Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐẶT BI CƠ<br />
SAU CẮT BỎ NHÃN CẦU TRONG UNG THƯ NGUYÊN BÀO VÕNG MẠC<br />
Nguyễn Công Kiệt*, Nguyễn Bình Phương Hiếu<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả thẫm mỹ và tính dung nạp bi khi đặt bi cơ acrylic vào hốc mắt sau cắt bỏ nhãn<br />
cầu trong ung thư nguyên bào võng mạc.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu can thiệp lâm sàng loạt ca không nhóm chứng, với 39 mắt là ung thư<br />
nguyên bào võng mạc có chỉ định cắt bỏ nhãn cầu tại bệnh viện Mắt Tp Hồ Chí Minh từ 1 tháng 9 năm 2010 đến<br />
30 tháng 9 năm 2011<br />
Kết quả: Sau 1 tháng kết quả thẩm mỹ ở mức độ tốt chiếm 56,41%, thẩm mỹ ở mức độ khá chiếm 30,77%, ở<br />
mức độ tạm chiếm 12,82%. Sau 3 tháng: kết quả thẩm mỹ ở mức độ tốt chiếm 71,79%, thẩm mỹ ở mức độ khá<br />
chiếm 28,21%, không có trường hợp nào ở mức độ tạm. Sau 6 tháng: kết quả thẩm mỹ tốt chiếm 76,92%, thẩm<br />
mỹ khá là 23,08%, không có ca nào ở mức độ tạm về thẩm mỹ. Nhận xét bước đầu về tính dung nạp bi cơ acrylic<br />
là đạt 100%.<br />
Kết luận: Đặt bi cơ acrylic vào hốc mắt sau khi cắt bỏ nhãn cầu trong ung thư nguyên bào võng mạc cho kết<br />
quả thẫm mỹ cao và dung nạp bi 100%.<br />
Từ khóa: Bi cơ acrylic, dung nạp bi hốc mắt.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATING THE RESULTS OF ASSESSMENT TO ATTACT BURRIED MUSCLE CONE - ACRYLIC<br />
IMPLANT AFTER SURGICAL ENUCLEATION IN RETINOBLASTOMA<br />
Nguyen Cong Kiet, Nguyen Binh Phuong Hieu<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 281 - 288<br />
Purpose: To evaluate aesthetics and tolerance to attact burried muscle cone - acrylic implant after surgical<br />
enucleation in retinoblastoma.<br />
Methods: A series of retrospective, interventional, noncomparative, consecutive cases with 39 eye<br />
retinoblastoma,which are indicated enucleation at Ho Chi Minh City Eye Hospital from September 1st, 2010 to<br />
September 30th,2011.<br />
Results: After first month, the rate of excellent aesthetics grade is 56.41%, good aesthetics grade is 30.77%,<br />
and fair aesthetics grade is 12.82%. After 3 months: excellent aesthetics grade is 71.79%, good aesthetics is<br />
28.21%, with no cases of fair aesthetics grade. After 6 months: excellent aesthetics grade is 76.92%, good<br />
aesthetics is 23.08%, with no cases of fair aesthetics grade. And the tolerence of burried muscle cone - acrylic<br />
implant is 100%.<br />
Conclusion: Attact the burried muscle cone - acrylic implant after surgical enucleation in retinoblastoma<br />
have a high rate of good aesthetics grade and 100% tolerated orbital implant.<br />
Key words: Muscle cone-acrylic implant, tolerated orbital implant.<br />
<br />
<br />
<br />
Bộ Môn Mắt, Đại Học Y Dược<br />
Tác giả liên lạc: TS Nguyễn Công Kiệt<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
ĐT: 0903676013<br />
<br />
Email: bscongkiet@yahoo.com.vn<br />
<br />
281<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư nguyên bào võng mạc là bệnh lý<br />
ác tính tại mắt. Bệnh đứng thứ 4 trong ung thư<br />
trẻ em và đứng thứ nhất trong ung thư tại<br />
mắt. Hiện nay dù đã có nhiều tiến bộ trong<br />
việc phát hiện và điều trị bệnh từ giai đoạn<br />
sớm nhưng tỉ lệ bệnh nhân ung thư nguyên<br />
bào võng mạc ở giai đoạn muộn phải cắt bỏ<br />
nhãn cầu vẫn còn nhiều(4,10).<br />
Kết quả thẫm mỹ của việc cắt bỏ nhãn cầu<br />
đơn thuần (không đặt bi) thường xấu do sự bất<br />
động của mắt giả, chảy xệ mi dưới và hõm hốc<br />
mắt. Trong ung thư nguyên bào võng mạc còn<br />
xuất hiện thêm sự chậm phát triển hốc mắt dẫn<br />
đến sự xuất hiện gương mặt đồng hồ cát, biến<br />
chứng này càng nặng hơn sau xạ trị. Do đó sau<br />
cắt bỏ nhãn cầu phải đặt bi vào trong hốc mắt để<br />
giữ thể tích hốc mắt và cho phép mắt giả nằm<br />
trong cùng mặt phẳng trán với giác mạc mắt còn<br />
lại. Mục đích của việc cắt bỏ nhãn cầu và đặt bi<br />
sau đó trong ung thư nguyên bào võng mạc chủ<br />
yếu là để loại bỏ mắt bệnh, ngăn chặn sự xâm<br />
lấn ngoại nhãn và tạo một vẻ thẩm mỹ chấp<br />
nhận được(3,5,9).<br />
Trên thế giới ở những nước Âu- Mỹ việc đặt<br />
chất độn hốc mắt sau phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu<br />
đã được khẳng định, áp dụng rộng rãi và thường<br />
qui do yêu cầu của bệnh nhân(8,9).<br />
Arylic đã được ứng dụng trong cấy ghép<br />
xương, răng và hàm và cho kết quả tốt. Tại mắt<br />
chất liệu acrylic được dùng đặt vào hố mắt trong<br />
phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu(9).<br />
Năm 2007, tác giả Lương Thư Hà đã nghiên<br />
cứu đặt bi cơ acrylic sau cắt bỏ nhãn cầu ở người<br />
lớn cho kết quả thành công cao với chi phí phù<br />
hợp cho đại đa số bệnh nhân.Cho tới nay chưa<br />
có nghiên cứu nào ở nước ta về chất liệu bi đặt<br />
vào hốc mắt sau cắt bỏ nhãn cầu ở trẻ em, đặc<br />
biệt là trong ung thư nguyên bào võng mạc(2,5).<br />
Nhu cầu đặt bi sau cắt bỏ nhãn cầu trong<br />
ung thư nguyên bào võng mạc thì nhiều, nhưng<br />
hiệu quả của chất liệu bi chưa được nghiên cứu<br />
rõ ràng. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
<br />
282<br />
<br />
đề tài: “Đánh giá kết quả bước đầu đặt bi cơ<br />
acrylic sau cắt bỏ nhãn cầu trong ung thư<br />
nguyên bào võng mạc”.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiền cứu can thiệp lâm sàng loạt<br />
ca không nhóm chứng. Cở mẫu là 39 ca.<br />
<br />
Dân số mục tiêu<br />
Là những bệnh nhi ung thư nguyên bào<br />
võng mạc có chỉ định cắt bỏ nhãn cầu đặt bi cơ<br />
tại khoa nhãn nhi bệnh viện Mắt TPHCM từ<br />
01/9/ 2010 đến 30/09 /2011.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh nhi được chẩn đoán ung thư nguyên<br />
bào võng mạc giai đoạn C, D, E (theo hệ thống<br />
phân loại mới). Bệnh nhi khám tiền mê ổn. Gia<br />
đình đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Lựa chọn bệnh nhân thỏa điều kiện nghiên<br />
cứu và không có tiêu chuẩn loại trừ cho vào mẫu<br />
nghiên cứu.Tiến hành thu thập dữ liệu vào bảng<br />
thu thập dữ liệu.Tiến hành phẫu thuật cho bệnh<br />
nhân. Đánh giá kết quả sau mổ với các mốc thời<br />
gian: sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Thống kê,<br />
xử lý và phân tích số liệu.<br />
<br />
Kỹ thuật phẫu thuật<br />
Tách kết mạc và tổ chức dưới kết mạc sát rìa<br />
giác mạc, tách kết mạc và tách bao tenon sâu về<br />
cực sau ra khỏi nhãn cầu theo một vòng 360º.<br />
Lần lượt bộc lộ 4 cơ trực theo thứ tự cơ trực trên,<br />
cơ trực dưới, cơ trực trong, cơ trực ngoài. Cắt<br />
buông 2 cơ chéo lớn và bé. Giữ 4 đầu cơ trực<br />
bằng chỉ Daffron 6.0 và cắt sát chỗ bám tận của<br />
các cơ ra khỏi nhãn cầu. Cầm máu bằng thỏi đá<br />
10 phút. Luồn các cơ trực vào lỗ bi cơ, và đẩy bi<br />
cơ vào đúng vị trí trong hốc mắt. Khâu nối trực<br />
tiếp từng cặp cơ trực với nhau (trên-dưới; trongngoài). Rồi từng tầng cơ trên- dưới, từng cặp cơ<br />
cạnh nhau với nhau. Khâu 2 mép của lớp tenon<br />
với nhau bằng chỉ vicryl 6.0, mũi chữ U. Khâu 2<br />
mép của lớp kết mạc với nhau bằng chỉ vicryl<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
8.0, mũi liên tục. Tra pde.Tetracyline rồi đặt<br />
khuôn mắt giả vào cùng đồ. Băng ép. Mắt giả<br />
được lắp sau 1 tháng.<br />
<br />
Biến số nghiên cứu<br />
Các biến số về hình dạng, thẫm mỹ, vận<br />
động trên mắt phẫu thuật lắp mắt giả đều chia<br />
làm 3 mức độ tốt, khá và tạm được so sánh với<br />
mắt lành làm chuẩn. Biến số dung nạp được chia<br />
ra làm 3 mức đối với bi là đẩy, dọa đẩy và không<br />
đẩy. Các biến số này dựa trên bảng phân loại của<br />
khoa tạo hình thẫm mỹ bênh viện Mắt thành<br />
phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chiếm 56%, lé 20%. Như vậy tuy có sự khác nhau<br />
về tỉ lệ của các dấu hiệu lâm sàng (có lẽ do số<br />
lượng mẫu chúng tôi chưa nhiều) nhưng có<br />
chung một điểm là đồng tử trắng chiếm đa số, kế<br />
đến là lé.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Bảng 1: Phân bố tuổi và giới trong mẫu nghiên cứu.<br />
NAM<br />
<br />
THÁNG<br />
TUỔI<br />
< 12<br />
12 – 24<br />
24 – 36<br />
36 – 48<br />
> 48<br />
TỔNG<br />
<br />
NỮ<br />
<br />
TỔNG<br />
<br />
N<br />
<br />
%<br />
<br />
N<br />
<br />
%<br />
<br />
2<br />
9<br />
7<br />
0<br />
2<br />
20<br />
<br />
5,13%<br />
23,08%<br />
17,95%<br />
0<br />
5,13%<br />
51,28%<br />
<br />
4<br />
6<br />
6<br />
2<br />
1<br />
19<br />
<br />
10.26%<br />
15.38%<br />
15,38%<br />
5,13%<br />
2,56%<br />
48,72%<br />
<br />
6<br />
15<br />
13<br />
2<br />
3<br />
39<br />
<br />
Tuổi khởi phát trung bình là 23,1 ± 12,3 tháng<br />
(khoảng trung vị 20 tháng tuổi, thấp nhất là 8<br />
tháng tuổi, cao nhất là 60 tháng tuổi). Có 8 ca<br />
(20,51%) dưới 12 tháng tuổi, sớm nhất là 8 tháng<br />
tuổi.Tỷ lệ giữa bệnh nhi nam và nữ xấp xỉ bằng<br />
nhau, và bằng 1,05:1. Kiểm định nhị thức với tỷ<br />
lệ 50% cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê. Đối chiếu với các tác giả trong và ngoài<br />
nước tập trung cao từ 1-3 tuổi phù hợp với<br />
nghiên cứu của chúng tôi(10,11).<br />
Bảng 2: Các dấu hiệu lâm sàng.<br />
Biến số<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
% (N=39)<br />
<br />
Đồng tử trắng<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
32<br />
7<br />
<br />
82,05<br />
17,95<br />
<br />
Lé<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
5<br />
34<br />
<br />
12,82<br />
87,18<br />
<br />
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, hầu<br />
hết các bệnh nhi có đồng tử trắng (82,05%), lé là<br />
12,82%. Honavar và cộng sự(5) đồng tử trắng<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Biểu đồ 1: Các giai đoạn của bệnh.<br />
Các bệnh nhi cắt bỏ nhãn cầu vào giai đoạn<br />
C (43,59%) và giai đoạn D (41,03%), số ít ở giai<br />
đoạn E (15,38%).<br />
Chúng tôi ghi nhận từ 39 ca, có 43,59% giai<br />
đoạn C; 41,03% giai đoạn D;15,38% giai đoạn E.<br />
Đa số bệnh nhi ở giai đoạn năng, phù hợp với<br />
nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Chi Lan(10).<br />
<br />
Biểu đồ 2: Bề cao khe mi sau mổ ở các thời điểm<br />
nghiên cứu.<br />
Như vậy, bề cao khe mi ngày càng tốt hơn<br />
theo thời gian, và ổn định sau thời gian 6 tháng<br />
nghiên cứu là 84,62 %, giảm đi theo thời gian chỉ<br />
chiếm tỷ lệ nhỏ 2,56%. Qua 6 tháng theo dõi, số<br />
bệnh nhi có bề cao khe mi tốt chiếm ưu thế<br />
(89,74%), mức độ khá (10,26%) không có mức độ<br />
tạm và bề cao khe mi không thay đổi trong suốt<br />
thời gian theo dõi. Đây là một thành công của<br />
phẫu thuật, ở phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu đơn<br />
<br />
283<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
thuần ta thường gặp di chứng này làm mất cân<br />
đối khe mi 2 bên(3,1). Trong đề tài này chúng tôi<br />
coi trọng biến số bề cao khe mi để đánh giá thẩm<br />
mỹ và đó cũng là điểm hài lòng đầu tiên của<br />
người bệnh.<br />
<br />
Biểu đồ 3: Ghi nhận rãnh mi trên tại các thời điểm<br />
nghiên cứu.<br />
Sự xuất hiện rãnh mi trên chênh lệch với<br />
mắt lành phản ánh sự thiếu hụt tổ chức và co<br />
lõm hốc mắt sau mổ(8). Số bệnh nhân sau mổ 6<br />
tháng có kết quả rãnh mi đạt mức độ tốt là<br />
89,74% cùng với thời gian rãnh mi xuất hiện<br />
nhiều hơn (tăng độ sâu) chứng tỏ rằng hốc<br />
mắt có sự co lõm. Trong 6 tháng theo dõi thì<br />
hiện tượng co lõm nặng không nhiều, không<br />
có một trường hợp mức độ tạm ngay sau 3<br />
<br />
tháng đầu, có 3 ca mức độ tạm ở tháng thứ 6..<br />
Trong đề tài này chúng tôi chỉ sử dụng một cỡ<br />
bi, vì thế cũng có sự hạn chế với những hốc<br />
mắt rộng bù đắp sự thiếu hụt tổ chức không<br />
đủ sẽ gây khó khăn khi lắp mắt giả, nếu lắp<br />
mắt giả dầy lên đỡ lõm mắt thì làm xệ mi dưới<br />
còn lắp mắt giả mỏng thì sẽ làm rãnh mi sâu(7).<br />
<br />
Biểu đồ 4: Tình trạng mi dưới ở các thời điểm nghiên<br />
cứu.<br />
Hiện tượng lắp mắt giả lâu ngày gây trễ mi<br />
đã được đề cập đến trong y văn(8) và trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy vậy. Trễ mi<br />
gia tăng rõ rệt từ tháng thứ 3 trở đi. Đa số trễ mi<br />
không nhiều, vì vậy kết quả thẩm mỹ đạt kết<br />
quả tốt.<br />
<br />
Biểu đồ 5: Chuyển động nhìn lên của mắt giả ở các<br />
thời điểm.<br />
<br />
Biểu đồ 6: Chuyển động nhìn xuống của mắt giả ở các<br />
thời điểm.<br />
<br />
Biểu đồ 7: Chuyển động liếc trong của mắt giả ở các<br />
thời điểm.<br />
<br />
Biểu đồ 8: Chuyển động liếc ngoài của mắt giả ở các<br />
thời điểm.<br />
<br />
284<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Như vậy qua đánh giá và phân tích kết quả<br />
thu được, chúng tôi nhận thấy bề cao khe mi<br />
tương đối cân xứng với mắt lành, sự xuất hiện<br />
rãnh mi, trễ mi trong mẫu nghiên cứu ít và<br />
thường ở khá do hốc mắt đã được bù đắp thiếu<br />
hụt tổ chức, giảm sự co lõm rõ rệt.<br />
Sự vận động nhãn cầu được đo trên 4 hướng<br />
chính và được so sánh với mắt lành, phương<br />
pháp phẫu thuật áp dụng chỉ can thiệp vào 4 cơ<br />
trực còn 2 cơ chéo bị cắt bỏ, do đó đây là điểm<br />
yếu trong sự tạo vận động tốt nhất cho mắt giả<br />
và nhất là nó không thể vận động tương đồng<br />
với mắt lành. Trong phân tích số liệu chúng tôi<br />
đã thu được kết quả: đã tạo được hiệu ứng<br />
chuyển động đến mắt giả, nhưng sự vận động<br />
này không có sự tương đồng ở đều khắp các<br />
hướng mà ở mỗi hướng có sự đáp ứng khác<br />
nhau: Vận động vào trong có cải thiện tốt nhất<br />
rồi đến vận động liếc ngoài và nhìn xuống, cuối<br />
cùng mới đến vận động nhìn lên. Theo chúng tôi<br />
thì vận động vào trong cải thiện hơn vì ngoài tác<br />
dụng của cơ trực trong là kéo mắt vào trong nó<br />
còn được thêm vận động cộng hưởng của cơ trực<br />
trên, trực dưới khi đưa mắt lên, xuống còn tác<br />
dụng xoay mắt vào trong. Điều này cũng được<br />
tác giả Lương Thư Hà ghi nhận tương tự(7).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
hưởng của lực này và góc mi trong, ngoài khó<br />
di chuyển được trong vận động này.<br />
Có những công trình đã công bố nghiên cứu<br />
về những biến đổi thẩm mỹ sau mổ do thiếu hụt<br />
thể tích hốc mắt. Việc thay thế nhãn cầu có thể<br />
tích = 24 ml bằng 1 bi có V = 18ml sẽ làm xuất<br />
hiện rãnh mi trên, người ta cải tiến mẫu mã thay<br />
đổi từ bi hình cầu sang bi hình nón nhằm khắc<br />
phục hậu quả này hoặc có thể đưa bi có kích cỡ<br />
lớn hơn 20ml(8). Trong đề tài này chúng tôi lựa<br />
chọn bi hình nón, kích cỡ 16 ml là phù hợp bởi vì<br />
với kỹ thuật kết nối cơ – cơ trên bi không nên<br />
dùng kích cỡ lớn làm ảnh hưởng đến chất lượng<br />
và hoạt động của cơ, và đối tượng chủ yếu là trẻ<br />
em lớn hơn 5 tuổi.<br />
Guillinta và cộng sự(4) cũng đo đạt vận động<br />
của mắt giả trong phẫu thuật đặt bi hốc mắt sau<br />
cắt bỏ nhãn cầu. Kết quả nghiện cứu cho thấy<br />
với vận động đứng = 51,3% của mắt lành, với<br />
vận động ngang = 49,6% của mắt lành. Biên độ<br />
chuyển động có tăng lên khi đặt chốt: với vận<br />
động ngang tăng lên 86,5% và với vận động<br />
đứng tăng 54,3%.<br />
<br />
Đối với các bệnh nhân sau mổ, qua tái khám<br />
chúng tôi thường dặn dò tập luyện liếc mắt theo<br />
các hướng với mục đích chống dính, tập luyện<br />
cơ để cơ phát triển.<br />
Qua theo dõi, vận động của bi các hướng<br />
rất tốt nhưng nó không truyền được hoàn toàn<br />
đến mắt giả vì đây là kỹ thuật vùi bi dưới kết<br />
mạc, giữa mắt giả và bi không có sự kết nối do<br />
đó sự vận động của mắt giả chịu sự chi phối<br />
của 2 lực: lực ma sát giữa mặt sau của mắt giả<br />
với kết mạc phủ ngoài bi, lực này tương<br />
đương ở các hướng. Lực phối hợp hoạt động<br />
của các vòm kết mạc của cùng đồ trên và dưới<br />
do ảnh hưởng của hoạt động cùng hướng của<br />
mi trên, mi dưới khi nhìn lên, nhìn xuống,<br />
nhưng ở vận động hướng ngang thì ít bị ảnh<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Biểu đồ 9: Kết quả thẩm mỹ ở các thời điểm.<br />
Qua nghiên cứu trên đã chứng tỏ vận động<br />
của mắt giả sau phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu đặt<br />
bi hốc mắt không có độ tương xứng hoàn toàn<br />
mà chỉ bằng 40% đến 60% mắt lành đối với các<br />
loại bi Acrylic và bi có lỗ hòa nhập. Chính vì thế<br />
mà chúng tôi xây dựng chuẩn để đánh giá tính<br />
thẩm mỹ (cân đối hình dạng và cân xứng chuyển<br />
động) sau mổ không lấy mức hoàn hảo (100%)<br />
để đánh giá mà chỉ lấy ở mức 60% so với mắt<br />
lành là đã đạt loại tốt rồi, đó cũng chính là mức<br />
<br />
285<br />
<br />