ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BAN ĐẦU ĐIỀU TRỊ TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT<br />
Ở PHỤ NỮ BẰNG BĂNG NÂNG NIỆU ĐẠO KIỂU TVT<br />
Nguyễn Tân Cương*, Từ Thành Trí Dũng*, Trần Lê Linh Phương*, Vũ Hồng Thịnh**,<br />
Nguyễn Hoàng Đức**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả ban đầu áp dụng phẫu thuật đặt băng nâng niệu đạo trong điều trị tiểu không<br />
kiểm soát khi gắng sức<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Có 21 bệnh nhân được điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức<br />
bằng phẫu thuật đặt băng nâng niệu đạo kiểu TVT. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả và phân tích hiệu quả phẫu thuật<br />
và các biến chứng.<br />
Kết quả: Thời gian phẫu thuật trung bình khoảng 60 phút và thời gian nằm viện trung bình là 1,3 ngày. Tỉ<br />
lệ khỏi bệnh là 90,5%, tỉ lệ cải thiện triệu chứng và thất bại là 4,8%. Biến chứng trong phẫu thuật gồm: 3 trường<br />
hợp (14,3%) thủng bàng quang, 1 trường hợp (4,8%) mất máu > 300 ml. Biến chứng nhẹ gồm: 2 trường hợp<br />
(9,5%) bí tiểu dưới 48 giờ được đặt thông tiểu lưu và 1 trường hợp (4,8%) bí tiểu kéo dài trên 2 tuần được đặt<br />
thông tiểu sạch ngắt quảng. Không có bệnh nhân nào có biến chứng muộn sau phẫu thuật 3 tháng. Hầu hết các<br />
biến chứng có thể điều trị khỏi bằng nội khoa.<br />
Kết luận: Với tỉ lệ thành công cao, phẫu thuật TVT là phẫu thuật ít xâm hại, hiệu quả và an toàn trong điều<br />
trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
TREATMENT OF STRESS URINARY INCONTINENCE: THE INITIAL OUTCOME OF TVT<br />
PROCEDURE<br />
Nguyen Tan Cuong, Tu Thanh Tri Dung, Tran Le Linh Phưong, Vu Hong Thinh,<br />
Nguyen Hoang Đuc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 205 - 209<br />
Objective: We report the initial outcomes of tension-free vaginal tape (TVT) surgery, a minimally invasive<br />
alternative for treating patients with stress urinary incontinence, at University Medical Center, and to evaluate<br />
the effectiveness in the management of this procedure.<br />
Patients and methods: In all, 21 patients who had a TVT procedure were reviewed prospectively. Cure rate<br />
and complications during and after surgery were analysed.<br />
Results: Twenty-one SUI patients were treated with TVT procedure. The mean operation time was about 1<br />
hour and the mean hospitalization was 1.3 days. The cure rate was 90.5%, both of the improvement and failure<br />
were 4.8%. Complications during surgery included bladder perforation in 3 patients (14.3%) and blood loss >300<br />
mL in only 1patient (4.3%). Immediate complications after surgery were urinary retention (>24 h after) in 2<br />
patients (9.5%) treated with an indwelling catheter and prolonged retention over 2 weeks in 1 patient (4.8%)<br />
treated with clean intermittent catheterization. No patient had the complications after 3 months. Most of these<br />
complications resolved with observation and medical management.<br />
Conclusion: With the high success rates reported previously the TVT procedure remains a minimally<br />
invasive, effective and safe technique for treating female SUI.<br />
∗<br />
<br />
Phân môn Niệu – Bộ môn Ngoại – Đại học Y Dược TPHCM<br />
Phân khoa Niệu – Bệnh viện Đại học Y Dược<br />
<br />
∗∗<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Tiểu không kiểm soát khi gắng sức là bệnh<br />
phổ biến ở phụ nữ, chiếm 10 – 20 % dân số(3).<br />
Trên Y văn có trên 150 phẫu thuật khác nhau<br />
điều trị bệnh này, cho thấy cơ chế bệnh sinh<br />
vẫn chưa được hiểu một cách toàn vẹn và<br />
không có điều trị chuẩn mang tính tham khảo.<br />
Điều này thực sự gây khó khăn cho bác sĩ khi<br />
ra quyết định chọn lựa phẫu thuật điều trị cho<br />
bệnh nhân.<br />
Dựa trên lý thuyết của DeLancey(1) về sinh<br />
bệnh học của tiểu không kiểm soát ở phụ nữ và<br />
những khảo sát thực nghiệm, Ulmsten và cộng<br />
sự(12) đã phát triển phẫu thuật đặt băng nâng<br />
niệu đạo, một loại phẫu thuật trong ngày để<br />
điều trị bệnh này. Trong phẫu thuật này, một dải<br />
băng làm bằng polypropylene được dùng để tái<br />
tạo lại thành phần nâng đỡ niệu đạo. Từ khi<br />
được áp dụng trong điều trị, nhiều nghiên cứu<br />
cho thấy tính hiệu quả hứa hẹn với tỉ lệ chữa<br />
khỏi bệnh lên đến trên 85%-92%(2,7,8,9). Kết quả<br />
khả quan này làm gia tăng một cách đáng kinh<br />
ngạc trong việc áp dụng phẫu thuật TVT điều trị<br />
tiểu không kiểm soát khi gắng sức.<br />
Tại nước ta, phẫu thuật này chỉ mới được áp<br />
dụng trong những năm gần đây. Trước mắt tuy<br />
có nhiểu ưu điểm nhưng chưa có nhiều công<br />
trình nghiên cứu đánh giá về tính an toàn và<br />
hiệu quả của phẫu thuật này. Đề tài này báo cáo<br />
kết quả ban đẩu của chúng tôi áp dụng phẫu<br />
thuật TVT tại bệnh viện Đại Học Y Dược Tp.<br />
HCM trong khoảng thời gian gần đây.<br />
<br />
nhận và thăm khám lâm sàng để đánh giá các<br />
bệnh lý sa sàn chậu kết hợp cũng như sự tăng<br />
động của niệu đạo.<br />
Phẫu thuật TVT: bệnh nhân được gây tê tủy<br />
sống và nằm tư thế sản phụ khoa. Chúng tôi<br />
dùng bộ Gynecare TVT của Johnson & Johnson<br />
bao gồm: 1 dải băng polypropylene cố định hai<br />
đầu vào hai kim được gắn vào 1 tay cầm. Sau<br />
mỗi lần đưa kim TVT từ thành trước âm đạo lên<br />
trên xương mu, chúng tôi soi bàng quang kiểm<br />
tra. Sau đó, chúng tôi cho bệnh nhân ho ở dung<br />
tích bàng quang 250 – 300 ml để điều chỉnh dải<br />
băng nâng niệu đạo cho đến khi có vài giọt nước<br />
chảy ra ngoài miệng niệu đạo.<br />
Những biến số trong quá trình phẫu thuật<br />
được ghi nhận: phẫu thuật viên, loại vô cảm,<br />
thời gian phẫu thuật, lượng máu mất và biến<br />
chứng. Đánh giá sau phẫu thuật gồm: thời gian<br />
nằm viện, bí tiểu (lượng nước tiểu tồn lưu > 200<br />
ml trong 24 giờ), nhiễm trùng vết mổ và tụ máu<br />
thành trước âm đạo.<br />
Tất cả bệnh nhân được tái khám sau 1 tháng,<br />
3 tháng và 6 tháng. Chúng tôi đánh giá hiệu quả<br />
của phẫu thuật và các than phiền khác của bệnh<br />
nhân như: đau vùng chậu dai dẳng, tiểu gấp,<br />
tiểu khó và nhiễm trùng niệu … Tiêu chuẩn<br />
đánh giá hiệu quả điều trị như sau:<br />
Khỏi bệnh: hết són tiểu khi gắng sức<br />
Cải thiện: bớt són tiểu so với trước phẫu<br />
thuật<br />
Thất bại: không giảm so với trước phẫu<br />
thuật.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Chúng tôi tiền cứu mô tả tất cả bệnh nhân<br />
nữ được phẫu thuật đặt băng nâng đỡ niệu đạo<br />
kiểu TVT điều trị tiểu không kiểm soát tại bệnh<br />
viện Đại Học Y Dược Tp. HCM từ tháng 01/2007<br />
– tháng 10/2008. Các thông tin thu thập gồm:<br />
tuổi bệnh nhân, bệnh sử niệu – phụ khoa, số lần<br />
sinh, phẫu thuật điều trị tiểu không kiểm soát<br />
hoặc phẫu thuật sàn chậu trước đó, bệnh lý kết<br />
hợp, số lượng băng vệ sinh sử dụng trong ngày.<br />
Triệu chứng đường tiểu dưới cũng được ghi<br />
<br />
Có 21 bệnh nhân đuợc theo dõi trung bình 6<br />
tháng. Đặc điểm bệnh nhân đuợc mô tả trong<br />
bảng 1 và đặc điểm phẫu thuật cũng như biến<br />
chứng sau phẫu thuật được mô tả trong bảng 2.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
2<br />
<br />
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân<br />
Đặc điểm<br />
Số lượng Bệnh nhân<br />
Tuổi<br />
Số lần sinh<br />
Tiểu gấp<br />
Sa sàn chậu<br />
Sa thành trước<br />
<br />
Giá trị<br />
21<br />
49,8 ± 7,2 (33 – 69)<br />
2,5 (0 - 10)<br />
8 (38,1%)<br />
04 (19%)<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Sa thành sau<br />
Sa tử cung / mỏm<br />
cắt âm đạo<br />
<br />
Giá trị<br />
02 (9,5%)<br />
0<br />
<br />
Trong 21 bệnh nhân được phẫu thuật, 7 bệnh<br />
nhân (33,3%) xuất viện trong ngày, 12 bệnh nhân<br />
(57,1%) xuất viện vào ngày hôm sau và 2 trường<br />
hợp (9,5%) nằm viện hơn 2 ngày. Thời gian nằm<br />
viện trung bình là 1,3 (1 – 5) ngày. Thời gian<br />
phẫu thuật trung bình là 59 ± 16,4 (30 – 90) phút<br />
và lượng máu mất không đáng kể. Chỉ có 1<br />
trường hợp chảy máu nhiều, ước lượng máu<br />
mất khoảng 300ml, không có bệnh nhân nào cần<br />
phải truyền máu trong và sau khi phẫu thuật. Có<br />
3 (14,3%) bệnh nhân bị thủng bàng quang. Trong<br />
quá trình đặt băng nâng niệu đạo phát hiện ngay<br />
khi soi bàng quang kiểm tra. Trường hợp thủng<br />
bàng quang đầu tiên chúng tôi ngưng thủ thuật.<br />
Hai trường hợp thủng bàng quang còn lại chúng<br />
tôi rút kim ra và tiếp tục đặt lại băng nâng niệu<br />
đạo. Hai trường hợp này được lưu thông niệu<br />
đạo 7 ngày. Trong quá trình theo dõi không thấy<br />
biến chứng có liên quan với tai biến do thủng<br />
bàng quang.<br />
Bảng 2: Đặc điểm phẫu thuật<br />
Giá trị<br />
21<br />
59 ± 16,4 (30 90)<br />
< 48 giờ<br />
18 (85,7%)<br />
> 48 giờ<br />
3 (14,3%)<br />
Chảy máu > 300 ml<br />
01 (4,8%)<br />
Thủng bàng quang<br />
03 (14,3%)<br />
Bí tiểu < 2 ngày<br />
02 (9,5%)<br />
Bí tiểu > 2 ngày<br />
01 (4,8%)<br />
Tiểu khó > 2 tuần<br />
01 (4,8%)<br />
Tiểu gấp / tiểu nhiều lần<br />
03 (14,3%)<br />
Đau vùng chậu dai dẳng<br />
0<br />
Khỏi bệnh<br />
19 (90,5%)<br />
Cải thiện<br />
01 (4,8%)<br />
Thất bại<br />
01 (4,8%)<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Số lượng BN<br />
Thời gian phẫu thuật<br />
Thời gian nằm<br />
viện<br />
Tai biến<br />
<br />
Biến chứng<br />
<br />
Hiệu quả<br />
<br />
Trong 3 trường hợp bí tiểu sau phẫu thuật có<br />
2 trường hợp bí tiểu < 48 giờ được đặt thông tiểu<br />
lưu và 1 trường hợp bí tiểu kéo dài trên 2 tuần<br />
phải thông tiểu sạch ngắt quảng. Không có<br />
trường hợp nào bị tụ máu thành trước âm đạo<br />
hoặc tụ máu vùng chậu.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Theo dõi sau 3 tháng cho tất cả 21 bệnh<br />
nhân: 4 bệnh nhân có triệu chứng tiểu gấp trong<br />
lần tái khám đầu tiên, 19 bệnh nhân (90,5%) khỏi<br />
bệnh (không bị són tiểu khi gắng sức) và 1<br />
trường hợp (4,8%) có cải thiện (chỉ bị són tiểu khi<br />
hoạt động thể lực mạnh). Trong số những bệnh<br />
nhân than phiền tiểu gấp trước phẫu thuật, triệu<br />
chứng này có cải thiện sau mổ ở 4 bệnh nhân<br />
chiếm tỉ lệ 50%. Một bệnh nhân (4,8%) trong quá<br />
trình theo dõi than phiền tiểu khó trong 3 tháng<br />
đầu, không có bệnh nhân nào có cảm giác khó<br />
chịu về vết mổ và vùng trên xương mu. Không<br />
có bệnh nhân nào băng TVT bị lộ ra ở vết mổ<br />
thành trước âm đạo.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Không như những phẫu thuật điều trị tiểu<br />
không kiểm soát khi gắng sức trước đây, nâng<br />
chỗ nối bàng quang – niệu đạo, mục tiêu của<br />
phẫu thuật TVT là tạo ra lực căng thành âm đạo<br />
duới niệu đạo và dây chằng mu niệu đạo(1,12).<br />
Nhiều nghiên cứu cho thấy TVT là phẫu thuật<br />
an toàn và hiệu quả trong điều trị tiểu không<br />
kiểm soát ở phụ nữ(2,5,7,11,13). Trong nghiên cứu<br />
đầu tiên của Rezapour(11), theo dõi trong 3 năm tỉ<br />
lệ khỏi bệnh là 86% và nhiều công trình nghiên<br />
cứu sau đó có tỉ lệ điều trị thành công từ 74 đến<br />
92%, cải thiện 4–17,5% và thất bại 3,3–<br />
14%(2,5,7,9,11,13,). Trong nghiên cứu của chúng tôi 21<br />
bệnh nhân được phẫu thuật bởi những phẫu<br />
thuật viên được tập huấn bài bản bởi các chuyên<br />
gia nước ngoài. Vì thế, kết quả phẫu thuật đạt<br />
được khá cao. Tỉ lệ khỏi bệnh khoảng 90%, chỉ có<br />
1 trường hợp thất bại không đặt được băng nâng<br />
niệu đạo do thủng bàng quang. Thủng bàng<br />
quang là một tai biến thường gặp, hoàn toàn có<br />
thể rút kim và làm lại trong cùng cuộc mổ. Các<br />
trường hợp thủng bàng quang sau này, chúng<br />
tôi vẫn tiếp tục tiến hành đặt lại băng nâng niệu<br />
đạo.<br />
Tất cả các bệnh nhân đuợc phẫu thuật dưới<br />
gây tê tủy sống. Đây là điểm khác biệt so với<br />
nghiên cứu của Ulmsten, gây tê tại chỗ(12). Chúng<br />
tôi nhận thấy tê tủy sống làm bênh nhân ít đau<br />
và hợp tác tốt hơn. Tuy nhiên trong một nghiên<br />
<br />
3<br />
<br />
cứu tiền cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng so sánh<br />
giữa tê tại chổ và tê vùng(14) cho thấy kết quả<br />
phẫu thuật không có sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê giữa hai nhóm nhưng nhóm bệnh nhân<br />
được gây tê vùng có biểu hiện bế tắc đường tiểu<br />
nhiều hơn (thời gian khởi phát đi tiểu kéo dài và<br />
nước tiểu tồn lưu nhiều). Điều này có thể giải<br />
thích tỉ lệ bệnh nhân bị bí tiểu ngắn hạn (< 48<br />
giờ) trong nghiên cứu này cao hơn tỉ lệ của các<br />
nghiên cứu khác. Tuy nhiên, biện pháp vô cảm<br />
tốt nhất cho phẫu thuật vẫn cần có nghiên cứu<br />
ngẫu nhiên với cỡ mẫu lớn hơn xác nhận.<br />
Mặc dù phẫu thuật TVT được thiết kế để<br />
điều trị tiểu không kiểm soát đơn thuần ở phụ<br />
nữ, Rezapour và Ulmsten(11) nhận thấy phẫu<br />
thuật này cũng có hiệu quả tốt đối với bệnh<br />
nhân nữ tiểu không kiểm soát kết hợp. Trong<br />
nghiên cứu này có 8 (38%) bệnh nhân tiểu gấp<br />
góp phần gây tiểu không kiểm soát. Tỉ lệ bênh<br />
nhân có cải thiện triệu chứng này sau phẫu thuật<br />
là 50%, tương tự với các nghiên cứu khác, hiệu<br />
quả trong khoảng 43–75%(7,8,9,15).<br />
Trong nghiên cứu này, 3 bệnh nhân (14,3%)<br />
bị bí tiểu sau phẫu thuật, được xác định bởi tiêu<br />
chuẩn sau: bí tiểu cấp hoặc nước tiểu tồn lưu đo<br />
được qua siêu âm > 200 ml. Tỉ lệ này cao hơn so<br />
với một số nghiên cứu khác, tỉ lệ bí tiểu và rối<br />
loạn đi tiểu sau phẫu thuật trong khoảng 2.3–<br />
10%(6,7,8,13), có thể tiêu chuẩn bí tiểu mà chúng tôi<br />
đưa ra hơi khắt khe. Tuy nhiên vì số lượng bệnh<br />
nhân không nhiều nên cần có một nghiên cứu<br />
với cỡ mẫu lớn hơn để xác nhận kết quả này. Bí<br />
tiểu và rối loạn đi tiểu sau phẫu thuật gây khổ sở<br />
cho bệnh nhân và làm giảm chất lượng cuộc<br />
sống. Trong nghiên cứu của Klutke(4), bí tiểu > 1<br />
tuần chiếm tỉ lệ 2,8% được xem là biến chứng<br />
của phẫu thuật. Chúng tôi có 2 trường hợp; 1<br />
trường hợp (4,8%) bí tiểu kéo dài > 2 tuần phải<br />
đặt thông tiểu sạch ngắt quảng và 1 trường hợp<br />
tiểu khó trong 3 tháng đầu sau phẫu thuật.<br />
Trong khi phẫu thuật có 3 bệnh nhân bị<br />
thủng bàng quang chiếm tỉ lệ 14,3%. Tỉ lệ này<br />
cao hơn các nghiên cứu khác, khoảng 0–6%(7,9,11).<br />
Chúng tôi nhận thấy biến chứng này có thể<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
4<br />
<br />
phòng ngừa được bằng các biện pháp đơn giản<br />
sau: làm trống bàng quang, dùng que dẫn luồn<br />
trong thông tiểu đẩy lệch cổ bàng quang về phía<br />
đối diện và quan trọng hơn hết là đưa kim từ<br />
thành trước âm đạo hướng theo đường nách<br />
giữa sát bờ dưới xương mu.<br />
Biến chứng muộn (sau 3 tháng) có thể gặp<br />
bao gồm: khó chịu dai dẵng trên xương mu và lộ<br />
dải băng ở vết mổ thành trước âm đạo làm giảm<br />
chất lượng cuộc sống bệnh nhân(7). Chúng tôi<br />
chưa gặp những biến chứng này trong nghiên<br />
cứu hiện tại.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Với tỉ lệ thành công cao, phẫu thuật TVT<br />
được đánh giá là phẫu thuật ít xâm hại, hiệu quả<br />
và an toàn trong điều trị tiểu không kiểm soát ở<br />
phụ nữ. Hầu hết các biến chứng của phẫu thuật<br />
đều có thể phòng tránh được và điều trị bảo tồn,<br />
hiếm khi phải can thiệp phẫu thuật.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
DeLancey JOL (1994). Structural support of the urethra as it<br />
relates to stress urinary incontinence: the hammock<br />
hypothesis. Am J Obstet Gynecol; 170: 1713–23<br />
Haab F, Sananes S, Amarenco G et al. (2001). Results of the<br />
tension-free vaginal tape procedure for the treatment of type<br />
II stress urinary incontinence at a minimum followup of 1<br />
year. J Urol, 165: 159–62<br />
Hunskaar S, Arnold EP, Burgio K et al. 1999Epidemiology and<br />
natural history of urinary incontinence. In Abrams P, Khoury<br />
S, Wein AJ eds, Incontinence. Plymouth, UK: Health<br />
Publications: 199<br />
Klutke C, Siegel S, Carlin B et al. (2001). Urinary retention after<br />
tension-free vaginal tape procedure: incidence and treatment.<br />
Urology, 58: 697–701<br />
Klutke JJ, Carlin BI, Klutke CG. (2000). The tension-free<br />
vaginal tape procedure: correction of stress incontinence with<br />
minimal alteration in proximal urethral mobility. Urology, 55:<br />
512–4<br />
Kuuva N, Nilsson CG. (2002). A nation-wide analysis of<br />
complication associated with the tension-free vaginal tape<br />
(TVT procedure). Acta Obstet Gynecol Scand, 81: 72–7<br />
Meschia M, Pifarotti P, Bernasconi F et al. (2001). Tension-free<br />
vaginal tape. Analysis of outcomes and complications in 404<br />
stress incontinent women. Int Urogynecol J Pelvic Floor<br />
Dysfunct, 12 (Suppl. 2): S24–S27<br />
Moran PA, Ward KL, Johnson D et al. (2000). Tension-free<br />
vaginal tape for primary genuine stress incontinence: a twocentre follow-up study. BJU Int, 86: 39–42<br />
Nilsson CG, Kuuva N, Falconer C, Rezapour M, Ulmsten U.<br />
(2001). Long-term results of the tension-free vaginal tap (TVT)<br />
procedure for surgical treatment of female stress urinary<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
incontinence. Int Urogynecol J Pelvic Floor Dysfunct,12 (Suppl.<br />
2): S5–S8<br />
Nilsson CG, Kuuva N. (2001). The tension-free vaginal tape<br />
procedure is successful in the majority of women with<br />
indications for surgical treatment of urinary stress<br />
incontinence. Br J Obstet Gynaecol, 108: 414–9<br />
Rezapour M, Ulmsten U. (2001). Tension-free vaginal tape<br />
(TVT) in women with mixed urinary incontinence – a longterm follow-up. Int Urogynecol J Pelvic Floor Dysfunct, 12<br />
(Suppl. 2): S15–S18<br />
Ulmsten U, Henriksson L, Johnson P, Varhos G. (1996). An<br />
ambulatory surgical procedure under local anesthesia for<br />
treatment of female urinary incontinence. Int Urogynecol J<br />
Pelvic Floor Dysfunc, 7: 81–6<br />
Ulmsten U, Johnson P, Rezapour M. (1999). A three-year<br />
follow up of tension free vaginal tape for surgical treatment of<br />
female stress urinary incontinence. Br J Obstet Gynaecol, 106:<br />
345–50<br />
Wang AC, Chen MC. (2001). Randomized comparison of local<br />
versus epidural anesthesia for tension-free vaginal tape<br />
operation. J Urol, 165: 1177–80<br />
Wang AC, Lo TS. (1998). Tension-free vaginal tape. A<br />
minimally invasive solution to stress urinary incontinence in<br />
women. J Reprod Med, 43: 429–34<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
5<br />
<br />