intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ trong các làng nghề thủ công tỉnh Bình Định

Chia sẻ: Ngọc Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

78
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài báo này, chúng tôi trình bày nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) cho việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề thủ công Bình Định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ trong các làng nghề thủ công tỉnh Bình Định

11,Tr.<br /> Số115-125<br /> 4, 2017<br /> Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 11, Số 4,Tập<br /> 2017,<br /> ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH<br /> CỦA CÁC HỘ TRONG CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TỈNH BÌNH ĐỊNH<br /> NGUYỄN THỊ HẠNH 1*, NGUYỄN HÀ THANH THẢO1<br /> 1<br /> Khoa TCNH & QTKD, Trường Đại học Quy Nhơn<br /> TÓM TẮT<br /> Trong bài báo này, chúng tôi trình bày nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu<br /> (DEA) cho việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh trong các làng<br /> nghề thủ công Bình Định. Kết quả chỉ ra rằng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ trong làng nghề<br /> Bình Định khá cao, phần lớn các hộ đã có quyết định quy mô sản xuất hợp lý. Tuy nhiên, có sự chênh lệch<br /> lớn về hiệu quả của các hộ trong các làng nghề khác nhau, việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển<br /> làng nghề từ năm 2006 đến nay chưa có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ,<br /> và việc kết hợp với phát triển du lịch cũng chưa đem lại sự cải thiện về hiệu quả. Cuối cùng, nghiên cứu<br /> đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ trong các làng nghề thủ<br /> công Bình Định.<br /> Từ khóa: Phương pháp phân tích bao dữ liệu, hiệu quả kỹ thuật, làng nghề thủ công, hộ sản xuất<br /> kinh doanh.<br /> ABSTRACT<br /> Measuring Production Efficiency of Households in Handicraft Villages of Binh Dinh Province<br /> In this paper, we present the research on application of Data Envelopment Analysis (DEA) to evaluate<br /> production efficiency of households in handicraft villages of Binh Dinh province. The results indicate that<br /> the efficiency of production households in Binh Dinh village is quite high, the majority of households<br /> already had decided reasonable scales to produce. However, there is a large difference in the efficiency<br /> index of the households in the villages, the implementation of general development plan of villages from<br /> 2006 until now has no positive impact on the efficiency of production and business of households, and the<br /> combination with the tourism development also has not brought any improvement in efficiency. Finally,<br /> researchers have proposed a number of solutions to improve the efficiency of production households in<br /> Binh Dinh handicraft villages.<br /> Keywords: Data Envelopment Analysis, technical effeciency, handicraft village, production<br /> household.<br /> <br /> 1. <br /> <br /> Giới thiệu<br /> <br /> Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 50 làng nghề được quy hoạch phát triển với<br /> tổng số 7.285 hộ tham gia sản xuất, chiếm 29,1% so với số hộ trong các làng nghề, giải quyết việc<br /> làm cho hơn 16.000 lao động, chiếm 29,01% tổng số lao động trong làng nghề với mức thu nhập<br /> bình quân từ 14 - 24 triệu đồng/lao động/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp của các làng nghề<br /> chiếm khoảng 5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. [14]<br /> Email: nguyenthihanh@qnu.edu.vn<br /> Ngày nhận bài: 15/6/2017; Ngày nhận đăng: 12/7/2017<br /> *<br /> <br /> 115<br /> <br /> Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Hà Thanh Thảo<br /> Tỉnh Bình Định đang triển khai Quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh đến năm<br /> 2020, định hướng đến năm 2030. Để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu bảo tồn và phát triển<br /> làng nghề, phát huy vai trò của làng nghề trong bối cảnh mới, rất cần thiết có những nghiên cứu<br /> đánh giá thực hoạt động và đặc biệt là đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ trong<br /> làng nghề. Dù vậy, cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học đánh giá hiệu quả sản xuất kinh<br /> doanh của các hộ trong làng nghề thủ công ở Bình Định và đây là khoảng trống cần nghiên cứu<br /> mà các tác giả quan tâm.<br /> Nghiên cứu này là tổng hợp và hệ thống những lý luận cơ bản về làng nghề thủ công, đánh<br /> giá thực trạng hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu<br /> quả sản xuất kinh doanh của các hộ trong các làng nghề thủ công tỉnh Bình Định thời gian tới.<br /> Bài báo gồm 4 phần, sau phần 1 - giới thiệu, phần 2 trình bày phương pháp nghiên cứu,<br /> phần 3 trình bày kết quả nghiên cứu và bàn luận, cuối cùng, phần 4 là kết luận và một số đề xuất.<br /> 2. <br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> 2.1. Dữ liệu nghiên cứu<br /> Các tác giả trên cơ sở dữ liệu thống kê về 50 làng nghề với tổng số 7.285 hộ [14], tiến hành<br /> chọn 9 làng nghề theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo địa phương, cụ thể trình<br /> bày ở Bảng 1. Sau đó, trong mỗi làng nghề được lựa chọn, chọn ngẫu nhiên 7 hộ tham gia sản xuất<br /> kinh doanh thông qua danh sách các hộ tham gia sản xuất được địa phương cung cấp.<br /> Bảng 1. Các làng nghề được chọn khảo sát và số lượng mẫu<br /> <br /> Nguồn: Khảo sát thực tế của các tác giả<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis DEA định hướng dữ liệu đầu ra (Output - Orientated DEA Model) được ứng dụng để đo lường<br /> 116<br /> <br /> Tập 11, Số 4, 2017<br /> hiệu quả kỹ thuật không đổi theo quy mô (CRS_TE), hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy mô<br /> (VRS_TE) và hiệu quả phân bổ (SCALE).<br /> Phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) là một trong hai phương pháp tiếp cận ước lượng<br /> biên được sử dụng khá phổ biến trong đánh giá hiệu quả hiện nay. Khác với phương pháp phân<br /> tích biên ngẫu nhiên (SF) sử dụng các mô hình kinh tế lượng, DEA dựa trên phương pháp phân<br /> tích chương trình phi toán học để ước lượng cận biên sản xuất.<br /> Hiệu quả kỹ thuật lần đầu tiên được giới thiệu bởi Farrell vào năm 1957 [5] dựa trên các<br /> nghiên cứu của Debreu năm 1951 [3] và Kopman năm 1951 [6]. Nhưng, cho đến khi Charmes,<br /> Cooper và Rhodes vào năm 1978 [2] giới thiệu phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) thì nó<br /> mới thực sự được mở rộng và ngày nay đã trở thành một ứng dụng lớn trong phân tích kinh tế.<br /> Gọi là phương pháp phân tích bao dữ liệu vì DEA sử dụng những biến đầu ra tốt nhất ứng mới<br /> mức đầu vào xác định để tạo thành một đường bao biên và coi đó là giới hạn hiệu quả kỹ thuật<br /> của ngành.<br /> Một cách đơn giản, hiệu quả (mang tính kỹ thuật) của việc sử dụng các yếu tố đầu vào xi<br /> để thu được yếu tố đầu ra yj có thể được đo lường theo công thức:<br /> <br /> Khi áp dụng cho một tổ chức sản xuất (hay gọi chung là DMU) có k yếu tố đầu vào và sản<br /> xuất ra m kết quả đầu ra, thì cần phải dựa trên giá cả pi và wj của các yếu tố đầu vào/đầu ra đó để<br /> tính toán. Tuy nhiên, việc xác định giá cả của từng yếu tố đầu vào/đầu ra thường rất phức tạp, do<br /> vậy, để đơn giản, có thể giả thiết là mỗi DMU sẽ sử dụng những trọng số nhất định ui và vj sao<br /> cho điểm hiệu quả TE của nó là cao nhất, nói cách khác, ui và vj là những trọng số giúp cho DMU<br /> đó tiến gần đến đường giới hạn khả năng sản xuất PPF nhất. Vì vậy, ui và vj được gọi là “giá ẩn”<br /> để phân biệt với pi và wj là giá cả thực và đóng vai trò như giá cả trong việc tính toán hiệu quả kỹ<br /> thuật TE.<br /> Một cách tổng quát, với bài toán có n DMU, mỗi DMU sử dụng k yếu tố đầu vào xk để tạo<br /> ra m yếu tố đầu ra ym, việc xác định hiệu quả TEo của DMUo bất kỳ sẽ được tính toán như sau:<br /> <br /> <br /> <br /> Ui, vj ≥ 0, i =1, …, m, j = 1, …, k<br /> <br /> Charnes và ctg năm 1978 [2] đã áp dụng phương pháp tối ưu hóa tuyến tính phi tham số<br /> (non-parametric linear optimization) vào việc giải quyết công thức tổng quát trên với giả thiết<br /> hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS). Sau đó, Banker và ctg (1984) đã phát triển bài toán này<br /> cho trường hợp hiệu quả thay đổi theo quy mô (VRS). Cho đến nay, nhiều mô hinh DEA khác đã<br /> được phát triển như Malmquist DEA, network DEA, SBM DEA,…<br /> Trong nghiên cứu này, để ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất kinh doanh trong<br /> các làng nghề truyền thống ở Bình Định, các tác giả sử dụng tổng vốn kinh doanh (ký hiệu là<br /> 117<br /> <br /> Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Hà Thanh Thảo<br /> vonkd, đơn vị tính là triệu đồng), tổng số lao động (ký hiệu là tld, đơn vị tính là người), mức độ<br /> trang bị kỹ thuật/lao động (ký hiệu là muctb, đơn vị tính là triệu đồng/người) làm các biến đầu vào<br /> của mô hình, phản ánh các chi phí vốn, lao động và kỹ thuật công nghệ. Các biến đầu ra bao gồm<br /> doanh thu bán hàng (ký hiệu là dtbh, đơn vị tính là triệu đồng ), lợi nhuận ròng (ký hiệu là lnr, đơn<br /> vị tính là triệu đồng và thu nhập bình quân tháng (ký hiệu là tnbq, đơn vị tính là triệu đồng/người),<br /> phản ánh các kết quả về thị trường, tài chính và xã hội. Tất cả các biến số trên là giá trị trung bình<br /> được tính trên số liệu thu thập được trong 3 năm 2013, 2014 và 2015.<br /> 3. <br /> <br /> Kết quả nghiên cứu và bàn luận<br /> <br /> Thống kê cơ bản của 63 hộ sản xuất kinh doanh ở 9 làng nghề được khảo sát được trình<br /> bày ở Bảng 2. Kết quả cho thấy vốn trung bình của một hộ sản xuất kinh doanh là 33 triệu đồng,<br /> quy mô lao động trung bình là 2,5 người cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của các hộ là nhỏ.<br /> Mức độ trang bị kỹ thuật trung bình là 3,66 triệu cho một lao động cho thấy công nghệ sản xuất<br /> thô sơ, chủ yếu là thợ làm bằng các phương pháp thủ công. Doanh thu bán hàng trung bình là 314<br /> triệu đồng/năm, lợi nhuận ròng là 89 triệu đồng/năm cho thấy quy mô kinh doanh của các hộ là<br /> nhỏ nhưng tỉ suất doanh lợi doanh thu thì rất cao (28,20%).<br /> Bảng 2. Các biến số sử dụng cho mô hình DEA<br /> Biến<br /> <br /> Số quan sát Trung bình<br /> <br /> Ðộ lệch<br /> chuẩn<br /> <br /> Thấp nhất<br /> <br /> Cao nhất<br /> <br /> Vonkd<br /> <br /> 63<br /> <br /> 33,027<br /> <br /> 44,264<br /> <br /> 1,000<br /> <br /> 270,000<br /> <br /> Tld<br /> <br /> 63<br /> <br /> 2,520<br /> <br /> 1,207<br /> <br /> 1,000<br /> <br /> 6,500<br /> <br /> Mtbkt<br /> <br /> 63<br /> <br /> 3,659<br /> <br /> 4,900<br /> <br /> 0,200<br /> <br /> 25,714<br /> <br /> Dtbh<br /> <br /> 63<br /> <br /> 315,972<br /> <br /> 325,850<br /> <br /> 10,800<br /> <br /> 1.658,250<br /> <br /> Lnr<br /> <br /> 63<br /> <br /> 89,098<br /> <br /> 106,601<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> 753,750<br /> <br /> Tnbq<br /> <br /> 63<br /> <br /> 4,745<br /> <br /> 3,769<br /> <br /> 0,593<br /> <br /> 23,558<br /> <br /> <br /> <br /> Nguồn: Theo tính toán của các tác giả<br /> <br /> Các hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề thủ công Bình Định phần lớn có quy mô<br /> vốn nhỏ, sử dụng ít lao động, chủ yếu là lao động gia đình. Đây là đặc trưng chung của các làng<br /> nghề truyền thống Việt Nam nói chung, làng nghề miền Trung nói riêng. Qui mô sản xuất manh<br /> mún hạn chế sự đầu tư cho cải tiến công nghệ sản xuất, chất lượng lao động, nghiên cứu phát triển<br /> sản phẩm, tiếp thị sản phẩm, mở rộng thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu,… Do vậy,<br /> sự phát triển của các làng nghề Bình Định sẽ thiếu đi tính bền vững.<br /> Thu nhập bình quân của lao động trong làng nghề là 4.745.000 đồng/người/tháng. So với<br /> mức thu nhập bình quân của lao động làm công ăn lương trong khu vực Nhà nước phân trong lĩnh<br /> vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở cùng thời kỳ là 4.545.200 đồng (Tổng cục Thống kê)<br /> thì mức thu nhập này là cao hơn, tuy nhiên, chênh lệch không quá lớn không tạo kích thích để giữ<br /> chân lao động lâu dài ở các làng nghề, đặc biệt là trong điều kiện môi trường và trang thiết bị lao<br /> động rất hạn chế.<br /> Độ lệch chuẩn của các biến vốn kinh doanh và mức trang bị kỹ thuật rất lớn, lần lượt là<br /> 44,264 triệu và 4,9 triệu/người cho thấy sự phân tán của vốn kinh doanh và mức trang bị kỹ thuật<br /> là rất lớn so với giá trị trung bình. Trong khi đó, số lượng lao động trong các hộ gia đình nhìn<br /> 118<br /> <br /> Tập 11, Số 4, 2017<br /> chung là thấp, biến thiên từ 1 đến 6,5 người trong một hộ và khá tập trung ở mức trung bình 2,5<br /> người/hộ.<br /> Kết quả ước lượng hiệu quả của các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề được trình bày<br /> ở Hình 1 cho thấy có 15 hộ đạt hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS_TE =1),chiếm 23,81%, 23<br /> hộ đạt hiệu quả thay đổi theo quy mô (VRS_TE =1),chiếm 36,51%, và 20 hộ đạt hiệu quả qui mô<br /> (SCALE =1), chiếm 31,75%.<br /> <br /> Nguồn: Theo tính toán của các tác giả<br /> Hình 1. Hiệu quả không đổi theo quy mô, hiệu quả thay đổi theo qui mô và hiệu quả qui mô<br /> của các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề<br /> 119<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2