intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá sử dụng thuốc theo khuyến cáo điều trị ở bệnh nhân hội chứng vành cấp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định việc sử dụng thuốc theo khuyến cáo điều trị đối với 4 nhóm thuốc chính: thuốc chống kết tập tiểu, thuốc chẹn thụ thể beta giao cảm (BB), thuốc ức chế men chuyển/thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (ACEi/ARB) và statin tại thời điểm xuất viện và sự liên quan giữa nguy cơ tử vong theo thang điểm GRACE với việc sử dụng thuốc theo khuyến cáo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá sử dụng thuốc theo khuyến cáo điều trị ở bệnh nhân hội chứng vành cấp

  1. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG THUỐC THEO KHUYẾN CÁO ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP Nguyễn Hương Thảo* , Võ Thị Bích Phượng*, Huỳnh Ngọc Hoàn Mỹ**, Mai Trần Khánh Linh***, Nguyễn Thắng** TÓMTẮT Đặt vấn đề: Hội chứng vành cấp (HCVC) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới và việc điều trị thường phải kết hợp rất nhiều thuốc, đó cũng là một thách thức cho các chuyên gia y tế. Mục tiêu: Xác định việc sử dụng thuốc theo khuyến cáo điều trị đối với 4 nhóm thuốc chính: thuốc chống kết tập tiểu, thuốc chẹn thụ thể beta giao cảm (BB), thuốc ức chế men chuyển/thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (ACEi/ARB) và statin tại thời điểm xuất viện và sự liên quan giữa nguy cơ tử vong theo thang điểm GRACE với việc sử dụng thuốc theo khuyến cáo. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành thu thập hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân HCVC tại các bệnh viện Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá việc sử dụng 4 nhóm thuốc chính dựa vào các chỉ số kê đơn. Hồi quy logistic đa biến được dùng để xác định sự liên quan giữa nguy cơ và việc sử dụng thuốc theo khuyến cáo. Kết quả: Tại thời điểm xuất viện, tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định thuốc chống kết tập tiểu cầu là 98,7%, ACEi/ARB là 95,5%, statin là 95,7%, BB là 70,0% và chỉ có 67,7% bệnh nhân được sử dụng đầy đủ 4 nhóm thuốc chính. Bên cạnh đó, việc chỉ định đầy đủ 4 nhóm thuốc chính giữa các nhóm nguy cơ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,03). Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định thuốc theo khuyến cáo điều trị là khá cao, nhất là thuốc chống kết tập tiểu cầu và thấp nhất là BB. Hiện nay có nhiều bằng chứng chỉ rõ lợi ích vượt trội nguy cơ trong việc chỉ định nhóm BB cho bệnh nhân HCVC, vì thế bác sĩ có thể cân nhắc kê thuốc này cho những bệnh nhân đã loại trừ chống chỉ định. Từ khóa: hội chứng vành cấp, nguy cơ tử vong, khuyến cáo điều trị, thang điểm GRACE ABSTRACT EVALUATION OF MEDICATION USE ACCORDING TO GUIDELINES IN PATIENTS WITH ACUTE CORONARY SYNDROME Nguyen Huong Thao, Vo Thi Bich Phuong, Huynh Ngoc Hoan My, Mai Tran Khanh Linh, Nguyen Thang * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 2 - 2020: 153 - 158 Background: Acute coronary syndrome (ACS) is one of the leading causes of death in the world and treatment often requires a combination of drugs, which is also a challenge for medical experts. Objectives: To determine medication use according to guidelines of four main medications including antiplatelet, beta blocker (BB), angiotensin-converting enzyme inhibitor/ angiotensin receptor blocker (ACEi/ARB) and statin at discharge, and association between the risk of death (based on GRACE risk score) and the use of medications adhered to guidelines. * Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh ** Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ ***Trung tâm Y tế Thị xã Tân Uyên, Bình Dương Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Hương Thảo ĐT: 0918177254 Email: thao.nh@ump.edu.vn B – Khoa học Dược 153
  2. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Materials and methods: We collected data from medical records of patients with ACS in Can Tho City and Ho Chi Minh City and evaluated the use of four main medications using prescribing indicators. Multivariate logistic regression was used to determine the association between risk groups and medication use in accordance with guidelines. Results: At discharge, results of prescribing indicators were: antiplatelet (98.7%), ACEi / ARB (95.5%), statin (95.7%), BB (70.0%) and only 67.7% of patients were indicated a combination of all the medications. In addition, the prescribing the combination among risk groups was significantly different (p = 0.03). Conclusions: The rates of patients prescribed with guideline-recommended medications were quite high, particularly antiplatelet. BB was indicated with the lowest rate. There is sufficient evidence proving the benefits of BB greater than its risks, so physician should consider prescribing BB to ACS patients who have no contraindications. Keywords: acute coronary syndrome, risk of death, guidelines, GRACE risk score ĐẶTVẤNĐỀ khuyến cáo điều trị đối với 4 nhóm thuốc chính (chống kết tập tiểu cầu, BB, ACEi/ARB và statin) Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới tại thời điểm xuất viện và sự liên quan giữa nguy năm 2015, ước tính khoảng 17,7 triệu người tử cơ tử vong của bệnh nhân (theo thang điểm vong vì bệnh lý tim mạch trên toàn cầu, chiếm GRACE) với việc sử dụng thuốc theo khuyến 31% các trường hợp tử vong do tất cả các cáo điều trị. nguyên nhân. Trong số các trường hợp tử vong do bệnh lý tim mạch, có hơn phân nửa ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU số ca tử vong do HCVC. Đến năm 2018, HCVC Đối tượng nghiên cứu vẫn là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu Tất cả bệnh nhân có chẩn đoán xuất viện là gây ra tử vong trên toàn cầu, đặc biệt đây HCVC bao gồm đau thắt ngực không ổn định, cũng là nguyên nhân gây ra tử vong cao nhồi máu cơ tim (NMCT có ST chênh lên và không chỉ ở các nước có thu nhập thấp đến NMCT không ST chênh lên) hoặc nhồi máu cơ trung bình mà còn ở các nước có thu nhập tim tiến triển trong khoảng thời gian từ tháng cao(1,2) . 01/2015 đến tháng 10/2015 tại Cần Thơ và thành Các bệnh nhân HCVC cần được điều trị kịp phố Hồ Chí Minh và có thông tin sống còn trong thời và việc điều trị cần dựa vào các hướng vòng 1 năm sau xuất viện. dẫn/khuyến cáo trong và ngoài nước. Theo Phương pháp nghiên cứu hướng dẫn/khuyến cáo của Hội Tim Mạch Học Thiết kế nghiên cứu Việt Nam, Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ, Hiệp hội Tim Mạch Châu Âu các thuốc/nhóm thuốc chính Đoàn hệ tiến cứu. được sử dụng cho bệnh nhân HCVC khi xuất Cỡ mẫu viện để phòng ngừa biến cố thứ phát bao gồm Tất cả bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn và thuốc chống kết tập tiểu cầu, BB, ACEi/ARB và loại trừ mẫu. statin(3-8). Việc sử dụng riêng biệt từng nhóm Phương pháp thuốc giúp làm giảm các biến cố tim mạch Việc sử dụng 4 nhóm thuốc chính (chống kết khoảng 25% và khi kết hợp hợp lý các nhóm tập tiểu cầu, BB, ACEi/ARB và statin) tại thời thuốc với nhau thì tỷ lệ này tăng lên 67 – 75%(9). điểm xuất viện được đánh giá dựa vào 5 chỉ số kê Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu khảo sát sự đơn (chống kết tập tiểu cầu, BB, ACEi/ARB, statin, liên quan giữa nguy cơ của bệnh nhân và sử đầy đủ 4 nhóm thuốc chính). Các chỉ số kê đơn dụng thuốc theo khuyến cáo vẫn còn hạn chế. Vì này đã được xây dựng từ các nghiên cứu trước đó thế chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu với các dựa trên các khuyến cáo của Hội Tim Mạch Học mục tiêu: Xác định việc sử dụng thuốc theo 154 B – Khoa học Dược
  3. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu Việt Nam (2008), hướng dẫn của Hiệp hội Tim KẾTQUẢ Mạch Hoa Kỳ ACC/AHA (2014) và Hiệp hội Tim Có 455 bệnh nhân được lựa chọn vào nghiên Mạch Châu Âu ESC (2015), hướng dẫn của Hiệp cứu, tuổi trung bình là 67,6 ± 13. hội Tim Mạch Hoa Kỳ ACC/AHA (2013) và Hiệp Các kết quả về đặc điểm bệnh nhân được ghi hội Tim Mạch Châu Âu ESC (2012)(3-8). nhận ở Bảng 1. Chỉ số kê đơn được tính toán dựa theo công thức sau(10): Việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân HCVC tại thời điểm xuất viện được đánh giá bằng chỉ số kê x 100 (%) đơn được trình bày ở Bảng 2. Trong đó: Kết quả sử dụng thuốc cho bệnh nhân HCVC thuộc các nhóm nguy cơ khác nhau được trình Bệnh nhân được chỉ định thích hợp là bệnh bày ở Bảng 3. nhân thực tế đã được chỉ định trong số các bệnh nhân được khuyến cáo. Sự liên quan giữa nguy cơ của bệnh nhân và việc sử dụng thuốc theo khuyến cáo điều trị sau Sử dụng thang điểm GRACE 2.0 để phân khi kiểm soát các yếu tố gây nhiễu được ghi nhận nhóm nguy cơ tử vong của bệnh nhân thành 3 ở Bảng 4. nhóm: nhóm nguy cơ cao, nhóm nguy cơ trung bình và nhóm nguy cơ thấp. Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu (N = 455) Số bệnh Tỷ lệ phần Hồi quy logistic đa biến được sử dụng để xác Đặc điểm nhân trăm (%) định sự liên quan giữa nguy cơ của bệnh nhân và Đặc điểm bệnh nhân việc sử dụng thuốc theo khuyến cáo điều trị. Tuổi ≥ 65 265 58,2 Nam giới 268 58,9 Biến phụ thuộc là các chỉ số kê đơn tại thời Có BHYT 362 79,9 điểm xuất viện, bao gồm “thuốc chống kết tập Số bệnh nhân tử vong 47 10,3 tiểu cầu”, “BB”, “ACEi/ ARB”, “statin”, “đầy đủ 4 Can thiệp ngoại khoa tại bệnh viện nhóm thuốc chính”. Can thiệp ngoại khoa (PCI hoặc 187 41,1 CABG) Biến độc lập gồm “nhóm nguy cơ tử vong Không can thiệp ngoại khoa 268 58,9 theo thang điểm GRACE 2.0”, “giới tính”, “chẩn Chẩn đoán xuất viện đoán xuất viện”, “THA”, “ĐTĐ”, “RLLM”, và ĐTNKÔĐ/NMCT không ST chênh lên 350 76,9 NMCT có ST chênh lên 105 23,1 “can thiệp ngoại khoa tại bệnh viện”. Yếu tố nguy cơ BMV/bệnh lý kèm theo Các biến này được lựa chọn dựa trên các Tăng huyết áp 353 77,6 nghiên cứu trước đó về các yếu tố liên quan đến Rối loạn lipid máu 110 24,2 việc sử dụng thuốc theo khuyến cáo điều trị(11-13) . Đái tháo đường 88 19,3 Suy tim 65 14,3 Xử lý số liệu Suy thận 33 7,3 Dữ liệu được phân tích với phần mềm thống Hút thuốc lá 161 35,4 Phân nhóm nguy cơ tử vong theo điểm nguy cơ GRACE 2.0 kê Statistical Package for the Social Science 22 Nhóm nguy cơ cao 124 27,3 (SPSS 22), MedCalc phiên bản 18.5 và Microsoft Nhóm nguy cơ trung bình 192 42,2 Excel 2010. Nhóm nguy cơ thấp 139 30,5 Đạo đức trong nghiên cứu CABG (Coronary Artery Bypass Grafting - Phẫu thuật bắc Nghiên cứu đã được sự đồng ý của các bệnh cầu mạch vành); ĐTNKÔĐ – Đau thắt ngực không ổn định; GRACE - Global Registry of Acute Coronary Events; viện nơi thực hiện nghiên cứu. Thông tin của NMCT – Nhồi máu cơ tim; PCI (Percutaneous Coronary bệnh nhân hoàn toàn được giữ bí mật và chỉ sử Intervention) – Can thiệp mạch vành qua da dụng vì mục đích nghiên cứu. B – Khoa học Dược 155
  4. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Bảng 2. Kết quả các chỉ số kê đơn Tổng số bệnh nhân thích hợp Tổng số bệnh nhân thích hợp Chỉ số kê Stt Tên chỉ số kê đơn cần được chỉ định (N) thực tế được chỉ định (n) đơn (%) 1 Thuốc chống kết tập tiểu cầu 304 300 98,7 2 Thuốc chẹn thụ thể beta giao cảm 290 203 70,0 Thuốc ức chế men chuyển/thuốc đối 3 443 423 95,5 kháng thụ thể angiotensin II 4 Statin 370 354 95,7 5 Đầy đủ 4 nhóm thuốc chính 158 107 67,7 Bảng 3. Sử dụng thuốc theo khuyến cáo điều trị cho bệnh nhân HCVC theo thang điểm GRACE 2.0 khi xuất viện Nhóm nguy cơ thấp Nhóm nguy cơ trung bình Nhóm nguy cơ cao Stt Tên chỉ số kê đơn p % (n/N) % (n/N) % (n/N) 1 Thuốc chống kết tập tiểu cầu 96,7 (87/90) 99,3 (134/135) 100,0 (79/79) 0,121 2 Thuốc chẹn thụ thể beta giao cảm 70,9 (73/103) 79,0 (98/124) 50,8 (32/63) < 0,001 3 Thuốc ức chế men chuyển/thuốc 94,9 (130/137) 96,8 (183/189) 94,0 (110/117) 0,476 đối kháng thụ thể angiotensin II 4 Statin 95,5 (105/110) 95,6 (151/158) 96,1 (98/102) 0,972 5 Đầy đủ 4 nhóm thuốc chính 66 (35/53) 79,2 (57/72) 45,5 (15/33) 0,030 Bảng 4. Sự liên quan giữa nguy cơ của bệnh nhân và việc sử dụng thuốc theo khuyến cáo điều trị Stt Các chỉ số kê đơn Yếu tố liên quan p OR 95% CI 1 Thuốc chống kết tập tiểu cầu Chưa tìm thấy sự liên quan 2 Thuốc chẹn beta giao cảm Nhóm nguy cơ cao* 0,019 0,451 0,232 – 0,876 Thuốc ức chế men chuyển/thuốc đối 3 Chưa tìm thấy sự liên quan kháng thụ thể angiotensin II 4 Statin Chưa tìm thấy sự liên quan 5 Đầy đủ 4 nhóm thuốc chính Nhóm nguy cơ cao* 0,061 0,419 0,169 – 1,041 (*) Nhóm nguy cơ cao (so với nhóm nguy cơ thấp); (OR: Odds Ratio); (95% CI: 95% Confidence Interval) BÀNLUẬN sánh với các nhóm thuốc khác, thì tỷ lệ chỉ định BB là thấp nhất và việc chỉ định BB giữa các Thuốc chống kết tập tiểu cầu nhóm nguy cơ có sự khác biệt có ý nghĩa thống Hầu hết bệnh nhân HCVC được chỉ định kê (p < 0,001). Cụ thể, nhóm nguy cơ cao được chống kết tập tiểu cầu tại thời điểm xuất viện chỉ định BB ít hơn so với 2 nhóm còn lại (trung (98,7%) và chiếm tỷ lệ cao nhất. Kết quả này bình – thấp). Việc hạn chế chỉ định có thể do sự cũng tương tự với các nghiên cứu của Duong lo ngại của bác sĩ về tác dụng phụ làm chậm ML (2016) 98,8%, Longenecker JC (2012) nhịp tim hay sốc tim, tuy nhiên các nguy cơ này 98,1%(14,15). Chống kết tập tiểu cầu là liệu pháp cơ chỉ có thể xảy ra ở nhóm đối tượng có CCĐ. Kết bản đã được chứng minh là đem lại lợi ích lớn quả từ một bài tổng quan cho thấy BB giúp trong điều trị và phòng ngừa thứ phát HCVC, làm giảm nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch(6) phòng ngừa biến cố tim mạch thứ phát sau do đó tỷ lệ bệnh nhân ở các nhóm nguy cơ được NMCT, đồng thời giảm 23% nguy cơ tử vong chỉ định chống kết tập tiểu cầu rất cao, cụ thể cho bệnh nhân sau HCVC(16). Điều này cho thấy 96,7% cho nhóm nguy cơ thấp và 100% bệnh cần cải thiện hơn nữa việc kê đơn BB cho các nhân nhóm nguy cơ cao. bệnh nhân HCVC không có CCĐ tại thời điểm Thuốc chẹn thụ thể beta giao cảm xuất viện(5). Tại thời điểm xuất viện, tỷ lệ bệnh nhân Thuốc ức chế men chuyển/thuốc đối kháng thụ được chỉ định BB là 70,0%, cao hơn kết quả của thể angiotensin II Duong ML (2016) 52,4%(14), nhưng thấp hơn kết Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định ACEi/ARB quả của Longenecker JC (2013) 79,1%(15). Khi so là 95,5%. Tỷ lệ này cao hơn so với việc chỉ định 156 B – Khoa học Dược
  5. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu BB (70,0%), tương đương statin (95,7%), và ngại về tác dụng phụ của BB. Vì thế để cải thiện thấp hơn chống kết tập tiểu cầu (98,7%). Khi tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định đầy đủ 4 nhóm so sánh với các nghiên cứu trong và ngoài thuốc chính tại thời điểm xuất viện cần phải cải nước, việc sử dụng ACEi/ARB có phần cao thiện việc chỉ định BB, đặc biệt ở nhóm bệnh hơn nghiên cứu của Duong ML (2016) nhân có nguy cơ cao. 91,8%(15), Chew DP (2007) 73% (17). Điều này Với kết quả phân tích hồi quy logistic (Bảng 4), cho thấy có sự tuân thủ tốt trong việc chỉ định nguy cơ của bệnh nhân hầu như ít liên quan đến ACEi/ARB cho bệnh nhân HCVC tại thời điểm việc chỉ định thuốc tại thời điểm xuất viện, ngoại xuất viện trong nghiên cứu này. trừ việc chỉ định BB tại thời điểm xuất viện còn Statin hạn chế và có liên quan đến mức độ nguy cơ của Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định statin tương bệnh nhân. Nhóm bệnh nhân nguy cơ cao ít đối cao (95,7%). Kết quả này tương đồng với kết được chỉ định BB hơn nhóm bệnh nhân nguy cơ quả Duong ML (2016) 94,2%(14). Việc chỉ định thấp (p = 0,019; OR = 0,451; 95% CI: 0,232 – 0,876). statin cho bệnh nhân thuộc các nhóm nguy cơ Tỷ lệ chỉ định BB ở nhóm BN nguy cơ thấp khác nhau là tương tự nhau. Việc sử dụng statin tương đương nhóm nguy cơ trung bình. Điều giúp giảm các biến cố tim mạch bao gồm tử vong này có thể được lý giải do bác sĩ lo ngại rằng các do bệnh mạch vành, tái NMCT, các biến cố mạch nguy cơ của BB vượt trội hơn so với lợi ích mà máu não và tử vong do tất cả các nguyên nhân. thuốc này đem lại cho bệnh nhân. Đây có thể là Statin được khuyến cáo chỉ định cho tất cả bệnh một khó khăn cho bác sĩ khi cân nhắc giữa nhân HCVC và nên được bắt đầu càng sớm sàng những lợi ích và các mối nguy hại tiềm ẩn, đặc tốt(5,18). biệt ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao. Đầy đủ 4 nhóm thuốc chính KẾTLUẬN Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định đầy đủ 4 Tại thời điểm xuất viện, tỷ lệ bệnh nhân nhóm thuốc chính tại thời điểm xuất viện là được sử dụng thuốc theo khuyến cáo điều trị là 67,7%. Kết quả này thấp hơn hẳn so với kết quả khá cao. Việc chỉ định nhóm BB còn hạn chế (đặc sử dụng các nhóm thuốc riêng lẻ, mặc dù đã có biệt là ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao) và chỉ nhiều nghiên cứu chứng minh việc sử dụng đầy có khoảng hai phần ba bệnh nhân được chỉ định đủ 4 nhóm thuốc chính khi xuất viện giúp cải đầy đủ 4 nhóm thuốc chính. Nghiên cứu tiếp thiện hiệu quả điều trị và giảm các biến cố tim theo có thể khảo sát ý kiến bác sĩ về khó mạch của bệnh nhân. Chẳng hạn như kết quả khăn/thuận lợi trong việc sử dụng các nhóm nghiên cứu của Kaufmann CP và cộng sự (2014) theo khuyến cáo (đặc biệt là BB), từ đó, có thể cải cho thấy việc sử dụng riêng biệt từng nhóm thiện việc chỉ định nhóm thuốc này cho bệnh thuốc giúp làm giảm các biến cố tim mạch nhân HCVC. khoảng 25%, nhưng khi kết hợp hợp lý các nhóm TÀILIỆUTHAMKHẢO thuốc với nhau thì tỷ lệ này tăng lên 67 – 75%(9). 1. World Health Organization (2017). World Health Statistics Tuy nhiên, kết quả này vẫn cao hơn so với kết 2017: Monitoring health for the SDGs. URL: quả của Duong ML (2016) 43,6%, Tra J (2015) https://www.who.int/gho/publications/world_health_statistics/ 2017/en/#:~:targetText=World%20Health%20Statistics%202017 49,1%(14,19). Bên cạnh đó, việc chỉ định đầy đủ 4 %20compiles,as%20data%20on%20life%20expectancy (access nhóm thuốc chính giữa các nhóm nguy cơ có sự on 15/7/2019). khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,03). Điểm 2. World Health Organization (2018). The top 10 causes of death: Fact sheets. URL: http://www.who.int/en/news-room/fact- đáng lưu ý là nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao sheets/detail/the-top-10-causes-of-death (access on 15/8/2019). lại ít được chỉ định đầy đủ 4 nhóm thuốc chính 3. Hội Tim Mạch Học Việt Nam (2008). Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa. Nhà Xuất Bản Y hơn so với 2 nhóm còn lại, có lẽ do bác sĩ còn lo Học, TP. Hồ Chí Minh. B – Khoa học Dược 157
  6. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 4. Amsterdam EA, Wenger NK, Brindis RG, Casey DE, et al 14. Duong LM, Nguyen HQ, Nguyen TH (2016). Adherence to (2014). 2014 AHA/ACC guideline for the management of clinical practice guidelines on prescribing for patients with patients with non-ST-elevation acute coronary syndromes. acute coronary syndrome in Vietnamese hospital practice and Circulation, 130(25):e344-426. its association with clinical outcomes. Mahidol Univ J Pharm Sci, 5. Jneid H, Addison D, Bhatt DL, Fonarow GC, et al (2017). 2017 43(3):143-152. AHA/ACC clinical performance and quality measures for 15. Longenecker JC, Alfaddagh A, Zubaid M, Rashed W, et al adults with st-elevation and non-st-elevation myocardial (2013). Adherence to ACC/AHA performance measures for infarction: a report of the american college of myocardial infarction in six Middle-Eastern countries: cardiology/american heart association task force on association with in-hospital mortality and clinical performance measures. J Am Coll Cardiol, 70(16):2048-2090. characteristics. Int J Cardiol, 167(4):1406-1411. 6. Marco R, Carlo P, Collet JP (2016). 2015 ESC Guidelines for the 16. Freemantle N, Cleland J, Young P, Mason J, et al (1999). Beta management of acute coronary syndromes in patients Blockade after myocardial infarction: systematic review and presenting without persistent ST-segment elevation. European meta regression analysis. BMJ, 318(7200):1730-1737. Heart Journal, 37:267-315. 17. Chew DP, Amerena J, Coverdale S, Rankin J, et al (2007). 7. O’Gara PT, Kushner FG, Ascheim DD, Casey DE, et al (2013). Current management of acute coronary syndromes in 2013 ACCF/AHA guideline for the management of ST- Australia: observations from the acute coronary syndromes elevation myocardial infarction. Circulation, 127(4):e362-e425. prospective audit. Intern Med J, 37(11):741-748. 8. Steg PG, James SK, Atar D, Badano LP et al (2012). ESC 18. Ibanez B, James S, Agewall S, Antunes MJ, et al (2018). 2017 Guidelines for the management of acute myocardial infarction ESC Guidelines for the management of acute myocardial in patients presenting with ST-segment elevation. European infarction in patients presenting with ST-segment elevation: Heart Journal, 33(20):2569-2619. The Task Force for the management of acute myocardial 9. Kaufmann CP, Tremp R, Hersberger KE, Lampert ML (2014). infarction in patients presenting with ST-segment elevation of Inappropriate prescribing: a systematic overview of published the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J, assessment tools. Eur J Clin Pharmacol, 70(1):1-11. 39(2):119-177. 10. Đặng Vạn Phước (2006). Bệnh động mạch vành trong 19. Tra J, van der Wulp I, Appelman Y, de Bruijne MC, Wagner C thực hành lâm sàng, pp.13-48. Nhà Xuất Bản Y Học, (2015). Adherence to guidelines for the prescription of TP. Hồ Chí Minh. secondary prevention medication at hospital discharge after 11. Võ Thị Bích Phượng, Nguyễn Thắng, Nguyễn Hương Thảo acute coronary syndrome: a multicentre study. Neth Heart J, (2015). Khảo sát và đánh giá việc điều trị bệnh nhân sau hội 23(4):214–221. chứng vành cấp ở một số bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 19(S3):380-385. 12. Chen HY, Saczynski JS, Lapane KL, et al (2015). Adherence to Ngày nhận bài báo: 22/10/2019 evidence-based secondary prevention pharmacotherapy in Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/10/2019 patients after an acute coronary syndrome: A systematic review. Heart & Lung, 44(4):299-308. Ngày bài báo được đăng: 20/03/2020 13. Roe MT, Peterson ED, Chen A, et al (2006). The influence of risk status on guideline adherence for patients with non-ST- segment elevation acute coronary syndromes. American Heart Journal, 151(6):1205-1213. 158 B – Khoa học Dược
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2