TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI<br />
KHÂU LỖ THỦNG DẠ DÀY - TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG<br />
Nguyễn Hoàng, Nguyễn Ngọc Thắng<br />
Bệnh viện Đà Nẵng<br />
Đặng Văn Thởi<br />
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế II<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thủng ổ loét dạ dày tá tràng là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Khâu lỗ thủng dạ<br />
dày – tá tràng qua nội soi là một phương pháp phẫu thuật ít xâm hại. Nhằm đánh giá kết quả<br />
của phương pháp này, chúng tôi đã nghiên cứu trên 68 bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng từ<br />
tháng 06/2006 đến tháng 10/2009 bằng phương pháp nghiên cứu hồi cứu.<br />
Tuổi trung bình 38,59, với tỷ lệ là: nam 86,8%, 9 nữ là (13,2%. Lâm sàng và cận lâm<br />
sàng điển hình: Đau bụng thượng vị (100%), Xquang có liềm hơi dưới cơ hoành (98,5%), siêu<br />
âm có dịch ổ bụng (85,5%). Thời gian mổ trung bình 90 ± 15 phút (45 – 120 phút). Thời gian<br />
rút dẫn lưu trung bình: 3 ± 0,5 ngày. Thời gian nằm viện: 7,5 ± 1 ngày. Chuyển mổ hở 01 bệnh<br />
nhân. Không có trường hợp nào mổ lại hay tử vong.<br />
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng, phẫu thuật cho kết quả tốt, có tính an toàn cao,<br />
tỷ lệ tai biến và biến chứng thấp, và có thể áp dụng ở những tuyến y tế có đội ngũ phẫu thuật<br />
viên, gây mê có kinh nghiệm.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Phẫu thuật nội soi là phẫu thuật ít xâm hại, có nhiều ưu điểm so với phẫu thuật<br />
hở. Trong những thập niên gần đây, phẫu thuật nội soi đã có những bước tiến ngoạn<br />
mục và dần thay thế cho nhiều phẫu thuật kinh điển.<br />
Thủng ổ loét dạ dày - tá tràng là một biến chứng nặng và thường gặp trong bệnh<br />
lý loét dạ dày - tá tràng. Tại Mỹ, tỷ lệ thủng ổ loét dạ dày tá tràng chiếm 5-10% và tỷ lệ<br />
tử vong là 15%. Đây là bệnh lý có tần suất đứng thứ hai trong cấp cứu bụng ngoại khoa<br />
sau viêm ruột thừa [2].<br />
Lịch sử điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng đã trải qua nhiều giai đoạn với thái<br />
độ điều trị khác nhau như điều trị nội khoa bảo tồn (Phương pháp hút liên tục theo<br />
Taylor), phẫu thuật khâu lỗ thủng kinh điển (phẫu thuật mở) và gần đây nhất là khâu lỗ<br />
thủng qua nội soi.<br />
Từ năm 1884, Mikulicz đã phẫu thuật khâu lỗ thủng dạ dày nhưng thất bại [7].<br />
63<br />
<br />
Năm 1891, Heusner lần đầu tiên mổ khâu lỗ thủng dạ dày thành công [7].<br />
Năm 1989, Mouret báo cáo trường hợp đầu tiên khâu lỗ thủng dạ dày qua nội soi<br />
ổ bụng [7]. Tiếp sau đó, nhiều phẫu thuật viên ở các trung tâm lớn trên thế giới đã áp<br />
dụng và báo cáo về phương pháp này.<br />
Tại Việt Nam, Bệnh viện Chợ Rẫy là nơi đầu tiên mổ khâu lỗ thủng dạ dày nội<br />
soi vào năm 1992, sau đó là một số trung tâm ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế và Đà<br />
Nẵng.<br />
Cho đến nay, đã có nhiều báo cáo trong nước về phẫu thuật nội soi trong các<br />
bệnh lý như viêm ruột thừa, viêm túi mật... nhưng các nghiên cứu về phẫu thuật nội soi<br />
điều trị thủng ổ loét dạ dày – tá tràng chưa có nhiều, việc nghiên cứu về kết quả phẫu<br />
thuật, đưa ra các số liệu về tỷ lệ tai biến và biến chứng là một việc làm có ý nghĩa khoa<br />
học và thực tiễn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu<br />
lỗ thủng dạ dày - tá tràng tại Bệnh viện Đà Nẵng nhằm hai mục tiêu :<br />
- Khảo sát tỷ lệ tai biến và biến chứng của phẫu thuật nội soi.<br />
- Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng dạ dày - tá tràng.<br />
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Đối tượng<br />
68 bệnh nhân thủng ổ loét dạ dày - tá tràng được phẫu thuật khâu lỗ thủng qua<br />
nội soi tại Bệnh viện Đà Nẵng từ tháng 06/2006 đến tháng 10/2009.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu hồi cứu dùng phương pháp thống kê mô tả<br />
- Thời gian nghiên cứu: 3 năm ( từ 01/ 2007- 01/2010)<br />
- Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm Medcalc 7.3.<br />
2.3. Các thông số nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu đặc điểm chung: tuổi, giới tính, đặc điểm lâm sàng và cận lâm<br />
sàng.<br />
- Nghiên cứu các đặc điểm trong mổ: vị trí lỗ thủng, phương pháp khâu lỗ thủng,<br />
tai biến trong mổ.<br />
- Nghiên cứu các đặc điểm sau mổ: Thời gian trung tiện, đau sau mổ, kết quả<br />
sinh thiết, theo dõi hậu phẫu, biến chứng, số ngày nằm viện...<br />
2.4. Phương tiện và kỹ thuật<br />
Chúng tôi sử dụng hệ thống phẫu thuật nội soi của hãng Olympus cho đa số các<br />
trường hợp, một số ít được phẫu thuật với máy nội soi Stryker.<br />
64<br />
<br />
Các bước tiến hành phẫu thuật:<br />
Chuẩn bị bệnh nhân: Sau khi được chẩn đoán xác định, bệnh nhân được đặt<br />
sonde dạ dày và làm các xét nghiệm tiền phẫu cấp cứu.<br />
Vô cảm: Mê nội khí quản.<br />
Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa, đầu cao, nghiêng trái nhẹ.<br />
Thì 1: Đặt trocar 10 mm dưới rốn theo phương pháp mở, bơm CO2 vào ổ<br />
phúc mạc với áp lực 12-4 mmHg. Quan sát tình trạng ổ phúc mạc, xác định<br />
sơ bộ vị trí lỗ thủng và đặt tiếp các trocar thứ 2 và thứ 3 (đường trắng bên<br />
ngang mức dưới sườn phải và trái). Nếu thao tác khó khăn có thể đặt trocar<br />
thứ 4 cạnh mũi ức để vén gan.<br />
Thì 2: Hút bớt dịch viêm trong ổ phúc mạc, dùng dụng cụ bộc lộ lỗ thủng,<br />
xác định vị trí lỗ thủng, đánh giá tình trạng lỗ thủng, làm sạch và sinh thiết lỗ<br />
thủng.<br />
Thì 3: Khâu lỗ thủng: Thường sử dụng mũi khâu chữ X bằng chỉ Vicryl 3.0<br />
theo phương pháp khâu trong. Có thể khâu tăng cường, đắp mạc nối sau<br />
khâu buộc hoặc khâu mũi rời tùy tình trạng và kích thước lỗ thủng.<br />
Thì 4: Tưới rửa ổ phúc mạc bằng dung dịch nước muối sinh lý đến khi dịch<br />
rửa trong, lấy bỏ giả mạc, đặt dẫn lưu dưới gan qua lỗ trocar 5 ở hạ sườn<br />
phải.<br />
Thì 5: Đóng cân rốn và các lỗ trocar.<br />
3. Kết quả nghiên cứu<br />
3.1. Tuổi<br />
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi.<br />
<br />
Độ tuổi<br />
Số BN<br />
%<br />
<br />
< 20<br />
2<br />
2,9<br />
<br />
20 -