intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá khả năng phân tách rừng ngập mặn từ các lớp phủ thực vật của ảnh Sentinel -2 tại đầm Lập An, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đánh giá khả năng phân tách rừng ngập mặn từ các lớp phủ thực vật của ảnh Sentinel -2 tại đầm Lập An, tỉnh Thừa Thiên Huế" tiếp cận một hướng đi mới nhằm hỗ trợ tốt hơn quá trình quan trắc sự thay đổi về phân bố không gian và diện tích rừng ngập mặn. Khả năng nhận diện rừng ngập mặn phân tán, diện tích nhỏ được thử nghiệm với các băng phổ có bước sóng từ 665-842nm của nguồn ảnh Sentinel-2 thông qua các chỉ số SR.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá khả năng phân tách rừng ngập mặn từ các lớp phủ thực vật của ảnh Sentinel -2 tại đầm Lập An, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 12/2017 ISSN 1859-4581 http://www.tapchikhoahocnongnghiep.vn/vi/news/Cac-so-Tap-chi-thuong-ky/Tap-chi-Nong-nghiep-va- Phat-trien-nong-thon-so-12-2017-131/ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÂN TÁCH RỪNG NGẬP MẶN TỪ CÁC LỚP PHỦ THỰC VẬT CỦA ẢNH SENTINEL -2 TẠI ĐẦM LẬP AN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Hà Nam Thắng1, Lê Văn Dân1, Lê Thị Ngọc Tú1 TÓM TẮT Rừng ngập mặn cung cấp nhiều dịch vụ hệ sinh thái quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người. Trong bối cảnh nóng lên toàn cầu và gia tăng các hoạt động kinh tế của con người, việc quan trắc sự thay đổi phân bố rừng ngập mặn về không gian và thời gian có tính cấp thiết cao. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng nguồn ảnh vệ tinh mới, được phân phối miễn phí với độ phân giải không gian cao. Một cảnh Sentienl 2 chụp ngày 13/2/2016 bao phủ khu vực nghiên cứu được sử dụng với mức xử lý 2A. Hai chỉ số Simple Ratio và Chlorophyll Index được áp dụng để bổ sung thêm băng phổ mới, hỗ trợ quá trình phân tách và giải đoán sự phân bố các thảm rừng ngập mặn thưa, mỏng, diện tích nhỏ tại đầm Lập An. Kết quả cho thấy ảnh Sentinel – 2 rất phù hợp cho mục đích lập bản đồ phân bố và quan trắc sự biến động của rừng ngập mặn. Chỉ số Chlorophyll Index giải đoán sự phân bố rừng ngập mặn tốt nhất với độ chính xác chung đạt 88,07%, độ chính xác Producer đạt 79,81% đối với lớp rừng ngập mặn và hệ số Kappa đạt 0,816. Diện tích rừng ngập mặn ước tính từ ảnh bổ sung băng Chlorophyll Index đạt 17,68ha, tăng so với các nghiên cứu trước. Từ khóa: chlorophyll index, Lập An, rừng ngập mặn, sentinel – 2, simple ratio 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng ngập mặn là một trong ba hệ sinh thái có tầm quan trọng đặc biệt đối với tự nhiên và cuộc sống con người. Chúng cung cấp nhiều dịch vụ sinh thái như bãi giống, giảm tác động của sóng gió thủy triều, các bon xanh góp phần giảm hiện tượng nóng lên toàn cầu (Duncan et al., 2016; Rogers et al., 2016). Tuy vậy, hệ sinh thái này đang bị tác động mạnh mẽ, suy giảm nhanh về diện tích tại nhiều vùng ở Việt Nam (Tín và Phô 2012; Tình và Thành 2012), trong đó có đầm Lập An, tỉnh Thừa Thiên Huế (Tín and Phô 2012). Trong thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm cập nhật hiện trạng của rừng ngập mặn. Các tác giả tập trung chủ yếu tìm hiểu thành phần loài, tính diện tích sơ bộ từ điều tra trực tiếp hoặc thông qua công cụ của hệ thống thông tin địa lý nhưng chưa có công trình nào tiếp cận đầy đủ việc quan trắc thông qua nguồn tư liệu viễn thám (Dũng et al., 2012; Tín và Phô 2012; Tín et al., 2010; Tình và Thành 2012). Trên thế giới và Việt Nam, việc ứng dụng viễn thám để thành lập bản đồ hiện trạng cũng như đánh giá biến động rừng ngập mặn đã được thực hiện và mang lại nhiều thành công (Kuenzer et al., 2011). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu tập trung đánh giá các thảm rừng ngập mặn có diện tích lớn, phân bố rộng (Kuenzer et al., 2011; Quoc Vo et al., 2015). Những thảm rừng này có thể được nhận diện dễ dàng nhờ vào sự nâng cấp độ phân giải không gian, độ phân giải phổ và độ phân giải bức xạ của ảnh vệ tinh. Đối với các thảm rừng phân tán, bị tác động mạnh bởi hoạt động con người sẽ được quan trắc hoặc từ công tác điều tra trực tiếp, hoặc từ các nguồn ảnh vệ tinh có độ phân giải cao (Wang 1 Khoa Thủy sản, đại học Nông Lâm Huế. Email: hanamthang@huaf.edu.vn (c)
  2. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 12/2017 ISSN 1859-4581 http://www.tapchikhoahocnongnghiep.vn/vi/news/Cac-so-Tap-chi-thuong-ky/Tap-chi-Nong-nghiep-va- Phat-trien-nong-thon-so-12-2017-131/ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- et al., 2004). Quá trình này thường có yêu cầu cao về kinh phí hoặc nguồn nhân lực, do vậy khó áp dụng trong điều kiện thực tế. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận một hướng đi mới nhằm hỗ trợ tốt hơn quá trình quan trắc sự thay đổi về phân bố không gian và diện tích rừng ngập mặn. Khả năng nhận diện rừng ngập mặn phân tán, diện tích nhỏ được thử nghiệm với các băng phổ có bước sóng từ 665-842nm của nguồn ảnh Sentinel-2 thông qua các chỉ số SR (Simple Ratio) (Kongwongjan et al., 2013), CI (Chlorophyl Index) (Clevers và Gitelson 2013) có đối chứng với ảnh không kết hợp chỉ số. Kết quả của nghiên cứu được hy vọng sẽ đóng góp thêm các công cụ mới cho nhà quản lý vùng bờ để quá trình quan trắc rừng ngập mặn được ứng dụng nhanh, hiệu quả hơn trong thực tế. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các loài thuộc cây ngập mặn phân bố quanh đầm Lập An, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đầm Lập An là một đầm nửa kín, nằm tách riêng với đầm phá Tam Giang – Cầu Hai với diện tích khoảng 15km2. Hiện tại, đầm đang mất dần khả năng hỗ trợ sinh kế cho ngư dân do sự suy thoái về môi trường cũng như diện tích, sinh cảnh của các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển quanh đầm. Các nghiên cứu trước đây đã xác định có 38 loài cây ngập mặn với bậc taxa được đánh giá đa dạng nhất so với các khu vực còn lại của tỉnh Thừa Thiên Huế. Diện tích ước tính khoảng 13,05ha vào năm 2012 (Tín và Phô 2012). 2.2. Tài liệu và phương pháp nghiên cứu - Nguồn ảnh viễn thám Một cảnh ảnh Sentinel-2, kí hiệu S2A_USER_MTD_SAFL2A_PDMC_20160213T133035_ R075_V20160213T032318_20160213T032318 chụp ngày 13/2/2016 được tải về từ địa chỉ http://glovis.usgs.com theo Hình 1: Vùng nghiên cứu chính sách hợp tác và phân phối ảnh miễn phí giữa cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) và cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA). Ảnh bao phủ khu vực toàn bộ đầm Lập An. Thông tin chi tiết của ảnh được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1: Chi tiết cảnh ảnh Sentinel -2 Ngày chụp Mức độ xử lý ban Băng phổ sử dụng Tâm bước sóng Độ phân giải không đầu trong nghiên cứu (nm) gian (m) 13/2/2016 L1C Băng 2 490 10 Băng 3 560 10 (c)
  3. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 12/2017 ISSN 1859-4581 http://www.tapchikhoahocnongnghiep.vn/vi/news/Cac-so-Tap-chi-thuong-ky/Tap-chi-Nong-nghiep-va- Phat-trien-nong-thon-so-12-2017-131/ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Băng 4 665 10 Băng 5 705 20 Băng 7 783 20 Băng 8 842 10 - Quy trình xử lý ảnh: Ảnh được xử lý theo sơ đồ dưới đây: Hình 2: Sơ đồ xử lý ảnh Sentinel – 2 phục vụ quá trình giải đoán (c)
  4. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 12/2017 ISSN 1859-4581 http://www.tapchikhoahocnongnghiep.vn/vi/news/Cac-so-Tap-chi-thuong-ky/Tap-chi-Nong-nghiep-va- Phat-trien-nong-thon-so-12-2017-131/ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Quá trình hiệu chỉnh khí quyển được thực hiện theo quy trình khuyến cáo bởi ESA từ sự hỗ trợ của công cụ Sen2_cor với giao diện dòng lệnh (Müller 2016). Để phục vụ quá trình tính chỉ số CI, băng 5 và 7 có độ phân giải không gian 20m sẽ được chuyển về độ phân giải không gian 10m. Quá trình này được thực hiện tự động với công cụ Sen2_cor. Chỉ số SR (Simple Ratio) được đề xuất bởi (Kongwongjan et al., 2013) và tính theo công thức sau: (1) Trong đó: RNIR, Rred lần lượt là giá trị phản xạ của băng cận hồng ngoại và băng đỏ với tâm bước sóng 842nm và 665nm, tương ứng với băng 8 và 4 của ảnh Sentienl – 2. Chỉ số CI (Chlorophyll Index) được đề xuất bởi (Clevers và Gitelson 2013) và được sử dụng để ước tính trữ lượng cây trồng, hàm lượng ni tơ của thực vật và tính theo công thức sau: (2) Trong đó, R783 và R705 lần lượt là giá trị phản xạ bề mặt của băng 7 (tâm bước sóng là 783nm) và băng 5 (tâm bước sóng là 705nm), tương ứng với băng 7 và 5 của ảnh Sentinel – 2. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thử nghiệm việc bổ sung chỉ số CI vào ảnh gốc 4 băng ban đầu để kiểm tra khả năng phân tách các lớp phủ thực vật khác nhau cũng như khả năng giải đoán ảnh. Các chỉ số sau khi được tính dựa trên các băng phổ của ảnh Sentinel – 2 sẽ được bổ sung vào ảnh gốc, tạo thành các ảnh 5 băng so với 4 băng gốc ban đầu. - Dữ liệu thực địa phục vụ quá trình giải đoán ảnh Sự phân bố các thảm rừng ngập mặn, nước, thực vật khác, cát, đất được xác định bằng máy định vị Garmin Extrex 30. Hầu hết các vị trí đều có thể tiếp cận nên không ảnh hưởng đến quá trình thu thập điểm. Số điểm được sử dụng để đánh giá độ chính xác cho mỗi lớp như sau: thực vật khác: 29 điểm; rừng ngập mặn: 104 điểm; nước: 18 điểm; đất – cát: 25 điểm. Thời gian thu thập điểm diễn ra vào tháng 3/2016, gần thời gian thu nhận ảnh. (c)
  5. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 12/2017 ISSN 1859-4581 http://www.tapchikhoahocnongnghiep.vn/vi/news/Cac-so-Tap-chi-thuong-ky/Tap-chi-Nong-nghiep-va- Phat-trien-nong-thon-so-12-2017-131/ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả a b c d Hình 3: (a) Ảnh gốc 4 băng tổ hợp 432; (b) Ảnh gốc 4 băng tổ hợp 843; (c) Ảnh bổ sung băng SR tổ hợp SR-84; (d) Ảnh bổ sung băng CI tổ hợp CI-84 Sử dụng công thức (1) và (2), hai băng SR và CI được tính và gộp vào ảnh gốc ban đầu, tạo thành các ảnh mới. Hình 3 thể hiện tổ hợp màu của các ảnh với tổ hợp màu thật ở Hình 3a và tổ hợp (c)
  6. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 12/2017 ISSN 1859-4581 http://www.tapchikhoahocnongnghiep.vn/vi/news/Cac-so-Tap-chi-thuong-ky/Tap-chi-Nong-nghiep-va- Phat-trien-nong-thon-so-12-2017-131/ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- màu giả ở Hình 3b, 3c, 3d. Khả năng phân tách rừng ngập mặn với các lớp phủ thực vật khác được đánh giá thông qua khả năng nhận diện các mảng màu trên ảnh, làm cơ sở cho quá trình giải đoán có kiểm định cũng như độ chính xác của các lớp giải đoán sau phân loại. Kết quả cho thấy, so với ảnh tổ hợp màu thật, ảnh tổ hợp màu giả giúp làm nổi bật rõ các đối tượng cần thể hiện với đặc điểm phản xạ phổ khác nhau. Trong trường hợp này, bốn loại hình phủ được chú ý, bao gồm đất, nước, rừng ngập mặn và thực vật khác. Cả ba ảnh gốc, SR và CI đều có khả năng nhận diện rất tốt những khu vực có phản xạ phổ liên quan đến nước, đất, và thực vật khác (có diện tích lớn). Tuy nhiên, đối với những thảm rừng ngập mặn phân tán nhỏ thành từng dải, ảnh bổ sung băng CI có độ tương phản tốt nhất, giúp người giải đoán nhận diện chính xác sự phân bố của rừng ngập mặn trên ảnh. (c)
  7. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 12/2017 ISSN 1859-4581 http://www.tapchikhoahocnongnghiep.vn/vi/news/Cac-so-Tap-chi-thuong-ky/Tap-chi-Nong-nghiep-va- Phat-trien-nong-thon-so-12-2017-131/ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- (c)
  8. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 12/2017 ISSN 1859-4581 http://www.tapchikhoahocnongnghiep.vn/vi/news/Cac-so-Tap-chi-thuong-ky/Tap-chi-Nong-nghiep-va- Phat-trien-nong-thon-so-12-2017-131/ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- c c Hình 4: Kết quả giải đoán với (a) ảnh gốc 4 băng; (b) ảnh bổ sung băng chỉ số SR; (c) ảnh bổ sung băng chỉ số CI Dựa trên các điểm định vị trong quá trình thực địa, kết hợp với sự khác biệt về phản xạ phổ của đối tượng, kĩ thuật phân loại ảnh xác suất cực đại được sử dụng để giải đoán sự phân bố của các lớp trên ảnh. Ảnh CI được phân loại sử dụng băng 4, 8 và CI. Ảnh SR được phân loại sử dụng băng 4, 8 và SR trong khi ảnh gốc được phân loại với 4 băng 2, 3, 4, 8. Các ảnh đều có khả năng nhận diện và phân lớp rừng ngập mặn thành công. Tuy nhiên, độ chính xác của mỗi kết quả là khác nhau. Bảng 2 thể hiện các giá trị độ chính xác chung, độ chính xác Producer của lớp rừng ngập mặn và hệ số Kappa. Trong cả ba tham số sử dụng để đánh giá độ chính xác, mức độ tin cậy thì ảnh CI có kết quả tốt nhất. Độ chính xác chung đạt được 88,07% với hệ số (c)
  9. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 12/2017 ISSN 1859-4581 http://www.tapchikhoahocnongnghiep.vn/vi/news/Cac-so-Tap-chi-thuong-ky/Tap-chi-Nong-nghiep-va- Phat-trien-nong-thon-so-12-2017-131/ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Kappa 0,816. Độ chính xác Producer của lớp rừng ngập mặn đạt gần 80%. Trái với giả thuyết ban đầu, ảnh bổ sung chỉ số SR chỉ đạt kết quả khá thấp với độ chính xác chung đạt 62,57%, thấp hơn ảnh gốc 4 băng kể cả hệ số Kappa và độ chính xác Producer. Độ chính xác Producer được hiểu là khả năng giải đoán sự phân bố lớp phủ trên thực tế, giá trị này càng cao chứng tỏ khả năng nhận diện và phân loại của kĩ thuật đó càng tốt. Theo đó, diện tích rừng ngập mặn ước tính từ ảnh CI khoảng 17,68ha. So với công trình nghiên cứu trước đó của (Tính và Phô, 2012) là 13,05ha, kết quả đã ghi nhận sự tăng trở lại của rừng ngập mặn tại đầm Lập An. Bảng 2: Độ chính xác của kết quả phân loại theo chỉ số SR, CI so với ảnh gốc 4 băng Độ chính xác chung Độ chính xác Hệ số Kappa “Producer” của lớp rừng ngập mặn Ảnh bổ sung băng SR 62,57% 47,57% 0,485 Ảnh gốc 4 băng 73,68% 63,11% 0,617 Ảnh bổ sung băng CI 88,07% 79,81% 0,816 3.2. Thảo luận Quá trình phân tách và giải đoán ảnh được thực hiện sau bước che mặt nạ và hiệu chỉnh khí quyển. Hiệu chỉnh khí quyển giúp tính chuyển về giá trị phản xạ bề mặt của các đối tượng trên Trái Đất. Điều này giúp việc giải đoán thuận lợi hơn nhờ những hiểu biết của con người về đặc điểm phản xạ phổ cũng như khả năng vận dụng các chỉ số khác nhau làm tăng độ chính xác của kết quả phân loại. Bên cạnh đó, việc tạo và che mặt nạ những khu vực không thuộc vùng nghiên cứu giúp làm giảm đáng kể sự nhiễu về phổ khi tổ hợp màu với nhiều băng khác nhau. Trong nghiên cứu này, hai chỉ số SR và CI được tính và bổ sung vào ảnh gốc. Những chỉ số này dựa trên các băng có tâm bước sóng là 665nm, 705nm, 783nm và 842nm thuộc về vùng sóng đỏ và cận hồng ngoại. Đối với thực vật, lá sẽ hấp thụ rất mạnh các băng sóng đỏ và phản xạ phần lớn ánh sáng ở băng cận hồng ngoại. Chính vì vậy, việc áp dụng các tỉ lệ giữa băng thuộc vùng sóng đỏ và cận hồng ngoại tăng khả năng nhận diện sự khác biệt giữa các lớp thực vật khác nhau. Riêng với chỉ số CI, thành phần Chlorophyll trong lá được chú trọng nhiều hơn, trong đó Chlorophyll-a là thành phần chính. Chỉ số CI được tính dựa trên đỉnh hấp thụ tại các bước sóng khác nhau. Đối với ảnh Sentienl – 2, băng có tâm bước sóng 705nm và 783nm được đề xuất sử dụng thay thế cho các băng khác của chỉ số gốc ban đầu. Trong cả ba trường hợp, ảnh giải đoán có độ chính xác chung khá cao (từ 62,57- 88,07%), tuy nhiên độ chính xác Producer của lớp rừng ngập mặn khá thấp trong trường hợp ảnh SR và gốc 4 băng. Độ chính xác chung cao được giải thích do độ chính xác của các lớp nước, đất, và thực vật khác rất cao (c)
  10. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 12/2017 ISSN 1859-4581 http://www.tapchikhoahocnongnghiep.vn/vi/news/Cac-so-Tap-chi-thuong-ky/Tap-chi-Nong-nghiep-va- Phat-trien-nong-thon-so-12-2017-131/ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- do diện tích lớn và phân bố liên tục của những lớp phủ này. Đối với ảnh CI, độ chính xác Producer có giá trị cao nhất, đạt 79,81%. Điều này được giải thích do chỉ số CI tính đến sự phân bố của hàm lượng Chlorophyll trong lá cây. Mỗi loài thực vật ở các giai đoạn phát triển khác nhau sẽ có hàm lượng Chlorophyll khác nhau. Vì vậy, trên thực tế chỉ số này hỗ trợ tốt hơn khả năng nhận diện các lớp phân bố cũng như phân tích xác suất giống nhau giữa các điểm ảnh khi áp dụng kĩ thuật phân loại dựa trên thuật toán xác suất cực đại. Hệ số Kappa đạt kết quả tốt trong trường hợp này với giá trị 0,816, khẳng định tính chắc chắn của kết quả phân loại. Tuy nhiên, độ chính xác của hầu hết kết quả đều chưa thật sự cao. Nguyên nhân đầu tiên phải đề cập là sự phân bố rải rác của rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu. Rừng chỉ còn tập trung thành các thảm rất mỏng, phân bố chủ yếu ở phía Đông của đầm Lập An. Nhiều thảm rừng tồn tại với kích thước dưới điểm ảnh (diện tích phân bố nhỏ hơn diện tích điểm ảnh 10m x 10m). Điều này giải thích vì sao ảnh Sentinel – 2 với sự hỗ trợ của các chỉ số khác nhau vẫn chưa thể giải đoán sự phân bố các bụi cây ngập mặn ở rìa phía Tây của đầm Lập An. Ngoài ra, khoảng cách giữa rừng ngập mặn với các lớp phủ thực vật khác quá gần, dẫn đến sự tương tác, ảnh hưởng về giá trị phản xạ phổ tại mỗi điểm ảnh. Điểm cuối cùng cần lưu ý là cây ngập mặn ở đầm Lập An đang ở giai đoạn cây non hoặc cây mới trưởng thành trong thời gian thu nhận ảnh. Điều này ảnh hưởng đến việc áp dụng các chỉ số SR, CI trong quá trình giải đoán. 4. KẾT LUẬN Ảnh Sentinel – 2 được hiệu chỉnh khí quyển với độ phân giải không gian 10m có thể được sử dụng để nhận diện và phân loại rừng ngập mặn ở các vùng đầm phá, ven bờ. So với chỉ số Simple Ratio (SR), chỉ số Chlorophyll Index (CI) hỗ trợ tốt hơn quá trình nhận diện sự khác biệt về phản xạ phổ của các lớp phủ khác nhau, giúp tăng độ chính xác của quá trình giải đoán. Ảnh bổ sung chỉ số CI có các giá trị đánh giá độ chính xác cao nhất. Độ chính xác chung đạt 88,07%, độ chính xác Producer đạt 79,81% và hệ số Kappa đạt 0,816. Diện tích rừng ngập mặn tại đầm Lập An được ước tính từ ảnh CI là 17,68ha, tăng so với các nghiên cứu trước đây. (c)
  11. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 12/2017 ISSN 1859-4581 http://www.tapchikhoahocnongnghiep.vn/vi/news/Cac-so-Tap-chi-thuong-ky/Tap-chi-Nong-nghiep-va- Phat-trien-nong-thon-so-12-2017-131/ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TÀI LIỆU THAM KHẢO Clevers, J.G.P.W., and A.A. Gitelson. 2013. “Remote Estimation of Crop and Grass Chlorophyll and Nitrogen Content Using Red-Edge Bands on Sentinel-2 and -3.” International Journal of Applied Earth Observation and Geoinformation 23 (August): 344–51. doi:10.1016/j.jag.2012.10.008. Duncan, Clare, Jurgenne H. Primavera, Nathalie Pettorelli, Julian R. Thompson, Rona Joy A. Loma, and Heather J. Koldewey. 2016. “Rehabilitating Mangrove Ecosystem Services: A Case Study on the Relative Benefits of Abandoned Pond Reversion from Panay Island, Philippines.” Marine Pollution Bulletin 109 (2): 772–82. doi:10.1016/j.marpolbul.2016.05.049. Dũng, Phạm Ngọc, Hoàng Công Tín, and Tôn Thất Pháp. 2012. “Thành Phần Loài và Phân Bố Của Thực Vật Ngập Mặn Ở Đầm Lập An, Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế.” Tạp Chí Khoa Học (Đại Học Huế) 75A (6): 37–48. Kongwongjan, Jiraporn, Chanida Suwanprasit, and Pun Thongchumnum. 2013. “Comparison of Vegetation Indices for Mangrove Mapping Using THEOS Data.” Proceedings of the Asia-Pacific Advanced Network 33 (June): 56. doi:10.7125/APAN.33.6. Kuenzer, Claudia, Andrea Bluemel, Steffen Gebhardt, Tuan Vo Quoc, and Stefan Dech. 2011. “Remote Sensing of Mangrove Ecosystems: A Review.” Remote Sensing 3 (12): 878–928. doi:10.3390/rs3050878. Müller U-W. 2016. “Sentinel-2 MSI: Level-2A prototype processor installation and user manual” [Internet]. Germany. Available from: http://step.esa.int/thirdparties/sen2cor/2.2.1/S2PAD-VEGA- SUM-0001-2.2.pdf Quoc Vo, Tuan, C. Kuenzer, and N. Oppelt. 2015. “How Remote Sensing Supports Mangrove Ecosystem Service Valuation: A Case Study in Ca Mau Province, Vietnam.” Ecosystem Services 14 (August): 67–75. doi:10.1016/j.ecoser.2015.04.007. Rogers, Kerrylee, Paul I. Boon, Simon Branigan, Norman C. Duke, Colin D. Field, James A. Fitzsimons, Hugh Kirkman, Jock R. Mackenzie, and Neil Saintilan. 2016. “The State of Legislation and Policy Protecting Australia’s Mangrove and Salt Marsh and Their Ecosystem Services.” Marine Policy 72 (October): 139–55. doi:10.1016/j.marpol.2016.06.025. Tín, Hoàng Công, and Mai Văn Phô. 2012. “Thành Phần Loài và Đặc Điểm Phân Bố Của Thực Vật Ngập Mặn Ở Thừa Thiên Huế.” Tạp Chí Khoa Học Lâm Nghiệp, no. 1. (c)
  12. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 12/2017 ISSN 1859-4581 http://www.tapchikhoahocnongnghiep.vn/vi/news/Cac-so-Tap-chi-thuong-ky/Tap-chi-Nong-nghiep-va- Phat-trien-nong-thon-so-12-2017-131/ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tín, Hoàng Công, Mai Văn Phô, and Tôn Thất Pháp. 2010. “Hiện Trạng Thảm Thực Vật Ngập Mặn Ở Vùng Đất Ngập Nước Tam Giang - Cầu Hai, Tỉnh Thừa Thiên Huế.” Tạp Chí Nghiên Cứu và Phát Triển 78 (1). Tình, Dương Viết, and Nguyễn Trung Thành. 2012. “Rừng Ngập Mặn Tại Cửa Sông Gianh, Tỉnh Quảng Bình và Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Đất Ngập Nước.” Tạp Chí Khoa Học (Đại Học Huế) 6 (75A): 187–95. Wang, Le, Wayne P. Sousa, Peng Gong, and Gregory S. Biging. 2004. “Comparison of IKONOS and QuickBird Images for Mapping Mangrove Species on the Caribbean Coast of Panama.” Remote Sensing of Environment 91 (3–4): 432–40. doi:10.1016/j.rse.2004.04.005. (c)
  13. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 12/2017 ISSN 1859-4581 http://www.tapchikhoahocnongnghiep.vn/vi/news/Cac-so-Tap-chi-thuong-ky/Tap-chi-Nong-nghiep-va- Phat-trien-nong-thon-so-12-2017-131/ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ASSESSMENT THE DISCRIMATION OF MANGROVE FROM FOREST COVERAGE OF SENTINEL – 2 IMAGERY AT LAP AN LAGOON, THUA THIEN HUE PROVINCE, VIETNAM Hà Nam Thắng2, Lê Văn Dân2, Lê Thị Ngọc Tú2 SUMMARY Mangrove supports several important ecosystem services for human life. In the context of global warming and increasing of anthropogenic activities, it’s highly necessary to monitor temporal as well as spatial changes of mangrove forest. In this research, a new-born, free of charge and high spatial resolution - a Sentinel 2 imagery that was acquisited on Feb.13, 2016 at Level 1C processing - was utilized for the detection of mangrove. Two index, involving Simple Ratio and Chlorophyll Index were calibrated and added into original image to test the discrimation potency of small area and sparse mangrove canopy from other forest at Lap An lagoon. The results indicate that Sentinel – 2 is highly appropriate for mangrove mapping and monitoring. Chlorophyll Index gains the highest accuracy for mangrove mapping. The overall accuracy, producer accuracy and Kappa coefficient were 88.07%, 79.81% and 0.816 respectively. Mangrove area was roughly estimated from Chlorophyll Index image as 17.68ha and indicates an increasing in comparison with previous researches. Keywords: chlorophyll index, Lap An, mangrove, sentinel – 2, simple ratio 2 Faculty of Fisheries, Hue university of Agriculture and Forestry. Email: hanamthang@huaf.edu.vn (c) View publication stats
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1