intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiệu quả các doanh nghiệp có lợi thế xuất khẩu của tỉnh Bình Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đã đánh giá một cách khái quát tình hình sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp ở Bình Định và tập trung vào đánh giá hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp trong 5 ngành có ưu thế xuất khẩu của tỉnh là cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp và quyết định quản lý của các cơ quan chức năng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả các doanh nghiệp có lợi thế xuất khẩu của tỉnh Bình Định

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC DOANH NGHIỆP CÓ LỢI THẾ XUẤT KHẨU CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH EVALUATION OF EFFECTIVENESS OF ENTERPRISES WITH EXPORT ADVANTAGES IN BINH DINH PROVINCE NCS.Nguyễn Thị Hạnh Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nguyenthihanh@qnu.edu.vn TÓM TẮT Năm ngành có lợi thế xuất khẩu của tỉnh ình Định là chế biến thủy hải sản, sản xuất đồ gỗ, may mặc, da giày và du lịch. Thực tế cho thấy mục tiêu phát triển sản xuất và xuất khẩu của các cơ quan quản lý và quyết định kinh doanh của các doanh nghiệp có thể không thống nhất. ài báo đã đánh giá một cách khái quát tình hình sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp ở ình Định và tập trung vào đánh giá hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp trong 5 ngành có ưu thế xuất khẩu của tỉnh là cơ sơ cho việc ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp và quyết định quản lý của các cơ quan chức năng. ằng phương pháp tiếp cận phân tích bao số liệu để ước lượng hiệu quả kỹ thuật, nghiên cứu của tác giả được trình bày trong bài báo đã cho thấy phần lớn các doanh nghiệp có nhiều ưu thế xuất khẩu này đang hoạt động với hiệu quả thấp và việc cải thiện đòi hỏi nhiều sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý. 180 doanh nghiệp được khảo sát và phần mềm DEAP.2.1. được sử dụng trong ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp. Từ khóa: AEC, doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh, xuất khẩu ABSTRACT Five industries which have advantages in exportation of Binh Dinh Province are wooden furniture production, seafood processing, wooden furniture manufacturing, garment industry, footwear industry and tourism. Actually, objectives of administration officers and business decisions of entrepreneurs are not completely unified. This article broadly judges the production and export of enterprises in Binh Dinh and focused on evaluating technical efficiency of enterprises in five dominant industries of the province's exportation to supply base for business decision making of enterprises and management decisions of the authorities. Approaching to data envelopment analysis to estimate the technical efficiency, the study of authors shows that the majority of enterprises with advantages of export are operating with low efficiency and the improvement requires a lot of support from the authorities. 180 enterprises were surveyed and DEAP.21. are used in estimating the technical efficiency of enterprises. Key words: AEC, enterprises, competitive advantage, export 1. Giới thiệu Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA), RCEP và các cam kết hội nhập khác đƣợc kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội mới cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệpViệt Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng. Kim ngạch xuất khẩu của Bình Định dự kiến đạt 750 triệu USD vào năm 2015 và sẽ tăng lên mức 1,4 tỷ USD vào năm 2020 với các ngành có lợi thế xuất khẩu nhƣ chế biến thủy hải sản, chế biến gỗ, may mặc, giày da. (Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Bình Định đến năm 2020). Bên cạnh đó, ngành du lịch - một ngành kinh tế tổng hợp, có tiềm năng xuất khẩu tại chỗ lớn, cũng nhận đƣợc sự quan tâm và đầu tƣ với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, đạt khoảng 500 nghìn lƣợt khách/năm. Bình Định đang tiến hành quy hoạch về không gian các tuyến, các khu, cụm, điểm du lịch và chú trọng đầu tƣ phát triển các sản phẩm du lịch đặc trƣng của tỉnh, đồng thời có chính sách khuyến kích đầu tƣ để thu hút các công ty du lịch lớn của quốc gia và quốc tế đến đầu tƣ vào các điểm du lịch trên tuyến Phƣơng Mai - Núi Bà nhằm sớm hình thành tuyến du lịch trọng điểm quốc gia. Trong khi các nhà quản lý địa phƣơng và trung ƣơng mong muốn đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tƣ, xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ theo định hƣớng xuất khẩu và triển khai các chƣơng trình xúc tiến thị trƣờng xuất khẩuthì các doanh nghiệp ở Bình Định có lựa chọn và phát triển theo các định hƣớng này hay 251
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG không lại phụ thuộc vào lợi ích mà kinh doanh thực tế mang lại cho họ hay nói cách khác là hiệu quả kinh doanh trong các ngành sản xuất và xuất khẩu đó có cao hay không. Bài viết này thực hiện việc nghiên cứu đánh giá chung về tình hình sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp Bình Định và tập trung vào đánh giá hiệu quả các doanh nghiệp trong 5 lĩnh vực kinh tế quan trọng góp phần vào hoạt động xuất khẩu của tỉnh từ đó bàn luận về các định hƣớng đầu tƣ và phát triển cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực này. 2. Thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu ở Bình Định Theo Tổng cục thống kê (2014), tình đến 31/12/2013, cả tỉnh Bình Định có 3.724 doanh nghiệp đang hoạt động trong đó có 212 doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu với tổng trị giá xuất khẩu trực tiếp là 110.359.000 USD và ủy thác xuất khẩu là 13.393.000 USD. Trong 5 ngành có lợi thế xuất khẩu của Bình Định nhƣ đã đề cập ở mục I, trừ ngành du lịch không đƣợc thống kê vào doanh nghiệp xuất khẩu thì 4 ngành còn lại có 74 doanh nghiệp chiếm 34,90% số doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu và tổng trị giá hàng xuất khẩu là 243.244.000 USD chiếm 42,95% tổng trị giá hàng xuất khẩu toàn tỉnh. Sự phát triển của các ngành xuất khẩu chủ lực này kéo theo sự phát triển của hàng loạt doanh nghiệp trong các khâu cung ứng đầu vào cũng nhƣ thƣơng mại đầu ra.Tổng số doanh nghiệp trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng xuất khẩu của Bình Bịnh này là 408, chiếm 11,08% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh của Bình Định, với doanh thu thuần năm 2013 chiếm 20,41% tổng doanh thu thuần của các doanh nghiệp trên địa bàn.Loại hình doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp tƣ nhân với số lƣợng là 127 doanh nghiệp (chiếm 31,13%) hoặc các công ty TNHH hoặc cổ phần không có hoặc có đƣới 50% vốn nhà nƣớc với số lƣợng là 267 doanh nghiệp (chiếm 65,44%). Cả tỉnh chỉ có 6 doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài trong các lĩnh vực này. Dựa trên hai tiêu chí là tổng số lao động và qui mô vốn theo cách phân loại qui định tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ (2009), tác giả đã phân nhóm các doanh nghiệp theo qui mô, kết quả trình bày ở Bảng 1. Nhìn chung, qui mô của các doanh nghiệp trong 5 lĩnh vực này không lớn, qui mô vốn trung bình là 29,8 tỉ đồng và qui mô lao động trung bình là 85 ngƣời. Trong đó, tỉ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm đến 49,75% tổng số doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm đến 77,71% số lƣợng doanh nghiệp. Số doanh nghiệp có qui mô lớn là 34, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ (chiếm 79,41%). Nếu ngành sản xuất đồ gỗ, khai thác và chế biến thủy sản đã hình thành khá đầy đủ các khâu trong chuỗi cung ứng thì ở ngành may mặc và da giày, sự thiếu vắng các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ sẽ là một khó khăn lớn cho các doanh nghiệp. Các quyết định đầu tƣ và phát triển doanh nghiệp trong các ngành chính và ngành phụ trợ đòi hỏi việc nghiên cứu và đánh giá môi trƣờng kinh doanh và đặc biệt là nghiên cứu đánh giá một cách khoa học hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp hiện hữu trong các ngành này. Phần thứ 3, 4 và 5 của bài báo này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết, mô tả số liệu và các biến số cùng các kết quả ƣớc lƣợng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh trong 5 ngành có lợi thế xuất khẩu của Bình Định: sản xuất đồ gỗ, chế biến thủy sản, may mặc, da giày và khách sạn. 252
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Bảng 1. Bảng thống kê doanh nghiệp theo ngành và qui mô Ngành kinh doanh DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa DN lớn Tổng Lĩnh vực sản xuất đồ gỗ 50 50 63 27 190 Trồng rừng và chăm sóc rừng lấy gỗ 2 1 3 1 7 Khai thác gỗ 3 8 1 - 12 Cưa, xẻ và bào gỗ 23 24 12 4 63 Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác - 3 1 - 4 Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng gỗ 7 13 45 22 87 án buôn giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự 4 - - - 4 án lẻ giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự 11 1 1 - 13 Lĩnh vực khai thác và chế biến thủy sản 11 4 6 3 24 Khai thác thuỷ sản biển - - - 1 1 Nuôi trồng thuỷ sản biển - 1 - - 1 Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ - - 1 - 1 Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt - - 1 - 1 Sản xuất giống thuỷ sản - - 1 - 1 Chế biến và bảo quản thuỷ sản đông lạnh 1 2 2 2 7 Chế biến và bảo quản thuỷ sản khô 1 - - - 1 Chế biến và bảo quản nước mắm 9 - 1 - 10 Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản khác - 1 - - 1 Lĩnh vực may mặc 13 7 3 - 23 án buôn vải 1 - - - 1 Sản xuất hàng may mặc 9 6 3 - 18 án buôn hàng may mặc 2 - - - 2 án lẻ hàng may mặc trong các cửa hàng chuyên doanh 1 1 - - 2 Sản xuất da giày - 2 2 1 5 Sản xuất da giày - 2 2 1 5 Lĩnh vực du lịch 129 15 19 3 166 Khách sạn 57 - 5 2 64 Nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày 21 - 1 - 22 Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống 39 14 10 1 64 Đại lý du lịch 3 - - - 3 Điều hành tua du lịch 7 1 1 - 9 Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch 2 - 2 - 4 Tổng 203 78 93 34 408 Nguồn: Tác giả thực hiện với số liệu TCTK (2014) trên STATA 3. Phƣơng pháp luận và mô tả số liệu 3.1. Phương pháp luận Hiệu quả kỹ thuật lần đầu tiên đƣợc giới thiệu bởi Farrell vào năm 1957 dựa trên các nghiên cứu của Debreu (1951) và Kopman (1951). Farrell cho rằng hiệu quả của một đơn vị sản xuất bao gồm hai thành phần: hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kỹ thuật (TE) có thể đƣợc định nghĩa là khả năng một đơn vị sản xuất tối đa hóa đầu ra với một tập hợp đầu vào và công nghệ cho trƣớc. Hiệu quả phân bổ (AE) phản ánh khả năng đơn vị sản xuất đó có thể sử dụng các đầu vào theo các tỉ lệ tối ƣu với các giá cả tƣơng ứng cho trƣớc. Hiệu quả kinh tế là sự kết hợp của hai hiệu quả thành phần nói trên. Hình 1. Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ 253
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Nguồn: Farrell, 1957 Farrell(1957) minh họa ý tƣởng của mình bằng việc sử dụng một ví dụ đơn giản rằng có nhiều đơn vị sản xuất sử dụng hai đầu vào x1 và x2 để sản xuất một đầu ra (y), với giả thiết hiệu quả không đổi theo quy mô. Đƣờng đẳng lƣợng đơn vị của DMU đạt hiệu quả toàn bộ đƣợc biểu diễn bằng đƣờng SS‘ trong đồ thị 2 giúp xác định hiệu quả kỹ thuật. Nếu một đơn vị sản xuất sử dụng các lƣợng đầu vào xác định tại điểm P thì phi hiệu quả kỹ thuật của đơn vị sản xuất đó đƣợc xác định bở khoảng cách PQ, là lƣợng đầu vào có thể giảm một cách tỉ lệ mà không làm giảm đầu ra. Mức không hiệu quả này thƣờng đƣợc biểu diễn theo đơn vị % và bằng PQ/OQ, biểu diễn tỉ lệ % mà các đầu vào có thể giảm. Hiệu quả kỹ thuật của đơn vị sản xuất đƣờng đƣợc đo bằng tỉ số: TE1 = OQ/OP = 1- QP/OQ TE nhận một giá trị từ 0 đến 1, và cho biết mức độ phi hiệu quả của đơn vị sản xuất. Khi TE = 1, nghĩa là đơn vị sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật. Trong Hình 2, điểm Q là hiệu quả kỹ thuật vì nó nằm trên đƣờng đồng lƣợng hiệu quả. Tỉ số giữa các đầu vào x1 và x2 đƣợc biểu diễn bằng đƣờng đồng phí AA‘ cho phép xác định hiệu quả phân bổ. Hiệu quả phân bổ của đơn vị sản xuất hoạt động tại P đƣợc xác định nhƣ sau: AEi = OR/OQ Khoảng cách RQ cho biết lƣợng giảm trong chi phí sản xuất, nhƣ vậy, nếu đơn vị sản xuất hoạt động ở mức sản lƣợng Q‘ là điểm tiếp xúc của đƣờng đẳng lƣợng và đƣờng đẳng phí thì đơn vị đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kinh tế toàn phần (CE) đƣợc xác định nhƣ sau: CEi = OR/OP Trong đó, khoảng cách RP cũng đƣợc hiểu là lƣợng giảm trong chi phí sản xuất. TEi X AEi = (OQ / OP) X (OR/OQ) = (OR/OP) = CEi Xét một tình huống có N đơn vị tạo quyết định (decision making unit-DMU), mỗi DMU sản xuất S sản phẩm bằng cách sử dụng M biến đầu vào khác nhau. Theo tình huống trên, để ƣớc lƣợng TE, một tập hợp phƣơng trình tuyến tính đƣợc xác lập và giải quyết cho từng DMU. Cụ thể để ƣớc lƣợng TE cho DMUp, mô hình phân tích màng bao dữ liệu định hƣớng dữ liệu đầu vào theo quy mô cố định đƣợc định nghĩa nhƣ sau: 254
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Trong đó: Sử dựng DEA trong ƣớc lƣợng và đánh giá hiệu quả ngày càng đƣợc quan tâm và đã đƣợc ứng dụng trong nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, ở nhiều cấp nhƣ quốc gia, ngành, doanh nghiệp, dự án; ở nhiều lĩnh vực ngành nghề và trong nhiều hoạt động kinh doanh nói chung hay các lĩnh vực chức năng cụ thể. Ví dụ, một số nghiên cứu quan trọng trên thế giới nhƣ nghiên cứu của Serrano-Cinca và ctg (2005) trong đánh giá hiệu quả của các công ty internet; Akazili và ctg (2008) trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe; Feroz và ctg (2008), Hashimoto và Haneda (2008) trong đánh giá hiệu quả của các quốc gia, Min và ctg (2008) đo lƣờng hiệu quả của các khách sạn hạng sang của Hàn Quốc, Delis và Papanikolaou (2009) trong ngành ngân hàng. Trong nƣớc cũng đã có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng với ứng dụng của DEA nhƣ Nguyễn Khắc Minh (2004) nghiên cứu về hiệu quả trong nền kinh tế, trong các ngành công nghiệp chế biến; Vũ Hoàng Đạt (2004) nghiên cứu về hiệu quả trong ngành dệt may, Đặng Tài An Trang (2004) nghiên cứu về hiệu quả trong ngành xây dựng. Quang Minh Nhật (2011), nghiên đánh giá hiệu quả của các nông hộ; Thái Thanh Hà (2009) nghiên cứu hiệu quả sản xuất cao su thiên nhiên của các hộ gia đình; Tôn Nữ Hải Âu và ctg (2012) đánh giá hiệu quả trong hoạt động nuôi thủy sản. Việc ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật (TE) theo mô hình DEA có thể đƣợc thực hiện đƣợc hiện bởi sự hỗ trợ của nhiều phần mềm khác nhau nhƣ EXCEL, STATA, DEAP 2.1, ... Trong đó, phần mềm DEAP 2.1 của Coelli và ctg (2005) đƣợc sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. 3.2. Xác định mô hình đo lường hiệu quả Một nhà doanh nghiệp khi đầu tƣ vốn, thuê mƣớn lao động, đầu tƣ các trang thiết bị và kỹ thuật, vận dụng các kinh nghiệm kinh doanh của mình thƣờng chủ yếu nhắm đến các mục tiêu nhƣ doanh lợi. Nhƣ vậy, hiệu quả kỹ thuật của các nhà doanh nghiệp có thể đƣợc xem là khả năng của nhà doanh nghiệp có thể tối đa hóa các đầu ra nói trên với lƣợng đầu vào không đổi hoặc với để đạt đƣợc các đầu vào nhất định, anh ta có thể tối thiểu hóa các đầu vào của mình. Để ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp, tác giả sử dụng các giá trị thực tế về tổng số vốn (ký hiệu là tngts, đơn vị tính là triệu đồng ), tổng số lao động (ký hiệu là tsld, đơn vị tính là ngƣời), mức độ trang bị kỹ thuật tức (là giá trị tài sản cố định/lao động, ký hiệu là mtbkt, đơn vị tính là triệu đồng/ngƣời) và số năm kinh nghiệm của doanh nghiệp (ký hiệu là tuoidn, đơn vị tính là năm) làm các biến đầu vào. Các biến đầu ra bao gồm doanh thu và chỉ số lợi nhuận.Trong đó, lợi nhuận là chỉ tiêu vừa phản ánh kết quả và đo lƣờng hiệu quả kinh doanh, các chỉ số chỉ số lợi nhuận đƣợc tính theo công thức: IDMUi = (Lợi nhuậnDMUi - Lợi nhuậnmin) / (Lợi nhuậnmax – Lợi nhuậnmin) 255
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Hiệu quả kỹ thuật đƣợc tính toán và so sánh giữa các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu nên việc sử dụng các chỉ số thay cho giá trị thực tế của 3 biến số nói trên là phù hợp và qua đó giúp thỏa mãn các ràng buộc của mô hình DEA nên hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp đƣợc khảo sát có thể đƣợc ƣớc lƣợng bằng kỹ thuật phân tích bao dữ liệu DEA chạy trên chƣơng trình DEAP.2.1. 3.3. Mô tả số liệu Nguồn chính của dữ liệu đƣợc lấy từ ― Tổng điều tra doanh nghiệp‖ do Tổng cục Thống kê tiến hành trong năm 2014, trong đó, tập trung vào các thông tin chính nhƣ các ngành nghề, các loại hình doanh nghiệp, vốn và tài sản, lao động, các hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2013 của 180 doanh nghiệp trong 5 ngành có lợi thế xuất khẩu của Bình Định là sản xuất đồ gỗ, chế biến thủy sản, may mặc, da giày và khách sạn. Các số liệu đƣợc thu thập và xử lý với phần mềm STATA. Thống kê cơ bản của 180 doanh nghiệp khảo sát đƣợc trình bày ở Bảng 2. Theo kết quả tính toán đƣợc, vốn trung bình của các doanh nghiệp trong 5 ngành có tiềm năng xuất khẩu của Bình Định là 49 tỉ đồng, số lao động trung bình là 155 ngƣời. Mức độ trang bị kỹ thuật cho lao động là 180,39 triệu đồng/ngƣời. Doanh nghiệp trung bình có 7,87 năm kinh nghiệm. Mức doanh thu thuần trung bình là 60.979,77 triệu đồng. Độ lệch chuẩn của vốn, lao động, mức độ trang bị và tuổi doanh nghiệp đều rất lớn cho thấy sự chênh lệch về qui mô, mức độ trang bị kỹ thuật và kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp lớn. Sự chênh lệch về doanh thu và chỉ số lợi nhuận cũng đều rất lớn cho thấy khác biệt nhiều giữa các doanh nghiệp về kết quả và hiệu quả kinh doanh. Bảng 2. Thống kê các biến số Các biến số Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Tổng số vốn (triệu đồng) 180 49164,51 96267,90 6,00 641038,00 Tổng số lao động (người) 180 155,86 303,55 3,00 2947,00 Mức độ trang bị kỹ thuật (triệu đồng/người) 180 180,39 291,48 0,00 2143,10 Tuổi doanh nghiệp (năm) 180 7,87 5,23 0,00 37,00 Doanh thu thuần (triệu đồng) 180 60979,77 139571,00 12,40 1000000,00 Chỉ số lợi nhuận 180 0,370 0,041 0,000 0,667 Nguồn: Tác giả thực hiện với số liệu TCTK (2014) trên STATA 4. Kết quả ƣớc lƣợng thực nghiệm Để ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuậtcủa các doanh nghiệp khảo sát, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích bao số liệu (DEA) trong chƣơng trình DEAP phiên bản 2.1. Bảng 4 tóm tắc một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu từ kết quả ƣớc lƣợng đó. Bảng 3. Thống kê cơ bản các kết quả ước lượng Biến số Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất crste 180 0,483 0,315 0,033 1,000 vrste 180 0,521 0,325 0,033 1,000 scale 180 0,940 0,143 0,144 1,000 Nguồn: Tác giả thực hiện với kết quả từ DEAP.2.1 trên STATA Hiệu quả kỹ thuật thuần (crste)trung bình của các doanh nghiệp khảo sát là 0,483 là thấp và độ lệch chuẩn 0,315là lớn, thể hiện sự lệch hƣớng của phần lớn các doanh nghiệp so với các doanh nghiệp đạt hiệu quả. Hiệu quả thay đổi theo quy mô (vrste) trung bình là 0,521. Hiệu quả phân bổ (scale) trung bình là 0,940 và độ lệch chuẩn thấp cho thấy phần lớn các doanh nghiệp khá hiệu quả trong việc lựa chọn qui 256
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) mô sản xuất kinh doanh, chính vì điều này mà mức hiệu quả thay đổi theo quy mô trung bình của các doanh nghiệp không chênh lệch nhiều so với hiệu quả thuần. Thống kê các chỉ tiêu hiệu quả trung bình của các doanh nghiệp theo ngành và theo loại hình doanh nghiệp ở Bảng … cho thấy ngành chế biến thủy sản có hiệu quả thuần cao nhất, đạt 0,837 trong khi đó, ngành sản xuất đồ gỗ đạt mức thấp nhất là 0,323.Chung cho cả 5 ngành thì các công ty CP, công ty TNHH có vốn của nhà nƣớc >50% là nhóm có hiệu quả cao nhất, đạt mức 0,591 và các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là kém hiệu quả nhất, chỉ ở mức 0,108. Cụ thể hơn, hai doanh nghiệp thuộc nhóm các công ty CP, công ty TNHH có vốn của nhà nƣớc >50% trong ngành chế biến thủy sản và ngành sản xuất đồ gỗ đều hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Trong khi đó mức hiệu quả thấp nhất quan sát đƣợc là thuộc về các doanh nghiệp có 100% vốn nƣớc ngoài trong ngành khách sạn (0,108). Trong ngành chế biến thủy sản, bên cạnh 1 Công ty CP có vốn Nhà nƣớc > 50% đạt hiệu quả, các công ty CP không có vốn của Nhà nƣớc và Công ty TNHH tƣ nhân, Công ty TNHH có vốn ≤ 50% đều có hiệu quả cao (0,976 và 0,828). Các DN tƣ nhân trong ngành này có hiệu quả thấp nhất, ở mức 0,365. Đối với ngành sản xuất đồ gỗ, với mặt bằng hiệu quả thuần chung cho cả 5 ngành là rất thấp (0,323), các Công ty cổ phần có vốn Nhà nƣớc ≤ 50% là có hiệu quả cao hơn các nhóm còn lại, đạt mức 0,397. Các công ty CP, công ty TNHH có vốn Nhà nƣớc > 50% và doanh nghiệp tƣ nhân đều rất kém hiệu quả trong ngành này với mức đạt đƣợc là 0,181 và 0,221. Doanh nghiệp tƣ nhân ở Bình Định đạt hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực khách sạn (hiệu quả thuần là 0,705) và không thành công trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ(hiệu quả thuần là 0,221) và chế biến thủy sản (hiệu quả thuần là 0,292). Ở các doanh nghiệp có trách nhiệm hữu hạn có thể quan sát thấy các doanh nghiệp có tỉ trọng vốn nhà nƣớc >50% đạt hiệu quả cao hơn. Bảng 4. Thống kê hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp Cty CP, Cty TNHH Cty TNHH tư Cty CP có vốn DN 100% Hiệu quả Ngành kinh doanh DN tư Cty CP không có có vốn Nhà nước nhân,Cty TNHH có Nhà nước vốn nước Chung nhân vốn Nhà nước > 50% vốn Nhà nước ≤ 50% ≤ 50% ngoài Chế biến thủy sản 1,000 0,365 0,828 0,976 0,850 May mặc 0,466 0,595 0,566 Giày da 0,959 0,643 0,748 VRSTE Sản xuất đồ gỗ 1,000 0,240 0,354 0,504 0,686 0,368 Khách sạn 0,722 0,656 0,375 0,109 0,668 Chung 1,000 0,586 0,477 0,577 0,686 0,109 0,521 Chế biến thủy sản 1,000 0,800 1,000 0,994 0,969 May mặc 0,876 0,956 0,938 Giày da 0,944 0,724 0,798 SCALE Sản xuất đồ gỗ 0,181 0,955 0,952 0,853 0,579 0,928 Khách sạn 0,975 0,972 0,706 0,986 0,961 Chung 0,591 0,959 0,958 0,838 0,579 0,986 0,940 Chế biến thủy sản 1,000 0,292 0,828 0,970 0,837 May mặc 0,413 0,573 0,538 Giày da 0,906 0,368 0,547 CRSTE Sản xuất đồ gỗ 0,181 0,221 0,335 0,366 0,397 0,323 Khách sạn 0,705 0,638 0,116 0,108 0,640 Chung 0,591 0,564 0,458 0,425 0,397 0,108 0,483 Nguồn: Tác giả thực hiện với kết quả từ DEAP.2.1 trên STATA Hiệu quả phân bổ ở các nhóm doanh nghiệp và các ngành cao, trung bình là 0,940 so với mức hiệu quà là 1, biến thiên trong khoảng từ 0,798 – 0,969 cho thấy đa số các doanh nghiệp đã lựa chọn quy mô sản xuất hợp lý. Các công ty CP, công ty TNHH có vốn của Nhà nƣớc > 50% trong ngànhthủy sản đạt hiệu quả về qui mô trong khi đó cũng ở nhóm doanh nghiệp này, trong ngành sản xuất đồ gỗ, quyết định chọn qui mô sản xuất không phù hợp dẫn đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ là thấp nhất, ở mức 0,181. 257
  8. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Kết quả phânnhóm hiệu quả thuần của các doanh nghiệp đƣợc khảo sát theo ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, qui mô doanh nghiệp và vị trí của doanh nghiệp có nằm trong các khu công nghiệp, khu kinh tế hay không đƣợc trình bày ở Hình 1. Hình 2. Hiệu quả thuần (CRSTE) trung bình phân nhóm theo ngành kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, qui mô doanh nghiệp và vị trí trong KCN Nguồn: Tác giả thực hiện với kết quả từ DEAP.2.1 trên STATA Hình ảnh sự phân bố giá trị trung bình của CRSTE cho thấy hiệu quả trung bình của các doanh nghiệp có lợi thế xuất khẩu của Định thấp, độ lệch chuẩn lớn, các doanh nghiệp có xu hƣớng lệch xa so với các doanh nghiệp hiệu quả. Các công ty CP, công ty TNHH có vốn Nhà nƣớc >50% và doanh nghiệp tƣ nhân là hai nhóm doanh nghiệp có hiệu quả cao nhất trong khi các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là có hiệu quả thấp nhất. Doanh nghiệp siêu nhỏ chiếmtỉ lệ cao trong tổng số doanh nghiệp trong các ngành khả sát và đang là nhóm doanh nghiệp có hiệu quả cao nhất, tiếp theo là các doanh nghiệp có qui mô lớn, trong khi đó các doanh nghiệp có qui mô vừa là có hiệu quả thấp nhất. Các doanh nghiệp ở ngoài các khu công nghiệp, khu kinh tế có hiệu quả cao hơn các doanh nghiệp ở bên trong các khu vực này. Khảo sát xu hƣớng thay đổi hiệu quả theo qui mô cho kết quả thống kê nhƣ trong bảng 5. Kết quả thống kê cho thấy ngành thủy sản không có doanh nghiệp nào tăng hiệu quả theo qui mô, có 71,43% các doanh nghiệp không thay đổi hiệu quả theo qui mô và 28,57% doanh nghiệp có hiệu quả giảm theo qui mô. Trong khi đó ở ngành da giày và may mặc tỉ lệ doanh nghiệp có hiệu quả giảm theo qui mô là lớn nhất, ở mức 66,67% và 55,56%. Do vậy, sự phát triển các ngành có ƣu thế xuất khẩu này trong tƣơng lai có thể gặp những rào cản cá nhân và tổ chức lớn, bởi các nhà doanh nghiệp trong các ngành chế biến thủy sản, may mặc, da giày sẽ không có xu hƣớng lựa chọn các quyết định mở rộng qui mô sản xuất. Đặc biệt, ngành sản xuất đồ gỗ vốn 258
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) đƣợc xem là một trong các ngành kinh tế trọng điểm của Bình có đến 52,87% số doanh nghiệp không thay đổi hiệu quả kinh doanh và 33,33% số doanh nghiệp có hiệu quả giảm theo qui mô. Bảng 5. Thống kê sự thay đổi hiệu quả theo qui mô Không thay đổi Ngành kinh doanh Tăng theo qui mô Giảm theo qui mô Tỏng theo qui mô Chế biến thủy sản 0,00 71,43 28,57 100,00 May mặc 11,11 33,33 55,56 100,00 Da giày 33,33 0,00 66,67 100,00 Sản xuất đồ gỗ 13,79 52,87 33,33 100,00 Khách sạn 35,38 41,54 23,08 100,00 Nguồn: Tác giả thực hiện với kết quả từ DEAP.2.1 trên STATA 5. Một số kết luận Bài báo đã đánh giá một cách khái quát tình hình sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp ở Bình Định và tập trung vào đánh giá hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp trong 5 ngành có ƣu thế xuất khẩu của tỉnh. Bằng việc sử dụng phƣơng pháp tiếp cận phân tích bao số liệu để ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật, nghiên cứu của tác giả đƣợc trình bày trong bài báo đã cho thấy phần lớn các doanh nghiệp có nhiều ƣu thế xuất khẩu này đang hoạt động với hiệu quả thấp. Ngành sản xuất đồ gỗ đang là ngành xuất khẩu có thế mạnh, có truyền thống với số lƣợng doanh nghiệp nhiều, có sự phát triển đa dạng của các doanh nghiệp cung ứng và bổ trợ khác lại đang là ngành có hiệu quả thấp nhất và dự báo sẽ tiếp tục xu hƣớng suy giảm về qui mô. Kết quả này phù hợp với thực tế là nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ đang có xu hƣớng thu hẹp qui mô sản xuất và chuyển đổi sang các ngành nghề khác. Bên cạnh đó, những ngành nghề có hiệu quả cao hơn nhƣ khách sạn, may mặc hay giày da do thiếu sự phát triển của các doanh nghiệp bổ trợ và thƣơng mại nên hiệu quả có thể sẽ khó bền vững. Ngành thủy sản là ngành có hiệu quả cao nhất và có nhiều triển vọng để đầu tƣ phát triển trong tƣơng lai . Tuy nhiên, với thực tế kinh doanh cho thấy hiệu quả không tăng theo qui mô nên nhiều doanh nghiệp trong ngành này cũng sẽ thận trọng trong các quyết định phát triển mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy mô của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu phần lớn là nhỏ và siêu nhỏ, nhƣng hiện tại thì đây lại chính là qui mô hợp lý của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ sẽ tiếp tục và mô hình ƣa chuộng của các doanh nghiệp có ƣu thế xuất khẩu của Bình Định trong tƣơng lai. Các khu công nghiệp và khu kinh tế của Bình Định đã đƣợc đầu tƣ và quản lý chặc chẽ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó khu công nghiệp Phú Tài đã từng đƣợc đánh giá cao về tỉ lệ lấp đầy. Kết quả khảo sát cũng phản ánh một thực trạng là hiện nay, hiệu quả của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp không cao, điều này đòi hỏi có sự cải thiện về hạ tầng và điều chỉnh cách quản lý và cung cấp dịch vụ hỗ trợ phù hợp hơn. Nhƣ vậy, triển khai các mục tiêu của qui hoạch phát triển kinh tế xã hội Bình Định theo định hƣớng hội nhập, tăng cƣờng xuất khẩu đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của các doanh nghiệp và nhà quản lý địa phƣơng, quản lý ngành. Các cơ quan quản lý cần theo dõi sát sao hơn và có nhiều giải pháp thiết thực và đồng bộ để hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tăng cƣờng sản xuất và xuất khẩu, tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và cung ứng các sản phẩm và dịch vụ bổ trợ. 259
  10. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Akazili, J,. Adjuik, M., Jehu-Appiah, C. & Zere, E. (2008). Using Data Envelopment Analysis to measure the extent of Technical Efficiency of Public Health Centres in Ghana. BMC International Health and Human Rights, [Online], 8(11), Available at: ttp://www.biomedcentral. com/content/pdf/1472-698X-8-11.pdf [Accessed 31 Oct 2013]. [2] Debreu, G. (1951). The Coefficient of Resource Utilization. Econometrica, 19, 273-292. [3] Delis, M.D. & Papanikolaou, N.I. (2009). Determinants of bank efficiency: evidence from a semi- parametric methodology. Managerial Finance, 35(3), 260-275. [4] Farrell, M. (1957). The measurement of productive efficiency. Journal of the Royal Statistical Society, 120(25), 3-28. [5] Feroz, E.H., Goel, S. & Raab, R.L. (2008). Performance measurement for accountability in corporate governance: A data envelopment analysis approach. [6] Haneda & Hashimoto. (2008). Measuring the change in R&D efficiency of the Japanese pharmaceutical industry. Research Policy, 37, 1829–1836. [7] Koopmans, T. C. (1951). An analysis of production as an efficient combination of activities. In Koopmans, T. C., editor, Activity Analysis of Production and Allocation. New York: Jhon Wiley and Sons, Inc. [8] Min, H., Min, H., Joo, S-J. (2008). A data envelopment analysis - based Balanced Scorecard for measuring the comparative efficiency of Korean luxury hotels. International Journal of Quality & Reliability Management, 25(4), 349–365. [9] Serrano-Cinca, C., Fuertes-Callen, Y., & Mar-Molinero, C. (2005). Measuring DEA efficiency in internet companies. Decision Support Systems, 38(4), 557–573. [10] Tổng điều tra doanh nghiệp (2014), Tổng cục Thống kê Việt Nam [11] Nghị định 56/2009/NG-CP của Chính Phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa [12] Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Bình Định đến năm 2020 260
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2