Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT TOT<br />
TRONG ĐIỀU TRỊ TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT Ở PHỤ NỮ<br />
Lê Phúc Liên*, Trần Lê Linh Phương*, Nguyễn Hoàng Đức*, Từ Thành Trí Dũng*, Vũ Hồng Thịnh*,<br />
Nguyễn Tân Cương*, Lê Mạnh Hùng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu là đánh giá hiệu quả ban đầu của phẫu thuật đặt miếng băng nâng niệu đạo qua lỗ<br />
bịt trong điều trị tiểu không kiểm soát ở phụ nữ.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu thực hiện ở tất cả phụ nữ bị tiểu không kiểm soát được thực hiện phương pháp<br />
TOT, được gây tê tủy sống từ tháng 12-2008 đến tháng 10-2010. Bệnh nhân được đánh giá theo các tiêu chuẩn<br />
sau: số lượng miếng băng vệ sinh dùng mỗi ngày, khám lâm sàng, tổng phân tích nước tiểu, test Valsalva.<br />
Kết quả: 22 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được thực hiện phẫu thuật TOT do 4 phẫu thuật viên của bệnh viện<br />
đại học y dược. Chúng tôi chia các bệnh nhân nay thành 2 nhóm dựa trên phương pháp đặt băng nâng niệu đạo:<br />
từ ngoài qua lỗ bịt vào vết mỗ thành trước âm đạo và từ vết mổ thành trước âm đạo qua lỗ bịt ra da. Tuổi trung<br />
bình của cả hai nhóm lần lượt là 50,7 và 54,45 (khoảng 42-66) và thời gian theo dõi tối thiểu là 1 tháng. Thời<br />
gian phẫu thuật trung bình là 47,3 phút với lượng máu mất không đáng kể. Kết quả khỏi bệnh sau 1 tháng của<br />
chúng tôi là 81,8%.<br />
Kết luận: Phương pháp TOT là một phương pháp hiệu quả trong điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức<br />
với tỉ lệ biến chứng thấp. Tuy nhiên thời gian theo dõi lâu hơn với số lượng bệnh nhân lớn hơn mới có thể đánh<br />
giá hiệu quả lâu dài của phẫu thuật này.<br />
Từ khóa: tiểu không kiểm soát khi gắng sức, phẫu thuật TOT.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATION OF THE EFFECTIVENESS OF TOT PROCEDURE FOR FEMALE STRESS<br />
INCONTINENCE<br />
Le Phuc Lien, Tran Le Linh Phuong, Nguyen Hoang Duc, Tu Thanh Tri Dung, Vu Hong Thinh,<br />
Nguyen Tan Cuong, Le Manh Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 152 - 154<br />
Objective: The objective of this study is to evaluate the initial effectiveness of transobturator vaginal tape<br />
(TOT) in the treatment of female stress urinary incontinence (SUI).<br />
Methods: The study included all women with SUI who underwent a TOT procedure, under regional<br />
anesthesia from December 2008 to October 2010. The patients were prospectively evaluated, and the following<br />
factors were assessed: number of pads used per day, physical examination including pelvic examination,<br />
urinalysis, Valsalva leak point pressure (VLPP) test.<br />
Results: Twenty-two consecutive patients who fulfilled the inclusion criteria underwent TOT procedure by<br />
4surgeons. We divided all these patients to 2 groups base on the way to put the mesh: in-side-out and out-side-in.<br />
The mean age of two groups were 50.7 and 54.45 (range 42–66) and minimal follow-up was 1 month. The mean<br />
operative time was 47.3 minutes ±4 , with an insignificant amount of bleeding. Our results demonstrate a 81.8%,<br />
cure or improvement rate after 1 month.<br />
Conclusion: The transobturator approach is a very effective treatment of SUI with low morbidity. However,<br />
∗<br />
<br />
Phân khoa Niệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh<br />
<br />
Tác giả liên lạc: BS. Lê Phúc Liên.<br />
<br />
152<br />
<br />
ĐT: 0989001581.<br />
<br />
Email: lplien1909@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
longer follow-up in larger populations should assess the long-term reliability of this procedure.<br />
Key words: stress incontinnence, TOT procedure.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tiểu không kiểm soát khi gắng sức là sự<br />
chảy nước tiểu không theo ý muốn khi gắng sức<br />
(ho hay hắt hơi) mà không có tăng áp lực cơ<br />
chóp bàng quang(2). Điều trị phẫu thuật trong<br />
tiểu không kiềm soát ở phụ nữ đã có nhiều thay<br />
đổi trong những năm vừa qua với phương pháp<br />
đặt băng nâng niệu đạo không áp lực(12). Miếng<br />
băng nâng niệu đạo giúp tiểu có kiểm soát nhờ<br />
tăng chức năng của niệu đạo khi áp lực ổ bụng<br />
tăng và có sự kết hợp giữa tình trạng đi xuống<br />
của cổ bàng quang và niệu đạo gần. Karram và<br />
cộng sự(6) đã tìm ra phương pháp đặt dải băng ở<br />
âm đạo không áp lực (T-V-T) là kỹ thuật an toàn<br />
và hiệu quả nhưng có một số biến chứng tuy<br />
hiếm nhưng khá nghiêm trọng bao gồm chấn<br />
thương mạch máu, thủng ruột, thủng bàng<br />
quang do đường đi của dải băng qua khoảng<br />
sau xương mu(3,5).<br />
Vào năm 2001, Delorme đã mô tả một<br />
phương pháp mới đặt dải băng niệu đạo đi qua<br />
lỗ bịt. Từ đó phương pháp đặt băng nâng niệu<br />
đạo qua lỗ bịt không áp lực (T-O-T) đã trở nên<br />
thông dụng trên toàn thế giới trong điều trị tiểu<br />
không kiểm soát khi gắng sức. Phương pháp<br />
này về lý thuyết cho thấy ít bị bí tiểu hay rối<br />
loạn chức năng đi tiểu sau mổ cũng như có thể<br />
tránh một vài biến chứng như thủng bàng<br />
quang, thủng ruột. Chúng tôi thực hiện nghiên<br />
cứu này nhằm đánh giá những kết quả ban đầu<br />
của phẫu thuật đặt băng nâng niệu đạo qua lỗ<br />
bịt không áp lực (TOT) tại BVĐHYD.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Tất cả bệnh nhân nữ bị tiểu không kiểm soát<br />
được thực hiện phẫu thuật TOT từ tháng 12 năm<br />
2008 đến tháng 10 năm 2010. Tất cả trường hợp<br />
được thực hiện bằng phương pháp vô cảm là tê<br />
tủy sống. Tất cả bệnh nhân được theo dõi 1<br />
tháng sau mổ.<br />
Tất cả bệnh nhân được đánh giá bệnh sử bao<br />
gồm số lượng băng vệ sinh sử dụng hàng ngày,<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
khám lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu, xét<br />
nghiệm gắng sức (stress test). Chia số bệnh nhân<br />
ra làm 2 nhóm: nhóm 1 thực hiện đặt băng nâng<br />
niệu đạo từ da qua lỗ bịt vào chỗ rạch dưới niệu<br />
đạo (ngoài vào trong), nhóm 2 đặt băng nâng<br />
niệu đạo từ chỗ rạch dưới niệu đạo qua lỗ bịt ra<br />
ngoài da (trong ra ngoài).<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Có tổng số 22 bệnh nhân được thực hiện<br />
TOT trong thời gian nghiên cứu. Tuổi trung bình<br />
của cả hai nhóm là lần lượt là 50,7 và 54,45 (tuổi<br />
từ 42-66). Thời gian phẫu thuật trung bình của<br />
cả hai nhóm đều là 47,3 phút không có khác biệt.<br />
Lượng máu mất không đáng kể.<br />
Sau 1 tháng tỉ lệ khỏi bệnh ở 2 nhóm tương<br />
đương nhau là 81,8%, tỉ lệ đau sau mổ cũng<br />
tương đương là 18,2% tuy nhiên trong nhóm 1<br />
có 1 trường hợp bị rách niệu đạo (9,1%) đã được<br />
khâu lại niệu đạo và lưu thông tiểu 3 tuần. Sau<br />
khi rút thông bệnh nhân vẫn còn bị tiểu không<br />
kiểm soát khi gắng sức. Trong nhóm 2 có 1<br />
trường hợp bị áp xe phần mềm sau mổ nhưng<br />
khỏi hoàn toàn sau 1 tuần điều trị kháng sinh.<br />
Tiểu gấp quan sát thấy ở 2 trường hợp trong<br />
nhóm 2 chiếm 18,2%.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Mặc dù phẫu thuật TVT có hiệu quả và rất<br />
dễ thực hiện nhưng đi kèm với nhiều biến<br />
chứng trong và sau mổ như tổn thương mạch<br />
máu, bàng quang và ruột(3,5,8). Thực tế này đã<br />
khuyến khích các nhà niệu khoa trên thế giới nói<br />
chung và trong nước nói riêng thực hiện<br />
phương pháp TOT để điều trị tiểu không kiểm<br />
soát gắng sức ở phụ nữ.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 1<br />
trường hợp bị rách niệu đạo khi thực hiện TOT<br />
với phương pháp đặt miếng băng từ ngoài vào<br />
trong, đúng theo kết luận của Abdel-Fattah và<br />
cộng sự sau khi thực hiện 390 trường hợp bằng<br />
nhiều đường khác nhau(1). Trong 1 nghiên cứu<br />
gần đây của Sivanesan và cộng sự cho thấy cũng<br />
<br />
153<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
có khả năng bị tổn thương bàng quang do đó<br />
khuyến khích soi bàng quang trong trường hợp<br />
có phẫu thuật vùng chậu trước đó, sa sinh dục,<br />
phẫu thuật trên xương mu, hay trong trường<br />
hợp khó đặt miếng băng(11). Do đó khi thực hành<br />
lâm sàng, chúng tôi không thực hiện soi bàng<br />
quang thường quy trong mổ giúp làm giảm thời<br />
gian phẫu thuật và giảm chi phí phẫu thuật cho<br />
bệnh nhân.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Mặc dù theo nhiều nghiên cứu(7,13) phương<br />
pháp TOT không làm đau bẹn sau mổ nhưng<br />
chúng tôi cũng ghi nhận có 2 trường hợp trong<br />
mỗi nhóm chiếm 18,2%.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Tỉ lệ khỏi bệnh sau mổ của chúng tôi tương<br />
đối thấp hơn so với nhiều nghiên cứu đã báo<br />
cáo(13,4,10) tuy nhiên có thể do đây là loạt 22<br />
trường hợp đầu tiên được thực hiện tại BV<br />
chúng tôi.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Phương pháp TOT là một phương pháp<br />
điều trị tiểu không kiểm soát hiệu quả có tỉ lệ<br />
biến chứng thấp. Tuy nhiên cũng cần phải thực<br />
hiện với số bệnh nhân lớn hơn và thời gian theo<br />
dõi dài hơn để có thể đánh giá được hiệu quả<br />
lâu dài của phẫu thuật này.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
154<br />
<br />
Abdel-Fattah M, Ramsay I, Pringle S (2006). Lower urinary<br />
tract injuries after transobturator tape insertion by different<br />
routes: a large retrospective study. BJOG, 113: 1377–81.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
Abrams P, Cardozo L, Fall M, et al (2002). The standardisation<br />
of terminology of lower urinary tract function: report from<br />
the Standardisation Sub-committee of the International<br />
Continence Society. Am J Obstet Gynecol, 187: 116–26.<br />
Bafghi A, Iannelli A, Trastour C, et al (2005). Bowel<br />
perforation as late complication of tension-free vaginal tape. J<br />
Gynecol Obstet Biol Reprod, 34: 606–7.<br />
Chang Shik Youn, Ju Hyun Shin, and Yong Gil Na (2010).<br />
Comparison of TOA and TOT for Treating Female Stress<br />
Urinary Incontinence: Short-Term Outcomes. Korean J Urol,<br />
51(8): 544–549.<br />
Hermieu JF, Messas A, Delmas V, et al (2003). Bladder injury<br />
after TVT transobturator. Prog Urol, 13: 115–7.<br />
Karram M, Segal L, Vassallo J, et al (2003). Complications and<br />
unwanted effects of the tension-free vaginal tape procedure.<br />
Obstet Gynecol, 101: 929–32.<br />
Latthe P, Foon R, Toozs-Hobson P (2007). Transobturator and<br />
retropubic tape procedures in stress urinary incontinence: a<br />
systematic review and meta-analysis of effectiveness and<br />
complications. BJOG, 114: 522–31.<br />
Nilsson CG, Falconer C, Rezapour M (2004). Seven-year<br />
follow-up of the tension-free vaginal tape procedure for<br />
treatment of urinary incontinence. Obstet Gynecol, 104: 1259–<br />
62.<br />
Peyrat L, Boutin JM, Bruyere F, et al (2001). Intestinal<br />
perforation as a complication of tension-free vaginal tape<br />
procedure for urinary incontinence. Eur Urol, 39: 603–5.<br />
Red Alinsod, MD (2009). Recent Advances in Tape Slings for<br />
Female Urinary Stress Incontinence. Rev Obstet Gynecol.<br />
Winter, 2(1): 46–50.<br />
Sivanesan K, Sathiyathasan S, Ghani R (2009). Transobturator<br />
tension free vaginal tapes and bladder injury. Arch Gynecol<br />
Obstet, 279: 5–7.<br />
Ulmsten U, Petros P (1995). Intravaginal slingplasty (IVS): an<br />
ambulatory surgical procedure for treatment of female<br />
urinary incontinence. Scand J Urol Nephrol, 29: 75–82.<br />
Waleed Al Taweel, MD, FRCSC and Danny M. Rabah (2010).<br />
Transobturator tape for female stress incontinence: follow-up<br />
after 24 months. Can Urol Assoc J, 4(1): 33–36.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />