TAP CHI KHOA HOC, Đai hoc Huê, Sô 43, 2007<br />
̣ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ́<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH CỦA MIỀN TRUNG THÔNG<br />
QUA SỰ SO SÁNH VÀ KIỂM ĐỊNH THỐNG KÊ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH <br />
TRANH CẤP TỈNH PCI 1 QUA HAI NĂM 2005 VÀ 2006<br />
<br />
Thái Thanh Hà <br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br />
I. Mở đầu<br />
Vùng duyên hải miền Trung vẫn còn là vùng nghèo, kém phát triển so với cả <br />
nước với chỉ số GDP bình quân đầu người toàn quốc vẫn lớn hơn gấp 1,6 lần so với <br />
miền Trung. Trong khi dân số miền Trung chiếm 28% tổng dân số cả nước, nhưng tỷ <br />
lệ nghèo lại lên đến 37%, và tổng sản phẩm công nghiệp chỉ chiếm 9% so với cả <br />
nước [2], [5]. Tuy nhiên trong những năm qua, miền Trung đã có những thành tựu <br />
phát triển kinh tế đáng ghi nhận. Những thành tựu này một phần là kết quả nỗ lực <br />
chung của cả nước trong tiến trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới với sự <br />
công nhận Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức WTO. Đồng thời, thành <br />
tựu này cũng là kết quả của những nỗ lực không mệt mỏi của các tỉnh miền Trung <br />
trong việc cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích sự phát triển mạnh mẽ của <br />
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Kể từ khi luật Doanh Nghiệp ra đời, số lượng <br />
doanh nghiệp tư nhân có đăng ký chính thức đã tăng gấp 6 lần so với 9 năm trước khi <br />
luật doanh nghiệp chưa ra đời. Không hề nghi ngờ là nâng cao năng lực cạnh tranh và <br />
hấp dẫn trong môi trường đầu tư chắc chắn là một trong những nguyên nhân quan <br />
trọng mang lại thành công đó. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của các tỉnh miền <br />
Trung có thực sự được cải thiện theo thời gian, năm nay tốt hơn năm trước hay <br />
không? Để trả lời cho câu hỏi nói trên, nghiên cứu này sử dụng phương pháp so sánh <br />
thống kê theo thời gian và phép kiểm định thống kê cặp (pairedsample ttest), dựa <br />
trên nguồn số liệu chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tổ chức “Sáng <br />
kiến cạnh tranh Việt Nam” VNCI, nhằm đánh giá môi trường đầu tư của miền Trung <br />
đã thực sự được cải thiện trong hai năm 2005 và 2006 hay chưa. Dựa vào kết quả <br />
đánh giá để chỉ ra những yếu tố cấu thành nào trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại <br />
vùng miền Trung đã được cải thiện tích cực, những yếu tố nào chưa và trên cơ sở <br />
<br />
1<br />
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam VNCI thiết lập từ năm 2005 (website: <br />
www.vnci.org)<br />
<br />
15<br />
đánh giá này, trên cơ sở đó, rút ra những đề xuất để hoàn thiện hơn năng lực cạnh <br />
tranh cho các tỉnh miền Trung.<br />
II. Các yếu tố cấu thành chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh<br />
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được thiết kế nhằm thể hiện <br />
nhưng sự khác biệt của các tỉnh và thành phố về môi trường pháp lý và chính sách. <br />
Chỉ số này được xây dựng nhằm lý giải nguyên nhân tại sao trên cùng một quốc gia <br />
một số tỉnh lại tốt hơn những tỉnh khác về mức tăng trưởng và sự phát triển năng <br />
động của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh [1]. Kết hợp thông tin từ phỏng vấn điều <br />
tra doanh nghiệp về những đánh giá của họ đối với môi trường kinh doanh địa <br />
phương, kết hợp với những nguồn số liệu tin cậy khác, chỉ số năng lực cạnh tranh <br />
cấp tỉnh đã được xây dựng trên một loạt các tiêu chí và được trình bày một cách chi <br />
tiết tại trang chủ, hoặc các báo cáo của VNCI [3], [4].Về mặt tóm lược, chỉ số năng <br />
lực cạnh tranh cấp tỉnh gồm có các yếu tố cấu thành sau đây: 1) Chi phí gia nhập thị <br />
trường; 2)Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; 3) Tính minh bạch và <br />
tiếp cận thông tin; 4) Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước; 5) <br />
Chi phí không chính thức; 6) Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước; 7) Tính năng <br />
động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; 8) Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư <br />
nhân; 9) Đào tạo lao động; 10) Thiết chế pháp lý. Thảo luận và miêu tả cụ thể các <br />
yếu tố cấu thành nên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh sẽ được trình bày tại phần <br />
sau của nghiên cứu này. Việc lựa chọn 11 tỉnh duyên hải miền Trung là cơ sở nghiên <br />
cứu vì những lý do đồng nhất về địa lý và các điều kiện kinh tế xã hội. Chính vì thế <br />
mà các tỉnh Tây Nguyên, mặc dù cũng nằm ở miền Trung nhưng không đưa vào đối <br />
tượng trong nghiên cứu này.<br />
III. Phương pháp và kết quả nghiên cứu<br />
Dựa vào nguồn số liệu của cả nước mà VNCI thực hiện trong qua các năm <br />
2005 và năm 2006, nghiên cứu này đã lọc và chọn ra số liệu của 11 tỉnh duyên hải <br />
miền Trung trên bộ số liệu về năng lực cạnh tranh của 64 tỉnh và thành phố trong cả <br />
nước mà Sáng kiến Cạnh Tranh Việt Nam [6], [7]. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này <br />
thực hiện các so sánh chỉ số thống kê theo thời gian và kiểm định thống kê cặp <br />
(paired ttest) nhằm tìm ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu liệu rằng năng lực cạnh <br />
tranh của các tỉnh duyên hải miền Trung đã thực sự được cải thiện trong hai năm liên <br />
tiếp gần đây hay không. Đối với yếu tố “Đào tạo lao động” và “Thiết chế pháp lý” <br />
do trong cơ sở dữ liệu năm 2005 không thực hiện mà VNCI chỉ mới thực hiện cho <br />
15<br />
năm 2006. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu này không thể thực hiện kiểm định <br />
thống kê được và không có số liệu so sánh thống kê qua hai năm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Hình 1: So sánh chỉ số năng lực cạnh tranh của các tỉnh miền Trung <br />
qua hai năm 20052006<br />
<br />
60.6<br />
Bình Định<br />
66.5<br />
<br />
59.7<br />
Quảng Nam 56.4<br />
<br />
54.1<br />
Khánh Hòa<br />
55.3<br />
<br />
60.4<br />
Phú Yên<br />
54.9<br />
<br />
59.6<br />
Nghệ An<br />
54.4<br />
<br />
61.1<br />
Quảng Trị<br />
52.2<br />
<br />
56.8<br />
TT-Huế<br />
50.5<br />
<br />
53.1<br />
Quảng Bình<br />
47.9<br />
<br />
49.3<br />
Thanh Hóa<br />
45.3<br />
<br />
48.0<br />
Quảng Ngãi<br />
44.2<br />
<br />
51.7<br />
Hà Tĩnh<br />
42.3<br />
<br />
0 10 20 30 40 50 60 70<br />
<br />
<br />
Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh 2006 Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh 2005<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Cơ sở dữ liệu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của VNCI 2005 và 2006<br />
<br />
Hình 1 cho thấy sự biến động trong chỉ số tổng hợp về năng lực cạnh tranh <br />
của các tỉnh miền Trung trong hai năm qua. Số liệu cho thấy chỉ có tỉnh Bình Định và <br />
tỉnh Khánh Hòa có sự cải thiện tích cực về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Bình Định <br />
từ 60,6 điểm trong năm 2005 tăng lên đến 66,5 điểm trong 2006, trong khi đó Khánh <br />
Hòa tăng từ 54,1 trong năm 2005 lên đến 55,3 điểm trong năm 2006. Nếu đây là hai <br />
tỉnh ngoại lệ phản ánh sự cải thiện theo chiều hướng tích cực về năng lực cạnh <br />
tranh thì tỉnh còn lại của vùng duyên hải miền Trung lại có sự suy giảm đáng ngạc <br />
nhiên về năng lực cạnh tranh theo xu hướng tuyệt đối của năm 2006 so với năm <br />
2005. Ngay cả đối với những tỉnh được xem là những “nhân tố mới nổi” trong việc <br />
cải thiện môi trường đầu tư thì chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cũng thực sự <br />
giảm đi, phản ánh một thực tế là môi trường đầu tư đã không được cải thiện kể từ <br />
năm 2005 cho đến năm 2006. Chẳng hạn như tỉnh Quảng Nam (giảm từ 59,7 trong <br />
năm 2005 xuống còn 56,4 trong năm 2006) và tỉnh Quảng Ngãi (giảm từ 48 trong năm <br />
2005 xuống còn 44,2 trong năm 2006). Sự suy giảm về chỉ số năng lực cạnh tranh với <br />
đại đa số các tỉnh duyên hải miền Trung có thể được hiểu là môi trường đầu tư nơi <br />
đây không được cải thiện trong hai năm qua. Và đây có thể được xem là một tính <br />
hiệu cảnh báo đáng quan ngại cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý nhà <br />
nước về tính cạnh tranh của môi trường đầu tư nơi đây. Hình 2 cho thấy sự thay đổi <br />
<br />
15<br />
trong chỉ số năng lực cạnh tranh của các tỉnh duyên hải miền Trung cùng với sự biến <br />
động của các yếu tố cấu thành nên chỉ số tổng hợp này. Hình này một lần nữa cho <br />
thấy chỉ có tỉnh Bình Định và Khánh Hòa là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được <br />
cải thiện, năm 2006 cao hơn so với năm 2005, còn 9 tỉnh còn lại tại vùng duyên hải <br />
miền Trung thì chỉ tiêu này có xu hướng đi xuống. Số liệu tại hình 2 cho thấy con số <br />
cụ thể về điểm số của các yếu tố cấu thành nên chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp <br />
cấp tỉnh của vùng duyên hải miền Trung trong hai năm 2005 và năm 2006. Số liệu <br />
cho thấy sự thay đổi hoặc cải thiện này là không giống nhau hoặc không theo mô <br />
hình chung cho 11 tỉnh duyên hải miền Trung. Một số tỉnh có sự cải thiện ở những <br />
yếu tố này, nhưng lại suy giảm ở những mặt khác. Vấn đề này được thảo luận sâu <br />
hơn ở phần sau của bảng 1.<br />
Bảng 1: Kiểm định thống kê mẫu theo cặp (năm 2005 so với năm 2006) đối với chỉ số năng <br />
lực <br />
cạnh tranh của vùng duyên hải miền Trung và của toàn quốc<br />
Khác <br />
Kiểm định mẫu theo cặp theo biệt Độ Sig. <br />
Mean Mean <br />
từng yếu tố năm 2005 so với mean lệch t (2<br />
Phạm vi 2005 2006<br />
năm 2006 2005 so chuẩn tailed)<br />
(Paired Samples Test) với 2006<br />
(1) (2) (3) (4) (5) (6)<br />
Chi phí gia nhập thị trường Miền Trung 5,91 7,83 1,92** 0,67 9,44 0,00<br />
Pair 1<br />
(2005 so với 2006) Toàn quốc 6,11 7,33 1,22** 1,24 6,43 0,00<br />
Tiếp cận đất đai và sự ổn định Miền Trung 5,78 5,90 0,12 0,72 0,57 0,58<br />
Pair 2 trong sử dụng đất (2005 so với <br />
Toàn quốc 6,16 6,07 0,08 1,12 0,48 0,63<br />
2006)<br />
Tính minh bạch và tiếp cận Miền Trung 4,69 5,35 0,66 1,18 1,86 0,09<br />
Pair 3<br />
thông tin (2005 so với 2006) Toàn quốc 4,65 5,58 0,93** 1,19 5,09 0,00<br />
Chi phí về thời gian để thực Miền Trung 5,99 4,51 1,48** 0,76 6,47 0,00<br />
Pair 4 hiện các quy định của nhà nước <br />
Toàn quốc 6,34 4,62 1,72** 1,12 9,90 0,00<br />
(2005 so với 2006)<br />
Chi phí không chính thức (2005 Miền Trung 6,13 5,98 0,16 0,74 0,70 0,50<br />
Pair 5<br />
so với 2006) Toàn quốc 6,25 6,28 0,03 1,25 0,14 0,89<br />
Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà Miền Trung 5,73 6,51 0,78** 0,50 5,25 0,00<br />
Pair 6<br />
nước (2005 so với 2006) Toàn quốc 5,87 6,53 0,66** 0,91 4,69 0,00<br />
Tính năng động và tiên phong Miền Trung 5,39 4,55 0,84** 0,64 4,38 0,00<br />
Pair 7 của lãnh đạo tỉnh (2005 so với <br />
Toàn quốc 5,63 5,24 0,39** 1,45 1,74 0,09<br />
2006)<br />
Pair 8 Miền Trung 5,64 5,10 0,54 1,72 1,04 0,32<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Chính sách phát triển khu vực <br />
kinh tế tư nhân (2005 so với Toàn quốc 5,19 5,54 0,36 1,75 1,32 0,19<br />
2006)<br />
Chỉ số cạnh tranh tổng hợp cấp Miền Trung 55,84 51,82 4,02* 4,34 3,07 0,01<br />
Pair 9<br />
tỉnh (2005 so với 2006) Toàn quốc 56,95 54,16 2,79** 5,89 3,08 0,00<br />
<br />
Nguồn: Số liệu của Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (VNCI), được xử lý trên SPPS 10,5,<br />
Kiểm định thống kê Pairedsample ttest với độ tin cậy 90% với dấu (*); 99,999% với dấu (**)<br />
Để có thể đánh giá một cách định lượng nhằm thấy rõ hơn về mặt thống kê <br />
sự cải thiện môi trường đầu tư thông qua các yếu tố cấu thành nên chỉ số năng lực <br />
cạnh tranh của các tỉnh duyên hải miền Trung trong sự so sánh với 64 các tỉnh, thành <br />
trên toàn quốc, nghiên cứu này sử dụng phép kiểm định thống kê mẫu theo cặp Paired <br />
Sample ttest. Trước khi thực hiện kiểm định thống kê mẫu theo các cặp (pairsample <br />
ttest) thì các biến số cần phải đảm bảo tuân theo phân phối chuẩn [8]. Phép kiểm <br />
định phân phối chuẩn đối với cơ sở dữ liệu bằng phần mềm SPSS cho thấy tiêu <br />
chuẩn này hoàn toàn thỏa mãn vì biểu đồ QQ cho thấy các số liệu thực tế đều nằm <br />
xung quanh đường thẳng phân phối chuẩn [9]. Vì vậy, các biến số cấu thành chỉ số <br />
năng lực cạnh tranh hoàn toàn thỏa mãn điều kiện cho phép kiểm định thống kê mẫu <br />
theo cặp. Kết quả được trình bày tại bảng 1 cho thấy tại 11 tỉnh miền Trung các yếu <br />
tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh tổng hợp đã có sự cải thiện.<br />
Chi phí gia nhập thị trường: Đo thời gian của một doanh nghiệp cần để đăng <br />
ký kinh doanh, xin cấp đất, và nhận được mọi loại giấy phép và thực hiện tất cả các <br />
thủ tục để bắt đầu tiến hành kinh doanh, Đối với các tỉnh duyên hải miền Trung thì <br />
yếu tố này được cải thiện qua hai năm vì sự khác biệt tại cột (3) trong bảng 1 là <br />
1,92 và đạt mức ý nghĩa thống kê. Sự cải thiện tích cực này hoàn toàn phù hợp với <br />
xu hướng chung của toàn quốc.<br />
Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất: Đo lường việc tiếp cận <br />
đất đai có dễ dàng không và khi có đất rồi thì doanh nghiệp có được đảm bảo về sự <br />
ổn định trong sử dụng đất hay không? Kết quả kiểm định pairedsample ttest cho <br />
thấy sự khác biệt về mean của năm 2005 so với 2006 là (0,12) cho thấy có sự thay <br />
đổi về yếu tố này, trong khi đó xu hướng trên phạm vi toàn quốc là theo chiều hướng <br />
ngược lại (+0,08). Tuy nhiên sự khác biệt này không đạt mức ý nghĩa thống kê, nên <br />
không có cơ sở để nói chắc rằng sự thay đổi tích cực này là hoàn toàn chắc chắn đối <br />
với các tỉnh duyên hải miền Trung.<br />
Tính minh bạch và tiếp cận thông tin: Đánh giá khả năng mà doanh nghịêp có <br />
thể tiếp cận những kế hoạch và văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh <br />
cũng như tính sẵn có của các tài liệu văn bản này có dễ dàng cho doanh nghịêp tiếp <br />
cận hay không. Số liệu tại cột (3) bảng 1 đối với pair 3 cho thấy có sự thay đổi về <br />
điểm số cho các tỉnh duyên hải miền Trung nhưng không đạt mức ý nghĩa thống kê, <br />
<br />
15<br />
do đó ta hoàn toàn không chắc chắn là sự cải thiện này là thực sự hay không. Trong <br />
khi đó thì yếu tố này trên phạm vi toàn quốc cho thấy hoàn toàn đạt mức ý nghĩa <br />
thống kê và theo chiều hướng cải thiện tích cực.<br />
Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước : Đo lường thời <br />
gian mà các doanh nghiệp phải tiêu tốn khi chấp hành các thủ tục hành chính, cũng <br />
như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh để <br />
các cơ quan nhà nước của tỉnh thực hiện thanh kiểm tra. Số liệu tại cột (3) của bảng <br />
1 đối với pair 4 cho thấy các tỉnh duyên hải miền Trung và toàn quốc đã không có sự <br />
cải thiện về chỉ số cấu thành năng lực cạnh tranh này, và có xu hướng đi xuống và <br />
đạt mức ý nghĩa thống kê 0,001. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số năng lực <br />
cạnh tranh cấp tỉnh nói chung.<br />
Chi phí không chính thức: Đo lường mức chi phí không chính thức mà doanh <br />
nghiệp phải trả và những trở ngại do những chi phí này gây nên đối với hoạt động <br />
kinh doanh của doanh nghịêp. Việc trả những chi phí không chính thức như vậy có <br />
đem lại kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi không và liệu có phải các cán bộ nhà <br />
nước. Số liệu tại cột (3) của bảng 1 cho thấy dường như chỉ số này đã giảm đi trong <br />
năm 2006 so với năm 2005 (sai lệch trị số trung bình mean là +0,16), và điều này đã <br />
ảnh hưởng đến điểm số về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vùng duyên hải miền <br />
Trung. Trong khi đó toàn quốc thì chỉ số này lại được cải thiện (sai lệch trị số trung <br />
bình mean là 0,03).<br />
Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước: Chỉ số thành phần này đánh giá tình <br />
hình cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân do ảnh hưởng từ sự ưu đãi các doanh <br />
nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa của chính quyền cấp <br />
tỉnh, thể hiện dưới dạng các ưu đãi cụ thể, phân biệt về chính sách và tiệc tiếp cận <br />
nguồn vốn. Số liệu tại cột (3), pair 6 của bảng 1 cho biết điểm số cho chỉ số này đã <br />
được cải thiện ở vùng duyên hải miền Trung (sai lệch trị số trung bình mean là 0,78) <br />
đạt mức ý nghĩa thống kê 0,001. Sự cải thiện tích cực này cũng đã theo xu hướng <br />
chung của toàn quốc.<br />
Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: Đo lường tính sáng tạo, <br />
sáng suốt của tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc <br />
đưa ra những sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời <br />
đánh giá khả năng hỗ trợ. Số liệu ở cột (3) cũng cho thấy rằng chỉ số thành phần này <br />
đã không được cải thiện tại các tỉnh duyên hải miền Trung từ năm 2005 so với năm <br />
2006. Sự sai lệch trị số trung bình mean là +0,84 với mức ý nghĩa thống kê 0,001. Đây <br />
cũng là xu hướng chung trên phạm vi toàn quốc vì sự sai lệch trị số trung bình mean <br />
về chỉ số này cũng là +0,39 với mức ý nghĩa thống kê là 0,001.<br />
Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân: phản ánh chất lượng và tính <br />
hữu ích của các chính sách cấp tỉnh để phát triển khu vực kinh tế tư nhân như xúc <br />
15<br />
tiến thương mại, cung cấp thông tin pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm đối <br />
tác kinh doanh, cung cấp dịch vụ công nghệ cũng như phát triển các khu và cụm công <br />
nghiệp tại địa phương. Kết quả tại cột (3) của bảng 1 cho thấy chỉ số thành phần <br />
này đã không tăng và có sự thụt lùi trong năm 2006 so với năm 2005. Trong khi đó xu <br />
hướng trên phạm vi toàn quốc lại khá cải thiện trong chính sách khuyến khích phát <br />
triển kinh tế tư nhân.<br />
IV. Kết luận<br />
Kết quả so sánh và kiểm định thống kê cho thấy 11 tỉnh duyên hải miền <br />
Trung đã cải thiện theo xu hướng tích cực các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh <br />
cấp tỉnh. Các cải thiện tích cực này gồm các mặt sau: chi phí gia nhập thị trường, <br />
tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch trong tiếp cận thông <br />
tin, ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước. Những mặt còn gây nên sự trì trệ trong <br />
việc cải thiện môi trường cạnh tranh bao gồm: Chi phí về thời gian để thực hiện các <br />
quy định của nhà nước còn khá lớn, các doanh nghiệp còn phải chịu các chi phí không <br />
chính thức khá cao, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh còn chưa cao. <br />
Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân tại miền Trung còn chưa đủ mạnh. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Malesky E. & Wiebe F. & Ray D. The impact of the provincial competitiveness index <br />
(PCI) 2005. USAID (2006) <br />
2. Romeo Bautista. Agriculturebased development: a SAM perspective on Central <br />
Vietnam, The Developing Economies, XXXIX1 (March 2001) 112–32<br />
3. USAID và VCCI. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2006 <br />
đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh <br />
tế tư nhân. Báo cáo tóm tắt (2006) <br />
4. VNCI và VCCI. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh của <br />
Việt Nam, báo cáo tóm tắt và báo cáo tác động (2006)<br />
5. Niên giám thống kê các năm 2001, 2002, 2003, 2004 và 2005<br />
6. http://www.vnci.org/Xportal/Upload/docs/PCI_2006_Data.xls <br />
7. http://www.vnci.org/Xportal/Upload/docs/PCI%202005%20data.xls <br />
8. http://www.wellesley.edu/Psychology/Psych205/pairttest.html <br />
9. http://www.wellesley.edu/Psychology/Psych205/qqplot.html <br />
<br />
HAS THE COMPETITIVE ENVIRONMENT BEEN IMPROVED IN <br />
THE CENTRAL VIETNAM EMPIRICAL EVIDENCE FROM THE <br />
STATISTICAL TEST OF PROVINCIAL COMPETITIVENESS <br />
INDEX FOR 2005 AND 2006<br />
<br />
15<br />
Thai Thanh Ha<br />
College of Economics, Hue University<br />
SUMMARY<br />
With the statistical analysis and pairsample Ttest of the Vietnam Provincial <br />
Competitiveness Index (PCI) database for 2005 and 2006, this study has found that the Coastal <br />
Central Vietnam has improved its competitiveness environment. Namely: Entry cost, land <br />
access and security of tenure, transparency and access to information, stateowned enterprises <br />
bias. The negative side of the picture that reflects the unimproved competitiveness index <br />
includes: time cost and regulatory compliance, informal charges, and proactivity of the <br />
provincial leaders.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Hình 2. Chỉ số tổng hợp năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và các yếu tố cấu thành của 2005 và 2006<br />
70.0<br />
<br />
66.5<br />
<br />
<br />
<br />
61.1 60.6<br />
60.4<br />
59.7 59.6<br />
60.0<br />
56.8<br />
<br />
56.4 54.9 54.1<br />
53.1<br />
55.3 52.2<br />
51.7 54.4<br />
49.3 50.5<br />
50.0<br />
48.0<br />
47.9<br />
45.3<br />
44.2<br />
42.3<br />
<br />
40.0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
30.0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20.0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10.0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0.0<br />
Hà Tĩnh Thanh Hóa Qu ảng Nam Phú Yên Qu ảng Ngãi TTHuế Nghê An Khánh Hòa Qu ảng Trị Bình Định Qu ảng Bình<br />
Chi phí gia nh ập th ị trường 2005 4.66 4.86 6.23 6.56 5.27 6.31 7.15 6.22 6.48 5.50 5.77<br />
Chi phí gia nh ập th ị trường 2006 7.36 7.83 7.76 8.83 6.73 7.52 7.85 8.23 8.83 7.16 8.02<br />
Tiếp c ận đ ất đai và s ự ổn định trong s ử d ụng đ ất 2005 6.09 5.05 6.22 6.35 5.32 5.56 4.18 6.05 5.76 6.40 6.54<br />
Tiếp c ận đ ất đai và s ự ổn định trong s ử d ụng đ ất 2006 5.93 5.95 5.55 7.03 5.99 4.99 5.56 5.30 5.67 6.86 6.07<br />
Tính minh b ạch và tiếp c ận thông tin 4.52 4.54 4.65 5.84 3.85 4.49 5.55 3.33 4.72 6.04 4.01<br />
Tính minh b ạch và tiếp c ận thông tin 2006 2.86 4.63 4.44 6.09 5.24 5.43 5.78 6.02 4.93 7.97 5.46<br />
Chi phí v ề th ời gian đ ể th ực hiện các quy đ ịnh c ủa Nhà n ước 2005 5.80 7.06 5.23 4.17 5.65 6.48 6.52 5.46 7.22 5.92 6.41<br />
Chi phí v ề th ời gian đ ể th ực hiện các quy đ ịnh c ủa Nhà n ước 2006 4.93 4.73 4.32 2.64 4.42 4.40 5.06 5.37 4.79 4.93 4.05<br />
Chi phí không chính th ức 2005 5.98 6.27 5.04 6.40 5.88 6.32 6.25 6.43 6.89 6.04 5.97<br />
Chi phí không chính th ức 2006 5.05 5.24 5.27 5.35 5.44 5.98 6.29 6.51 6.52 6.88 7.22<br />
Ưu đãi doanh nghiệp nhà nước năm 2005 5.90 5.27 5.92 5.76 5.33 5.15 6.01 5.85 6.51 5.85 5.42<br />
Ưu đãi doanh nghiệp nhà nước năm 2006 6.22 6.79 6.96 6.58 5.79 6.23 6.15 6.36 6.85 7.50 6.17<br />
Tính năng đ ộng và tiên phong c ủa lãnh đ ạo t ỉnh năm 2005 4.62 3.65 7.01 6.72 4.13 5.07 5.61 5.62 5.13 7.11 4.58<br />
Tính năng đ ộng và tiên phong c ủa lãnh đ ạo t ỉnh năm 2006 3.09 3.11 6.61 5.09 2.36 4.63 4.69 5.11 4.26 7.50 3.55<br />
Chính s ách phát triển khu v ực kinh t ế t ư nhân 2005 3.99 4.61 5.26 6.49 4.57 4.68 4.28 6.12 4.12 8.15 3.84<br />
Chính s ách phát triển khu v ực kinh t ế t ư nhân 2006 5.06 4.30 7.03 6.00 3.96 6.93 5.82 5.09 7.35 5.45 5.06<br />
Ch ỉ s ố c ạnh tranh c ấp t ỉnh 2005 51.67 49.29 59.72 60.44 47.99 56.77 59.56 54.08 61.09 60.60 53.07<br />
Ch ỉ s ố c ạnh tranh c ấp t ỉnh 2006 42.35 45.30 56.42 54.93 44.20 50.53 54.43 55.33 52.18 66.49 47.90<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />
Nguồn: Số liệu của VNCI năm 2005 và 2006<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
25<br />
Để có thể đánh giá một cách định lượng nhằm thấy rõ hơn về mặt thống kê sự cải thiện môi <br />
trường đầu tư thông qua các yếu tố cấu thành nên chỉ số năng lực cạnh tranh của các tỉnh duyên hải <br />
miền Trung trong sự so sánh với 64 các tỉnh, thành trên Toàn quốc, nghiên cứu này sự dụng phép kiểm <br />
định thống kê mẫu theo cặp Paired Sample ttest. Trước khi thực hiện kiểm định thống kê mẫu theo các <br />
cặp (pairsample ttest) thì các biến số cần phải đảm bảo tuân theo phân phối chuẩn [8]. Phép kiểm <br />
định phân phối chuẩn đối với cơ sở dữ liệu bằng phần mềm SPSS cho thấy tiêu chuẩn này hoàn toàn <br />
thỏa mãn vì biểu đồ QQ cho thấy các số liệu thực tế đều nằm xung quanh đường thẳng phân phối <br />
chuẩn [9]. Vì vậy các biến số cấu thành chỉ số năng lực cạnh tranh hoàn toàn thỏa mãn điều kiện cho <br />
phép kiểm định thống kê mẫu theo cặp. Kết quả được trình bày tại bảng 1 cho thấy tại 11 tỉnh miền <br />
Trung các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh tổng hợp đã có sự cải thiện.<br />
Chi phí gia nhập thị trường: đo thời gian của một doanh nghiệp cần để đăng ký kinh doanh, xin <br />
cấp đất, và nhận được mọi loại giấy phép và thực hiện tất cả các thủ tục để bắt đầu tiến hành kinh <br />
doanh, Đối với các tỉnh duyên hải miền Trung thì yếu tố này được cải thiện năm qua hai năm vì sự <br />
khác biệt tại cột (3) trong bảng 1 là 1,92 và đạt mức ý nghĩa thống kê. Sự cải thiện tích cực này hòan <br />
toàn phù hợp với xu hướng chung của toàn quốc.<br />
Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất : đo lường việc tiếp cận đất đai có dễ dàng <br />
không và khi có đất rồi thì doanh nghiệp có được đảm bảo về sự ổn định trong sử dụng đất hay <br />
không? Kết quả kiểm định pairedsample ttest cho thấy sự khác biệt về mean của năm 2005 so với <br />
2006 là (0,12) cho thấy có sự thay đổi về yếu tố này, trong khi đó xu hướng trên phạm vi toàn quốc là <br />
theo chiều hướng ngược lại (+0,08). Tuy nhiên sự khác biệt này không đạt mức ý nghĩa thống kê, nên <br />
không có cơ sở để nói chắc rằng sự thay đổi tích cực này là hoàn toàn chắc chắn đối với các tỉnh duyên <br />
hải miền Trung.<br />
Tính minh bạch và tiếp cận thông tin: đánh giá khả năng mà doanh nghịêp có thể tiếp cận <br />
những kế hoạch và văn bản pháp lý cần thiết cho họat động kinh doanh cũng như tính sẵn có của các <br />
tài liệu văn bản này có dễ dàng cho doanh nghịêp tiếp cận hay không. Số liệu tại cột (3) bảng 1 đối <br />
với pair 3 cho thấy có sự thay đổi về điểm số cho các tỉnh miền duyên hải miền Trung nhưng không <br />
đạt mức ý nghĩa thống kê, do đó ta hoàn toàn không chắc chắn là sự cải thiện này là thực sự hay không. <br />
Trong khi đó thì yếu tố này trên phạm vi toàn quốc cho thấy hoàn toàn đạt mức ý nghĩa thống kê và <br />
theo chiều hướng cải thiện tích cực.<br />
Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước : đo lường thời gian mà các doanh <br />
nghiệp phải tiêu tốn khi chấp hành các thủ tục hành chính, cũng như mức độ thường xuyên và thời <br />
gian doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh để các cơ quan nhà nước của tỉnh thực hiện thanh kiểm <br />
tra. Số liệu tại cột (3) của bảng 1 đối với pair 4 cho thấy các tỉnh duyên hải miền Trung và toàn quốc <br />
đã không có sự cải thiện về chỉ số cấu thành năng lực cạnh tranh này, và có xu hướng đi xuống và đạt <br />
mức ý nghĩa thống kê 0,001. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh <br />
nói chung.<br />
Chi phí không chính thức: đo lường mức chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả và <br />
những trở ngại do những chi phí này gây nên đối với họat động kinh doanh của doanh nghịêp. Việc trả <br />
những chi phí không chính thức như vậy có đem lại kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi không và liệu <br />
có phải các cán bộ nhà nước. Số liệu tại cột (3) của bảng 1 cho thấy dường như chỉ số này đã giảm đi <br />
trong năm 2006 so với năm 2005 (sai lệch trị số trung bình mean là +0,16), và điều này đã ảnh hưởng <br />
đến điểm số về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vùng duyên hải miền Trung. Trong khi đó toàn quốc <br />
thì chỉ số này lại được cải thiện (sai lệch trị số trung bình mean là 0,03).<br />
26<br />
Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước: chỉ số thành phần này đánh giá tình hình cạnh tranh <br />
của các doanh nghiệp tư nhân do ảnh hưởng từ sự ưu đãi các doanh nghiệp nhà nước và các doanh <br />
nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa của chính quyền cấp tỉnh, thể hiện dưới dạng các ưu đãi cụ thể, <br />
phân biệt về chính sách và tiệc tiếp cận nguồn vốn. Số liệu tại cột (3), pair 6 của bảng 1 cho biết <br />
điểm số cho chỉ số này đã được cải thiện ở vùng duyên hải miền Trung (sai lệch trị số trung bình mean <br />
là 0,78) đạt mức ý nghĩa thống kê 0,001. Sự cải thiện này tích cực này cũng đã theo xu hướng chung <br />
của toàn quốc.<br />
Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của tỉnh <br />
trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra những sáng kiến riêng nhằm <br />
phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ. Số liệu ở cột (3) cũng cho thấy <br />
rằng chỉ số thành phần này đã không được cải thiện tại các tỉnh duyên hải miền Trung từ năm 2005 so <br />
với năm 2006. Sự sai lệch trị số trung bình mean là +0,84 với mức ý nghĩa thống kê 0,001. Đây cũng là <br />
xu hướng chung trên phạm vi toàn quốc vì sự sai lệch trị số trung bình mean về chỉ số này cũng là <br />
+0,39 với mức ý nghĩa thống kê là 0,001.<br />
Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân: phản ánh chất lượng và tính hữu ích của các <br />
chính sách cấp tỉnh để phát triển khu vực kinh tế tư nhân như xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin <br />
pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, cung cấp dịch vụ công nghệ cũng như <br />
phát triển các khu và cụm công nghiệp tại địa phương. Kết quả tại cột (3) của bảng 1 cho thấy chỉ số <br />
thành phần này đã không tăng và có sự thụt lùi trong năm 2006 so với năm 2005. Trong khi đó xu <br />
hướng trên phạm vi toàn quốc lại khá cải thiện trong chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư <br />
nhân.<br />
IV. Kết luận<br />
Kết quả so sánh và kiểm định thống kê cho thấy 11 tỉnh duyên hải miền Trung đã cải thiện theo <br />
xu hướng tích cực các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Các cải thiện tích cực này gồm <br />
các mặt sau: chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch <br />
trong tiếp cận thông tin, ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước. Những mặt còn gây nên sự trì trệ trong <br />
việc cải thiện môi trường cạnh tranh bao gồm: Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của nhà <br />
nước còn khá lớn, các doanh nghiệp còn phải chịu các chi phí không chính thức khá cao, tính năng động <br />
và tiên phong của lãnh đạo tỉnh còn chưa cao. Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân tại miền <br />
Trung còn chưa đủ mạnh. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHảO<br />
<br />
10. Malesky E. & Wiebe F. & Ray D. (2006) “The impact of the provincial competitiveness index (PCI) <br />
2005”. USAID<br />
11. Romeo Bautista “Agriculturebased development: a SAM perspective on Central Vietnam”, The <br />
Developing Economies, XXXIX1 (March 2001): 112–32<br />
12. USAID và VCCI (2006) “ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2006đánh giá chất <br />
lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân”. Báo cáo tóm tắt.<br />
13. VNCI và VCCI (2006)” Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh của Việt Nam, <br />
báo cáo tóm tắt và báo cáo tác động” <br />
14. Niên giám thống kê các năm 2001, 2002, 2003, 2004 và 2005<br />
27<br />
15. http://www.vnci.org/Xportal/Upload/docs/PCI_2006_Data.xls <br />
16. http://www.vnci.org/Xportal/Upload/docs/PCI%202005%20data.xls <br />
17. http://www.wellesley.edu/Psychology/Psych205/pairttest.html <br />
18. http://www.wellesley.edu/Psychology/Psych205/qqplot.html <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
28<br />
HAS THE COMPETITIVE ENVIRONMENT BEEN IMPROVED IN CENTRAL <br />
VIETNAM EMPIRICAL EVIDENCE FROM THE STATISTICAL TEST OF <br />
PROVINCIAL COMPETITIVENESS INDEX FOR 2005 AND 2006<br />
Thai Thanh Ha<br />
College of Economics, Hue University<br />
SUMMARY<br />
With the statistical analysis and pairsample ttest of the Vietnam Provincial Competitiveness Index (PCI) <br />
database for 2005 and 2006, this study has found that the coastal central Vietnam has improved its competitiveness <br />
environment. Namely: Entry cost; land access and security of tenure; transparency and access to information; <br />
stateowned enterprises bias. The negative side of the picture that reflects the unimproved competitiveness index <br />
includes: time cost and regulatory compliance; informal charges; and proactivity of the provincial leaders.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
29<br />