điều kiện vườn nhà, sau đó trồng trong các khu vực khoanh nuôi phục hồi và bảo vệ rừng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Như Khanh (1979). Phương pháp nghiên cứu thực vật. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, Tập 1, 384 trang. [2]. Lê Trần Đức (1995). Cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. [3]. Võ Văn Chi (2012). Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tập 1, 1.675 trang, Tập 2, 1.541 trang. [4]. Đỗ Tất Lợi (2000). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [5]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 171 trang. [6]. Viện Dược liệu (2006). Nghiên cứu cây thuốc từ thảo mộc. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 686 trang. Ngày chấp nhận đăng: 10/11/2021. Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh 38 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- PHỤ LỤC: DANH MỤC CÁC CÂY THUỘC ĐIỀU TRA TẠI XÃ SÙNG PHÀI, HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU Công dụng Bộ phận STT Tên loài Nơi phân bố Cách sử dụng chữa bệnh sử dụng NGÀNH DƯƠNG XỈ (PTERIDOPHYTA) Họ Dương xỉ (Polypodiaceae) Thạch vĩ (Pyrrhosia lingua 1 Trong rừng Tiểu ra máu Cả cây Đun uống (Thunb.) Farwell) Họ Ráng lá chuối (Oleandraceae) Cốt cằn Đồi núi, trong 2 Ho Cả cây Đun uống (Nephrolepis cordifolia) rừng NGÀNH HẠT KÍN (MAGNOLIOPHYTA) Lớp một lá mầm (Monocotyledons) Họ Lúa (Poaceae) Mọc hoang, 3 Ý dĩ (Coxi lachrymal-jobi L.) Bí tiểu Cả cây Đun uống vườn nhà Họ Lan (Orchidaceae) Lan một lá (Nervilia 4 Đồi núi Ngộ độc nấm Cả cây Đun uống fordii (Hance) Schlechter) Lan kim tuyến (Anoectochilus 5 Trong rừng Xương khớp Cả cây Ngâm rượu uống roxburghii (Wall.) Lindl.) Họ Kim cang/khúc khắc (Smilacaceae) Thổ phục linh (Smilax Mất máu (phụ 6 Trong rừng Củ Hầm gà ăn glabra Wall. ex Roxb.) nữ sau sinh) Họ Gừng (Zingiberaceae) Nghệ rễ vàng (Curcuma Vườn nhà, đồi 7 Dạ dày Củ Chấm mật ong ăn zanthorrhiza Roxb.) núi Nghệ đen (Curcuma Vườn nhà, đồi 8 Dạ dày Củ Chấm mật ong ăn zedoaria (Berg.) Rosc.) núi Sa nhân tím (Amomum Nhét miếng nhỏ vào 9 Trong rừng Sâu răng Quả longiligulare T. L. Wu.) răng bị sâu Gừng (Zingiber officinale Nướng nóng đập nát 10 Vườn nhà Ho có đờm Củ Rosc.) bó cổ Ngải tiên hoa vàng Đập nát băng bó Vườn nhà, 11 (Hedychium coronarium Gãy xương Củ (không ngứa thì mới trong rừng Koenig.) dùng) Họ Lay ơn (Iridaceae) Rẻ quạt (Belamcanda Vườn nhà, đồi 12 Viêm họng Lá Đun uống chinensis (L.) DC.) núi Sâm đại hành (Eleuthrine Vườn nhà, 13 Yếu sinh lí Củ Đun uống, hầm gà ăn bulbosa (Mill.) Urban.) trong rừng Họ Huyết dụ (Asteliaceae) Huyết dụ (Cordyline Kinh không 14 Vườn nhà Lá Đun uống, hầm gà ăn fruticosa (L.) Goepp.) đều Họ Thài lài (Commelinaceae) Thài lài tía (Tradescentia 15 Đồi núi Rắn độc cắn Lá Dùng để băng bó zebrina) Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 39 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- Công dụng Bộ phận STT Tên loài Nơi phân bố Cách sử dụng chữa bệnh sử dụng Họ Râu hùm (Taccaceae) Râu hùm hoa tía (Tacca 16 Trong rừng Viêm dạ dày Củ Đun uống chantrieri) Họ Sâm cau (Hypoxidaceae) Vườn nhà, Ngực bụng 17 Sâm cau (Curculigo orchioides) Củ Đun uống trong rừng lạnh, thận yếu Họ Mía dò, Đót đắng (Costaceae) 18 Mía dò (Cheilocostus speciosus) Mọc hoang Mẩn ngứa Củ Đun rửa Lớp hai lá mầm (Dicotyledones) Họ Cúc (Asteraceae) Nhọ nhồi (Eclipta prostrata (L.) Vườn nhà, đồi 19 Sốt, phát ban Lá Giã nát đắp L.) núi Bồ công anh (Taraxacum Vườn nhà, đồi 20 Mụn nhọt Lá, thân Dùng nhựa cây bôi officinale) núi Kho với trứng ăn, 21 Mần tưới (Eupatorium fortunei) Vườn nhà Động thai Lá đun uống Sài đất (Wedelia chinensis Vườn nhà, đồi 22 Mụn nhọt Lá Giã nát đắp (Osbeck) Merr) núi Xương sông (Blumea Vườn nhà, đồi 23 ho Lá Kho trứng ăn lanceolaria (Roxb.) Druce) núi Họ Kim ngân (Caprifoliaceae) Kim ngân (Lonicera japonica Vườn nhà, 24 Mẩn ngứa Cả cây Đun rửa Thumb. 1784) trong rừng Họ Hồ tiêu (Piperaceae) 25 Lá lốt (Piper lolot C. DC.) Vườn nhà Tiêu chảy Lá Đun uống Họ Hoa môi (Lamiaceae) Tía tô (Perilla frutescens (L.) 26 Vườn nhà Ho Lá Hãm nước uống Britt.) 27 Húng quế (Ocimum basilicum L.) Vườn nhà Sốt Lá Đun uống Vườn nhà, đồi 28 Bạc hà (Mentha arvensis L.) Nước ăn chân Cả cây Đun rửa núi Nhân trần (Acrocephalus 29 Mọc hoang Sốt Cả cây Đun uống indicus (Burm.f.) Kuntze) Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) Xích đồng nam (Clerodendrum Vườn nhà, đồi Kinh không 30 japonicum Rễ cây Đun uống núi, trong rừng đều (Thunb.) Sweet) Họ Cà phê (Rubiaceae) Dạ cẩm (Hedyotis capitellata Vườn nhà, đồi Máu tụ (do tai 31 Lá Đập nát đắp, bang bó Wall. ex G.Don) núi, trong rừng nạn, va đập) Bạch hoa xà thiệt thảo Đồi núi, trong 32 Rắn độc cắn Lá Giã nát đắp (Hedyotis diffusa) rừng 40 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- Công dụng Bộ phận STT Tên loài Nơi phân bố Cách sử dụng chữa bệnh sử dụng Họ Đậu (Fabaceae) Đau xương 33 Trinh nữ (Mimosa pudica L.) Mọc hoang khớp người Cả cây Đun tắm già Cốt khí (Tephrosia candida Vườn nhà, Đau xương Đun uống, ngâm 34 Cả cây (Roxb.) DC.) trong rừng khớp rượu uống Lục lạc (Crotalaria cytisoides 35 Mọc hoang Bí tiểu Cả cây Đun uống Roxb. ex DC.) Cam thảo dây (Abrus 36 Mọc hoang Rắn độc cắn Lá Giã nát đắp specatorius L.) Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) Xương rồng (Euphorbia Dùng nhựa bôi ở 37 Vườn nhà Tức ngực Lá, thân antiquorum L.) ngoài da Thầu dầu tía (Ricinus communis Giã nát bôi, hơ nóng 38 Vườn nhà Trĩ Lá L.) lá dải ghế ngồi Họ Nhân sâm/Ngũ gia bì (Araliaceae) Sâm ngọc linh (Panax Đau xương 39 Trong rừng Củ Ngâm rượu uống vietnamensis Ha et Grushv.) khớp Ngũ gia bì (Acanthopanax Vườn nhà, Tê mỏi chân 40 Thân cây Đun tắm gracilistylus W.W. Smith) trong rừng tay Đinh lăng (Polyscias fuiticosa Mệt mỏi, suy 41 Vườn nhà Lá Hãm nước uống (L) Harms) nhược cơ thể Họ Rau răm (Polygonaceae) Hà thủ ô (Polygonum Đau đầu, mất 42 Trong rừng Củ Đun uống multiflorum Thunb.) ngủ Kim tiền thảo (Antenoron Sỏi thận, bệnh Đun uống chữa Sỏi 43 filiforme (Thunb.) Robert. & Mọc hoang can (trẻ em), Cả cây thận, bệnh can, rửa Vaut.) hắc lào chữa hắc lào Họ Dây gối (Celastraceae) Vườn nhà, Ung thư, mất 44 Xạ đen (Celastrus hindsii) Lá, thân Hãm nước uống trong rừng ngủ Họ Cẩm quỳ (Malvaceae) 45 Ké hoa đào (Urena lobata L.) Mọc hoang Mụn nhọt Lá Giã nát đắp Cối xay (Abutilon indicum (L.) 46 Mọc hoang Tiểu ra máu Cả cây Đun uống Sweet) Ké hoa vàng (Sida alnifolia 47 Mọc hoang Sỏi thận Cả cây Đun uống Lour.) Họ Sim (Myrtaceae) Kinh không 48 Sim (Rhodomyrtus tomentosa) Mọc hoang đều, hiếm Cả cây Đun uống muộn (phụ nữ) Họ Ô rô (Acanthaceae) Chàm mèo (Strobilanthes cusia Vườn nhà, Hơ lửa nóng dắp 49 Đau đầu, sốt Lá (Nees) Kuntze) trong rừng chéo 1 chân với 1 tay Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 41 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- Công dụng Bộ phận STT Tên loài Nơi phân bố Cách sử dụng chữa bệnh sử dụng Kinh không Lá cầm (Peristrophe 50 Vườn nhà đều, đau bụng Cả cây Đun uống roxburghiana) kinh Họ Gai (Urticaceae) Gai (Boehmeria nivea (L) Vườn nhà, 51 Động thai Rễ Đun uống Gaud) trong rừng Họ Hoa chuông (Campanulaceae) Đảng sâm (Codonopsis Vườn nhà, Suy nhược cơ 52 Củ Đun uống, hầm gà ăn javanica) trong rừng thể, tiêu chảy Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) Nàng nàng (Callicarpa 53 Mọc hoang Bí tiểu Cả cây Đun uống candicans (Burm. f.) Hochr.) Đun uống chưa kinh Bạch đồng nữ (Clerodendron Kinh không nguyệt không đều; 54 Mọc hoang Cả cây paniculatum L.) đều, bỏng da giã nát đắp chữa bỏng da Họ Lá ngón (Gelsemiaceae) Lá ngón (Gelsemium elegans 55 Mọc hoang Mẩn ngứa Cả cây Đun tắm (tắm nóng) (Gardn. & Champ.) Benth.) Họ Thuốc bỏng (Crassulaceae) Lá bỏng (Kalanchoe pinnata 56 Vườn nhà Mụn nhọt Lá Giã nắt đắp (Lam.) Pers) Họ Lành ngạnh (Hypericaceae) Thành ngạnh (Cratoxylon 57 Mọc hoang Tiêu chảy Lá Ăn ngọn cây tươi prunifolium Dyer) Họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae) Cam thảo đất (Scoparia dulcis 58 Mọc hoang Thủy đậu Lá Giã nát đắp L.) Họ Bầu bí (Cucurbitaceae) Giảo cổ lam (Gynostemma Vườn nhà, đồi 59 Sốt, táo bón Cả cây Đun uống pentaphyllum (Thunb.) Makino) núi, trong rừng Họ Diếp cá (Saururaceae) Diếp cá (Houttuynia cordata Vườn nhà, Mọc 60 Sốt Lá Hãm nước uống Thunb.) hoang Họ Hoa tán (Apiaceae) Đương quy (Angelica sinensis 61 Vườn nhà Sốt, đau đầu Lá Hơ lửa nóng bó đầu (Oliv) Deils) Rau má (Centella asiatica (L.) Vườn nhà, Mọc Đun sôi cho 1 thìa 62 Ho, sốt Cả cây Urb.) hoang mật ong vào uống Họ Bòng bong (Schizaeaceae) Bòng bong (Lygodium Đau xương 63 Mọc hoang Cả cây Đun nước tắm flexuosum (L.) Sw.) khớp 42 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng, cách thức sử dụng rượu bia và các yếu tố liên quan ở nhóm nam giới 25-64 tuổi tại Long Biên, Hà Nội, 2015
7 p | 158 | 16
-
Hiện trạng và giải pháp phát triển dược liệu tại Tây Nguyên
9 p | 56 | 5
-
Nhận dạng cảm xúc qua EEG và đánh giá hiện trạng sức khỏe dựa trên cường độ tác động của cảm xúc
9 p | 14 | 5
-
Đánh giá tình trạng răng miệng của học sinh khiếm thị Trường Phổ thông Đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu TP. Hồ Chí Minh năm 2010
7 p | 71 | 5
-
Phiếu đánh giá thực trạng bảo đảm an toàn phẫu thuật tại các cơ sở khám chữa bệnh
19 p | 48 | 4
-
Đánh giá tình trạng thể lực của thanh niên Việt Nam
7 p | 63 | 3
-
Hiện trạng đánh giá và can thiệp dinh dưỡng trên người bệnh nội trú tại Bệnh viện Ung Bướu Tp. Hồ Chí Minh năm 2020
7 p | 45 | 3
-
Đánh giá thực trạng cấp cứu hồi sinh tim phổi của điều dưỡng tại Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác
13 p | 8 | 3
-
Thực trạng mắc bệnh mạn tính ở người cao tuổi tại thành phố Thái Bình năm 2023
7 p | 6 | 3
-
Đánh giá tình trạng lo âu và trầm cảm của các cặp vợ chồng thực hiện IVF và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times city năm 2021
7 p | 7 | 2
-
Những bước quan trọng cho bạn đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân
5 p | 83 | 2
-
Thực trạng năng lực thực hiện chuyên môn kỹ thuật của Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên
6 p | 31 | 2
-
Thực trạng thực hiện phân tuyến kỹ thuật y tế tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn 2013-2015
4 p | 58 | 2
-
Đánh giá tình trạng dung nạp Glucose máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
6 p | 64 | 2
-
Thực trạng phát hiện và quản lý sốt rét tại một số xã sốt rét lưu hành huyện a Soup, Tỉnh Đak Lak 2011
7 p | 24 | 1
-
Thực trạng các bệnh về da ở quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang, năm 2023
8 p | 4 | 1
-
Phân bố và đặc điểm túi thừa đại tràng trên nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TpHCM
4 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn