Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VÒNG VAN 3 LÁ<br />
KIỂU DE VEGA KẾT HỢP THAY VAN HAI LÁ VỚI VAN CƠ HỌC<br />
Đỗ Kim Quế*, Chung Giang Đông*, Nguyễn Anh Trung*<br />
Mở đầu: Hở van 3 lá là tổn thương thường thấy ở bệnh nhân bệnh van 2 lá. Tại Việt nam đa số bệnh nhân<br />
bị bệnh van hai lá được chẩn đoán và điều trị muộn với tổn thương da van tim. Hở van 3 lá nặng ở bệnh nhân<br />
bệnh van 2 lá cần phẫu thuật làm quá trình hậu phẫu nặng nề tăng tỉ lệ biến chứng và tử vong. Tạo hình vòng<br />
van 3 lá kết hợp khi thay van 2 lá vẫn còn là vấn đề được nhiều tác giả tranh cãi về chỉ định và phương pháp.<br />
Mục tiêu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá đặc điểm và kết quả điều trị phẫu thuật<br />
tạo hình vòng van 3 lá kiểu DeVega kết hợp thay van 2 lá cơ học tại bệnh viện Thống nhất trong thời gian<br />
từ 9/2004 – 9/2009.<br />
Phương pháp: Tiền cứu mô tả cắt dọc. Đánh giá các đặc điểm về tuổi, giới, các tổn thương của van 2 lá, các<br />
phương pháp phẫu thuật, thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể, thời gian kẹp động mạch chủ và kết quả sớm và<br />
kết quả trung hạn của phẫu thuật thay van 2 lá cơ học kết hợp tạo hình vòng van 3 lá kiểu DeVega.<br />
Kết quả: Trong thời gian 5 năm từ 9/2004 – 9/2009 chúng tôi đã điều trị phẫu thuật thay van 2 lá với van<br />
cơ học kết hợp tạo hình vòng van 3 lá kiểu DeVega cho 24 bệnh nhân bị các bệnh lý van 2 lá. 4 bệnh nhân bị hẹp<br />
van 2 lá đơn thuần, 14 bệnh nhân hở hai lá đơn thuần, 36 trường hợp có hẹp hở van 2 lá, 38 trường hợp có hở<br />
van 3 lá trong đó 13 trường hợp hở nặng > 3,5/4. 44 trường hợp có tăng áp động mạch phổi trước mổ. 2 trường<br />
hợp mổ lại sau tách van 2 lá kín và sau sửa van 2 lá.3 trường hợp có tổn thương động mạch vành có ý nghĩa. Tất<br />
cả các trường hợp đều được thay van cơ học 2 lá với tuần hoàn ngoài cơ thể. Thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài<br />
cơ thể trung bình là 80,1 phút, thời gian kẹp động mạch chủ trung bình là 51,2 phút. Kết quả sớm có 1 trường<br />
hợp tử vong sau biến chứng vỡ thất trái sau mổ. 1 trường hợp tràn dịch màng ngoài tim sau mổ 10 ngày phải<br />
chọc hút dịch. Theo dõi từ 2 tháng tới 2 năm không có tử vong, 2 trường hợp kẹt van phải mổ lại, 2 trường hợp<br />
xuất huyết tiêu hóa.<br />
Kết luận: Phẫu thuật thay van hai lá với van tim cơ học là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn. Tỉ lệ<br />
biến chứng do đông máu 7,4% khá cao cần theo dõi tốt sau mổ.<br />
Từ khóa: Tạo hình vòng van 3 lá, Kỹ thuật De Vega, Hở van 3 lá.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
MITRAL VALVE REPLACEMENT BY MECHANICAL PROTHESIS IN THONG NHAT HOSPITAL:<br />
MID-TERM RESULTS<br />
Do Kim Que, Chung Giang Dong, Nguyen Anh Trung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011:243 -247<br />
Background: Mitral valve disease are usual disease. In Vietnam most of the patient with mitral valve disease<br />
were late diagnosed and need mitral valve replacement.<br />
Aim: Eveluate the characteristics of the patients who underwent mitral valve replacement with mechanical<br />
valve prothesis in Thongnhat hospital and the surgical therapy and its results.<br />
Methods: Prospective study is performed to eveluate on age, gender, diagnosis, operations, CPB time, clamp<br />
time and the results of treatment.<br />
<br />
* Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí minh<br />
Tác giả liên lạc: PGS. TS. BS. Đỗ Kim Quế<br />
<br />
ĐT: 0913977628<br />
<br />
Email: dokimque@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
243<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Results: There are 54 patients who have mitral valve diseases need valve replacement. 4 patients had mitral<br />
stenosis 14 patients have mitral regurgitation and 36 patients have mitral stenosis and regurgitation. 38 patients<br />
havetricuspid regurgitation 6 of them have severe regurgitation. 44 patients have pulmonary hypertention. 2<br />
patients underwent mitral valve comissurotomy and plasties before. All of patients had mechanical valve<br />
replacement. CPB times is 80.1 minutes clamp time is 51.2 minutes. The mortality rate is 1.8% (1/54). 2 case<br />
have pericardial effusion 10 day postop. Follow-up from 2 months to 2 years, 2 patients have valve blokage, 2 have<br />
gastroinstestinal bleeding. Therest patients are in good condition, no death, no complications.<br />
Conclusion: Mitral valve replacement by mechanical prothesis is safe and effective operation. We must<br />
attend on anticoagulant complication.<br />
Key words: De Vega, mitral valve, mitral valve replacement.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Bệnh van tim hiện vẫn chiếm một tỉ lệ cao<br />
trong các bệnh tim cần điều trị phẫu thuật.<br />
Mặc dù công tác phòng và điều trị thấp tim<br />
đã được triển khai rộng khắp song số bệnh<br />
nhân bị bệnh van tim cần phẫu thuật còn rất<br />
đông đòi hỏi các thầy thuốc phẫu thuật tim<br />
cần tập trung giải quyết(2,5,7).<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
<br />
Phẫu thuật thay van tim vẫn giữ một vị trí<br />
rất quan trọng trong phẫu thuật tim nhất là ở<br />
nước ta phần lớn bệnh nhân tới nhập viện ở giai<br />
đoạn muộn với thương tổn van tim nặng không<br />
có khả năng sửa van.<br />
Các van tim nhân tạo đã có rất nhiều tiến<br />
bộ trong thời gian gần đây giúp người bệnh<br />
có được kết quả lâu dài tốt hơn sau khi thay<br />
van tim.<br />
<br />
Tất cả những trường hợp bệnh van hai lá<br />
được phẫu thuật thay van với van tim nhân tạo<br />
tại bệnh viện Thống Nhất trong thời gian 4 năm<br />
từ 9/2004 – 10/2008.<br />
<br />
Phương pháp<br />
Tiền cứu mô tả cắt dọc.<br />
Đánh giá bệnh nhân trước điều trị<br />
- Các triệu chứng lâm sàng<br />
- Xét nghiệm siêu âm tim, DSA mạch vành.<br />
Đánh giá tổn thương trong mổ<br />
- Đánh giá các tổn thương tim trong mổ.<br />
- Đối chiếu với đánh giá trước mổ.<br />
- Thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ<br />
thể, thời gian kẹp động mạch chủ.<br />
<br />
Các nghiên cứu gần đây cho thấy vantim<br />
sinh học đã có những cải thiện về tuổi thọ sống<br />
tại Việt Nam đa số các trung tâm tim mạch vẫn<br />
ưa thích sử dụng van tim cơ học cho bệnh nhân.<br />
<br />
Đánh giá kết quả phẫu thuật<br />
- Kết quả sớm trong 1 tháng sau mổ.<br />
<br />
Tại Việt Nam phẫu thuật tim hở được triển<br />
khai từ năm 1965 tại bệnh viện Việt – Đức, tuy<br />
nhiên phẫu thuật tim hở chỉ thực sự phát triển<br />
mạnh trong thập niên cuối của thế kỷ XX.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Để đánh giá kinh nghiệm chẩn đoán và điều<br />
trị phẫu thuật thay van hai lá với van tim cơ học<br />
nhân tạo tại bệnh viện Thống Nhất chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu này.<br />
<br />
244<br />
<br />
- Kết quả dài hạn qua theo dõi định kỳ mỗi<br />
tháng sau mổ.<br />
<br />
Tuổi và giới tính<br />
Trong thời gian 4 năm chúng tôi đã thực<br />
hiện 54 trường hợp thay van 2 lá với van tim<br />
cơ học.<br />
Có 22 bệnh nhân nam và 32 bệnh nhân nữ, tỉ<br />
lệ nam: nữ là 2/3.<br />
Tuổi trung bình là 49,1, nhỏ nhất là 19 tuổi<br />
và lớn nhất là 70 tuổi. 65,8% các trường hợp<br />
bệnh nhân trên 40 tuổi.<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
phù hợp với kết quả siêu âm tim trước mổ về<br />
mức độ và cơ chế hở.<br />
Nam<br />
<br />
2 trường hợp siêu âm không có huyết khối<br />
trong tiểu nhĩ nhưng khi mổ phát hiện có huyết<br />
khối. 1 trường hợp siêu âm qua thành ngực nhi<br />
ngờ có huyết khối nhưng trong phẫu thuật<br />
không phát hiện huyết khối.<br />
<br />
Nöõ<br />
<br />
Bieåu ñoà1: Giôù<br />
i tính<br />
<br />
Biểu đồ 1: Giới tính<br />
<br />
Tổn thương van tim<br />
Hẹp hở van 2 lá là nguyên nhân chính phải<br />
thay van với tỉ lệ 66,7%, hẹp đơn thuần van 2 lá<br />
chỉ chiếm 7,4%.<br />
Bảng 1: Các bệnh van hai lá được phẫu thuật.<br />
Bệnh lý<br />
Bệnh van hai lá<br />
Hẹp van hai lá<br />
Hở van hai lá<br />
Hẹp hở van 2 lá<br />
Bệnh van tim phối hợp<br />
Hở van động mạch chủ<br />
Hở van 3 lá<br />
<br />
Thời gian chạy máy và kẹp động mạch chủ<br />
Bảng 3: Thời gian chạy máy tim phổi và thời gian kẹp<br />
động mạch chủ.<br />
Chạy máy tim Kẹp đ. mạch<br />
phổi<br />
chủ<br />
Thay van 2 lá<br />
65,2 ± 12,4<br />
42,5 ± 10,2<br />
Thay van 2 lá + tạo hình<br />
81,3 ± 11,5<br />
50,5 ± 16,1<br />
vòng van 3 lá<br />
Thay van 2 lá + tạo hình 178,1 ± 10,2 115,5 ± 16,3<br />
vòng van 3 lá + cầu nối<br />
động mạch chủ vành<br />
Chung<br />
80,1 ± 18,2<br />
51,2 ± 14,6<br />
Bệnh lý<br />
<br />
Số T.hợp<br />
54<br />
4<br />
14<br />
36<br />
<br />
%<br />
100.0<br />
7,4<br />
25,9<br />
66,7<br />
<br />
15<br />
38<br />
<br />
27,8<br />
70,4<br />
<br />
Hở van 3 lá là tổn thương thường gặp ở<br />
bệnh nhân phải thay van 2 lá với tỉ lệ 70,4%.<br />
27,8% các trường hợp có hở van động mạch chủ.<br />
<br />
Phương pháp phẫu thuật<br />
Phẫu thuật thay van hai lá với van tim nhân<br />
tạo được áp dụng cho tất cả các trường hợp với<br />
tuần hoàn ngoài cơ thể có dùng liệt tim.<br />
<br />
Thời gian chạy máy tim phổi nhân tạo trung<br />
bình là 80 phút, và thời gian kẹp động mạch chủ<br />
trung bình là 51 phút.<br />
Thời gian chạy máy tim phổi nhân tạo và<br />
kẹp động mạch chủ ở nhóm có tạo hình vòng<br />
van 3 lá và cầu nối động mạch chủ vành dài hơn<br />
nhóm thay van đơn thuần.<br />
<br />
13 trường hợp có tạo hình vòng van 3 lá<br />
phối hợp do có hở van 3 lá nặng.<br />
<br />
So sánh áp lực động mạch phổi trước và<br />
sau phẫu thuật<br />
<br />
3 trường hợp khâu bịt tiểu nhĩ trái do bệnh<br />
nhân có huyết khối trong tiểu nhĩ và có nhĩ trái<br />
dãn lớn.<br />
<br />
Bảng 4: Thay đổi áp lực động mạch phổi trước và sau<br />
phẫu thuật.<br />
<br />
3 trường hợp phối hợp làm cầu nối động<br />
mạch chủ vành.<br />
<br />
Bệnh lý<br />
Hẹp + hở van hai lá<br />
Hở van hai lá<br />
<br />
Trước mổ Sau mổ<br />
52,1 ± 15,4 34,6 ± 11,4<br />
37,8 ± 9,6 32,8 ± 9,2<br />
<br />
p<br />
< 0,05<br />
0,05<br />
Kiểu hở van hai lá<br />
Tương đồng<br />
Huyết khối trong tiểu nhĩ T<br />
4<br />
5<br />
> 0,05<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường<br />
hợp tử vong do vỡ thất trái sau thay van.<br />
<br />
Diện tích lỗ van 2 lá thực tế trong mổ nhỏ<br />
hơn khi đo trên siêu âm tim nhưng khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê. Tất các các trường<br />
hợp hở van hai lá được xác định trong mổ đều<br />
<br />
Hai trường hợp tràn dịch màng ngoài tim<br />
sau mổ 10 ngày phải chọc hút dịch và điều trị<br />
kháng viêm.<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
245<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Kết quả trung và dài hạn<br />
Bảng 5: Mức độ suy tim<br />
NYHA<br />
NYHA1<br />
NYHA2<br />
NYHA3<br />
NYHA4<br />
<br />
Trước Sau mổ 1 Sau mổ 3 Sau mổ 6 Sau mổ 1<br />
mổ<br />
tháng<br />
tháng<br />
tháng<br />
năm<br />
0<br />
0<br />
25<br />
26<br />
24<br />
29<br />
43<br />
21<br />
15<br />
8<br />
24<br />
10<br />
0<br />
0<br />
0<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Bảng 6. Siêu âm tim<br />
Trước Sau mổ 1 Sau mổ 3Sau mổ 6 Sau mổ 1<br />
mổ<br />
tháng<br />
tháng<br />
tháng<br />
năm<br />
EF<br />
60,1<br />
62,4<br />
64,1<br />
62,9<br />
64,2<br />
PAPS 47,2<br />
34,6<br />
33,9<br />
34,2<br />
33,5<br />
Hở van<br />
3/53<br />
2/46<br />
0/41<br />
0/32<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Bệnh lý van hai lá rất thường gặp, trong<br />
dó bệnh van tim hậu thấp chiếm tỉ lệ cao<br />
trong các bệnh van tim ở nước ta. Hẹp hở vàn<br />
lá là nguyên nhân chính phải thay van hai lá,<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi 66,7% các<br />
trường hợp thay van 2 lá với van cơ học do<br />
bệnh lý này. Tỉ lệ này cũng tương tự các<br />
nghiên cứu khác trong nước. Tổn thương hẹp<br />
hở van 2 lá và hẹp van 2 lá thường rất khó có<br />
khả năng sửa van, hở van 2 lá đơn thuần phức<br />
tạp là lý do phải thay van chúng tôi thường<br />
gặp. Kết quả này là tương tự các nhận định<br />
trong y văn trong cũng như ngoài nước(5, 2).<br />
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân thay<br />
van 2 lá với van cơ học là 49,3, cao hơn so với<br />
các nghiên cứu tại viện tim TP. HCM là 42,16<br />
theo Lâm Triều Phát(6) và bệnh viện Chợ rẫy là<br />
40,2 theo Trần Quyết Tiến(9). Nữ trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi chiếm tỉ lệ cao hơn nam với<br />
63,9%. tương tự các nghiên cứu trong nước.<br />
Tổn thương van tim chủ yếu là thấp tim,<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi có tới 91,7%<br />
các trường hợp tổn thương van tim do thấp.<br />
Hở van 3 lá do dãn vòng van là tổn thương<br />
thường gặp chiếm 70,4 % tuy nhiên hở van<br />
nặng cần tạo hình vòng van chỉ chiếm<br />
24,1%.Tổn thương mạch vành cần phẫu thuật<br />
phối hợp chiếm tỉ lệ 5,6%.<br />
Siêu âm tim rất có giá trị trong chẩn đoán<br />
bệnh lý van 2 lá theo nghiên cứu của chúng tôi<br />
<br />
246<br />
<br />
kết quả siêu âm tim qua thành ngực phù hợp<br />
với các thương tổn phát hiện khi mổ trên 90%.<br />
Điều này cho thấy có thể dựa vào siêu âm để dự<br />
kiến tình huống khi phẫu thuật thay van 2 lá.<br />
Thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể<br />
và kẹp động mạch chủ cho phẫu thuật thay van<br />
2 lá của chúng tôi là 80,1 và 51,2 phút. So với các<br />
trung tâm khác ngắn hơn. Tại Viện Tim theo<br />
Lâm Triều Phát(6) thời gian chạy tuần hoàn ngoài<br />
cơ thể và kẹp động mạch chủ cho phẫu thuật<br />
thay van 2 lá cơ học cho bệnh hẹp van 2 lá là<br />
56,3 và 40,8 phút, Tại bệnh viện Chợ Rẫy theo<br />
Trần Quyết Tiến(9) thời gian này là 148,2 và 106,1<br />
phút. Sự khác biệt có lẽ do tính chất bệnh nặng<br />
nhẹ khác nhau và số thủ thuật phải kết hợp làm<br />
làm thêm khi phẫu thuật.<br />
Tổn thương hở van 3 lá rất thường gặp ở<br />
những bệnh nhân phải thay van 2 lá, trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi có tới 70,4% các<br />
trường hợp có hở van 3 lá từ vừa tới nặng. Chỉ<br />
có 13 trường hợp có hở trên 3,5/ 4 và được tạo<br />
hình vòng van 3 lá phối hợp sau thay van 2 lá.<br />
12 trường hợp được tạo hình kiểu De Vega, và<br />
một trường hợp đặt vòng van Carpentier, cả 13<br />
trường hợp sau mổ đều hồi phục tốt. Chúng tôi<br />
nhận thấy tạo hình vòng van kiểu DeVega là<br />
phương pháp đơn giản và hiệu quả, giúp cải<br />
thiện tình trạng suy tim sau mổ cho những<br />
trường hợp hở van 3 lá nặng.<br />
Tình trạng suy tim trước mổ của chúng tôi<br />
tương tự như các tác giả khác trong và ngoài<br />
nước đa số các trường hợp bệnh nhân được<br />
mổ có độ suy tim NYHA 2 và 3. Thời điểm<br />
thay van có ý nghĩa rất quan trọng nếu thay<br />
van cơ học. Thay van quá sớm sẽ dẫn tới việc<br />
phải chịu các nguy cơ của dùng thuốc chống<br />
đông khi chưa cần thiết và phải thay van lại<br />
khi van có biểu hiện hoạt động không tốt sau<br />
thời gian sử dụng(3, 7).<br />
Chúng tôi sử dụng 2 loại van cơ học là St<br />
Jude và Mira, cả 2 loại van đều có những tính<br />
năng tốt, không ghi nhận bất cứ sự khác biệt về<br />
kỹ thuật đặt van hay các biến chứng sau mổ.<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
Về các biến chứng sớm sau mổ thay van cơ<br />
học chúng tôi có gặp 1 trường hợp vỡ thất trái<br />
sau mổ thay van. Vỡ thất sau thay van tim là<br />
một biến chứng nặng có tỉ lệ tử vong cao. Tại<br />
Viện Tim TP. Hồ Chí Minh có 3 trường hợp vỡ<br />
thất sau thay van tim, 2 trong 3 trường hợp đã<br />
tử vong(10). Tại bệnh viện Chợ Rẫy 2 trường hợp<br />
vỡ thất đều tử vong(8). Theo Đặng Hanh Sơn tỉ lệ<br />
vỡ thất trái sau thay van từ 0,5 – 1,2%, và tỉ lệ tử<br />
vong là 65 – 100%(1).<br />
Tình trạng tăng áp động mạch phổi, chức<br />
năng co bóp cơ tim và suy tim trên lâm sàng đều<br />
cải thiện tốt sau mổ. Kết quả này cũng tương tự<br />
các kết quả trong y văn trong và ngoài nước.<br />
Có 4 trường hợp có biến chứng do đông<br />
máu, trong đó 2 trường hợp kẹt van phải mổ<br />
thay van lại, 2 trường hợp có xuất huyết tiêu<br />
hóa do thuốc chống đông.<br />
<br />
sau 3 tháng. Tạo hình vòng van 3 lá với phương<br />
pháp DeVega cho kết tốt ở những bệnh nhân có<br />
hở van 3 lá nặng.<br />
Biến chứng do sử dụng chống đông có tỉ lệ<br />
khá cao cần chú ý theo dõi định kỳ tránh được<br />
các biến chứng sau thay van tim cơ học.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 54 trường hợp phẫu thuật<br />
thay van hai lá với van cơ học tại bệnh viện<br />
Thống Nhất chúng tôi rút ra một số kết luận<br />
Đa số bệnh nhân tới muộn với suy tim nặng<br />
dãn lớn các buồng tim.<br />
Phẫu thuật tim thay van hai lá với tuần hoàn<br />
ngoài cơ thể hở là phương pháp điều trị hiệu<br />
quả các bệnh lý van hai lá cần thay van với độ<br />
an toàn cao, tỉ lệ tử vong và biến chứng thấp.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Đặng Hanh Sơn: Biến chứng vỡ thất trái sau thay van hai lá. Y<br />
học Việt nam (2006) 328: 132-139<br />
Đỗ Kim Quế, Nguyễn Anh Dũng, Chung Giang Đông: Kết quả<br />
thay van 2 lá tại bệnh viện Thống nhất. Kỷ yếu các cộng trình<br />
khoa học hội nghị Tim mạch Việt - Đức (2007), 150 -154<br />
Hilberman M, Meyers BD, Carrie BJ, Derby G, Jaminson RL,<br />
Stinson EB. Acute renal failure follwing cardiac surgery. J Thorac<br />
Cardiovasc Surg 1979, 77: 880.<br />
Hồ Huỳnh Quang Trí, Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Văn Phan,<br />
Phan Kim Phương. Phẫu thuật thay van 2 lá nhân tạo: Kinh<br />
nghiệm của viện tim TP. Hồ Chí Minh. Kỷ yếu các báo cáo khoa<br />
học hội nghị tim mạch học Việt Đức lần 3. 2003, 57 – 59.<br />
Kirklin JW, Barratt Boyes BG. Postoperative care. In Cardiac<br />
surgery. 2nd Ed. Churchill Livingstone Inc 1993. p 195 – 247.<br />
Lâm Triều Phát: Đánh giá kết quả sớm phẫu thật thay va n hai lá<br />
cơ học trong bệnh lý hẹp van 2 lá. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y<br />
khoa. TP. Hồ Chí Minh 2006.<br />
Newman S.: Incidence and nature of neuropsychological<br />
morbidity following cardiac surgery. Perfusion 1989, 4: 93.<br />
Phạm Như Thế, Huỳnh Văn Minh, và cs. Nghiên cứu tần suất<br />
bệnh lý về tim của người lớn tại Huế. Kỷ yếu các báo cáo khoa<br />
học hội nghị tim mạch học Việt Đức lần 3. 2003, 13 – 21.<br />
Trần Quyết Tiến, Phạm Thọ Tuấn Anh. Can thiệp nhiều van<br />
trong mổ tim hở. Y học TP. Hồ Chí Minh, 2005, 9(suppl 1): 37 –<br />
42.<br />
Trần Quyết Tiến. Kết quả mổ thay van hai lá cơ học đơn thuần<br />
tại bệnh viện Chợ rẫy trong 2 năm 2003-2004. Kỷ yếu báo cáo<br />
khoa học hội nghị khoa học tim mạch khu vực phía nam lần 7. 62005. 176-180.<br />
<br />
Tình trạng suy tim và chức năng co bóp cơ<br />
tim cải thiện sau mổ 1 tháng và cải thiện rõ rệt<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
247<br />
<br />