TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 57-65<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ SÂU BỆNH CỦA<br />
GIỐNG HOA CHUÔNG MÀU ĐỎ (Sinningia Speciosa) TRÊN CÁC LOẠI GIÁ<br />
THỂ KHÁC NHAU Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
Lã Thị Thu Hằng, Nguyễn Tiến Long, Trần Thị Triêu Hà, Trần Văn Minh<br />
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br />
Tóm tắt. Chúng tôi đã nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh của giống<br />
hoa chuông màu đỏ (Sinningia speciosa) trên các loại giá thể khác nhau trên địa bàn thành<br />
phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vụ Đông Xuân năm 2009 - 2010. Kết quả nghiên cứu cho<br />
thấy giống hoa này sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khí hậu vụ Đông<br />
Xuân ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian từ khi trồng đến khi ra nụ đầu tiên là 42 - 45,8 ngày.<br />
Thời gian từ khi bắt đầu trồng đến nụ đầu tiên nở là 69,3 - 72,9 ngày. Thời gian từ khi bắt<br />
đầu trồng đến hoa cuối cùng tàn là 81 - 83,2 ngày và có sự khác nhau giữa các loại giá thể<br />
trồng. Trong các loại giá thể thí nghiệm, giá thể phù hợp cho cây hoa chuông sinh trưởng và<br />
phát triển tốt nhất là giá thể được phối trộn giữa đất phù sa, phân chuồng hoai mục và trấu<br />
hun với tỷ lệ 1:1:1. Các loại sâu bệnh hại chủ yếu là sâu khoang, sâu xám và bệnh thối thân<br />
do nấm Pythium sp, Collectotrichum sp gây nên.<br />
Từ khóa: Hoa chuông, giá thể trồng hoa chuông, sâu bệnh hại hoa chuông.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Hoa ở nước ta có rất nhiều chủng loại, nhưng hiện nay xu hướng ưa thích các<br />
loài hoa lạ của người chơi hoa ngày càng tăng. Bởi vậy, đã có nhiều loại hoa mới được<br />
nhập vào nước ta. Tuy nhiên, các loại hoa này đều có giá thành cao, nguồn cung cấp<br />
giống không ổn định, luôn trong tình trang bị động, độ bền của một số loài hoa giảm khi<br />
thay đổi điều kiện sống… Vì vậy, việc nghiên cứu khảo sát khả năng sinh trưởng và<br />
phát triển của các loại hoa cây cảnh nhập nội trên các vùng sinh thái khác nhau của<br />
nước ta có ý nghĩa rất lớn về khoa học và thực tiễn.<br />
Hoa chuông (Sinningia speciosa, thuộc họ Gesneriaceae, bộ Lamiales) [1] là<br />
một trong những loại hoa nhập nội lạ, hấp dẫn bởi sự đa dạng về màu sắc hoa, hương<br />
thơm, hình dáng … và độ bền tự nhiên của hoa [3]. Hoa có hình chuông khá to, rất khoe<br />
sắc do có ít lá, nhiều hoa nở cùng lúc, mỗi đợt hoa nở kéo dài khoảng 20 ngày. Hoa<br />
chuông được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: trang trí trong nhà, ban công,<br />
công viên, công sở… nó đã được nghiên cứu trên nhiều vùng sinh thái khác nhau trên<br />
thế giới [4]. Tuy nhiên, những nghiên cứu cụ thể về khả năng sinh trưởng và phát triển<br />
của chúng trên các loại giá thể khác nhau ở các vùng sinh thái ở Việt nam chưa được<br />
tiến hành một cách có hệ thống, đặc biệt ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và các tỉnh<br />
57<br />
<br />
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh…<br />
<br />
58<br />
<br />
miền Trung nói chung.<br />
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:<br />
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh của giống hoa chuông màu<br />
đỏ (Sinningia speciosa) trên các loại giá thể trong vụ Đông Xuân năm 2009 - 2010<br />
ở tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây hoa chuông màu đỏ trên các<br />
loại giá thể khác nhau.<br />
- Chọn được giá thể phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây hoa chuông<br />
với điều kiện khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung.<br />
- Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông.<br />
3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
3.1. Vật liệu nghiên cứu<br />
Cây giống: Sử dụng cây hoa chuông màu đỏ (Sinningia speciosa) in-vitro có<br />
nguồn gốc từ Brazil được nhập nội vào nước ta và được nuôi cấy tại phòng thí nghiệm<br />
nuôi cấy mô tế bào thực vật, khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế.<br />
Giá thể: ba loại giá thể được sử dụng trong các thí nghiệm là:<br />
- Đất phù sa trộn với phân chuồng hoai mục (tỷ lệ 3:1) ĐC.<br />
- Đất phù sa trộn với phân chuồng hoai mục và trấu hun (tỷ lệ 1:1:1).<br />
- Đất phù sa trộn với phân chuồng hoai mục và vỏ lạc (tỷ lệ 1:1:1).<br />
Các giá thể sau khi được xử lý nguồn bệnh và phối trộn theo tỷ lệ nhất định, sẵn<br />
sàng vào chậu để trồng cây, được lấy để đưa vào phòng thí nghiệm phân tích các chỉ<br />
tiêu hóa tính của giá thể. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 1.<br />
Bảng 1. Một số tính chất hóa học của ba loại giá thể nghiên cứu<br />
<br />
Giá<br />
pHKCl<br />
thể<br />
<br />
P2O5<br />
(mg/100<br />
đất)<br />
<br />
Kali dễ Hàm lượng<br />
tiêu<br />
chất h/c<br />
(mg/100 g<br />
(%)<br />
đất)<br />
<br />
N<br />
(%)<br />
<br />
C/N<br />
<br />
P2O5<br />
(%)<br />
<br />
K2O<br />
(%)<br />
<br />
1<br />
<br />
6,03<br />
<br />
26,596<br />
<br />
38,25<br />
<br />
1,23<br />
<br />
0,175 7,02 0,115<br />
<br />
0,351<br />
<br />
2<br />
<br />
6,20<br />
<br />
41,887<br />
<br />
48,50<br />
<br />
1,46<br />
<br />
0,224 6,52 0,102<br />
<br />
0,441<br />
<br />
3<br />
<br />
6,65<br />
<br />
40,840<br />
<br />
52,75<br />
<br />
2,01<br />
<br />
0,22<br />
<br />
0,600<br />
<br />
9,14 0,165<br />
<br />
(Nguồn: Số liệu phân tích ở Bộ môn Khoa học Đất, khoa Tài nguyên Đất và Môi<br />
trường Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế).<br />
<br />
LÃ THỊ THU HẰNG VÀ CS.<br />
<br />
59<br />
<br />
3.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
3.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm<br />
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên RCBD, với 3 lần nhắc lại.<br />
3.2.2. Phương pháp theo dõi và xử lý số liệu<br />
Số lá trên thân, kích thước lá, đường kính gốc và đường kính tán được theo dõi<br />
theo các giai đoạn sinh trưởng (khi bắt đầu trồng, khi hình thành nụ đầu tiên và nụ đầu<br />
tiên nở, hoa cuối cùng tàn).<br />
Số nụ, và số hoa trên cây được theo dõi định kỳ một tuần một lần.<br />
Các chỉ tiêu khác theo dõi hàng ngày.<br />
Các số liệu theo dõi được xử lý trên phần mềm Excel, SXW 9.0 phù hợp với nội<br />
dung nghiên cứu.<br />
3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
Thời gian: Từ tháng 10/2009 đến tháng 4/2010.<br />
Địa điểm: Vườn lưới Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Huế.<br />
3.4. Điều kiện thời tiết, khí hậu vụ Đông Xuân 2009-2010<br />
Bảng 2.Diễn biến thời tiết, khí hậu vụ Đông Xuân 2009-2010<br />
<br />
Nhiệt độ (0C)<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Độ ẩm (%)<br />
<br />
Mưa<br />
Nắng<br />
<br />
TB<br />
<br />
Max<br />
<br />
Min<br />
<br />
TB<br />
<br />
Min<br />
<br />
Số<br />
ngày<br />
<br />
R<br />
(mm)<br />
<br />
(giờ)<br />
<br />
10/2009<br />
<br />
25,6<br />
<br />
31,9<br />
<br />
21,0<br />
<br />
89<br />
<br />
53<br />
<br />
16<br />
<br />
833,8<br />
<br />
117<br />
<br />
11/2009<br />
<br />
22,9<br />
<br />
31,7<br />
<br />
17,7<br />
<br />
91<br />
<br />
61<br />
<br />
6<br />
<br />
191,0<br />
<br />
33<br />
<br />
12/2009<br />
<br />
21,2<br />
<br />
28,4<br />
<br />
15,3<br />
<br />
92<br />
<br />
60<br />
<br />
14<br />
<br />
334,5<br />
<br />
120<br />
<br />
01/2010<br />
<br />
21,0<br />
<br />
28,7<br />
<br />
15,6<br />
<br />
93<br />
<br />
64<br />
<br />
17<br />
<br />
111,5<br />
<br />
85<br />
<br />
02/2010<br />
<br />
23,2<br />
<br />
35,3<br />
<br />
14,5<br />
<br />
90<br />
<br />
47<br />
<br />
7<br />
<br />
12,7<br />
<br />
147<br />
<br />
03/2010<br />
<br />
23,9<br />
<br />
35,7<br />
<br />
15,2<br />
<br />
88<br />
<br />
45<br />
<br />
2<br />
<br />
20,0<br />
<br />
66<br />
<br />
Tháng<br />
<br />
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Tỉnh Thừa Thiên Huế) [2]<br />
<br />
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
4.1. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây hoa chuông trên<br />
các loại giá thể<br />
Theo dõi, xác định thời gian các giai đoạn sinh truởng và phát triển của cây hoa<br />
chuông có ý nghĩa quan trọng nhằm nắm được quy luật sinh trưởng phát triển của cây.<br />
<br />
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh…<br />
<br />
60<br />
<br />
Trên cơ sở đó để xác định thời vụ trồng, chọn giống chất lượng và có các biện pháp kỹ<br />
thuật tác động theo hướng có lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển nhằm nâng cao giá<br />
trị làm cảnh và hiệu quả kinh tế.<br />
Bảng 3. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây hoa chuông trên các loại giá thể<br />
(Đơn vị: ngày)<br />
<br />
Thời gian từ khi trồng đến…<br />
Giá thể<br />
<br />
Bén rễ hồi<br />
xanh<br />
<br />
Ra lá mới<br />
đầu tiên<br />
<br />
Ra nụ đầu<br />
tiên<br />
<br />
Nụ đầu tiên<br />
nở<br />
<br />
Hoa cuối<br />
<br />
1<br />
<br />
3,16<br />
<br />
10,7<br />
<br />
44,7<br />
<br />
71,2<br />
<br />
81,7<br />
<br />
2<br />
<br />
3,00<br />
<br />
9,6<br />
<br />
42,0<br />
<br />
69,3<br />
<br />
83,2<br />
<br />
3<br />
<br />
4,06<br />
<br />
13<br />
<br />
45,8<br />
<br />
72,9<br />
<br />
81,0<br />
<br />
cùng tàn<br />
<br />
Kết quả thí nghiệm ở bảng 3 cho thấy, giá thể số 2 cây sinh trưởng phát triển tốt<br />
hơn giá thể số 1 và số 3. Cụ thể là: thời gian nụ đầu tiên nở chỉ có 69,3 ngày sớm hơn<br />
hai loại giá thể số 1 là 71,2 ngày và giá thể số 3 là 72,9 ngày, nhưng thời gian từ khi<br />
trồng đến khi hoa cuối cùng tàn của giá thể số 2 lại lớn nhất 83,2 ngày so với 81,0 ngày<br />
của giá thể số 3 và 81,7 ngày của giá thế số 1. Như vậy, có thể thấy cây hoa chuông<br />
trồng ở vụ Đông Xuân trên địa bàn Thừa Thiên Huế đều sinh trưởng và phát triển tốt<br />
nhưng trội hơn là được trồng trên giá thể số 2.<br />
4.2. Động thái ra lá của các cây hoa chuông trên các loại giá thể<br />
Cây sinh trưởng phát triển tốt sẽ có bộ lá khỏe, đẹp mang đặc trưng của giống.<br />
Điều này có được do các chất dinh dưỡng có trong giá thể, kỹ thuật trồng, chăm sóc...<br />
Số lá trên cây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức sinh trưởng mạnh hay yếu của<br />
cây hoa chuông. Quá trình theo dõi các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả<br />
trình bày ở bảng 4.<br />
Bảng 4. Động thái ra lá của các giống hoa chuông trên các loại giá thể<br />
(Đơn vị: cái)<br />
<br />
Số lá /cây<br />
Giá thể<br />
<br />
Bắt đầu<br />
trồng<br />
<br />
Ra nụ đầu tiên<br />
<br />
Nụ đầu tiên nở<br />
<br />
Hoa cuối cùng tàn<br />
<br />
1<br />
<br />
4,00<br />
<br />
6,90<br />
<br />
7,60<br />
<br />
7,40<br />
<br />
2<br />
<br />
4,07<br />
<br />
7,23<br />
<br />
8,13<br />
<br />
7,73<br />
<br />
3<br />
<br />
4,13<br />
<br />
6,77<br />
<br />
7,73<br />
<br />
7,47<br />
<br />
Qua bảng 4 cho thấy: động thái ra lá trên cây hoa chuông ở các công thức thí<br />
<br />
LÃ THỊ THU HẰNG VÀ CS.<br />
<br />
61<br />
<br />
nghiệm đều tăng nhanh vào giai đoạn từ trồng đến khi ra nụ đầu tiên. Đến thời kỳ sinh<br />
trưởng sinh thực số lá tăng chậm và đạt số lá cực đại vào giai đoạn nụ đầu tiên nở (đây<br />
cũng là giai đoạn cây đạt giá trị làm cảnh và đủ tiêu chuẩn để bán ra thị trường). Tuy nhiên,<br />
số lá trung bình của cây hoa chuông trồng ở giá thể số 2 có sự phát triển tốt hơn đạt<br />
8,13 lá/cây ở giai đoạn nụ đầu tiên nở, còn khi trồng ở giá thể số 1 là 7,60 lá/cây và giá<br />
thể số 3 là 7,73 lá/cây.<br />
4.3. Động thái ra nụ và ra hoa của cây hoa chuông trên các loại giá thể<br />
Việc theo dõi động thái ra nụ và ra hoa nhằm mục đích xác định được tổng số nụ,<br />
số hoa và thời kỳ ra nụ tập trung, nở hoa tập trung, làm cơ sở cho việc xác định các thời<br />
điểm tác động các biện pháp kỹ thuật để mang lại giá trị thẩm mỹ cho cây hoa và hiệu<br />
quả kinh tế cho người trồng hoa. Số nụ trên cây là yếu tố quan trọng nhưng để đánh giá<br />
chất lượng và giá trị của cây hoa thì phải căn cứ vào số hoa trên cây, tỷ lệ nụ nở thành<br />
hoa, độ bền tự nhiên của hoa... Theo dõi động thái ra nụ và ra hoa của cây hoa chuông<br />
trên các loại giá thể chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 5, hình 1 và hình 2.<br />
<br />
Hình 1. Cây hoa chuông sau 8 tuần TN<br />
<br />
Hình 2. Cây hoa chuông sau 10 tuần TN<br />
<br />
Bảng 5. Động thái ra nụ và ra hoa của các giống hoa chuông trên các loại giá thể<br />
<br />
(Đơn vị: cái)<br />
Tuần<br />
Giá<br />
thể<br />
<br />
7<br />
Nụ<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
Hoa<br />
<br />
Nụ<br />
<br />
Hoa<br />
<br />
Nụ<br />
<br />
0,00<br />
<br />
4,33<br />
<br />
0,00<br />
<br />
6,83<br />
<br />
2,00<br />
1<br />
<br />
11<br />
Hoa<br />
<br />
5,07<br />
<br />
0,00<br />
<br />
8,13<br />
<br />
(70,0)<br />
<br />
9,13<br />
2,00<br />
<br />
0,00<br />
<br />
4,47<br />
<br />
0,00<br />
<br />
7,20<br />
<br />
Nụ<br />
<br />
Hoa<br />
<br />
Nụ<br />
<br />
Hoa<br />
<br />
9,94<br />
<br />
5,43<br />
<br />
9,94<br />
<br />
7,84<br />
<br />
11,2<br />
0<br />
<br />
5,93<br />
<br />
11,2<br />
0<br />
<br />
8,23<br />
<br />
9,37<br />
<br />
5,60<br />
<br />
9,37<br />
<br />
7,90<br />
<br />
(76,7)<br />
<br />
3,67<br />
<br />
(16,7)<br />
<br />
2,00<br />
<br />
12<br />
<br />
3,70<br />
8,83<br />
<br />
2,00<br />
0,00<br />
<br />
(60,0)<br />
<br />
Nụ<br />
<br />
(3,3)<br />
<br />
2,00<br />
<br />
3<br />
<br />
Hoa<br />
2,00<br />
<br />
(46,7)<br />
<br />
2<br />
<br />
10<br />
<br />
3,41<br />
8,20<br />
<br />
(10,0)<br />
<br />
Ghi chú: (....) là giá trị phần trăm số cây có nụ, hoa.<br />
<br />
(96,7)<br />
<br />