intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả vi phẫu thuật 46 bệnh nhân u vùng tuyến tùng được phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

55
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá kết quả điều trị bước đầu 46 bệnh nhân (BN) u tuyến tùng từ 2010 đến 06 - 2012 tại Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Việt Đức. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả vi phẫu thuật 46 bệnh nhân u vùng tuyến tùng được phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2013<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VI PHẪU THUẬT 46 BỆNH NHÂN U VÙNG<br /> TUYẾN TÙNG ĐƢỢC PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC<br /> Đồng Văn Hệ*; Nguyễn Văn Hưng**<br /> TÓM TẮT<br /> Đánh giá kết quả điều trị bước đầu 46 bệnh nhân (BN) u tuyến tùng từ 2010 đến 06 - 2012 tại<br /> Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viên Việt Đức. Kết quả: 21 nữ và 25 nam, tuổi từ 5 - 70. Phẫu thuật<br /> được thực hiện bằng nhiều đường mổ dưới kính vi phẫu. Trong đó, lấy bỏ hết u cho 16 BN<br /> (34,78%), gần hết u: 22 BN (47,82%), lấy một phần u: 8 BN (17,40%). Kết quả giải phẫu bệnh lý cho<br /> thấy: 14 BN (30,43%) germinomas; 8 BN (17,40%) pineocytomas; 6 BN (13,04%) pineoblastoma; 9<br /> BN (19,56%) u màng não; 8 BN (17,40%) u quái và u tế bào thần kinh đệm, 1 BN u hạch thần kinh<br /> đệm. Không có trường hợp nào tử vong trong mổ. Theo dõi kết quả 3, 6 tháng, 1 năm sau mổ thấy:<br /> 3 BN (6,52%) tử vong. Đường mổ trên lều xuyên lều tiểu não là đường mổ an toàn, có hiệu quả cao,<br /> được sử dụng nhiều nhất. Với u tuyến tùng lành tính, nên điều trị bằng phẫu thuật lấy u triệt để đơn<br /> thuần, với u ác tính, khi có chẩn đoán mô bệnh học chính xác, cần kết hợp phẫu thuật với hóa trị và<br /> xạ trị.<br /> * Từ khóa: U vùng tuyến tùng; Đường mổ trên lều xuyên lều tiểu não.<br /> <br /> Evaluation of microsurgery results of 46 patients<br /> with pineal region lesions at Vietduc Hospital<br /> summary<br /> In period between 06- 2010 and 06 - 2012, 46 patients with pineal region lesions were operated<br /> at the Department of Neurosurgery, Vietduc Hospital. The study group consisted of 21 female and<br /> 25 male patients with the age of 5 - 70 years. Surgery was performed using some approaches by<br /> microsurgery in all patients. The pineal region lesions were removed totally in 16 patients (34.78%),<br /> subtotal in 22 patients (47.82%) and partially in 8 patients (17.40%). Pathohistological examination<br /> revealed 8 pineocytomas (17.40%), 14 germinomas (30.43%), 09 meningiomas (19.56%), 6 pineoblastomas<br /> (13.04%), 8 teratomas and gliomas (17.04%) and 1 ganglioglioma. There was no surgical mortality.<br /> During the follow-up period that ranged about 3 and 6 months, 3 patients died (6.52%). The<br /> infratentorial supracerebellar approach is a safe and effective surgical approach. Benign pineal<br /> lesions could be cured with surgery alone. In the case of malignant pineal lesions, radical surgical<br /> resection allowed determining the exact pathohistological diagnosis and facilitated adjuvant therapy<br /> (irradiation and chemotherapy).<br /> * Key words: Pineal region tumors; Infratentorial-supracerebellar approach.<br /> * Bệnh viện Việt Đức<br /> ** Bệnh viện 103<br /> Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: GS. TS. Lê Trung Hải<br /> PGS. TS. Nguyễn Hùng Minh<br /> <br /> 103<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2013<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> U vùng tuyến tùng gặp khoảng 0,4 - 1%<br /> u não trong các thông báo tại châu Âu và<br /> châu Mỹ. Loại khối u này gặp nhiều hơn ở<br /> châu Á, 3 - 9% tổng số u trong sọ [3, 4, 7].<br /> Đây là vùng có giải phẫu khá phức tạp, nằm<br /> sâu trong nhu mô não, xung quanh có nhiều<br /> mạch máu và cấu trúc chức năng quan<br /> trọng. Việc phẫu thuật tiếp cận vùng này<br /> vẫn còn là thách thức đối với nhiều phẫu<br /> thuật viên. Phẫu thuật có thể tiếp cận bằng<br /> đường mổ trên lều tiểu não hoặc tiếp cận<br /> bằng đường mổ dưới lều tiểu não.<br /> U vùng tuyến tùng có 3 loại chính là u tế<br /> bào mầm, u tế bào tuyến tùng và u tế bào<br /> các vùng lân cận quanh tuyến tùng.<br /> Nghiên cứu đường mổ đã được các nhà<br /> ngoại khoa thần kinh nghiên cứu từ lâu.<br /> Trong những năm gần đây, đã có nhiều<br /> phân tích kết quả phẫu thuật u vùng tuyến<br /> tùng trên thế giới cũng như trong nước. Tuy<br /> nhiên, ưu thế lựa chọn xạ trị để làm tăng<br /> chất lượng và kéo dài sự sống cho các loại<br /> u ác tính vùng tuyến tùng là quan điểm<br /> chung của nhiều nghiên cứu. Ngày nay,<br /> với sự phát triển của khoa học, trang thiết bị<br /> y tế, gây mê hồi sức, phương tiện hỗ trợ<br /> trong phẫu thuật, xu thế lựa chọn phẫu<br /> thuật lấy bỏ tổ chức u vùng tuyến tùng, làm<br /> sinh thiết tức thì trong mổ để định hướng<br /> lấy hết u hay lấy một phần u là lựa chọn<br /> của các phẫu thuật viên thần kinh .<br /> Từ 06 - 2010 đến 06 - 2012, tại Khoa<br /> Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Việt Đức<br /> đã phẫu thuật cho 46 BN u não vùng tuyến<br /> tùng. Chúng tôi đánh giá kết quả bước đầu<br /> của phẫu thuật điều trị loại u này.<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 46 BN được chẩn đoán u não vùng tuyến<br /> tùng, phẫu thuật lấy u từ tháng 6 - 2010 đến<br /> 06 - 2012 tại Bệnh viện Việt Đức, theo dõi<br /> và đánh giá kết quả phẫu thuật sau 1 tháng,<br /> 3 tháng, 6 tháng, 1 năm.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> * Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu,<br /> mô tả lâm sàng cắt ngang không đối chứng.<br /> * Nội dung nghiên cứu:<br /> - Chỉ tiêu về đặc điểm chung: tần suất xuất<br /> hiện, tuổi, giới.<br /> - Chỉ tiêu về lâm sàng:<br /> + Hội chứng tăng áp lực nội sọ do não<br /> úng thuỷ.<br /> + Hội chứng tiền đình tiểu não: rối loạn<br /> thị lực và thị trường, vận nhãn.<br /> + Rối loạn nội tiết (nếu có).<br /> + Rối loạn tâm thần (nếu có).<br /> + Dấu hiệu Parinaud’s.<br /> - Chỉ tiêu về cận lâm sàng:<br /> + Chỉ tiêu về xét nghiệm.<br /> + Chỉ tiêu về chẩn đoán hình ảnh:<br /> . Chụp cắt lớp vi tính sọ não: vị trí khối u,<br /> có bắt thuốc hay không, kích thước (kích<br /> thước lớn nhất trong các lớp cắt), tính chất<br /> khối u, đặc điểm vôi hóa trong u, xâm lấn<br /> não thất bên, não thất III, vùng tuyến yên,<br /> giãn não thất.<br /> . Chụp cộng hưởng từ sọ não: vị trí, hình<br /> dạng và hướng phát triển, bờ đều hay<br /> không đều, bắt thuốc hay không bắt thuốc,<br /> tình trạng não thất, hiện tượng ngấm dịch ở<br /> thành não thất, đè đẩy các động mạch thuộc<br /> vùng tuyến tùng.<br /> - Các chỉ tiêu nghiên cứu về điều trị:<br /> <br /> 105<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2013<br /> Chỉ định mổ cho các trường hợp u não<br /> lớn (đường kính > 3 cm) đã chèn ép vào cấu<br /> trúc xung quanh tuyến tùng, trên xét nghiệm,<br /> sinh thiết, hình ảnh học là u tế bào lành tính<br /> (u màng não, u quái lành tính, u da bì, u<br /> nang da bì…), những u xạ trị và hóa chất<br /> thất bại, u không thể sinh thiết (u máu,<br /> dị dạng mạch..). Không có các bệnh toàn<br /> thân nặng kèm theo, đủ điều kiện gây mê.<br /> - Phương pháp điều trị vi phẫu: trước khi<br /> mổ lấy u, BN được dẫn lưu não thất ổ bụng<br /> hoặc nội soi phá sàn NT3, bể đáy hoặc dẫn<br /> lưu não thất ra ngoài.<br /> * Phẫu thuật được thực hiện bằng kính vi<br /> phẫu và dụng cụ mổ vi phẫu:<br /> - Bước 1: mê nội khí quản, nằm xấp,<br /> đầu cố định trên khung Mayfield.<br /> - Bước 2: rạch da và mở nắp sọ theo<br /> đường mổ đã chọn.<br /> - Bước 3: sử dụng kính vi phẫu để tiếp<br /> cận u và đánh giá tổn thương trong mổ.<br /> - Bước 4: lấy u dưới kính vi phẫu.<br /> - Bước 5: kiểm tra cầm máu ổ mổ, đánh<br /> giá tổn thương các cấu trúc xung quanh<br /> dưới kính vi phẫu.<br /> - Bước 6: đóng kín màng não, đặt lại xương<br /> sọ, đóng da đầu 2 lớp.<br /> Gửi xét nghiệm khối u tại khoa giải phẫu<br /> bệnh.<br /> Sử dụng thang điểm Karnofsky đánh giá<br /> kết quả điều trị.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm chung.<br /> * Phân loại theo tuổi:<br /> < 6 tuổi: 2 BN (4,34%); 8 - 10 tuổi: 4 BN<br /> (8,69%); 10 - 20 tuổi: 22 BN (47,82%); 20 30 tuổi: 4 BN (8,69%); 30 - 40 tuổi: 3 BN<br /> <br /> (6,52%); 40 - 50 tuổi: 6 BN (13,04%); > 50<br /> tuổi: 5 BN (10,86%).<br /> Tỷ lệ u não vùng tuyến tùng chủ yếu gặp<br /> ở trẻ em, lứa tuổi thiếu niên, độ tuổi từ<br /> 8 - 20: 28 BN (60,86%), trong đó chủ yếu<br /> tập trung vào nhóm tuổi 10 - 20. Điều này<br /> phù hợp với nghiên cứu của David S.Knierim<br /> ở Mỹ (2003) [4], Konovalov ở Nga (2007) [8].<br /> Rõ ràng, u vùng tuyến tùng là loại u hiếm<br /> gặp và hay gặp ở tuổi trẻ, do sự phát triển<br /> cũng như nguồn gốc phát triển của u từ bào<br /> thai (đặc biệt là u tế bào mầm).<br /> * Phân loại theo giới:<br /> 21 BN (45,65%) nữ, 25 BN (54,35%)<br /> nam. Kết quả này phù hợp với nhận xét của<br /> Đồng Văn Hệ và A.N.Konovalov, Komei<br /> UEKI ở Nhật [1, 2, 3], tỷ lệ nghiêng về giới<br /> tính nam cũng chưa được chứng minh rõ<br /> ràng.<br /> 2. Đặc điểm lâm sàng.<br /> * Đặc điểm lâm sàng u vùng tuyến tùng:<br /> Đau đầu: 46 BN (100%); nôn: 39 BN<br /> (84,78%); buồn nôn: 37 BN (80,43%); nhìn<br /> mờ: 30 BN (65,21%); nhìn đôi: 23 BN<br /> (50%); co giật: 17 BN (36,95%); hội chứng<br /> Parinaud’s: 11 BN (23,91%); hôn mê, lơ<br /> mơ: 6 BN (13,04%); đái nhạt: 1 BN (2,17%).<br /> - Hội chứng tăng áp lực nội sọ gặp ở 46<br /> BN, 100% BN có đau đầu. Điều này phù<br /> hợp với các nghiên cứu trong nước cũng<br /> như thế giới: do phần lớn khối u to đè ép<br /> vào đường dẫn lưu dịch não tủy, vùng dưới<br /> đồi và thân não gây giãn não thất từ từ đến<br /> mức não không còn khả năng bù trừ, gây<br /> giãn não thất cấp tính trên lâm sàng.<br /> - Hội chứng tiền đình tiểu não gặp ở 18<br /> BN (39,13%), chủ yếu là hội chứng tiền<br /> đình không điển hình, 14 BN (30,43%) có<br /> biểu hiện loạng choạng khi đi lại hoặc hoa<br /> mắt chóng mặt khi đến bệnh viện. Co giật<br /> 106<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2013<br /> 36,95%, các tác giả trong nước và thế giới<br /> cho rằng, do u lớn đè ép vào thùy chẩm<br /> hoặc vùng tiểu não, do u đè ép vào nhân<br /> vận nhãn ở đĩa củ não sinh tư.<br /> <br /> nước, trong u tế bào mầm, chỉ số β-HCG và<br /> α-FP đều tăng [1, 2, 4, 6].<br /> <br /> - Rối loạn tâm thần: 32 BN (69,56%) với<br /> biểu hiện chậm chạp khi tiếp xúc, hay nói<br /> lảm nhảm, biểu hiện trầm cảm…<br /> <br /> Chúng tôi chụp cắt lớp vi tính sọ cho 39 BN,<br /> 46 BN được chụp cộng hưởng từ.<br /> <br /> - Rối loạn nội tiết: 12 BN (26,08%) suy<br /> giảm sinh lý, mất kinh 8 BN (17,39%) nữ,<br /> đái nhạt 1 BN. Do rối loạn chức năng trục<br /> dưới đồi tuyến yên, hoặc u xâm lấn vào<br /> thành trước dưới của thành trước não thất<br /> ba, những triệu chứng này gặp ở BN u tế<br /> bào mầm và pineoblastoma.<br /> Đặc điểm lâm sàng của BN trong nghiên<br /> cứu này phù hợp với nghiên cứu của<br /> Tomislav (2003) ở Croatia, Tanaka và Fujiia<br /> (Nhật) (2009) về đặc điểm lâm sàng u vùng<br /> tuyến tùng [4, 7, 8, 11].<br /> 3. Đặc điểm cận lâm sàng.<br /> * Các xét nghiệm nội tiết:<br /> 18/46 BN được xét nghiệm nội tiết trước<br /> mổ, kết quả như sau:<br /> Bảng 1:<br /> β-HCG<br /> <br /> α-FP<br /> <br /> TỔNG<br /> <br /> Tăng<br /> <br /> 12 (26,08%)<br /> <br /> 14 (30,43%)<br /> <br /> 26 (56,51%)<br /> <br /> Bình<br /> thường<br /> <br /> 6 (13,04%)<br /> <br /> 4 (8,69%)<br /> <br /> 10 (21,73%)<br /> <br /> Giảm<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 18 (39,12%)<br /> <br /> 18 (39,12%)<br /> <br /> Với BN có β-HCG và α-FP tăng, phần<br /> lớn là u tế bào mầm, 12 BN có cả 2 thành<br /> phần này đều tăng, trong đó 4 BN có rối<br /> loạn nội tiết, do đặc điểm u tế bào mầm<br /> cũng xuất hiện ở vùng trên yên và ở trong<br /> tủy sống. Điều này phù hợp với nghiên cứu<br /> của Đồng Văn Hệ và các tác giả ngoài<br /> <br /> * Chụp cắt lớp vi tính sọ não, cộng hưởng<br /> từ sọ não:<br /> <br /> 18/39 BN (46,15%) tăng tỷ trọng hỗn<br /> hợp vùng u, 10 BN (25,64%) đồng tỷ trọng,<br /> 8 BN hỗn hợp tỷ trọng và 3 BN (7,69%)<br /> giảm tỷ trọng. 13 BN (33,33%) có nốt vôi<br /> hóa trong u và vùng tuyến tùng, 39 BN<br /> (100%) đều có giãn não thất. Điều này cho<br /> thấy tính đa dạng của u não vùng tuyến<br /> tùng, mỗi một loại u có đặc điểm hình ảnh<br /> khác nhau, do đó, việc dự đoán tính chất<br /> mô bệnh học của tổ chức u não vùng tuyến<br /> tùng dựa trên hình ảnh cắt lớp vi tính là một<br /> điều rất khó khăn, độ chính xác thường<br /> không cao.<br /> Trên MRI sọ não: u hình bầu dục, tròn<br /> 28 BN (60,86%), hình cánh bướm 12 BN<br /> (26,08%), không rõ hình hài 6 BN (8,69%).<br /> U biểu hiện tăng tín hiệu: 23 BN (50%);<br /> giảm tín hiệu: 8 BN (17,39%); đồng tín hiệu:<br /> 4 BN, 10 BN hỗn hợp tín hiệu, 19 BN (41,31%)<br /> có nang trong u. 39 BN u bắt thuốc cản<br /> quang mạnh, vị trí u tuyến tùng xâm lấn<br /> NT3: 20 BN; trên và dưới lều: 27 BN<br /> (58,69%); sang hai bên: 34 BN (73,91%);<br /> xâm lấn vào thân não: 9 BN (19,56%).<br /> Phần lớn các tác giả cho rằng tỷ lệ u có<br /> vôi hóa tuyến tùng gặp 8 - 40%, trong đó<br /> chủ yếu tập trung ở lứa tuổi 20, canxi hóa<br /> hay gặp ở u tế bào mầm (gần 100%), u<br /> quái… Kích thước u đo trên phim cắt lớp vi<br /> tính và MRI cho thấy đường kính < 3 cm:<br /> 4 BN (8,69%); 3 - 5 cm: 32 BN (69,56%);<br /> > 5 cm: 10 BN (21,73%). Dựa vào phim<br /> cộng hưởng từ có thể đánh giá được mức<br /> độ chèn ép của u vào hệ thống tĩnh mạch<br /> 107<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2013<br /> sâu của não vùng tuyến tùng và các mạch<br /> máu nuôi, chạy trong u của vùng này.<br /> 4. Điều trị phẫu thuật.<br /> 40 BN được mổ làm hai thì, trong đó, 32<br /> BN (69,56%) dùng nội soi phá sàn não thất<br /> ba bể đáy, 8 BN (17,39%) đặt dẫn lưu não<br /> thất ổ bụng, trong đó, 2 BN nội soi phá sàn<br /> thất bại phải chuyển sang dẫn lưu não thất<br /> ổ bụng ngay trong mổ. 3 BN dẫn lưu não<br /> thất ra ngoài trong mổ, lưu dẫn lưu và rút<br /> sau 24 giờ theo dõi.<br /> Theo các tác giả trong nước cũng như<br /> trên thế giới khuyến cáo, nên đặt dẫn lưu<br /> não thất ra ngoài và nội soi phá sàn não<br /> thất tốt hơn là đặt dẫn lưu não thất ổ bụng,<br /> họ cho rằng nếu u ác tính như u tế bào<br /> mầm, pineoblastoma… nguy cơ reo rắc tế<br /> bào u theo đường dẫn lưu rất nguy hiểm<br /> cho người bệnh. Phẫu thuật nội soi phá sàn<br /> não thất trong điều trị giãn não thất do u<br /> vùng tuyến tùng là lựa chọn đầu tiên thay<br /> thế cho các kỹ thuật điều trị ban đầu u vùng<br /> tuyến tùng [1, 2, 6, 8, 11].<br /> Tư thế mổ: 100% theo tư thế nằm sấp,<br /> đầu cố định trên khung Mayfiel, dưới gây<br /> mê nội khí quản.<br /> Đường mổ sử dụng: hình móng ngựa 12<br /> BN, đường thẳng 24 BN, tiếp cận u bằng<br /> đường trên lều cắt lều tiểu não (PoppenYasargil): 38 BN (82,06%); dưới lều trên<br /> tiểu não (đường mổ Krause-Stein): 2 BN<br /> (4,34%); trên lều xuyên qua thể trai: 2 BN<br /> (đường mổ của Dandy’s); đường qua thái<br /> dương chẩm qua não thất: 4 BN (đường<br /> mổ của Wagenen’s). Theo các tác giả trên<br /> thế giới, có nhiều đường mổ vào vùng<br /> <br /> tuyến tùng, do tuyến tùng nằm ở vị trí trung<br /> tâm của não, khoảng cách từ da đầu tới<br /> vùng tuyến tùng bằng nhau ở tất cả các vị<br /> trí. Việc lựa chọn đường mổ nào tùy thuộc<br /> vào kích thước u, sự xâm lấn, cấu trúc mạch<br /> máu đặc biệt là hệ thống tĩnh mạch sâu,<br /> trình độ cũng như thói quen của phẫu thuật<br /> viên.<br /> Những trường hợp trước mổ có xét<br /> nghiệm nội tiết tăng (β-HCG, α-FP) trong<br /> máu và dịch não tủy, nhưng trên phim cho<br /> hình ảnh không điển hình của u tế bào mầm<br /> hoặc u kích thước > 3 cm, chúng tôi vẫn<br /> quyết định mổ lấy u, làm giải phẫu bệnh,<br /> gửi đi xạ trị và hóa chất sau mổ.<br /> Điều này cũng phù hợp với nhận xét của<br /> Tomislav và Velimir: không nên chỉ dựa vào<br /> xét nghiệm nội tiết trong máu và dịch não<br /> tủy tăng, nên gửi BN đi xạ trị, vì trong hai<br /> xét nghiệm, sẽ gặp ở một số tính chất loại<br /> u khác ít ác tính hơn và một số bệnh lý<br /> kết hợp.<br /> Tất cả BN đều được sinh thiết tức thì<br /> ngay trong mổ, dựa vào hình ảnh đại thể,<br /> lâm sàng và tính chất tế bào trong sinh thiết<br /> tức thì, chúng tôi thấy với u có tính chất<br /> lành tính hơn như pineocytoma, u quái,<br /> u da bì, u màng não, u thần kinh đệm, cố<br /> gắng lấy triệt để u, sau đó g cho người<br /> bệnh xạ trị và hóa chất theo tính chất giải<br /> phẫu bệnh của tổ chức u.<br /> Với nang tuyến tùng, đa số các tác giả<br /> cho rằng nên phẫu thuật khi kích thước nang<br /> trung bình 20 x 15 mm, có triệu chứng lâm<br /> sàng đau đầu, phẫu thuật có thể thực hiện<br /> bằng nội soi phá nang hoặc phá, bóc nang<br /> vi phẫu.<br /> <br /> 5. Kết quả giải phẫu bệnh.<br /> Bảng 2:<br /> <br /> 108<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2