intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá khả năng vỡ nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quan hệ tín dụng ngân hàng

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

57
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng vỡ nợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi họ là những con nợ của NHTM. Nhằm giúp các ngân hàng thương mại ngăn ngừa được rủi ro tín dụng, tác giả sử dụng mô hình logistic để xác định những nhân tố gây nên khả năng vỡ nợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá khả năng vỡ nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quan hệ tín dụng ngân hàng

Đánh giá khả năng . . .<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG VỠ NỢ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA<br /> VÀ NHỎ TRONG QUAN HỆ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG<br /> Bùi Kim Yến*, Nguyễn Thị Thanh Hoài **<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> <br /> Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng vỡ nợ của các DNVVN khi họ là<br /> những con nợ của NHTM. Nhằm giúp các NHTM ngăn ngừa được rủi ro tín dụng, tác giả sử dụng<br /> mô hình Logistic để xác định những nhân tố gây nên khả năng vỡ nợ của các DNVVN.<br /> Từ khoá: doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN); ngân hàng thương mại (NHTM); rủi ro<br /> tín dụng; khả năng vỡ nợ .<br /> <br /> EVALUATION OF DEFAULT ABILITY OF SME IN THE CREDIT<br /> RELATIONSHIP WITH COMMERCIAL BANKS<br /> ABSTRACT<br /> This research aims to evaluate the default ability of Small and Medium Enterprises when<br /> they are the borrowers of loans of commercial banks. In order helping commercial banks prevent<br /> credit risks, we use the Logistic model to determine the factors that cause the default ability of SME.<br /> Key words: Small and Medium Enterprises (SME), commercial banks, credit risk,<br /> default ability .<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Thông qua phân tích thực trạng tín dụng ngân hàng (TDNH) đối với doanh nghiệp vừa và<br /> nhỏ (DNVVN) ở Việt Nam thời gian qua để thấy được khả năng tiếp cận vốn vay và khả năng<br /> trả nợ của các doanh nghiệp (DN). Ứng dụng mô hình logistic để định lượng khả năng có thể<br /> trả được nợ hoặc khả năng vỡ nợ của các DN này. Để từ đó có những giải pháp thích hợp cho<br /> cả phía DN và NHTM trong quan hệ TD hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng (RRTD) đối<br /> với DNVVN.<br /> Với thực trạng là số lượng DNVVN ở Việt Nam chiếm khoảng hơn 90% tổng số lượng<br /> các DN nhưng qui mô vốn thì rất nhỏ. DNVVN chủ yếu ở khu vực kinh tế tư nhân có những<br /> đóng góp đáng kể cho nền kinh tế xã hội như đóng góp vào ngân sách Nhà nước, giải quyết<br /> nạn thất nghiệp ... Tuy nhiên trong những năm gần đây, do tác động của khủng hoảng kinh tế<br /> tài chính, suy thoái kinh tế thế giới cùng với những yếu kém vốn có của nền kinh tế nước ta đã<br /> ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các<br /> doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng. Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công<br /> *<br /> <br /> PGS.TS. GV. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh<br /> <br /> **<br /> <br /> ThS. Ngân hàng Công thương Việt Nam<br /> <br /> 15<br /> <br /> Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br /> <br /> nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2002 nước ta<br /> có 63.000 doanh nghiệp thì từ khi có Luật<br /> doanh nghiệp đến nay tăng lên 694.000 doanh<br /> nghiệp, nhưng tính đến ngày 31/12/2012 chỉ<br /> còn 312.600. Theo số liệu của tổng cục thống<br /> kê, ước tính năm 2013 tổng số doanh nghiệp<br /> đăng ký thành lập mới là 76.955 doanh<br /> nghiệp, tăng 10,1% so với năm 2012, trong<br /> khi số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải<br /> thể hoặc ngừng hoạt động năm nay là 60.737<br /> doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm trước.<br /> Đánh giá thực trạng đó đối với DNVVN<br /> có nhiều nguyên nhân từ nhiều khía cạnh, góc<br /> độ khác nhau, song số liệu về doanh nghiệp<br /> giải thể, phá sản đã phản ánh mức độ khó<br /> khăn, thách thức trong điều kiện hiện nay.<br /> Một trong những nguyên nhân quan trọng<br /> dẫn đến tình trạng khó khăn của doanh nghiệp<br /> đó là khả năng tiếp cận nguồn vốn. Mặc dù<br /> nhu cầu về vốn của các DNVVN là rất lớn,<br /> do DNVVN chiếm hơn 97% tổng số doanh<br /> nghiệp của nước ta; trong khi nguồn cung<br /> về vốn của các ngân hàng là rất lớn do mức<br /> tăng trưởng tín dụng liên tục giảm trong vài<br /> năm trở lại đây. Các ngân hàng hiện đang<br /> rất muốn tăng trưởng tín dụng cũng như các<br /> DNVVN hiện đang rất cần vốn; câu hỏi đặt<br /> ra là tại sao chỉ có khoảng 32% DNVVN tiếp<br /> cận được vốn vay ngân hàng thường xuyên,<br /> khoảng 35% phản ánh khó tiếp cận, còn lại<br /> 33% không thể tiếp cận được vốn ngân hàng.<br /> Do đó, rất cần phải có những nghiên<br /> cứu tìm ra nguyên nhân của vấn đề tại sao<br /> DNVVN ở Việt Nam khó tiếp cận nguồn vốn<br /> ngân hàng. Câu trả lời từ phía ngân hàng đó là<br /> vì khu vực này ngoài việc không đủ điều kiện<br /> vay vốn ngân hàng thì đối với những DN từng<br /> vay vốn ngân hàng thì khả năng vỡ nợ rất lớn.<br /> Bài viết Đánh giá khả năng vỡ nợ của<br /> doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quan hệ tín<br /> <br /> dụng ngân hàng nhằm cải thiện mối quan hệ<br /> TDNH giữa NHTM và DNVVN để nâng cao<br /> hiệu quả của việc cho vay và đi vay.<br /> 2. Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng<br /> đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ<br /> 2.1. Vai trò của TDNH đối với DNVVN<br /> + Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao<br /> hiệu quả sử dụng vốn của các DNVVN.<br /> Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, các doanh<br /> nghiệp phải tuân thủ hợp đồng tín dụng, đảm<br /> bảo hoàn trả gốc, lãi đúng hạn. Để vay được<br /> vốn của ngân hàng, các doanh nghiệp phải có<br /> phương án kinh doanh khả thi. Ngoài ra, trong<br /> quá trình cho vay, ngân hàng thực hiện kiểm<br /> soát trước, trong và sau khi giải ngân, do vậy<br /> các doanh nghiệp phải sử dụng vốn vay đúng<br /> mục đích.<br /> + Tín dụng ngân hàng giúp nâng cao khả<br /> năng cạnh tranh của các DNVVN trong nền<br /> kinh tế thị trường.<br /> Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh<br /> nghiệp luôn phải cải tiến kỹ thuật, thay đổi<br /> mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy<br /> móc thiết bị hiện đại để có thể đứng vững và<br /> phát triển. Tuy nhiên, các DNVVN không thể<br /> đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh<br /> doanh. Vốn vay từ ngân hàng sẽ tạo điều kiện<br /> cho các doanh nghiệp kịp thời đầu tư xây<br /> dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị, cải<br /> tiến phương thức kinh doanh.<br /> + Tín dụng ngân hàng giúp các DNVVN<br /> tiếp cận với nguồn hàng hóa từ nước ngoài,<br /> máy móc thiết bị hiện đại trên thế giới. Thông<br /> qua tài trợ thương mại của ngân hàng như bảo<br /> lãnh cho các doanh nghiệp mua thiết bị, thanh<br /> toán LC trả chậm, nhờ thu… quan hệ quốc tế<br /> của các doanh nghiệp được mở rộng, đặc biệt<br /> tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp<br /> trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.<br /> 2.2. Rủi ro tín dụng<br /> 16<br /> <br /> Đánh giá khả năng . . .<br /> <br /> Về phía DN đi vay, khi xảy ra khả năng vỡ<br /> nợ có nghĩa là không có khả năng thanh toán<br /> tiền lãi hoặc vốn gốc vào đúng kỳ hạn định.<br /> Về phía NH cho vay, tình trạng vỡ nợ của DN<br /> đi vay là nguyên nhân chính và chủ yếu gây<br /> RRTD cho NH.<br /> Theo Worldbank, RRTD là nguy cơ mà<br /> người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc<br /> hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định<br /> trong hợp đồng tín dụng.<br /> RRTD được Ngân hàng nhà nước quy<br /> định thông qua định nghĩa về RRTD tại Thông<br /> tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013:<br /> “RRTD trong hoạt động ngân hàng là tổn thất<br /> có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức<br /> tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do<br /> khách hàng không thực hiện hoặc không có<br /> khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ<br /> nghĩa vụ của mình cam kết”.<br /> 3. Nguyên nhân dẫn đến khả năng vỡ<br /> nợ của các DNVVN tại Việt Nam<br /> + Nguyên nhân khách quan:<br /> Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp<br /> phải giải thể hoặc ngừng hoạt động năm 2013<br /> là 60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với<br /> năm 2012. Nguyên nhân là do tình hình kinh<br /> tế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn,<br /> gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của<br /> các doanh nghiệp nước ta. Đặc biệt đối với<br /> các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh<br /> vực xuất khẩu.<br /> Mặt khác, tình hình kinh tế trong nước gặp<br /> nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến thu nhập của<br /> người lao động, do đó sức mua của các mặt<br /> hàng giảm sút, gây khó khăn cho các doanh<br /> nghiệp sản xuất trong nước.<br /> Sự bất ổn trên thị trường tài chính, ngân<br /> hàng: biến động về tỷ giá và lãi suất ngoại tệ.<br /> Cùng lúc đó lãi suất tăng cao đã khiến cho các<br /> doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu<br /> <br /> vốn, kinh doanh thua lỗ, không có khả năng chi<br /> trả lãi, đây là một trong những nguyên nhân<br /> dẫn đến chất lượng nợ xấu tăng cao.<br /> + Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp<br /> Khách hàng thiếu thiện chí trả nợ: khi xảy<br /> ra nợ quá hạn, một số khách hàng không hợp<br /> tác với ngân hàng trong việc thu hồi nợ; thiếu<br /> hợp tác với ngân hàng trong việc xử lý tài sản<br /> dẫn đến việc thu hồi nợ tốn nhiều thời gian và<br /> công sức, thậm chí không thu hồi được.<br /> Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích:<br /> DNVVN có xu hướng sử dụng vốn sai mục<br /> đích để đầu tư vào các dự án có mức độ rủi ro<br /> cao để tìm kiếm tỷ suất lợi nhuận cao hơn so<br /> với phương án kinh doanh ban đầu như khách<br /> hàng dùng vốn vay kinh doanh thông thường<br /> để đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, vay<br /> bổ sung vốn lưu động nhưng lại đầu tư trung<br /> dài hạn; hoặc đầu tư thêm vào các lĩnh vực<br /> mới ngoài khả năng quản lý của khách hàng,<br /> việc thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh<br /> doanh mới ảnh hưởng xấu đến khả năng trả<br /> nợ đúng hạn, thậm chí có nguy cơ không trả<br /> được nợ.<br /> Năng lực tài chính yếu kém, thiếu minh<br /> bạch: DNVVN thường có vốn tự có nhỏ, tỷ<br /> nợ/vốn chủ sở hữu cao. Hoạt động kinh doanh<br /> của các DNVVN chủ yếu dựa vào nguồn vốn<br /> vay của ngân hàng. Do đó, khi chịu bất kỳ tác<br /> động xấu nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh<br /> doanh của DNVVN sẽ dẫn đến thua lỗ, không<br /> trả được nợ ngân hàng.<br /> Báo cáo tài chính không minh bạch, hệ<br /> thống thông tin kế toán không đầy đủ, thiếu độ<br /> tin cậy ảnh hưởng. Do đó, khi nhân viên ngân<br /> hàng phân tích tình hình tài chính của doanh<br /> nghiệp dựa trên số liệu do doanh nghiệp cung<br /> cấp thường thiếu tính thực tế làm ảnh hưởng<br /> xấu đến quyết định tín dụng, tiềm ẩn nguy cơ<br /> RRTD cao.<br /> 17<br /> <br /> Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br /> <br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> 4.1. Mô hình nghiên cứu<br /> + Mô hình đánh giá khả năng vỡ nợ của<br /> các DNVVN<br /> Mô hình hồi quy Logistic nghiên cứu sự<br /> phụ thuộc của một biến nhị phân vào các biến<br /> độc lập khác. Nghiên cứu này sẽ vận dụng mô<br /> hình Logistic để dự đoán xác xuất trả được nợ<br /> của doanh nghiệp dựa vào thông tin các biến<br /> độc lập được đưa vào mô hình.<br /> <br /> 4.1.1. Các biến nghiên cứu<br /> + Biến phụ thuộc<br /> Mô hình nghiên cứu đo lường xác suất vỡ<br /> nợ của DNVVN, do đó biến phụ thuộc trong<br /> nghiên cứu này là xác xuất trả được nợ của<br /> doanh nghiệp.<br /> Trong đó, Y là biến nhị phân:<br /> Y=0: nếu không trả được nợ (có rủi ro tín<br /> dụng)<br /> Y=1: nếu trả được nợ (không có rủi ro tín<br /> dụng)<br /> Theo Basel II, doanh nghiệp có RRTD khi<br /> xuất hiện ít nhất một trong các dấu hiệu sau:<br /> - Không có khả năng thực hiện nghĩa vụ<br /> tín dụng với đối tác<br /> - Vốn lưu động ròng < 0<br /> - Giá thị trường của doanh nghiệp < Tổng<br /> nợ phải trả<br /> <br /> Bảng 4.1: Cấu trúc dữ liệu của mô hình<br /> <br /> Biến<br /> <br /> Loại<br /> <br /> Phụ thuộc<br /> <br /> Nhị phân<br /> <br /> Độc lập<br /> <br /> Lệ thuộc hoặc rời rạc<br /> <br /> Phương trình:<br /> log
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2