intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả bước đầu can thiệp động mạch vành qua da tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

35
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điều trị bệnh mạch vành hiện nay có: Nội khoa, can thiệp động mạch vành qua da (CTĐMVQD) và mổ bắc cầu chủ-vành (MBCCV). Khi so sánh ba phương pháp trên thì can thiệp có nhiều ưu điểm hơn. Bài viết trình bày xác định tỉ lệ thành công của CTĐMVQD tại BVĐKTT An Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả bước đầu can thiệp động mạch vành qua da tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang

  1. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG Phạm Huỳnh Minh Trí, Lý Thanh Đồng, Lê Phước Luyện, Nguyễn Thị Nhớ. TÓM TẮT Đặt vấn đề: Điều trị bệnh mạch vành hiện nay có: nội khoa, can thiệp động mạch vành qua da (CTĐMVQD) và mổ bắc cầu chủ-vành (MBCCV). Khi so sánh ba phương pháp trên thì can thiệp có nhiều ưu điểm hơn. Mục tiêu:Xác định tỉ lệ thành công của CTĐMVQD tại BVĐKTT An Giang. Phương pháp: Mô tả cắt ngang hồi cứu. Kết quả: Có 151 bệnh nhân được chụp và can thiệp mạch vành qua da, tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 69,37 ± 9,12 tuổi, tuổi lớn nhất là 92 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 35 tuổi. Các tổn thương động mạch vành: ĐMV phải 54,60%; thân chung ĐMV trái 21,05%; đoạn gần ĐM liên thất trái trước 52,60%; sang thương chia đôi 37%; sang thương tắc nghẽn mạn tính (CTO) 15,79%; sang thương loại C 54,60%. Kết quả can thiệp: Tỉ lệ biến chứng chung 7,94%, trong đó có loạn nhịp tim 1,32%, dị ứng thuốc cản quang 0,66%, máu tụ nơi đâm kim 2,64%, bơm khí vào động mạch vành 0,66%, phù phổi cấp 1,32% không có trường hợp nào tử vong do biến chứng. Tỉ lệ tử vong trong can thiệp cấp cứu 1,32% là do nhồi máu cơ tim cấp Killip III và IV. Kết luận: Tỉ lệ thành công là 98,67%; tỉ lệ tử vong trong can thiệp cấp cứu 1,32%; tỉ lệ biến chứng chung 7,94%. SUMMARY Background: Treatment of coronary artery disease currently includes: internal medicine, percutaneous coronary intervention (PCI) and coronary artery bypass surgery. When comparing the above three methods, the intervention has many advantages. Objectives: Determining the success rate of PCI at An Giang Center General Hospital. Method: Description of retrospective retrospective. Results: There were 151 patients with PCI, the average age of the sample was 69.37 ± 9.12 years old, the oldest was 92 years old, the youngest was 35 years old. Coronary artery lesions: Right coronary artery 54.60%; common life corps left 21.05%; the segment near the left ventricular aortic before 52.60%; lesion divided into 37%; chronic obstructive lesions (CTO) 15.79%; to brand C, 54.60%. Intervention results: The overall complication rate is 7.94%, including arrhythmia 1.32%, allergy contrast 0.66%, hematoma at needle placement 2.64%, gas injection into the coronary artery 0.66%, pulmonary edema 1.32% with no deaths due to complications. The mortality rate in emergency intervention 1.32% was due to Killip III and IV acute myocardial infarction. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 98
  2. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 Conclusion: Success rate is 98, 67%; death rate in emergency intervention 1.32%; The overall complication rate is 7.94%. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, mỗi năm có khoảng 5,8 triệu trường hợp bệnh mới mắc. Hiện nay có 3 phương pháp điều trị: nội khoa, can thiệp động mạch vành qua da (CTĐMVQD) và mổ bắc cầu chủ vành (MBCCV). Khi so sánh ba phương pháp trên thì can thiệp có nhiều ưu điểm hơn. CTĐMVQD có thể gây biến chứng như tử vong trong bệnh viện, nhồi máu cơ tim, mổ bắc cầu chủ vành cấp cứu. Các biến chứng này phụ thuộc vào trình độ can thiệp viên, dụng cụ can thiệp, chế độ điều trị trước, trong và sau can thiệp hợp lý, đặc điểm sang thương ĐMV, bệnh lý phối hợp. Vì những lý do đó, tất cả các nhà can thiệp phải nghĩ đến những yếu tố nguy cơ của can thiệp để hạn chế những biến chứng tiềm tàng của can thiệp xảy ra trong và sau can thiệp.[1];[2];[3] Chụp mạch vành qua da và CTĐMVQD là can thiệp xâm lấn có thể xảy ra những biến chứng. Vì vậy chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả với mục tiêu: 1. Mô tả các tổn thương động mạch vành. 2. Xác định tỉ lệ thành công của CTĐMVQD tại BVĐKTT An Giang. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: Hồi cứu tất cả các hồ sơ bệnh án được chụp và CTĐMVQD tại khoa nội Tim mạch – Lão học – BVĐKTT An Giang từ 03/2019 đến 08/2019. 2.3. Xử lý thống kê: Sử dụng phần mền SPSS 16.0. được trình bày theo tỉ lệ phần trăm (biến định tính), trị trung bình độ lệch chuẩn (biến định lượng) và được so sánh theo phép kiểm chi bình phương (biến định tính) và phép kiểm t (biến định lượng). 2.4. Qui trình theo dõi sau can thiệp: - Bệnh nhân được theo dõi tại phòng săn sóc sau can thiệp và rút sheath ĐM đùi hoàn chỉnh. - Bệnh nhân được chuyển đến phòng lưu bệnh và được theo dõi tiếp trong vòng 24 giờ sau can thiệp. Đối với bệnh nhân bị hội chứng vành cấp theo dõi trong phòng CCU 24 giờ. - Bệnh nhân tái khám định kỳ: 2 tuần đầu, sau đó tái khám mỗi tháng sau can thiệp. 2.5. Định nghĩa các biến dùng trong nghiên cứu: - Đánh giá tổn thương động mạch vành. Tổn thương động mạch vành được đánh giá theo phân loại tổn thương của Hội tim mạch / Trường môn tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA) [15]. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 99
  3. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 - Kỹ thuật can thiệp: đặt stent theo kiểu cổ điển (nong bóng tổn thương trước đặt stent), đặt stent trực tiếp không cần nong bóng trước. - Thành công về giải phẫu hay chụp mạch máu: khi hẹp tồn lưu sau can thiệp
  4. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 3.3. Sự phân bố các yếu tố nguy cơ lâm sàng và cận lâm sàng Bảng 2 Bảng phân bố các yếu tố nguy cơ Yếu tố nguy cơ Số lượt Tỉ lệ % Tăng huyết áp 103 75,18% Đái tháo đường 85 62,04% Suy tim NYHA II trở lên 36 26,27% Tai biến mạch máu não (TBMMN) 6 4,38% Phân suất tống máu thất trái (EF) ≤30% 11 8,02% Creatinine máu ≥ 1.2 mg% 72 52,55% Hút thuốc lá 88 5% 3.4. Kết quả can thiệp 3.4.1. Phân loại thủ thuật Bảng 3: Phân loại thủ thuật chụp và can thiệp Bảng 4: Phân loại can thiệp mạch vành mạch vành Phân loại thủ thuật N % Phân loại can thiệp N % Chụp mạch vành cấp cứu 14 9,27% Can thiệp mạch vành cấp cứu 14 20% Chụp mạch vành chương 137 90,72% Can thiệp mạch vành chương 56 80% trình trình Nhận xét: Chụp mạch vành cấp cứu 9,27% Nhận xét: Can thiệp mạch vành cấp cứu 20% Bảng 5: Phân độ NMCT theo Killip Killip I II III IV N 118 19 8 6 % 78,14% 12,58% 5,29% 3,97% Nhận xét: Hầu hết là Killip I chiếm đến 78,14% Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 101
  5. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 3.4.2. Kỹ thuật tiếp cận động mạch Bảng 6: Vị trí tiếp cận động mạch vành Vị trí chọc kim N % Động mạch quay 15 9,93% Động mạch đùi 136 90,06% 3.4.3. Mô tả các tổn thương động mạch vành Bảng 7. Bảng mô tả các tổn thương động mạch vành Sang thương Phân bố Tỉ lệ % Động mạch vành phải 83 54,60% Thân chung ĐMV trái (LMCA) 32 21,05% Đoạn gần động mạch liên thất trái trước 74 52,60% Sang thương chia đôi 53 37,50% Sang thương tắc nghẽn mạn tính (CTO) 24 15,79% Sang thương loại C 58 38,16% 3.4.4. Biến chứng của thủ thuật chụp và can thiệp mạch vành qua da: Bảng 8. Biến chứng do thủ thuật chụp và can thiệp mạch vành Tai biến Số lượt Tỉ lệ % Loạn nhịp tim (ngoại tâm thu thất) 2 1,32% Tách, thủng vỡ thành ĐMV 0 0% Tắc mạch 0 0% Bơm khí vào ĐMV 1 0,66% Dị ứng, suy thận do thuốc cản quang 1 0,66% Nhiễm trùng 0 0% Chảy máu, máu tụ nơi chọc kim 4 2,64% Phù phổi cấp 2 1,32% Tử vong 2 1,32% Tổng cộng 12 7, 94% Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 102
  6. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 Bảng 8: Biến chứng tử vong theo phân độ Killip Phân độ Killip I Killip II Killip III Killip IV N 0 0 1 1 % 0,66% 0,66% Bảng 9: Bảng phân bố kết quả can thiệp mạch vành qua da Kết quả Số lượt Tỉ lệ % Can thiệp thành công (giải phẫu, lâm sàng) 68 97,14% Tử vong 2 2,86% IV. BÀN LUẬN Về giới: Nghiên cứu chúng tôi tỉ lệ nam nữ gần bằng 1/1, tỉ lệ này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước [1],[6],[7]. Về tuổi: So sánh tuổi trung bình của bệnh nhân giữa các phòng thông tim trong nước. Tuổi Viện tim Viện tim BV 115 BV ĐHYD BVĐK Kiên Chúng tôi quốc gia TPHCM TPHCM Giang Trung 59,95±8,35 61,5±12,5 62,11 ± 64,2±10,61 65,8 ± 12,3 69,37 ± bình 10,74 9,12 Qua bảng trên cho thấy tuổi trung bình được CTĐMVQD ngày càng tăng, theo nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các phòng thông tim trong cả nước. Tuy nhiên, khoảng tuổi tham gia can thiệp của chúng tôi rộng hơn từ 35 đến 92 tuổi, tương đương BVĐK Kiên Giang từ 27 đến 95. [1]; [6];[8];[10] Vị trí tiếp cận động mạch vành: Trong nghiên cứu của chúng tôi, can thiệp qua đường động mạch quay chiếm tỉ lệ 9,93% còn động mạch đùi chiếm 90,06% do bệnh nhân can thiệp lớn tuổi, mạch quay nhỏ, bất thường động mạch cánh tay đầu, can thiệp các tổn thương phức tạp nên cần dùng đến các ống thông can thiệp lớn hơn 6F. Theo tác giả Huỳnh Trung Cang can thiệp qua đường động mạch quay chiếm tỉ lệ 94,5% còn động mạch đùi chiếm 5,6% [1]. Tỉ lệ thành công này tương đương với nghiên cứu của bệnh viện Chợ Rẫy (86,56%) [9]. Tỉ lệ này tương đương với nghiên cứu của Patrick T. O’Gara, tỉ lệ thành công của tiếp cận bằng đường động mạch quay 96,5% [12]. Về phân loại can thiệp: Trong nghiên cứu này, tỉ lệ can thiệp cấp cứu nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên là tương đối cao (20%) dù chỉ mới triển khai phòng thông tim dưới 1 Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 103
  7. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 năm, kinh nghiệm còn non trẻ. Tỉ lệ này hiện tại tương đương các trung tâm khác như bệnh viện Chợ Rẫy 20,7% [9]. Mặc dù mới triển khai nhưng chúng tôi vẫn can thiệp các trường hợp nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên kể cả các trường hợp nhồi máu cơ tim có rối loạn huyết động như Killip III – IV. Can thiệp cấp cứu khá phổ biến đối với các trung tâm can thiệp lâu đời, có nhiều kinh nghiệm từ (20 - 45%) trong thực hành tim mạch can thiệp [1]; [2]; [9]; [10],[11]. Về đặc điểm tổn thương động mạch vành: ĐMV phải 54,60%; thân chung ĐMV trái 21,05%; đoạn gần ĐM liên thất trái trước 52,60%; sang thương chia đôi 37%; sang thương tắc nghẽn mạn tính (CTO) 15,79%; sang thương loại C 54,60% kết quả của chúng tôi có phân bố tương tự như Huỳnh Trung Cang và các nghiên cứu trong và ngoài nước khác như Hội Tim mạch Châu Âu cũng như Hội Tim mạch Can thiệp Hoa Kỳ có kết quả ngắn hạn, trung hạn cao [1];[12];[13];[15]. Về kết quả can thiệp: Trong những nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ can thiệp mạch vành qua da thành công 97,14% so với Huỳnh Trung Cang 95,5%. Tỉ lệ thành công này cũng tương tự như kết quả của những phòng thông tim ở trong nước (93–95%) [6],[7],[9]. Tỉ lệ của chúng tôi cao hơn một số nơi cũng vì can thiệp chương trình nhiều và chọn lọc bệnh nhân kỹ càng (loại trừ một số chống chỉ định tương đối). Trong khi đó, chúng tôi can thiệp có 2 trường hợp tử vong (2.86%) do can thiệp cấp cứu trên bệnh nhân rất nặng (Killip III và IV). Theo nghiên cứu của Huỳnh Trung Cang có 11 trường hợp tử vong do can thiệp cấp cứu (3,3%). Theo CCA thì can thiệp nhồi máu cơ tim cấp nặng, trong đó các trường hợp nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên có Killip IV thì tỉ lệ tử vong lên đến 25%. Can thiệp cấp cứu tại Hoa Kỳ có tỉ lệ tử vong 4,8% [15]. Tỉ lệ tử vong do can thiệp cấp cứu tại các nước Châu Âu từ 6% - 14% [12],[13]. Do bệnh cảnh bệnh ĐMV, phương tiện hỗ trợ can thiệp là những yếu tố ảnh hưởng lên tỉ lệ tử vong. Tỉ lệ tử vong trong nghiên cứu chúng tôi tương đương so với các phòng thông tim trong nước (2,2 – 6,1%), Viện Tim TP HCM (1,7%) [8], BV Nhân Dân 115 (1,4%) [10], Bệnh viện Chợ Rẫy 2,6% [9]. Trường hợp thất bại bao gồm các tổn thương tắc hoàn toàn mạn tính, đi wire không thành công, có trường hợp đi wire thành công nhưng bóng nhỏ 1.0 mm không qua được tổn thương. Can thiệp thất bại của chúng tôi ít hơn do triển khai can thiệp sau, cùng với sự hỗ trợ tốt của các chuyên gia tuyến trên, cũng như có các dụng cụ can thiệp mới được cải tiến và phong phú [1];[11]. Về biến chứng: Nghiên cứu của chúng tôi thất bại chung của chúng tôi có 12 trường hợp chiếm tỉ lệ (7,94%), trong đó có loạn nhịp tim (1,32%), dị ứng thuốc cản quang (0,66%), máu tụ nơi đâm kim (2,64%), bơm khí vào động mạch vành (0,66%), phù phổi cấp (1,32%) không có trường hợp nào tử vong do biến chứng vì xử trí kịp thời. So với tác giả Huỳnh Trung Cang có 2 trường hợp bị máu tụ tại động mạch đùi chiếm tỉ lệ 4,3%. Tỉ lệ máu tụ vị trí đâm kim của Hoa Kỳ từ 2% - 6% [1];[15]. V. KẾT LUẬN: Có 151 bệnh nhân được chụp mạch vành qua da và 70 bệnh nhân được can thiệp động mạch vành qua da, tuổi trung bình là 69,37 ± 9,12 (35 – 92 tuổi): Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 104
  8. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 1. Các tổn thương động mạch vành: ĐMV phải 54,60%; thân chung ĐMV trái 21,05%; đoạn gần ĐM liên thất trái trước 52,60%; sang thương chia đôi 37%; sang thương tắc hoàn toàn mạn tính (CTO) 15,79%; sang thương loại C 54,60%. 2. Kết quả can thiệp: Tỉ lệ thành công là 97,14%; tỉ lệ tử vong trong can thiệp là 2,86%; tỉ lệ biến chứng chung 7,94%.Tỉ lệ can thiệp cấp cứu NMCT cấp ST chênh lên là 20%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Huỳnh Trung Cang, (2014). "Kết quả sau 2 năm can thiệp động mạch vành qua da tai Bệnh viện đa khoa Kiên Giang. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2. Trương Quang Bình. (2007). "Kết quả can thiệp động mạch vành qua da tại bệnh viện đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh trong 2 năm (2004-2006)". Y Học TP. HCM Tập 11 * Phụ bản của số 11 * 2007 2104-2110. 3. Phạm Hòa Bình, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Ngọc Tú, Hồ Thượng Dũng & Võ Quảng. (2010). "Một số nhận xét về điều trị nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên tại bệnh viện Thống Nhất". Y Học TP. HCM, Tập 14* Phụ bản của số 11 * 2010 4. Trần Nguyễn Phương Hải & Võ Thành Nhân. (2010). "Điều trị thân chung động mạch vành trái bằng kỹ thuật can thiệp qua da: kết quả trước mặt, ngắn hạn và trung hạn". Y Học TP. HCM, Tập 14 * Phụ bản của số 12 * 2010. 5. Hoàng Quốc Hòa. "Đặc điểm 99 trường hợp hội chứng vành cấp được chụp và can thiệp mạch vành tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định". Y Học TP. HCM Vol.13 - Supplement of No 16 - 2009: 2359 - 2363. 6. Phạm Gia Khải. (2004). "Tình hình can thiệp động mạch vành tại Việt nam". Hội nghị tim mạch về stent phủ thuốc. 7. Nguyễn Cửu Lợi & và CS. (2003). "Kết quả bước đầu can thiệp động mạch vành tại bệnh viện Trung Ương Huế." Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam, số 36 Supplement 31:115-117. 8. Huỳnh Ngọc Long & và CS. (2003). "Kết quả nong mạch vành qua da tại Viện Tim thành Phố Hồ Chí Minh 9/2001 - 8/2003". Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam, số 36 Supplement31:123. 9. Võ Thành Nhân. (2010). "Tính hiệu quả và an toàn của can thiệp can thiệp động mạch vành qua da tại bệnh viện Chợ Rẫy". Y Học TP. Hồ Chí Minh Tập 14 * số 11 *2010.. 10. Thân Hà Ngọc Thể & và CS. (2005). "Kết quả và biến chứng của can thiệp động mạch vành qua da tại bệnh viện Nhân Dân 115 trong 2 năm 2003 - 2005". Hội nghị khoa học tim mạch Việt Đức lần V - 2005 23-43. 11. Hồ Dũng Tiến & Lê Thanh Phong. (2005). "Đánh giá kết quả can thiệp động mạch vành trong hội chứng động mạch vành cấp nhân 25 trường hợp tại bệnh viện Nguyễn Trãi TPHCM 7/2004-4/2005". Hội nghị khoa học tim mạch khu vực phía nam lần thứ 7 Hội Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 105
  9. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 tim mạch học TP. HCM92-95 12. Glenn N. Levine, Eric R. Bates & James C. Blankenship. (2011). "2011 ACCF/AHA/SCAI Guideline for Percutaneous Coronary Intervention : A Report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines and the Society for Cardiovascular Angiography and Interventions ". Circulation, 124: pp.e574-e651 13. Patrick T. O’Gara, Frederick G. Kushner, Deborah D. Ascheim, Donald E. Casey & Mina K. Chung. (2013). "2013 ACCF/AHA Guideline for the Management of ST- Elevation Myocardial Infarction". Journal of the American College of Cardiology. 14. Ph. Gabriel Steg, Stefan K. James, Dan Atar (Norway) & Luigi P. Badano. (2012). "ESC Guidelines for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST egment elevation". European Heart Journal 33, 2569–2619. 15. popma JJ, Kuntz RE & Baim DS. (2005). "Percutaneous Coronary and Valvular Intervention". Braunwald's Heart disease, 7 th ed: 1367-1402. 16. Smith SC Jr, Dove JT, Jacobs AK & al, e. (2001). "ACC/AHA guidelines for percutaneous coronary intervention: A report of the American Heart Association Task Force on Practices Guidelines (Committee to revise the 1993 Guidelines for percutaneous Transluminal Coronary Angioplasty)". J Am Coll Cadial, 37: 2239i-lxvi. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 106
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0