TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GÂY TÊ TUỶ SỐNG BẰNG<br />
BUPIVACAIN VÀ MORPHIN TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI<br />
CẮT RUỘT THỪA VIÊM<br />
Phạm Hùng*; Lê Sáu Nguyên*; Vũ Thị Hồng Anh**; Nguyễn Thái Học**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá tác dụng vô cảm và tác dụng không mong muốn của phương pháp gây<br />
tê tủy sống (GTTS) bằng bupivacain và morphin trong phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt ruột<br />
thừa. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu 30 bệnh nhân (BN) có ASA I - II,<br />
tuổi từ 18 - 60, có chỉ định PTNS cắt ruột thừa được GTTS bằng bupivacain 0,2 mg/kg và<br />
morphin 0,1 mg tại Bệnh viện Trường Đại học Y Khoa Thái Nguyên. Kết quả: mức độ vô cảm<br />
tốt 100% với liều bupivacain 11,76 ± 1,38 mg. Thời gian giảm đau sau phẫu thuật 22,93 ±<br />
1,11 giờ. Đau vai sau bơm hơi CO 2 ổ bụng 23,33%, ngứa trong và sau mổ 10%, buồn nôn và<br />
nôn 6,67%, run sau gây tê 6,67%, bí tiểu sau phẫu thuật 13,33%. Kết luận: GTTS bằng<br />
bupivacain và morphin trong PTNS cắt ruột thừa có tác dụng tốt, tác dụng phụ thấp và điều trị<br />
dễ dàng.<br />
* Từ khóa: Gây tê tủy sống; Viêm ruột thừa; Phẫu thuật nội soi; Bupivacain; Morphin.<br />
<br />
Evaluating the Spinal Anesthesia Efficacy of Bupivacaine and<br />
Morphine in Laparoscopic Appendectomy<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the anesthesia effect and side effects of spinal anesthesia by<br />
bupivacaine and morphine in laparoscopic appendectomy. Subjects and methods:<br />
Prospective observational study, 30 cases with ASA I - II, aged 18 - 60 indicated laparoscopic<br />
appendectomy under spinal anesthesia by bupivacaine 0.2 mg/kg and morphine 0.1 mg at<br />
Thainguyen Medical University Hospital. Results: The excellent anesthesia level was 100%.<br />
The dosage of bupivacaine was 11.76 ± 1.38 mg. The postoperative analgesia duration was<br />
22.93 ± 1.11 hours. Shoulder ache after pneumoperitoneum CO 2 insufflation was 23.33%,<br />
intraoperative and postoperative pruritus 10%, intraoperative nausea and vomitting 6.67%,<br />
intraoperative shivering 6.67%, postoperative urinary retention was 13.33%. Conclusion:<br />
Spinal anesthesia by mixture of bupivacaine and morphine had excellent anesthesia effect,<br />
low side effects, easy treatment.<br />
* Key words: Spinal anesthesia; Appendicitis; Laparoscopic appendectomy; Bupivacaine; Morphine.<br />
* Đại học Y Dược Thái Nguyên<br />
** Bệnh viện Trường Đại học Y Khoa Thái Nguyên<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Sáu Nguyên (Sau Nguyen Le@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 07/12/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 08/01/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2016<br />
<br />
173<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phẫu thuật cắt ruột thừa viêm là cấp<br />
cứu ngoại khoa, đây là cấp cứu mà thầy<br />
thuốc và người bệnh cần có thời gian<br />
chuẩn bị nhất định trước khi tiến hành<br />
phẫu thuật. Từ thập niên 80 đã nghiên<br />
cứu và áp dụng PTNS trong cắt ruột thừa<br />
viêm. Đến nay, PTNS cắt ruột thừa được<br />
áp dụng ở nhiều cơ sở phẫu thuật.<br />
Gây mê toàn thân để tiến hành PTNS<br />
ổ bụng có đặc điểm khác biệt so với gây<br />
mê cho phẫu thuật mổ mở. Nguyên nhân<br />
do áp dụng bơm hơi CO2 để tạo phẫu<br />
trường trong quá trình phẫu thuật. Trên<br />
thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về áp<br />
dụng gây tê vùng trong PTNS như nội soi<br />
cắt túi mật của George Tzovaras (2008)<br />
[3], nội soi cắt ruột thừa Manish K. Singh<br />
(2013) [2]…<br />
Các nghiên cứu so sánh giữa gây tê<br />
vùng và gây mê toàn thân trong PTNS ổ<br />
bụng có bơm hơi CO2 cho hiệu quả tương<br />
đương. Gây tê vùng như GTTS đảm bảo<br />
an toàn cho người bệnh trong PTNS.<br />
Ở Việt Nam, nghiên cứu về gây tê<br />
vùng cho PTNS còn chưa nhiều. Vì vậy,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá<br />
hiệu quả của phương pháp GTTS trong<br />
PTNS cắt ruột thừa viêm với mục tiêu:<br />
Đánh giá tác dụng vô cảm và tác dụng<br />
không mong muốn của phương pháp<br />
GTTS trong PTNS cắt ruột thừa viêm.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
BN có chỉ định PTNS cắt ruột thừa<br />
viêm, tuổi từ 18 - 60, ASA I - II, không có<br />
chống chỉ định GTTS. Tình nguyện tham<br />
gia nghiên cứu.<br />
174<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ: viêm phúc mạc<br />
toàn bộ. Thời gian phẫu thuật kéo dài<br />
> 120 phút. Thất bại trong GTTS.<br />
* Thời gian, địa điểm: từ 02 - 2015 đến<br />
09 - 2015 tại Khoa Ngoại - Gây mê Hồi sức,<br />
Bệnh viện Đại học Y khoa Thái Nguyên.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả tiến cứu.<br />
* Thuốc và phương tiện kỹ thuật:<br />
Bộ dụng cụ GTTS: kim GTTS G27,<br />
bơm tiêm 5 ml, bơm tiêm 1 ml, áo choàng<br />
vô khuẩn, găng tay vô khuẩn, gạc vô<br />
khuẩn, cồn sát trùng. Máy mornitor theo<br />
dõi, máy gây mê, bóng ambu, bộ đèn đặt<br />
nội khí quản, ống nội khí quản. Thước đo<br />
điểm đau VAS từ 0 - 10.<br />
- Thuốc tê: bupivacain, morphin.<br />
- Thuốc gây mê hồi sức: midazolam,<br />
fentanyl, dolacgan, atropin, dimedron,<br />
solumedon, salbutamon…<br />
* Phương pháp tiến hành:<br />
Đưa BN lên phòng mổ, đặt BN nằm ngửa,<br />
tiến hành đặt đường truyền tĩnh mạch,<br />
truyền dịch NaCl 0,9%. Đo các chỉ số sinh<br />
tồn như mạch, nhịp thở, SpO2, huyết áp.<br />
Thở oxy qua mask 3 lít/phút ít nhất 5 phút<br />
trước khi gây tê. Tiến hành tiền mê bằng<br />
dimedron 20 mg tiêm tĩnh mạch.<br />
Đặt BN ở tư thế nằm nghiêng phải,<br />
cong lưng tôm. Người gây tê tiến hành<br />
rửa tay, mặc áo, đi găng vô khuẩn. Sát<br />
trùng vùng lưng gây tê bằng cồn 700, trải<br />
săng vô khuẩn. Tiến hành GTTS bằng<br />
kim G27, khe đốt sống L2-3, thuốc tê<br />
bupivacain 0,2 mg/kg với morphin 0,1 mg.<br />
Sau gây tê, đặt BN nằm ngửa, tiêm<br />
tĩnh mạch midazolam 1 mg, cho thở oxy<br />
3 lít/phút trong quá trình phẫu thuật. Theo<br />
dõi các chỉ số sinh tồn mạch, huyết áp,<br />
SpO2, nhịp thở theo thời điểm nghiên cứu.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
Kết thúc phẫu thuật, theo dõi tới khi<br />
BN đạt mức M1 theo thang điểm Bromage,<br />
chuyển BN về phòng hậu phẫu. Theo dõi<br />
BN trong 24 giờ đầu sau mổ về chỉ số<br />
sinh tồn, thời gian phục hồi vận động, thời<br />
gian trung tiện, tác dụng không mong<br />
muốn, tai biến và biến chứng trong và sau<br />
gây tê và phẫu thuật.<br />
* Chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
<br />
Thời điểm nghiên cứu: T0 (trước gây<br />
tê), T1 (sau gây tê 5 phút), T2 (bơm hơi<br />
CO2), T3 (sau bơm CO2 5 phút), T4 (sau<br />
bơm CO 2 10 phút), T 5 (sau bơm CO 2<br />
20 phút), T6 (dừng bơm CO2), T7 (kết thúc<br />
phẫu thuật).<br />
* Xử lý số liệu: sử dụng phần mềm<br />
SPSS 16.0, số liệu được biểu diễn dưới<br />
dạng X ± SD.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Đặc điểm BN: tuổi, giới, chiều cao<br />
(cm), cân nặng (kg), ASA (I - II).<br />
Đặc điểm gây mê phẫu thuật: chỉ số<br />
như nhịp tim (lít/phút), huyết áp (mmHg),<br />
SpO2 (%), nhịp thở (lần/phút). Lượng<br />
bupivacain, thời gian phẫu thuật, thời gian<br />
bơm hơi CO2, tổng lượng dịch truyền,<br />
thời gian phục hồi vận động, thời gian<br />
trung tiện, thời gian giảm đau sau mổ.<br />
Tai biến, biến chứng trong và sau mổ.<br />
Tác dụng không mong muốn: buồn<br />
nôn, nôn, đau đầu, ngứa, đau vai trong<br />
thời gian bơm CO2, bí tiểu.<br />
<br />
1. Đặc điểm BN.<br />
Nghiên cứu gồm 15 BN nam (50%) và<br />
15 BN nữ (50%). Tuổi trung bình 32,37 ±<br />
11,7, trẻ nhất 19 tuổi, cao nhất 57 tuổi.<br />
Đây là độ tuổi phù hợp với BN có sức<br />
khỏe tốt. 20 BN ASA I (66,67%) và 10 BN<br />
có ASA II (33,33%). Cân nặng trung bình<br />
58,8 ± 6,9 kg và chiều cao trung bình<br />
162,7 ± 6,6 cm. Đặc điểm BN của chúng tôi<br />
phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả<br />
khác, nghiên cứu của Dhaval Patel gặp<br />
tuổi nhỏ nhất được gây tê là 10 tuổi [3].<br />
<br />
2. Đặc điểm về gây mê phẫu thuật.<br />
Bảng 1: Đặc điểm về gây mê và phẫu thuật.<br />
Đặc điểm<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
Tối thiểu<br />
<br />
Tối đa<br />
<br />
11,76 ± 1,38<br />
<br />
9,4<br />
<br />
14,4<br />
<br />
1.186,67 ± 240,3<br />
<br />
800<br />
<br />
1.800<br />
<br />
Thời gian phẫu thuật (phút)<br />
<br />
42,67 ± 9,8<br />
<br />
30<br />
<br />
70<br />
<br />
Thời gian bơm hơi CO2 (phút)<br />
<br />
30,07 ± 7,9<br />
<br />
20<br />
<br />
55<br />
<br />
Thời gian trung tiện (giờ)<br />
<br />
15,57 ± 2,89<br />
<br />
10<br />
<br />
20<br />
<br />
Liều bupivacain (mg)<br />
Lượng dịch truyền trong mổ (ml)<br />
<br />
- Cả 30 BN khi bơm CO2 đều tạo<br />
được phẫu trường thuận lợi để tiến<br />
hành phẫu thuật.<br />
<br />
- Liều bupivacain chúng tôi sử dụng<br />
là 0,2 mg/kg, đây liều tối đa với mục<br />
đích có được ức chế vận động tối đa<br />
175<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
để tạo điều kiện cho thì bơm CO2 tạo<br />
phẫu trường. Liều morphin 0,1 mg<br />
được sử dụng cho cả 30 BN với mục<br />
đích giảm đau sau mổ cho người bệnh.<br />
<br />
của Trần Xuân Thịnh (35,2 ± 10,18 phút)<br />
[1] và Dr. Manish (25,35 phút) [4].<br />
- Thời gian bơm hơi CO2 là 30,07 ±<br />
7,9 phút, trong đó kéo dài nhất 55 phút.<br />
Thời gian bơm CO2 càng lâu, mức độ<br />
hấp thu CO2 qua phúc mạc càng nhiều.<br />
Theo Nguyễn Quốc Kính, sau bơm hơi<br />
15 - 20 phút, mức CO2 trong máu đạt<br />
đỉnh và giữ ở mức bình nguyên [2].<br />
<br />
- Tổng lượng dịch truyền là 1.186,67<br />
± 240,3 ml, trong đó BN được truyền<br />
500 ml trước gây tê để đề phòng tụt<br />
huyết áp sau gây tê.<br />
- PTNS cắt ruột thừa viêm là phẫu<br />
<br />
- Thời gian phục hồi nhu động ruột<br />
15,57 ± 2,89 giờ. Sau GTTS, thời gian<br />
phục hồi nhu động ruột thường sớm<br />
hơn so với gây mê nội khí quản.<br />
<br />
thuật có thời gian ngắn. Kết quả này<br />
phù hợp nghiên cứu của George Tzovaras<br />
[5], nhưng dài hơn so với nghiên cứu<br />
3. Đặc điểm về tác dụng vô cảm.<br />
Bảng 2: Tác dụng vô cảm.<br />
Đặc điểm<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
Tối thiểu<br />
<br />
Tối đa<br />
<br />
4,46 ± 0,95<br />
<br />
3<br />
<br />
6<br />
<br />
Thời gian vô cảm để phẫu thuật (phút)<br />
<br />
109,67 ± 11,2<br />
<br />
90<br />
<br />
130<br />
<br />
Thời gian giảm đau sau mổ (giờ)<br />
<br />
22,93 ± 1,11<br />
<br />
20<br />
<br />
24<br />
<br />
Thời gian tiềm tàng mức T6 (phút)<br />
<br />
Hiệu quả vô cảm trong phẫu thuật tốt,<br />
30 BN đều đạt mức vô cảm tốt để tiến<br />
hành phẫu thuật. Kết quả này phù hợp<br />
với nghiên cứu của Trần Xuân Thịnh [1].<br />
Trong một số nghiên cứu, có trường hợp<br />
phải chuyển sang phương pháp vô cảm<br />
khác, tuy nhiên tỷ lệ phải chuyển rất thấp<br />
như nghiên cứu của Rajeev Sinha [8] chỉ<br />
<br />
- Thời gian tiềm tàng ở mức T6 là 4,46<br />
± 0,95 phút. Trong PTNS, cần làm mềm<br />
các cơ thành bụng với mục đích có thể<br />
bơm CO2 để tạo phẫu trường.<br />
- Thời gian giảm đau để phẫu thuật là<br />
109,67 ± 11,2 phút, thời gian giảm đau<br />
trên đảm bảo được thời gian cho PTNS<br />
cắt ruột thừa.<br />
- Thời gian giảm đau sau mổ trong<br />
<br />
có 0,01% (24/4.645 BN) phải chuyển sang<br />
<br />
nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với<br />
<br />
gây mê, Nivesh Agrawal [7] có 2/134 BN<br />
<br />
phương pháp giảm đau bằng tiêm morphin<br />
<br />
phải chuyển sang gây mê.<br />
<br />
vào tủy sống.<br />
<br />
176<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
3. Ảnh hƣởng lên tuần hoàn và hô hấp.<br />
<br />
Hình 1: Ảnh hưởng lên tuần hoàn và hô hấp.<br />
Các chỉ số về nhịp thở, tần số tim,<br />
huyết áp và SpO2 của BN ổn định, kết quả<br />
này tương đương với các tác giả khác.<br />
Mạch của BN thay đổi nhiều nhất tại<br />
thời điểm T3, đây là thời điểm mà nồng<br />
độ CO2 được cho là tăng cao nhất trong<br />
máu và đạt mức bình nguyên.<br />
Huyết áp của BN thấp nhất tại thời<br />
điểm T1, đây là thời điểm sau gây tê,<br />
huyết áp hạ do tác dụng ức chế giao cảm<br />
của thuốc tê gây nên. Tuy nhiên, không<br />
BN nào cần hỗ trợ bằng các thuốc nâng<br />
huyết áp. Một số nghiên cứu có tỷ lệ tụt<br />
huyết áp nhiều hơn như Rajeev Sinha<br />
gặp 18,21% [8] hay của Nivesh Agrawal<br />
là 20,89% cần hỗ trợ huyết áp [7].<br />
Nhịp thở của BN thấp nhất ở thời điểm<br />
T1. Nhịp thở chậm lại có thể do tác dụng<br />
của midazolam được dùng để giúp BN an<br />
thần, bớt lo lắng.<br />
Chúng tôi thấy kể cả sau khi bơm hơi<br />
CO2, tần số thở của người bệnh thay đổi<br />
không đáng kể. Tuy nhiên, SpO2 của BN<br />
vẫn ở mức tốt, không có BN nào bị tụt<br />
SpO2 xuống < 95%.<br />
<br />
4. Tác dụng không mong muốn.<br />
Đau vai: 7 BN (23,33%); ức chế hô<br />
hấp: 0 BN (0%); buồn nôn và nôn: 2 BN<br />
(6,67%); ngứa: 3 BN (10%); run: 2 BN<br />
(6,67%); đau đầu: 0 BN (0%); bí tiểu:<br />
4 BN (13,33%). Nghiên cứu có 07 BN bị<br />
đau vai khi tiến hành bơm CO2 vào ổ<br />
bụng. BN đau vai đều được sử dụng<br />
thêm fentanyl 0,05 mg tiêm tĩnh mạch. Tỷ<br />
lệ đau vai của chúng tôi thấp hơn so với<br />
nghiên cứu của Dr. Manish (16/33 BN =<br />
48,48%) [4], phù hợp với kết quả của<br />
Nivesh Agrawal (23,88%) [7]. Đau vai sau<br />
bơm CO2 vào ổ bụng là tác dụng phụ hay<br />
gặp và gây khó chịu cho người bệnh.<br />
3 BN (10%) bị ngứa, được xử trí bằng<br />
solumedron 40 mg tiêm tĩnh mạch, sau<br />
tiêm, 2 BN bị ngứa nhẹ sau khi kết thúc<br />
phẫu thuật. 2 BN bị rét run sau gây tê,<br />
được xử trí bằng dolargan 30 mg tiêm<br />
tĩnh mạch. Sau mổ, 4 BN (13,33%) bị bí<br />
tiểu cần được xử trí như chườm ấm và<br />
đặt thông tiểu. Ngoài ra, còn có buồn nôn<br />
và nôn: 2 BN (6,67%).<br />
177<br />
<br />