T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ FERRITIN HUYẾT THANH<br />
VỚI THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU LÚC ĐÓI,<br />
HbA1c Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2<br />
Phan Thị Hoài Trang*; Đoàn Văn Đệ**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nhận xét thực trạng kiểm soát đường máu lúc đói và HbA1c và đánh giá mối liên<br />
quan giữa nồng độ ferritin huyết thanh và tình trạng kiểm soát đường máu lúc đói và HbA1c ở<br />
bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt<br />
ngang, 74 BN được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 tại Bệnh viện Quân Y 103, được khám, xét nghiệm<br />
lâm sàng và định lượng ferritin huyết thanh. Kết quả và kết luận: nồng độ glucose máu và<br />
HbA1c trung bình lần lượt là 9,79 ± 4,21 mmol/l và 8,8 ± 2,31 (%) với 71,62 % BN kiểm soát<br />
kém. Tỷ lệ BN có mức HbA1c kiểm soát kém 72,97%. Có tương quan thuận, có ý nghĩa thống<br />
kê giữa nồng độ ferritin huyết thanh với nồng độ glucose máu lúc đói (r = 0.293, p < 0,05).<br />
Có tương quan thuận, có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ ferritin huyết thanh với nồng độ HbA1c<br />
(r = 0,407, p < 0,01).<br />
* Từ khóa: Đái tháo đường týp 2; Nồng độ ferritin huyết thanh; HbA1c; Nồng độ glucose máu<br />
lúc đói.<br />
<br />
Correlation between Serum Ferritin Level and Fassting Plasma<br />
Glucose, HbA1c in Type 2 Diabetic Patients<br />
Summary<br />
Objectives: To assess control of fasting blood glucose and HbA1c and investigate the<br />
correlation between serum ferritin and HbA1c level in patients with type 2 diabetes mellitus (T2DM).<br />
Subjects and methods: A cross - sectional descriptive study was conducted on 74 patients with<br />
T2DM at 103 Hospital. Clinical examinations and serum ferritin were performed in all patients.<br />
Results and conclusions: Mean fasting blood glucose and HbA1c level in type 2 diabetic patients<br />
were 9.79 ± 4.21 mmol/l and 8.8 ± 2.31 %, respectively with 71.62% poorly control of fasting<br />
blood glucose and 72.97% poorly control of HbA1c. There was a positive correlation between<br />
increased serum ferritin and poor glycemic control, reflected by higher HbA1c and fasting blood<br />
glucose level in T2DM.<br />
* Key words: Type 2 diabetes mellitus; Serum ferritin level; HbA1c; Fasting blood glucose.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Ngoài việc tham gia vào cấu tạo hemoglobin,<br />
<br />
Sắt là nguyên tố vi lượng cần thiết cho<br />
hoạt động của tất cả tế bào trong cơ thể.<br />
<br />
myoglobin; sắt còn là một tiền chất oxy<br />
hóa, xúc tác cho các phản ứng của tế bào,<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Phan Thị Hoài Trang (nguyenduycuong2004@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 29/11/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 04/01/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 17/01/2017<br />
<br />
63<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
làm sản sinh các gốc oxy hóa tự do có<br />
oxy (ROS: reactive oxygen species) có thể<br />
gây phá hủy màng sinh học của tế bào<br />
cũng như nhân tế bào [7]. Nhiều nghiên<br />
cứu đã chỉ ra, quá tải sắt trong cơ thể gây<br />
ra stress oxy hóa (phản ánh bằng tăng<br />
nồng độ ferritin huyết thanh), có thể dẫn<br />
đến tình trạng kháng insulin, cũng như<br />
suy giảm chức năng tế bào β trong quần<br />
thể. Ngoài ra, ferritin huyết thanh được đề<br />
xuất như một thành phần của hội chứng<br />
kháng insulin và là yếu tố nguy cơ của<br />
ĐTĐ týp 2 [3]. Tuy nhiên, ở BN ĐTĐ týp 2,<br />
mối liên quan giữa ferritin huyết thanh và<br />
tình trạng kiểm soát ĐTĐ chưa được đề<br />
cập nhiều. Chúng tôi tiến hành nghiên<br />
cứu này với mục đích: Nhận xét thực<br />
trạng kiểm soát đường máu lúc đói và<br />
HbA1c và đánh giá mối liên quan giữa<br />
nồng độ ferritin huyết thanh và tình trạng<br />
kiểm soát đường máu lúc đói và HbA1c ở<br />
BN ĐTĐ týp 2.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu:<br />
74 BN được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 tại<br />
Bệnh viện Quân Y 103.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN: BN > 30 tuổi,<br />
được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 có hoặc không<br />
có các biến chứng mạn tính (loại trừ BN<br />
có suy thận mạn tính và thiếu máu).<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN thiếu máu,<br />
mắc các bệnh mạn tính: suy thận mạn,<br />
bệnh gan mạn tính, bao gồm người<br />
nhiễm vi rút viêm gan B, C, bệnh phổi tắc<br />
nghẽn mạn tính, đang trong tình trạng<br />
viêm cấp hoặc mạn tính, các bệnh lý hệ<br />
thống như viêm khớp dạng thấp, bệnh lý<br />
ác tính, đang sử dụng các thuốc thải sắt:<br />
deferoxamine, deferiprone, deferaxirox…<br />
64<br />
<br />
hoặc các biện pháp thải sắt khác, phụ nữ<br />
có thai, hoặc BN mắc các ĐTĐ khác: ĐTĐ<br />
týp 1, ĐTĐ thứ phát, hội chứng Turner,<br />
hội chứng Kleinfelter…<br />
2. Phương pháp nghiên cứu: nghiên<br />
cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.<br />
* Thu thập số liệu: BN được chẩn đoán<br />
ĐTĐ týp 2 điều trị tại Khoa Khớp - Nội tiết<br />
và Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân y<br />
103. Đối tượng nghiên cứu có mẫu bệnh<br />
án riêng. Các xét nghiệm cận lâm sàng<br />
được tiến hành tại Khoa Sinh hóa, Bệnh<br />
viện Quân y 103 (đường huyết, HbA1c…).<br />
Định lượng ferritin huyết thanh (µg/l) được<br />
bằng phương pháp điện hóa phát quang,<br />
sử dụng kít xét nghiệm trên máy phân tích<br />
miễn dịch tự động BECKMAN COULTER<br />
(Hãng Olympus). Giá trị bình thường của<br />
ferritin (theo tiêu chuẩn của kít Olympus<br />
tại Labo Sinh hóa, Bệnh viện Quân y 103):<br />
10 - 300 µg/l.<br />
Phân tích và xử lý số liệu bằng phần<br />
mềm SPSS 21.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Thực trạng kiểm soát đường máu<br />
lúc đói và HbA1c ở BN ĐTĐ týp 2.<br />
Bảng 1: Đặc điểm về tuổi, giới.<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Tuổi<br />
(năm)<br />
Giới<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu<br />
<br />
≤ 49, n (%)<br />
<br />
4 (5,41)<br />
<br />
50 - 59, n (%)<br />
<br />
11 (14,86)<br />
<br />
60 - 69, n (%)<br />
<br />
39 (52,70)<br />
<br />
≥ 70, n (%)<br />
<br />
20 (27,03)<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
65,11 ± 8,89<br />
<br />
Nam, n (%)<br />
<br />
37 (50)<br />
<br />
Nữ, n (%)<br />
<br />
37 (50)<br />
<br />
Tuổi trung bình của nhóm BN nghiên<br />
cứu 65,11 ± 8,89, chủ yếu tập trung ở lứa<br />
tuổi từ 60 - 69, tỷ lệ BN nam/nữ là 1/1.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
<br />
Biểu đồ 1: Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ.<br />
Thời gian phát hiện ĐTĐ trung bình 6,64 ± 6,04 năm. BN có thời gian phát hiện<br />
bệnh < 5 năm (48,65 %), và 51,35% > 5 năm. Các BN đều được điều trị trước đó bằng<br />
thuốc uống hạ glucose máu như metformine, diamicron. Tỷ lệ phát hiện bệnh ≥ 16 năm<br />
thấp (9,64%). Trong đó, 16 BN lần đầu phát hiện ĐTĐ.<br />
Bảng 2: Thực trạng kiểm soát glucose máu, HbA1c ở nhóm nghiên cứu.<br />
Chỉ tiêu<br />
Glucose máu lúc đói (mmol/l)<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Tốt/chấp nhận được (≤ 7)<br />
<br />
21<br />
<br />
28,38<br />
<br />
Kém (> 7)<br />
<br />
53<br />
<br />
71,62<br />
<br />
Trung bình<br />
HbA1c (%)<br />
<br />
9,78 ± 4,21<br />
<br />
Tốt (< 6,5)<br />
<br />
14<br />
<br />
18,92<br />
<br />
Chấp nhận được (6,5 ≤ - ≤ 7,5)<br />
<br />
6<br />
<br />
8,11<br />
<br />
Kém (> 7,5)<br />
<br />
54<br />
<br />
72,97<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
8,80 ± 2,31<br />
<br />
Đường máu trung bình lúc đói của BN nghiên cứu là 9,78 ± 4,21 mmol/l. Nồng độ<br />
HbA1c trung bình là 8,80 ± 2,31%. Hầu hết BN đều ở mức kiểm soát đường máu lúc<br />
đói và HbA1c kém.<br />
Trong các tiêu chí đánh giá kiểm soát ĐTĐ theo Hội Nội tiết ĐTĐ Việt Nam (2011)<br />
[1], chúng tôi chọn 2 chỉ tiêu là glucose máu và HbA1c. Đa số nghiên cứu trong và<br />
ngoài nước đều kết luận: việc kiểm soát các chỉ tiêu này ở BN nhập viện còn kém. Tại<br />
Hoa Kỳ, 64% BN ĐTĐ có HbA1c > 7,5%; ở châu Á là 79%. Nghiên cứu của Nguyễn<br />
Tiến Sơn cho thấy nồng độ glucose máu lúc đói trung bình 9,92 ± 4,41 mmol/l, tỷ lệ BN<br />
kiểm soát tốt/chấp nhận được 23,46%, kiểm soát kém 76,54%. Phần trăm HbA1c trung<br />
bình 8,41 ± 1,92%, tỷ lệ kiểm soát tốt/chấp nhận được 38,27%, kiểm soát kém 61,73 % [2].<br />
Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương tự. Như vậy, các nghiên cứu cho thấy<br />
việc kiểm soát bệnh ở phần lớn BN còn kém. Điều này có thể do đối tượng kiểm soát<br />
65<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
glucose máu ngoại trú kém, cần phải nhập viện để có phác đồ điều chỉnh glucose máu<br />
chuẩn, chính xác. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây xuất hiện nhiều biến chứng<br />
dẫn đến gia tăng gánh nặng đối với y tế toàn cầu.<br />
2. Liên quan giữa ferritin với nồng độ glucose máu lúc đói và HbA1c.<br />
Nồng độ ferritin huyết thanh trung bình của nhóm nghiên cứu 417,24 ± 179,45 µg/l.<br />
Nồng độ ferritin thấp nhất và cao nhất lần lượt 85,36 µg/l và 721,88 µg/l.<br />
800<br />
<br />
Ferritin = 12.48*Glc + 295.12<br />
R = 0.293 p < 0.05<br />
<br />
Ferritin (µg/l)<br />
<br />
700<br />
600<br />
500<br />
400<br />
300<br />
200<br />
100<br />
0<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
10<br />
15<br />
Glucose máu lúc đói (mmol/l)<br />
<br />
20<br />
<br />
25<br />
<br />
Biểu đồ 2: Tương quan giữa nồng độ ferritin huyết thanh với nồng độ glucose máu lúc<br />
đói.<br />
Có tương quan thuận, mức độ yếu, có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ ferritin huyết<br />
thanh với nồng độ glucose máu lúc đói (r = 0.293, p < 0,05).<br />
Ferritin = 31.666*HbA1c + 138.75<br />
R = 0.407 p < 0.01<br />
<br />
800<br />
<br />
Ferritin (µg/l)<br />
<br />
700<br />
600<br />
500<br />
400<br />
300<br />
200<br />
100<br />
0<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
10<br />
<br />
15<br />
<br />
20<br />
<br />
HbA1c (%)<br />
<br />
Biểu đồ 3: Tương quan giữa nồng độ ferritin huyết thanh với tình trạng kiểm soát HbA1c.<br />
<br />
66<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
Có tương quan thuận, mức độ vừa, có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ ferritin huyết<br />
thanh với tình trạng kiểm soát HbA1c, r = 0,407.<br />
Ferritin huyết thanh là một trong những chỉ số có giá trị để đánh giá dự trữ sắt của<br />
cơ thể, ngoài ra còn là một protein pha cấp của phản ứng viêm. Do đó, tăng ferritin<br />
huyết thanh có thể do dự trữ sắt tăng trong cơ thể, hoặc do tình trạng viêm cấp hoặc<br />
mạn tính, hoặc do tình trạng giải phóng chậm ferritin glycosilat. Có giả thuyết cho rằng<br />
tăng nồng độ ferritin huyết thanh là do tình trạng kiểm soát đường huyết kém ở người<br />
tiền ĐTĐ hoặc BN ĐTĐ týp 2 [6].<br />
Nghiên cứu của chúng tôi: nồng độ ferritin huyết thanh có xu hướng tăng ở BN kiểm<br />
soát glucose máu kém, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nồng độ ferritin<br />
huyết thanh trung bình giảm dần theo khả năng kiểm soát HbA1c. Nồng độ ferritin<br />
trung bình ở nhóm kiểm soát HbA1c kém (451,54 ± 176,63 µg/l) cao hơn có ý nghĩa<br />
thống kê so với nồng độ ferritin trung bình của nhóm kiểm soát HbA1c tốt (p < 0,05).<br />
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Chandrashekhar và CS (2014) [4]: nồng độ<br />
ferritin huyết thanh tăng ở BN ĐTĐ týp 2 không kiểm soát tốt ĐTĐ. Ngoài ra, Canturk<br />
và CS (2003) [3] đưa ra nhận định tương tự, ở BN kiểm soát kém ĐTĐ có hiện tượng<br />
tăng ferritin huyết thanh. Ở BN ĐTĐ týp 2, có mối tương quan thuận giữa tăng nồng độ<br />
ferritin huyết thanh và kiểm soát ĐTĐ kém, thể hiện nồng độ đường huyết lúc đói và<br />
tăng mức HbA1c (được đề cập đến trong các nghiên cứu trên).<br />
Ngoài ra, chúng tôi đã tìm ra mối tương quan thuận, có ý nghĩa thống kê giữa nồng<br />
độ ferritin huyết thanh với nồng độ glucose lúc đói (r = 0,293, p < 0,05) và nồng độ<br />
HbA1c (r = 0,407, p < 0,01). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Kim Nam Hee<br />
và CS [8] (2000). Tác dụng của việc giảm nồng độ ferritin máu đối với BN ĐTĐ týp 2<br />
cũng được Culter và CS nghiên cứu [5], khi nồng độ HbA1c cải thiện đáng kể ở BN<br />
kiểm soát đường huyết kém sử dụng desferoxamin. Tuy nhiên, Redmon và CS [9] cho<br />
kết quả ngược lại, ông không tìm thấy hiệu quả của việc giảm nồng độ ferritin huyết<br />
thanh ở BN ĐTĐ týp 2. Nghiên cứu của chúng tôi chưa có điều kiện để tìm hiểu sâu về<br />
vấn đề này.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu trên 74 BN ĐTĐ týp 2 điều trị tại Bệnh viện Quân y 103, chúng tôi<br />
rút ra một số kết luận:<br />
- Nồng độ glucose máu và HbA1c trung bình lần lượt là 9,79 ± 4,21 mmol/l và 8,80 ±<br />
2,31% với 71,62% BN kiểm soát kém chỉ tiêu glucose máu lúc đói. Tỷ lệ BN có mức<br />
HbA1c kiểm soát kém là 72,97%.<br />
- Nồng độ ferritin huyết thanh có tương quan thuận, mức độ yếu, có ý nghĩa thống<br />
kê với nồng độ glucose máu lúc đói (r = 0.29, p < 0,05) và có tương quan thuận, mức<br />
độ vừa, có ý nghĩa thống kê với tình trạng kiểm soát HbA1c (r = 0,41, p < 0,01).<br />
<br />
67<br />
<br />