Đánh giá khả năng hấp thụ chì trong đất của giống đậu tương DT96
lượt xem 2
download
Ô nhiễm kim loại nặng nói chung và chì trong đất nói riêng là vấn đề môi trường nghiêm trọng tại lân cận các khu công nghiệp trên thế giới cũng như Việt Nam. Trong nhiều kỹ thuật loại bỏ chì khỏi đất được áp dụng, kỹ thuật xử lý làm sạch đất bằng thực vật có nhiều triển vọng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá khả năng hấp thụ chì trong đất của giống đậu tương DT96
- Nghiên cứu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CHÌ TRONG ĐẤT CỦA GIỐNG ĐẬU TƯƠNG DT96 Dương Đăng Khôi Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Ô nhiễm kim loại nặng nói chung và chì trong đất nói riêng là vấn đề môi trường nghiêm trọng tại lân cận các khu công nghiệp trên thế giới cũng như Việt Nam. Trong nhiều kỹ thuật loại bỏ chì khỏi đất được áp dụng, kỹ thuật xử lý làm sạch đất bằng thực vật có nhiều triển vọng. Hiện nay các nhà khoa học tập trung vào xu hướng sử dụng các loài thực vật siêu hấp thụ chì. Tuy nhiên, các loài siêu hấp thụ chì thường sinh trưởng chậm và cho năng suất sinh khối thấp. Những nghiên cứu về các loài thực vật sinh trưởng nhanh, cho năng suất sinh khối cao, nhưng hấp thụ chì vừa phải còn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Chính vì vậy, nghiên cứu này tập trung đánh giá khả năng hấp thụ chì của cây đậu tương (thử nghiệm với giống đậu tương DT96). Phương pháp thí nghiệm trong chậu đã được tiến hành trên đất được lấy từ đất nông nghiệp ven suối Cốc, phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho biết cây đậu tương DT96 có khả năng hấp thụ chì khá, có thể trở thành cây tiềm năng cho xử lý ô nhiễm chì trong đất ở mức độ vừa phải. Chúng tôi kiến nghị các nghiên cứu tiếp theo cần tiến hành trên nhiều giống đậu tương khác nữa để đưa ra những kết luận đầy đủ hơn về khả năng hấp thụ chì của đậu tương. Từ khóa: Giống đậu tương DT96; Xử lý ô nhiễm chì bằng thực vật. Abstract Assessement of lead uptake in soil by soybean variety DT96 Lead contaminated soil is one of serious environmental issues in the world and Vietnam. Several lead polluted soil remediation techniques can be used for removal of lead from soils. Phytoremediation is particularly useful for extracting Pb from soil. In recent years, hyperaccumulator plants have been investigated to remove lead as wel as heavy metals from soils. However, hyperaccumulators often grow slowly and produce a small quantity of biomass. Inversly, agricultural crops are fast-growing species, and able to produce a large quantity of biomass. However, a few research papers on uptake of lead and heavy metals of agricultural crops is mentioned in literature. Therefore, this research is to assess the uptake of lead by a soybean variety DT96. Pot experiment was conducted to investigate the uptake of lead by DT96 soybean variety. Soil collecting from the area along the Coc stream, Cam Gia ward, Thai Nguyen city was used in this experiment. The result showed that DT96 soybean variety was able to uptake lead from the lead contaminted soil. DT96 soybean variety may be one of potential crops for phytoremediation of lead from soil around industrial zones or/and mining areas. Our research only focuses on DT96 soybean variety; therefore, it recommends that further experiments are needed to investigate a number of soybean varieties. Keywords: Soybean variety DT96; Phytoremediation 3 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018
- Nghiên cứu 1. Đặt vấn đề trường hợp và mức độ ô nhiễm cụ thể. Chì là nguyên tố kim loại nặng gây Trong đó, kỹ thuật làm sạch chì trong ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh vật và đất bằng thực vật được quan tâm nhiều con người. Ô nhiễm chì là vấn đề nghiêm vì kỹ thuật này thân thiện với môi trường trọng tại nhiều vùng lân cận khu công và an toàn hơn. Hiện nay hai xu hướng nghiệp trên thế giới [6] cũng như tại Việt sử dụng thực vật xử lý ô nhiễm chì trong Nam. Khu công nghiệp gang thép Thái đất đang được chú ý là nghiên cứu sử Nguyên đã và đang gây ô nhiễm kim dụng các loài thực vật siêu hấp thụ chì, loại nặng (KLN) và chì tại các vùng lân nhưng sinh trưởng chậm, năng suất sinh cận. Nước thải từ các nhà máy gang thép khối thấp; sử dụng các loài thực vật chứa nhiều kim loại nặng chủ yếu được hấp thụ chì vừa phải nhưng sinh trưởng thải vào suối Cốc chạy qua phường Cam nhanh, năng suất sinh khối cao. Sử dụng Giá, TP. Thái Nguyên là một trong những các cây trồng nông nghiệp sinh trưởng nguồn quan trọng gây ô nhiễm chì trong nhanh, cho năng suất sinh khối cao, đất nông nghiệp. Kết quả quan trắc của nhưng khả năng hấp thụ chì hơn các loài Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái siêu hấp thụ chì chưa được quan tâm Nguyên cho biết hàm lượng chì trong nghiên cứu nhiều. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiến lược sử dụng các trầm tích suối Cốc năm 2012 là 4328,0 loài thực vật hấp thụ kim loại nặng thấp, mg/kg. Hàm lượng chì trong mẫu trầm nhưng sinh khối cao gần tương đương tích sông Cầu sau điểm hợp lưu với suối với sử dụng các loài thực vật siêu hấp Cốc giai đoạn 2008 - 2012 cũng rất cao thụ kim loại nặng nhưng năng suất sinh (1513,87 mg/kg) [10]. Nhìn chung, chất khối thấp [5, 11]. Những nghiên cứu về lượng nước mặt tại phường Cam Giá, áp dụng các loài cây trồng để xử lý làm TP. Thái Nguyên bị ô nhiễm chì vượt 6,4 sạch đất bị ô nhiễm kim loại nặng cũng lần tiêu chuẩn cho phép [7]. Trong nhiều như chì đã và đang được quan tâm cùng năm, nước suối Cốc được sử dụng làm xu hướng sử dụng các loài thực vật siêu nước tưới nông nghiệp, gây tích lũy chì hấp thụ kim loại nặng [12, 13]. Trong số cũng như KLN trong đất nông nghiệp các loài cây trồng, các loài cây họ đậu vùng ven suối Cốc, phường Cam Giá, được quan tâm nhiều vì các loài thực vật TP. Thái Nguyên. Việc xử lý làm sạch đất họ đậu vừa có khả năng xử lý làm sạch nông nghiệp ven suối Cốc cũng như khu đất, vừa góp phần nâng cao độ phì nhiêu vực lân cận khu liên hợp gang thép Thái đất và có thể sử dụng làm nguyên liệu Nguyên là rất cần thiết. cho sản xuất nhiên liệu sinh học như sản Nhiều kỹ thuật khác nhau có thể áp xuất dầu biodiesel từ hạt đậu tương. dụng để xử lý và làm sạch môi trường đất bị ô nhiễm chì bao gồm kỹ thuật 2. Phương pháp nghiên cứu hóa học, kỹ thuật vật lý và kỹ thuật sinh Đối tượng sử dụng trong nghiên học hay kết hợp các kỹ thuật khác nhau cứu này là giống đậu tương DT96. Giống trong xử lý đất bị ô nhiễm chì tùy từng DT96 được lựa chọn nghiên cứu khả năng 4 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018
- Nghiên cứu hấp thụ chì trong đất bởi vì giống DT96 tương vào chậu thí nghiệm. Phủ lớp rơm có năng suất cao, khả năng chịu hạn khá, mỏng để cố định hạt và tạo điều kiện cho chịu nhiều loại bệnh, chịu được nóng và hạt nẩy mầm. Thường xuyên tưới nước rét tốt [8]. Hiện nay giống DT96 được để đảm bảo độ ẩm cho đất. Sau 100 ngày trồng phổ biến tại các tỉnh trung du và gieo trồng, thu hoạch cây đậu tương, lấy đồng bằng Bắc Bộ. Như vậy, giống DT96 mẫu đất tiến hành phân tích hàm lượng là phù hợp cho trồng trên đất và điều kiện chì trong đất và cây đậu tương. khí hậu khu vực thuộc TP. Thái Nguyên Hàm lượng chì trong đất được phân trong xử lý làm sạch đất ô nhiễm chì. tích trước khi trồng cây đậu tương thí Đất thí nghiệm được lấy dọc theo nghiệm. Mỗi mẫu đất phân tích được suối Cốc phường Cam Giá, TP. Thái trộn từ ba mẫu từ 3 chậu thí nghiệm. Sau Nguyên. Đất phơi khô không khí trong khoảng 100 ngày gieo trồng, đậu tương điều kiện thông thoáng, loại bỏ các tạp được thu hoạch, hàm lượng chì trong đất chất hỗn tạp, trộn đều. Cân 5 kg đất đã và cây đậu tương được phân tích để xác được xử lý vào mỗi chậu thí nghiệm. định khả năng hấp thụ chì. Mẫu cây đậu Chậu thí nghiệm trồng cây đậu tương tương được lấy để phân tích hàm lượng DT96 được lót nylon dưới đáy chậu. chì gồm hỗn hợp các bộ phận của cây là Bổ sung thêm Pb+2 dưới dạng muối chì rễ cây, thân cây. Phương pháp đo hàm nitrat Pb(NO3)2 vào đất nền lấy tại khu lượng chì trong đất và cây thực hiện theo vực ven suối Cốc, phường Cam Giá, TP. TCVN 6496:2009 tại Phòng phân tích Thái Nguyên với hàm lượng như sau: trung tâm, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa. - CT1: Đất nền không bổ sung Pb+2 3. Kết quả và thảo luận - CT2: Đất nền bổ sung 500mg Kết quả đánh giá khả năng hấp thụ Pb /kg đất +2 chì của cây đậu tương thí nghiệm DT96 - CT3: Đất nền bổ sung 1000mg được trình bày tại bảng 1. Kết quả phân Pb /kg đất +2 tích hàm lượng chì trong đất trước khi - CT4: Đất nền bổ sung 2000mg trồng cây đậu tương thí nghiệm và sau Pb /kg đất +2 khi thu hoạch cây đậu tương thí nghiệm DT96 cho thấy hàm lượng chì trong đất - CT5: Đất nền bổ sung 3000mg có xu hướng giảm rõ rệt ở tất cả các Pb /kg đất +2 công thức thí nghiệm. - CT6: Đất nền bổ sung 4000mg Công thức 1 (CT1) không bổ sung Pb /kg đất +2 chì Pb(NO3)2 vào đất thí nghiệm, hàm - CT7: Đất nền bổ sung 5000mg lượng chì tổng số bình quân giảm từ Pb /kg đất +2 73,42 mg/kg đất xuống 54,57 mg/kg đất. Mỗi công thức thí nghiệm được lặp Công thức 2 (CT2) có mức độ suy giảm lại 3 lần. Đất trong các chậu thí nghiệm thấp hơn công thức 1, giảm từ 573,00 được làm ẩm khoảng 60 - 65%. Để đất mg/kg xuống 535,92 mg/kg. Công thức qua một đêm sau đó tiến hành gieo hạt đậu 3 (CT3) giảm từ 1043 mg/kg xuống 5 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018
- Nghiên cứu 727,17 mg/kg. Công thức 4 (CT4) giảm đậu tương thí nghiệm tại tất cả các công từ 2042 mg/kg xuống 886,50 mg/kg. thức thí nghiệm. Bảng 2 cho thấy rằng Công thức 5 (CT5) giảm từ 3043 mg/ cây đậu tương thí nghiệm có khả năng kg xuống 1112,17 mg/kg. Công thức hấp thụ chì tăng dần khi nồng độ chì bổ sung trong đất tăng qua các công thức thí 6 giảm từ 4042,67 mg/kg xuống 1962 nghiệm. Mức độ hấp thụ đạt 9,15 mg/kg mg/kg. Công thức 7 (CT7) giảm từ 5043 ở CT1; 49,65mg/kg ở CT2; 88,27 mg/ mg/kg xuống 2021,67 mg/kg. kg ở CT3; 132,53 mg/kg ở CT4; 211,83 Hàm lượng chì suy giảm có quan mg/kg ở CT5; 409,73mg/kg ở CT6 và hệ thuận với mức độ hấp thụ chì của cây 966,53 mg/kg ở CT7. Bảng 1. Hàm lượng chì trong đất trước trồng và sau thu hoạch cây đậu tương thí nghiệm DT96 Hàm lượng chì trong đất trước trồng Hàm lượng chì trong đất sau khi cây đậu tương thí nghiệm thu hoạch cây đậu tương thí nghiệm Công thức DT96 (mg/kg đất) DT96 (mg/kg đất) Lần1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB CT1 73,50 72,25 74,50 73,42 54,50 54,70 54,50 54,57 CT2 572,00 574,00 573,00 573,00 530,25 540,25 537,25 535,92 CT3 1043,00 1041,00 1045,00 1043,00 723,75 725,50 732,25 727,17 CT4 2039,00 2044,00 2043,00 2042,00 887,50 880,50 891,50 886,50 CT5 3045,00 3042,00 3042,00 3043,00 1095,00 1121,00 1120,50 1112,17 CT6 4044,00 4041,00 4043,00 4042,67 1965,00 1970,00 1951,00 1962,00 CT7 5043,00 5042,00 5044,00 5043,00 2005,00 2010,00 2050,00 2021,67 Bảng 2. Hàm lượng chì trong cây đậu tương thí nghiệm DT96 Chiều cao cây Hàm lượng chì trong cây Lượng chì trong sinh Công thức (cm) (mg/kg) khối khô cây (%) CT1 52,5 9,15 0,000915 CT2 48,3 49,65 0,004965 CT3 45,2 88,27 0,008827 CT4 40,8 132,53 0,013253 CT5 36,1 211,83 0,021183 CT6 31,2 409,73 0,040973 CT7 28,4 966,53 0,096653 6 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018
- Nghiên cứu Khi hàm lượng chì bổ sung tăng gây chung và chì nói riêng thuộc về họ Cúc ức chế đến sinh trưởng của cây đậu tương (Asteraceae), họ Cải (Brassicaceae), thí nghiệm rõ rệt, biểu hiện rõ nhất ở chỉ họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae), họ tiêu chiều cao cây. Cây đậu tương trồng Cói (Cyperaceae), họ Đậu (Fabacea), trong chậu có hàm lượng chì thấp hơn thì họ Mùng Quân (Flacuortiaceae), họ chiều cao cây là cao nhất (CT1) và giảm Hoa Môi (Lamiaceae), họ Hòa thảo dần chiều cao cây khi hàm lượng chì bổ (Poaceae), họ Hoa tím (Violaceae) và họ sung tăng dần. Chiều cao thấp nhất là CT Thầu dầu (Euphobiaceae) [2, 9]. 7 chỉ đạt 28cm. Chiều cao cây có quan hệ với sinh khối, chiều cao giảm đồng Các cây trồng nông nghiệp nhìn nghĩa với sự suy giảm lượng sinh khối chung có mức độ hấp thụ chì thấp hơn khi lượng chì bổ sung. Qua thí nghiệm các loài thực vật hoang dã (tự nhiên) nhóm tác giả thấy rằng CT1, CT2, CT3, như cây thơm ổi, cây dương xỉ, cỏ CT4 thì cây biểu hiện sinh trưởng bình mần trầu, cỏ Vetiver, cỏ Voi lai [3]. Ví thường. Các cây đậu tương tại các CT5, dụ, nghiên cứu của [3] cho biết cây CT6 và CT7 có biểu hiện cây còi cọc. thơm ổi (Lantana camara. L., thuộc họ Hầu hết các cây ở CT7 (bổ sung lượng chì Verbenaceae) có khả năng hấp thụ chì là 5000 mg/kg đất) đều bị chết khi được >1% sinh khối khô, được coi là cây siêu 3 - 4 tuần tuổi. Cây đậu tương DT96 có hấp thụ chì trong đất. Theo [3] đã thí khả năng chống chịu được với nồng độ nghiệm khả năng chống chịu và hấp thụ chì trong đất đến mức 1000mg/kg đất vì chì của một số loài thực vật bản địa trên với các cây ở CT2 (bổ sung 500mg Pb+2/ địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho biết khả kg đất) và CT3 (bổ sung 1000mg Pb+2/kg năng chống chịu và hấp thụ chì của một đất), cây đậu tương biểu hiện sinh trưởng số loài thực vật. Cây dương xỉ Pteris tốt, chiều cao cây gần bằng các cây đậu vittata có khả năng chống chịu chì trong tương tại CT1 (không bổ sung chì vào đất đến mức hàm lượng 4000mg/kg đất. đất thí nghiệm). Cải xanh là cây trồng có khả năng hấp thụ chì khá tốt, chống chịu được đất ô So sánh khả năng hấp thụ chì của nhiễm chì cao đến 3000mg/kg đất. Cỏ cây đậu tương DT96 với các loài thực Voi lai nhập khẩu từ Trung Quốc cũng vật siêu hấp thụ đã được các nhà khoa có khả năng chống chịu hàm lượng chì học phát hiện (thực vật siêu hấp thu là trong đất ở mức 3600 mg/kg và hấp loài cây hấp thụ được lượng chì bằng thụ chì rất tốt, rễ cây cỏ Voi lai hấp thụ hay lớn hơn 0,1% sinh khối khô của đạt 1009,7 ± 253,7 mg/kg rễ cỏ khô và cây) [1] cho biết cây đậu tương DT96 164,3 ± 35,7 mg/kg thân cỏ khô. không biểu hiện khả năng siêu hấp 4. Kết luận phụ, nhưng cũng thể hiện khả năng Thí nghiệm khả năng hấp thụ chì hấp thụ chì khá cao so với nhiều cây của giống đậu tương DT96 cho biết trồng khác. Mức độ hấp thụ chì của giống đậu tương DT96 có thể chống đậu tương DT96 tăng dần khi hàm chịu và sinh trưởng bình thường với đất lượng chì trong đất tăng, biến động từ ô nhiễm chì ở nồng độ 1000 mg/kg đất. 0,000915% sinh khối khô đến 0,096653 Nếu nồng độ chì tăng dần thì cây biểu % sinh khối khô. Điều này phù hợp với hiện sinh trưởng còi cọc, chiều cao cây nhiều nghiên cứu trên thế giới cho biết thấp dần và hầu hết các cây đậu thường khả năng siêu hấp thụ kim loại nặng nói chết ở nồng độ 5000 mg/kg đất. So sánh 7 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018
- Nghiên cứu khả năng hấp thụ chì của giống đậu crops Irrigated with wastewater in Beijing, tương với các cây siêu hấp thụ cho thấy, China. Environmental Pollution, 153(3), cây đậu tương DT96 không có khả năng 868-892. doi:10.1016/j.envpol.2007.06.056 siêu hấp thụ chì, song nó có thể trở thành [7]. Ngô Văn Giới và Nguyễn Thị cây tiềm năng cho xử lý đất ô nhiễm chì Nhâm Tuất (2012). Đánh giá ảnh hưởng với nồng độ vừa phải vì cây đậu tương của nước thải từ một số nhà máy đến chất sinh trưởng nhanh, sinh khối lớn. Ngoài lượng nước mặt và con người tại phường khả năng làm sạch đất ô nhiễm chì, cây Cam Giá, thành phố Thái Nguyên. Tạp đậu tương có khả năng cố định đạm nên chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái chúng có vai trò trong nâng cao độ phì Nguyên, 93(05): 71 – 74. đất, hạt đậu tương có thể sử dụng làm [8]. Mai Quang Vinh, Ngô Phương nhiên liệu sinh học. Nhóm tác giả kiến Thịnh, Trần Quang Quý, Phạm Thị Bảo nghị cần có những nghiên cứu tiếp theo Chung (2003). Kết quả khu vực hóa giống trên nhiều giống đậu tương khác nữa để đậu tương chịu hạn, chất lượng cao DT96. Viện Di truyền Nông nghiệp, Bộ Nông đưa ra đánh giá đầy đủ hơn về khả năng nghiệp và Phát triển Nông thôn. hấp thụ chì của cây đậu tương. [9]. Prasad M.N.V., Freitas O.H.M., TÀI LIỆU THAM KHẢO (2003). Metal hyperaccumulation in [1]. Baker A.J.M., Brooks R.R., plants - biodiversity prospecting for (1989). Terrestrial higher plants which phytoremediation technology. Electronic J. hyperaccumulate metallic elements. A of Biotechnology, vol 6, N3, 276-312. review of their distribution ecology and [10]. Sở Tài nguyên và Môi trường phytochemistry. Biorecovery, 1, 81-116. Thái Nguyên (2012). Hiện trạng môi trường [2]. Baker A.J.M., McGrath S.P., khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên. Reeves R.D.H., (2000). Phytoremediation Thái Nguyên. of contaminated soil and water. Eds.N. [11]. Sekara A., Poniedzialek M., Terry and G. S. Banuelos. CRC, USA, 85- Ciura J., Jedrszczyk E., (2005). Cadmium 107. and lead accumulation and sistribution [3]. Đặng Đình Kim và cs., (2010). in the organs of nine crops: Implications Báo cáo tổng đề tài Nghiên cứu sử dụng for phytoremediation. Polish Journal of thực vật để cải tạo đất ô nhiễm kim loại Environmental Studies Vol. 14, No 4, 509- nặng tại các vùng khai thác khoáng sản. 516. Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàm lâm [12]. Tlustos P., Szakova J., Hruby khoa học và công nghệ Việt Nam. J., Hartman I., Najmanova J., Nedelnik J., [4]. Điệp Thị Mỹ Hạnh., Garnier Zarli Pavlíkova D., Batysta M., (2006). Removal E., Lantana Camara L., (2007). Thực vật of As, Cd, Pb, and Zn from contaminated có khả năng hấp thu Pb trong đất để giải ô soil by high biomass producing plants. nhiễm. Tạp chí Phát triển KH&CN, tập 10, Plant Soil Environ., 52 (9): 413–423. số 01-2007. [13]. Wuana R.A., Okieimen F.E., [5]. Malgorzata Poniedzialek, (2010). Phytoremediation potential of Agnieszka Sekara, Elzbieta Jedrszczyk, maize (Zea maysL.). A review. African Jarosław Ciura., (2010). Phytoremediation Journal of General Agriculture. Vol. 6, No. efficiency of crop plants in removing 4, December 31, 2010. cadmium, lead and zinc from soil. Folia BBT nhận bài: 06/02/2018; Phản biện Horticulturae Ann. 22/2: 25-31. xong: 12/3/2018 [6]. Khan, S. K., (2008). Health risks of heavy metals in contaminated soils and food 8 Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khả năng hấp thu NPK của cây bắp lai ở các mô hình luân canh trên đất phù sa không được bồi ở đồng bằng Sông Cửu Long
11 p | 123 | 7
-
Đáp ứng năng suất và khả năng hấp thu N, P, K của cây khoai lang trồng trên đất phèn ở Đồng bằng Sông Cửu Long
6 p | 75 | 6
-
Đánh giá khả năng tích lũy cacbon tại rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc, khu vực xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên
6 p | 82 | 6
-
Ảnh hưởng của phương pháp thụ tinh đến năng suất sinh sản của gà Hồ
7 p | 91 | 5
-
Khả năng hấp thu vi lượng (Cu, Fe, Zn VÀ Mn) của cây bắp lai ở các mô hình luân canh trên đất phù sa không bồi ở đồng bằng sông Cửu Long
11 p | 78 | 4
-
Kết quả đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của một số trạng thái rừng ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
11 p | 76 | 4
-
Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện Kbang, tỉnh Gia Lai
8 p | 26 | 4
-
Nghiên cứu đánh giá khả năng xử lý methylene blue của vật liệu sinh học từ hạt cây bình bát
5 p | 13 | 3
-
Đánh giá khả năng kích thích sinh trưởng thực vật và thích ứng với điều kiện phèn của các dòng vi khuẩn vùng rễ trong đất khóm ở Tiền Giang
9 p | 9 | 3
-
Nghiên cứu khả năng hấp thụ kim loại nặng chì và asen của cây Dương xỉ (Microsorum pteropus) và Đơn buốt (Bidens pilosa L) tại Bắc Kạn
4 p | 13 | 3
-
Tổng hợp vật liệu nano bạc và đánh giá khả năng kháng nấm Pyricularia oryzae gây bệnh đạo ôn trên cây lúa
8 p | 43 | 3
-
Đặc điểm cấu trúc và khả năng hấp thụ carbon của quần thể Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) tại Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 6 | 3
-
Khả năng hấp thu dinh dưỡng nitrate của bèo tấm Lemna minor L. trong điều kiện phòng thí nghiệm
6 p | 17 | 2
-
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và khả năng hấp thu đạm, lân của cỏ mồm mỡ (Hymenachne acutigluma)
9 p | 95 | 2
-
Đánh giá trữ lượng và khả năng hấp thụ carbon của rừng ngập mặn tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định
10 p | 7 | 2
-
Đánh giá khả năng hấp thu dinh dưỡng của 4 giống lúa trên đất nhiễm mặn tại huyện Trà Cú và Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
5 p | 48 | 1
-
Đánh giá khả năng gây bệnh của đơn bào Balantidium Coli trên heo con sau cai sữa tại các trang trại thuộc các tỉnh phía Nam
8 p | 56 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn