Đánh giá khả năng xảy ra sai sót trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 6
download
Nghiên cứu "Đánh giá khả năng xảy ra sai sót trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" thực hiện việc phân tích khả năng xảy ra sai sót trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2021. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả để phân tích báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá khả năng xảy ra sai sót trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- 630 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XẢY RA SAI SÓT TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNG VIỆT NAM Ngô Xuân Ban, Phan Thị Hồng Trang, Thiều Phúc An Khang Trường Đại học Nha Trang Tóm tắt Nghiên cứu này thực hiện việc phân tích khả năng xảy ra sai sót trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2021. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả để phân tích báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ chênh lệch số liệu giữa báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán là cao. Điều này cho thấy một số doanh nghiệp có động cơ gian lận để làm đẹp bức tranh tài chính của công ty mình. Từ khoá: sai sót trọng yếu, báo cáo tài chính. Abstract This study analyzes the possibility of misstatement in the financial statements of companies listed on the Vietnamese stock market in 2021. The author uses descriptive statistical analysis method and analyzing financial statements before and after the audit. Research results show that the level of data difference between the financial statements before and after the audit is quite high. This shows that businesses seem to have fraudulent incentives to beautify their company's financial picture. Keywords: misstatement, financial statements 1. Giới thiệu Trong thời gian qua, nền kinh tế trên Thế giới đã bị khủng hoảng nặng nề bởi dịch bệnh Co- vid. Trong hơn ba năm, dịch bệnh Co-vid đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Nhiều công ty đã chịu ảnh hưởng tiêu cực, trong đó có công ty phải tuyên bố phá sản, một số khác thì hoạt động cầm chừng chờ đại dịch qua đi. Trong đó, hoạt động sản xuất kinh doanh chịu tác động rõ rệt nhất, điều này dẫn đến nhiều công ty đã đưa ra các thông tin sai lệch nhằm che dấu tình hình kinh doanh thực tế làm ảnh hưởng trực tiếp kết quả trên Báo cáo tài chính (BCTC). Việc đưa ra thông tin sai lệch dẫn đến người sử dụng thông tin, đặc biệt là nhà đầu tư đã đưa ra các quyết định và gây thiệt hại. Vì vậy, để đảm bảo tính trung thực và hợp lý của BCTC là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Xuất phát từ thực tế trên, nhóm tác giả đã thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng xảy ra sai sót trên BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoản Việt Nam” nhằm phân tích, đánh giá khả năng xảy ra gian lận, nhầm lẫn trên BCTC đồng thời nêu rõ thực trạng, những tồn tại khi lập BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. 2. Khái quát và phương pháp nghiên cứu 2.1. Khái niệm về sai sót Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (VSA 240), sai sót là sự khác biệt giữa giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh của một khoản mục trên báo cáo tài chính với giá trị, @ Trường Đại học Đà Lạt
- 631 cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh của khoản mục đó theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. Các sai sót trong báo cáo tài chính có thể phát sinh từ gian lận hoặc nhầm lẫn. Để phân biệt giữa gian lận và nhầm lẫn, cần phải xem xét xem hành vi dẫn đến sai sót trong báo cáo tài chính là cố ý hay không cố ý Gian lận là hành vi có chủ ý của một hay nhiều người trong ban quản trị, ban giám đốc, nhân viên hoặc liên kết với bên thứ ba thực hiện các hành vi liên quan đến tham ô, tham nhũng, hoặc xuyên tạc thông tin, che giấu tài sản nhằm mục đích thu lơị bất chính, bất hợp pháp gây ảnh hưởng đến thông tin trình bày trên BCTC. Các biểu hiện của gian lận trên BCTC: Xuyên tạc, làm giả chứng từ, tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính. Sửa đổi chứng từ, tài liệu kế toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không đúng sự thật làm sai lệch báo cáo tài chính. Che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế làm sai lệch báo cáo tài chính. Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính sách tài chính. Cố ý tính toán sai về số học để làm sai chênh lệch BCTC đem lại lợi ích cho cá nhân. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gian lận trên BCTC: Do sự xúi giục từ phía cá nhân hoặc người khác thực hiện hành vi gian lận. Do có cơ hội thực hiện hành vi gian lận. Do áp lực từ công việc và cuộc sống cá nhân. Đạo đức, lối sống thiếu liêm khiết. 2.2. Nguyên nhân xảy ra sai sót trên báo cáo tài chính Hầu hết các sai sót, chênh lệch về số liệu trước và sau kiểm toán đều được xem là nhầm lẫn và được doanh nghiệp điều chỉnh lại. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sai sót tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán có thể do: Khối lượng, áp lực công việc Trình độ người làm kế toán hạn chế Nhầm lẫn trong tính toán; Bỏ sót các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; Hiểu sai và áp dụng nhầm các chuẩn mực kế toán; Không tuân thủ các quy định và chuẩn mực kế toán. Những nguyên nhân này có thể dẫn tới sai sót trong BCTC. Nhưng liệu đây có phải là nguyên nhân chính của những sai sót trên BCTC hay chỉ là lý do bao biện cho những động cơ riêng của các doanh nghiệp. Ranh giới của sự nhầm lẫn và gian lận rất dễ bị phá vỡ. Nhiều công ty muốn có một bức tranh tài chính đẹp, thể hiện tình hình tài chính lành mạnh để thu hút các nhà đầu từ. Tuy nhiên không phải công ty nào cũng có tình hình tài chính @ Trường Đại học Đà Lạt
- 632 theo ý muốn của họ, chính vì thế nhiều công ty đã dùng nhiều thủ thuật để đạt được BCTC theo ý của mình. Một vài công ty khác có tình hình kinh doanh khá tốt thì lại không muốn đóng thuế nhiều, với mục đích giảm thuế phải nộp, trốn tránh thuế họ đã điều chỉnh tăng chi phí và giảm doanh thu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp công bố lợi nhuận trước kiểm toán thấp hơn sau khi kiểm toán có thể do ban điều hành muốn giá cổ phiếu xuống thấp để mua vào, sau đó khi công bố lợi nhuận chính thức sau kiểm toán thì lại bán ra với mức giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận. 3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan - Công trình nghiên cứu gian lận của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ (The Association of Certified Fraud Examiners-ACFE), tập trung vào phân tích cách thức tiến hành gian lận từ đó giúp các nghề nghiệp đưa ra biện pháp ngăn ngừa và phát hiện gian lận trên Báo cáo tài chính. Một trong những con số thống kê đưa ra rất ấn tượng là: Gian lận gây ra thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ là khoảng 6% trên tổng thu nhập quốc nội vào năm 2004 (tương đương với 10.000 tỷ USD), tức là mỗi năm nền kinh tế bị thiệt hại trên 600 tỷ USD do gian lận. Đây là con số rất lớn vì nó gần gấp đôi số ngân sách mà Chính phủ Mỹ dành cho các hoạt động quân sự trong năm 2003. Và tất nhiên là nhiều hơn cả nguồn tiền Chính phủ đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và giáo dục, vượt quá 28 lần số ngân sách Chính phủ ưu tiên dùng để phòng chống tội phạm năm 2003. Dù công trình nghiên cứu về gian lận ACFE đã đưa ra những số liệu thống kê về những thiệt hại của việc gian lận trên Báo cáo tài chính bị phát hiện, tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khó mà xác định được thiệt hại thực sự bởi lẽ không phải tất cả những gian lận đều bị phát hiện và không phải tất cả các gian lận được phát hiện đều được báo cáo và không phải tất cả gian lận đã báo cáo đều bị khởi tố theo đúng pháp luật. Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu trên chỉ thống kê thiệt hại về kinh tế trực tiếp do gian lận trên Báo cáo tài chính, trong khi còn rất nhiều thiệt hại vô hình không thể biểu hiện bằng con số cụ thể ví dụ như chi phí kiện tụng, phí bảo hiểm, sự sụt giảm niềm tin và tác động xấu đến thị trường chứng khoán. - Tam giác gian lận (Fraud Triangle, 1953) để trình bày các nhân tố dẫn đến hành vi gian lận và đã trở thành một trong những mô hình chính thống dùng trong nhiều nghề nghiệp khác nhau trong đó có nghề kiểm toán. Theo nghiên cứu của Cressey có ba yếu tố dẫn tới hành vi gian lận đó là: động cơ hoặc áp lực, cơ hội và thái độ. - D.W . Steve Albrecht (Bàn cân gian lận) Vào những năm 1980, Albrecht đã tiến hành phân tích 212 trường hợp gian lận. Ông đã thiết lập được các biến liên quan đến sai sót và đã xây dựng được danh sách 50 dấu hiệu đỏ tập trung vào 2 vấn đề chính là dấu hiệu của nhân viên và đặc điểm của doanh nghiệp. Theo ông, khi hoàn cảnh tạo ra áp lực, cơ hội thực hiện sai sót cao cùng với tính liêm chính của cá nhân thấp, nguy cơ xảy ra sai sót là rất lớn và ngược lại. Hoàn cảnh tạo áp lực có thể là liên quan đến những khó khăn về tài chính. Cơ hội để thực hiện gian lận có thể do cá nhân tự tạo ra hay do sự yếu kém của kiểm soát nội nội bộ. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 633 - Mô hình Dechow F-Score được phát triển bởi Patricia Dechow (2011) là một công cụ đánh giá rủi ro gian lận chung trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Mô hình này là biện pháp giúp nhà đầu tư nhận ra khả năng gian lận trên báo cáo tài chính với xác suất cao hơn đáng kể từ dữ liệu tối đa ba năm gần nhất. 4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu này các tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp của các công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán là HNX và HOSE. Điều kiện để các doanh nghiệp được chọn vào mẫu nghiên cứu là có đầy đủ các báo cáo gồm: Báo cáo tài chính trước kiểm toán và báo cáo tài chính đã kiểm toán. Từ điều kiện trên, có tổng thể 763 công ty trong đó có 415 công ty niêm yết trên sàn HOSE và 348 công ty trên sàn HXN. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả số liệu để phân tích dữ liệu liên quan đến BCTC trước và sau kiểm toán. Dữ liệu của nghiên cứu được lấy từ các báo cáo tài chính trước kiểm toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong mẫu. 5. Kết quả nghiên cứu. 5.1. Mức độ ý kiến kiểm toán trên BCTC Từ dữ liệu nghiên cứu, nhóm tác giả thống kê được các loại ý kiến kiểm toán về BCTC năm 2021, cụ thể như sau: Bảng 1: Thống kê ý kiến kiểm toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2021 STT Loại ý kiến kiểm toán Số lượng ý kiến Tỷ lệ % 1 Chấp nhận toàn phần 636 83.36% 2 Chấp nhận toàn phần – có đoạn ghi thêm ý kiến 68 8.91% 3 Chấp nhận từng phần 27 3.54% 4 Từ chối 1 0,13% 5 Chưa có BCTC kiểm toán 31 4.06% Tổng 763 100% (Nguồn: tác giả tự tính toán) Theo bảng 1, ý kiển kiểm toán loại 1 (chấp nhận toàn phần) có tỷ lệ cao nhất với 363/763 tổng số thu thập được chiếm 83.36%. Tiếp theo, đến ý kiến loại 2 (chấp nhận toàn phần – có đoạn ghi thêm ý kiến) với 68/763 chiếm 8.91%, ý kiến loại 3 (chấp nhận từng phần) với 27/763 chiếm 3.54%. Và cuối cùng, là ý kiến loại 4 (Từ chối đưa ra ý kiến) với 1/763 chiếm 0.13%. Ý kiến kiểm toán loại 1 chiếm đa số, ý kiến loại 2, 3 và loại 4 chiếm tỷ lệ thấp. Điều này đặt ra câu hỏi liệu tất cả công ty có ý kiến loại 1 đều có BCTC trung thực, hợp lý và không có khả năng gian lận hay không? 5.2. Mức độ chênh lệch số liệu trên BCTC trước kiểm toán và sau kiểm toán Việc so sánh chêch lệch giữa số liệu trên BCTC trước và sau kiểm toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán giúp chúng ta nhận diện được sai sót trên BCTC. Tuy nhiên, đây không phải cơ sở để xác định chắc chắn có gian lận hay không. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 634 Hầu hết các công ty đều muốn làm đẹp bức tranh tài chính của mình bằng cách điều chỉnh tăng doanh thu giảm chi phí nhằm đưa ra lãi ảo thu hút nhiều nhà đầu tư. Một số ít khác với mục đích muốn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, trốn thuế đã điều chỉnh giảm doanh thu tăng chi phí trên BCTC. Điều này dẫn đến thực trạng nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận “bay màu” sau kiểm toán hay lợi nhuận “vơi” rồi lại “đầy” sau kiểm toán. Bảng 2 dưới đây cho thấy được số lượng và tỷ lệ các công ty niêm yết phải điều chỉnh tăng lãi lỗ, điều chỉnh giảm lãi lỗ, có lãi chuyển thành lỗ sau kiểm toán và không điều chỉnh hoặc chưa công bố BCTC kiểm toán. Bảng 2: Thống kê các công ty có chênh lệch và không chênh lệch lợi nhuận năm 2021 Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ Điều chỉnh tăng 45 15% Điều chỉnh giảm 48 16% Không điều chỉnh 207 69% Tổng cộng 300 100% (Nguồn: tác giả tự tính toán) Theo số liệu Bảng 2, các công ty có sai sót trong lợi nhuận chiếm tỷ lệ khá cao ở mức 31% trên tổng số các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể, doanh nghiệp phải điều chỉnh lợi nhuận tăng lên chiếm tỷ lệ 15%, doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm lợi nhuận sau kiểm toán chiếm 16%. Trong các công ty có chênh lệch trước và sau kiểm toán, một số công ty không chỉ có sự chênh lệch trong năm 2021 mà còn những năm trước đó. Điều này là 1 cảnh báo về chất lượng và độ minh bạch trong BCTC do doanh nghiệp tự lập. Cũng như cho thấy chế tài xủ phạt của pháp luật còn quá lỏng lẻo khiến sai phạm xảy ra liên tục. 6. Kết luận Nghiên cứu này thực hiện việc phân tích khả năng xảy ra sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoảng Việt Nam trong năm 2021. Để thực hiện phân tích này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả phân tích dữ liệu từ báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán từ việc thu thập được dữ liệu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ chênh lệch số liệu giữa báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán khá cao nhiều công ty liên tục có báo cáo tài chính chênh lệch số liệu sau kiểm toán qua các năm, bên cạnh đó mức chênh lệch giữa các ý kiến kiểm toán cũng khá cao. Điều này cho thấy nhiều doanh nghiệp có động cơ gian lận để làm đẹp bức tranh tài chính của công ty mình. Và cũng phản ảnh được một thực trạng liệu các đơn vị kiểm toán có đang thông đồng với các doanh nghiệp để tạo nên một báo cáo tài chính hoàn mỹ, vừa có bức tranh tài chính đẹp cho doanh nghiệp vừa không vi phạm sai sót trọng yếu. Theo đoạn 11 VSA 200, mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính được xác định là “… giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ảnh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.” @ Trường Đại học Đà Lạt
- 635 Trên cơ sở mục tiêu đó, trách nhiệm của kiểm toán viên được xác định là “kiểm tra, chuẩn bị và trình bày ý kiến của mình về báo cáo tài chính”. Theo đoạn 5 VSA 240, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính được quy định cụ thể” Kiểm toán viên chịu trách nhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu BCTC, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu theo phương diện tổng thể hay không.” Để đạt được sự đảm bảo hợp lý này kiểm toán viên cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính, gồm: Tuân thủ pháp luật của Nhà nước; Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp; Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán; Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán và phải luôn ý thức rằng có thể tồn tại những tình huống dẫn đến những sai sót trọng yếu trong các báo cáo tài chính. Để nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên (KTV) đối với việc phát hiện sai sót trên BCTC cần phải đào tạo được đội ngũ kiểm toán viên có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn cao, đạo đức tốt. Bên cạnh đó, ban hành các văn bản hướng dẫn KTV thực hiện, quan sát quá trình thực hiện, và kiểm tra chất lượng của cuộc kiểm toán. Đồng thời phải hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán. Cụ thể: Bộ tài chính vẫn thực hiện chức năng chủ đạo trong việc ban hành các chuẩn mực kiểm toán. Chúng ta phải nhanh chóng tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống này. Kiện toàn tổ chức của các hội nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán. Cần ban hành hướng dẫn chi tiết. Chú trọng hơn về đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngang tầm khu vực. Để hạn chế hành vi sai sót làm dẫn đến số liệu trên BCTC có sự chênh lệch trước và sau kiểm toán, nhóm tác giả kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước: Một là, cơ quan quản lý nhà nước ban hành quy định bắt buộc các công ty niêm yết phải thành lập và vận hành Bộ phận kiểm toán nội bộ. Qua việc kiểm tra và giám sát, Kiểm toán nội bộ sẽ góp phần làm tăng độ tin cậy của các thông tin trình bày trên BCTC. Hai là, ban hành lộ trình áp dụng Chuẩn mực lập và trình bày BCTC quốc tế (IFRSs) đối với các công ty niêm yết. Việc áp dụng IFRSs sẽ nâng cao chất lượng BCTC và tăng tính so sánh giữa BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam với các BCTC của các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó có thể thu hút được các nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. The Association of Certified Fraud Examiners (2002), Report to the nation occupation fraud and abuse. 2. The Association of Certified Fraud Examiners (2004), Report to the nation occupation fraud and abuse. 3. The Association of Certified Fraud Examiners (2006), Report to the nation occupation fraud and abuse @ Trường Đại học Đà Lạt
- 636 4. Albrecht, W. S., & Albrecht, O.C (2003). Fraud Examination and Prevention. March 21. Mason, Oh: Thompson-Southwestern 5. Cressey, D. R. (1953). Other people’s money: a study in the social psychology of embezzlement Glencoe, IL: The Free Press 6. Bộ Tài chính, hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 7. Web site Vietstock.vn @ Trường Đại học Đà Lạt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Rủi ro tài chính
0 p | 687 | 260
-
Chương trình đào tạo chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân: Kỹ năng thẩm định và lập tờ trình tín dụng
19 p | 563 | 189
-
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bài 10: Quyết định về vốn đầu tư
31 p | 243 | 61
-
Đánh giá rủi ro trong ngân hàng thương mại nhằm phục vụ cho hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính
5 p | 128 | 8
-
Quá trình hình thành giáo trình đánh giá rủi ro tín dụng và xử lý các khoản cho vay có vấn đề p4
8 p | 81 | 7
-
Xây dựng mô hình đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thừa Thiên Huế
10 p | 39 | 2
-
Đánh giá khả năng xảy ra khủng khoản nợ dựa trên bền vững nợ công tại Việt Nam
12 p | 40 | 1
-
Tiềm năng xây dựng tiền kỹ thuật số pháp định ở Việt Nam
12 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn