intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tác động WTO đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

41
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nông nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn sản xuất nhỏ, phân tán nên chưa đáp ứng được yêu cầu về sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế. Nguy cơ từ tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trong nước và tình hình cung cầu nông sản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tác động WTO đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG WTO ĐẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ TOÀN CẦU ASSESSMENT THE IMPACT OF WTO ON VIETNAM'S PRODUCTS EXPORT IN THE CONTEXT OF GLOBAL ECONOMIC INTEGRATION Trần Quốc Hùng Phân hiệu Đại học Đà nẵng tại Kon Tum tqhung@kontum.udn.vn; Tóm tắt Nông nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn sản xuất nhỏ, phân tán nên chưa đáp ứng được yêu cầu về sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế. Nguy cơ từ tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trong nước và tình hình cung cầu nông sản. Thị trường đầu ra cho nông sản gặp nhiều khó khăn do các nước trên thế giới đều quay lại tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nên các mặt hàng nông sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu. Trong khi đó, các nước nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đều gia tăng bảo hộ hàng hóa nông sản thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Sau hơn 12 năm là thành viên WTO, mặc dù các tác động của việc gia nhập WTO đến nền kinh tế nói chung và xuất khẩu hàng nông sản nói riêng chưa hẳn đã rõ nét song việc đánh giá các tác động tới xuất khẩu hàng nông sản là cần thiết, đưa ra định hướng phát triển cho xuất khẩu hàng nông sản nước ta phù hợp với các quy định của WTO nhằm xây dựng nền nông nghiệp bền vững và hội nhập quốc tế thành công. Từ khóa: Hội nhập, Nông nghiệp, Nông sản, Xuất khẩu, WTO Abstract Vietnam's agriculture is still mainly small and scattered, so it can’t meet the requirements of large-scale commodity production and high standards from the international market. Risks from impacts of climate change, environment, crop and animals directly affect production and supply and demand of agricultural products. Output markets for agricultural products have many difficulties because countries around the world have returned to focus on investing in agricultural development, so Vietnam's agricultural products have to stiff competition in export. Meanwhile, major agricultural importing countries of Vietnam such as the United State, EU, China, Japan, Korea, and China... all increased protection of agricultural products through quality management standards and food safety, traceability required. After more than 12 years of being a member of the WTO, although the impacts of WTO accession on the economy in general and the export of agricultural products in particular are not necessarily clear, the assessment of the impacts on agricultural exports It is necessary to set up development orientations for our country's agricultural product export in accordance with WTO regulations in order to build a sustainable agriculture and successful international integration. Keyword: Integration, Agriculture, Products, Export, World Trade Orginazition. 1. Giới thiệu Trở thành thành viên của WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, phát triển xuất khẩu song cũng đòi hỏi Việt Nam phải tiến hành cải cách và tự do hoá thương mại, bên cạnh đó còn phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt cả trong nước và trên thị trường quốc tế. Đối với mỗi quốc gia, nông nghiệp là một khu vực địa kinh tế không chỉ nuôi sống cư dân nông thôn mà còn cung cấp lương thực, thực phẩm cho cư dân thành thị, là thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp. Thu nhập từ xuất khẩu nông sản cũng là nguồn thu ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu các hàng hoá khác cho nền kinh tế. Với các nước nghèo và đang phát triển thì nông nghiệp là lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của đa số nhân dân vì phần lớn dân cư những nước này đang sống ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Trong khi đó, hầu hết các nước phát triển cũng đều có những chính sách nhất định để bảo vệ sản xuất và xuất khẩu nông sản của họ để bảo đảm an ninh lương thực và ổn định xã hội. 557
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Gia nhập WTO đánh dấu sự thâm nhập thị trường sâu rộng, trong đó có các mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, bối cảnh hội nhập kinh tế đa phương có nhiều yếu tố bất lợi. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn tới suy giảm tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư ở bình diện thế giới và không ít đối tác chủ chốt của nước ta. Biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ nổi lên ở một số nơi, đặc biệt là từ nửa cuối năm 2016; Chương trình nghị sự phát triển Đô-ha vẫn còn bế tắc đã tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản nói riêng và hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Nội dung bài viết tập trung vào phân tích tác động đến hoạt động xuất khẩu nông sản, cơ hội và thách thức, những tác động của kinh tế thế giới, những biến động của một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam khi gia nhập WTO. Từ đó, đề xuất những khuyến nghị trong hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. 2. Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu nông sản Việt Nam khi gia nhập WTO 2.1. Cơ hội - Việt Nam gia nhập WTO sẽ tăng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, trên sân chơi lớn toàn cầu. Thị trường của 150 nước và hơn nữa sẽ là lý tưởng cho hàng hóa của ta đi vào, trong đó có các mặt hàng nông sản - một lợi thế của nước ta. - Hàng hóa nông sản Việt Nam đang bị phân biệt đối xử, khi gia nhập WTO những phân biệt đối xử đó mới được dỡ bỏ khi gia nhập WTO. - Có điều kiện chủ động tham gia chính sách thương mại toàn cầu, quyền bình đẳng và dễ thực thi các hoạt động đàm phán, giải quyết tranh chấp thương mại. - Gia nhập WTO chúng ta sẽ có hệ thống luật pháp minh bạch, rõ ràng, dễ dự đoán thu hút các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài. Đây là cơ hội và cũng là áp lực để Việt Nam xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế và rõ ràng, minh bạch. - Trong đàm phán cả vấn đề nông nghiệp, xu hướng chung là tất cả các nước đều phải bỏ trợ cấp xuất khẩu khi gia nhập, nước ta cũng phải chấp nhận xu hướng này. Không trợ cấp vào xuất khẩu nhưng hỗ trợ cho chuyển dịch cơ cấu, khoa học công nghệ, khuyến nông, đào tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng… Đó sẽ là cơ hội tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững hơn. 2.2. Nhiều thách thức cho hoạt động xuất khẩu nông sản - Khi mở cửa thị trường, các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sẽ bộc lộ những hạn chế và yếu kém, chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt. Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước và nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài. - Thách thức hết sức gay gắt về vấn đề tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo Hiệp định TBT và SPS. Mức tiêu chuẩn chất lượng thấp làm cho nông sản nước ta không xuất khẩu sang các thị trường đòi hỏi mức tiêu chuẩn cao, ngược lại các hàng hoá tiêu chuẩn thấp của các nước lại tràn vào nước ta, ta không có hàng rào tiêu chuẩn để bảo vệ. Đây sẽ là thách thức lớn cho nông sản Việt Nam. - Nguồn vốn đầu tư đối với nông nghiệp ít, vì thông thường dòng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp. Những vùng đất thuận lợi cho nông nghiệp lại chuyển sang cho các ngành nghề khác, hạ tầng cơ sở nông nghiệp xuống cấp, khó khăn trong hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp. - Doanh nghiệp Việt Nam tuy có số lượng rất đông (230 nghìn doanh nghiệp) nhưng phần lớn là nhỏ và vừa, cho nên năng lực cạnh tranh kém. Các doanh nghiệp Việt Nam năng động và cũng rất linh hoạt khi môi trường kinh doanh thay đổi, nhưng lại bị hạn chế bởi vốn, công nghệ và năng lực, đồng thời thiếu sự hợp tác liên kết. 558
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 - Quá trình hội nhập kinh tế thế giới tác động và đưa lại lợi ích không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Vấn đề này sẽ hết sức quan trọng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn. Bởi vì nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn cả khi thực hiện cam kết cắt giảm thuế nông sản, nông nghiệp vẫn là lĩnh vực bị sức ép cạnh tranh khá lớn, nhất là trong điều kiện nông nghiệp nước ta vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán, công nghệ lạc hậu, năng suất kém, chất lượng sản phẩm không cao. - Hiểu biết các quy định và sử dụng các công cụ WTO cho phép để bảo vệ nông nghiệp nước ta còn thấp. Các công cụ đó là các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, các ưu đãi giành cho các nước đang phát triển. Bảng 1: Tỷ lệ áp dụng các biện pháp phi thuế quan của các nước, tính theo % Chia theo các nước nghiên cứu Sản phẩm Trung Nhật Hàn Ấn Việt Thái Malay Phili- Mỹ Quốc Bản Quốc Độ Nam Lan sia ppin Cho tất cả sản phẩm 7,62 5,61 2,37 34,66 1,03 1,82 2,54 1,68 5,08 Riêng nông sản 7,30 7,69 10,76 42,24 0,61 3,35 3,53 0,76 4,56 Nguồn: UNCTAD - Nông sản nước ta phải cạnh tranh khá gay gắt với chính các nước trong khu vực. Nông nghiệp nước ta với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc có tính tương đồng khá cao, nhưng các nước đó lại đi trước chúng ta về kinh nghiệm trong nền kinh tế thị trường, có trình độ khoa học công nghệ phát triển hơn… 3. Tình hình xuất khẩu nông sản, đánh giá tác động đến kinh tế và xuất khẩu nông sản của Việt Nam khi gia nhập WTO 3.1. Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam khi gia nhập WTO Theo Bộ Công Thương, 2011-2018 là giai đoạn tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. Trong đó, tăng trưởng xuất khẩu vượt mục tiêu đề ra, góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Xuất khẩu trong 8 năm tăng gấp 2,51 lần (từ 96,91 tỷ USD năm 2011 lên 243,48 tỷ USD vào năm 2018). Việt Nam đã nhanh chóng cải thiện vị thế trên bản đồ xuất nhập khẩu thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nếu như năm 2007, Việt Nam đứng thứ 50 thì đến năm 2017, đã vươn lên vị trí thứ 27 về xuất khẩu. Với kết quả ấn tượng của xuất nhập khẩu trong năm 2018, thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục được cải thiện trên bảng xếp hạng, giữ vững vị trí trong số những quốc gia có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất. Xét về quy mô thị trường xuất khẩu, nếu năm 2011, Việt Nam chỉ có 24 thị trường xuất khẩu, đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (trong đó có 3 thị trường trên 10 tỷ USD) thì đến năm 2018, có 31 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (trong đó, 4 thị trường đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD, 7 thị trường trên 5 tỷ USD). 3.1.1. Tổng quan xuất khẩu nông sản Năm 2018, 3 mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nông sản đạt mức tăng trưởng dương so với năm 2017 là: rau quả đạt 3,81 tỷ USD, tăng 8,8%; cà phê đạt 1,88 triệu tấn, trị giá đạt 3,54 tỷ USD, tăng 19,9% về lượng và 1,1% về trị giá; gạo đạt 6,12 triệu tấn, trị giá đạt 3,06 tỷ USD, tăng 5,1% về lượng và tăng 16,3% về trị giá. Năm 2018, 5 mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nông sản có kim ngạch giảm so với năm 2017 là: hạt điều đạt 373 nghìn tấn, trị giá đạt 3,37 tỷ USD, tăng 5,9% về lượng nhưng giảm 4,2% về trị giá; cao su đạt 1,56 triệu tấn, trị giá đạt 2,09 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng nhưng giảm 7,0% về trị giá; sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 2,43 triệu tấn, trị giá đạt 958 triệu USD, giảm 38,0% về lượng và giảm 7,1% về trị giá; hạt tiêu đạt 233 nghìn tấn, trị giá đạt 759 triệu USD, tăng 8,3% về lượng nhưng giảm 32,1% về trị giá và chè đạt 127 nghìn tấn, trị giá đạt 218 triệu 559
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 USD, giảm 8,6% về lượng và giảm 4,1% về trị giá. Tuy số lượng mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng ít hơn so với số lượng các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm nhưng các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng đều là các mặt hàng nằm trong top 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Riêng 3 mặt hàng này đã đóng góp gần 1 tỷ USD vào mức tăng kim ngạch xuất khẩu. Bảng 2: Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực Việt Nam năm 2018 Sản lượng Giá trị xuất khẩu Giá xuất khẩu bình Mặt hàng (triệu tấn) (triệu USD) quân (USD/tấn) Gạo 6,12 3.060 450 Cà phê 1,88 3.540 1.883 Chè 0,127 217,8 1.710,7 Cao su 1,56 2.090 1.338 Hồ tiêu 0,233 759 3.260 Hạt điều 0,355 3.370 9.061 Rau quả 10 3.810 - Sắn và sản phẩm từ sắn 2,43 958 394,4 Tổng cộng 22,705 17.804,8 - Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018 3.1.2. Tổng quan về các thị trường Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm nông sản, thủy sản Việt Nam lần lượt là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Asean, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản, thủy sản của Việt Nam sang 6 thị trường này trong năm 2018 đạt 20,31 tỷ USD, chiếm 76,4% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản, thủy sản của cả nước. Trong đó: - Thị trường Trung Quốc: Xuất khẩu nông sản, thủy sản năm 2018 sang Trung Quốc đạt 7,26 tỷ USD, giảm 5,5% so với năm 2017 với các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn đều ghi nhận sụt giảm như: gạo, thủy sản, cao su, sắn, hạt điều. Rau quả trở thành mặt hàng nông sản lớn nhất xuất khẩu sang Trung Quốc với kim ngạch 2,78 tỷ USD, tăng 5,1%. - Thị trường EU: EU là thị trường xuất khẩu nông sản, thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 3,96 tỷ USD, giảm 5,2% so với năm 2017. Những mặt hàng ghi nhận xuất khẩu tăng là gạo, rau quả, thủy sản, chè. Trong khi đó, xuất khẩu giảm do giảm mạnh ở mặt hàng hạt tiêu, hạt điều và cao su. - Thị trường Hoa Kỳ: Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang Hoa Kỳ năm 2018 đạt 3,54 tỷ USD, tăng 3,1% so với năm 2017. Đây là thị trường đứng đầu của Việt Nam về xuất khẩu hồ tiêu, đứng thứ 2 về cà phê, thủy sản. - Thị trường ASEAN: Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang ASEAN năm 2018 đạt 2,64 tỷ USD, tăng 42,7%, trong đó các mặt hàng có tăng trưởng xuất khẩu là thủy sản, gạo, rau quả, chè, cà phê. Trong đó, xuất khẩu gạo đạt mức tăng trưởng cao nhất với mức tăng 118,5% nhờ tăng trưởng mạnh ở thị trường Indonesia và Philippines. - Thị trường Nhật Bản: Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang Nhật Bản năm 2018 đạt 1,77 tỷ USD, tăng 2,2% so với năm 2017, trong đó xuất khẩu lớn nhất là thủy sản đạt 1,39 tỷ USD, tăng 6,4%. - Thị trường Hàn Quốc: Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang thị trường Hàn Quốc năm 2018 đạt 1,15 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm 2017. Thời gian tới, các mặt hàng nông sản dư địa thúc đẩy xuất khẩu gồm rau quả chế biến, cà phê, cao su, hạt điều. 3.2. Đánh giá tác động kinh tế Việt Nam và xuất khẩu nông sản khi gia nhập WTO. Để đánh giá một cách toàn diện các tác động có thể có đối với nền kinh tế Việt Nam khi Việt Nam thực hiện lộ trình giảm thuế theo cam kết gia nhập WTO. Các chuyên gia của Viện Chiến lược Phát triển (DSI), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hợp tác với các chuyên gia của Trung tâm Thông tin và 560
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Dự báo Cộng hòa Pháp (CEPII) ứng dụng mô hình MIRAGE (Mô hình phân tích quan hệ quốc tế bằng phương pháp cân bằng tổng thể) một mô hình cân bằng tổng quát động đa ngành, đa quốc gia toàn cầu chuyên dùng để phân tích thương mại do CEPII xây dựng và phát triển từ năm 2002. Từ đó cái cái nhìn tổng thể về những tác động khi gia nhập WTO đến kinh tế nói chung và xuất khẩu hàng hóa nông sản nói riêng. Theo nghiên cứu của Viện chiến lược Phát triển về Đánh giá tác động của gia nhập WTO tới nền kinh tế Việt Nam dựa trên sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE). Những kết quả được giới thiệu trong nghiên cứu này thực chất là so sánh kết quả của hai tình huống với nhau. Tình huống thứ nhất mô tả sự thay đổi của Việt Nam đến năm 2020 (A) và tình huống thứ hai thể hiện sự thay đổi về chính sách thương mại với việc gia nhập WTO (B). Do vậy, tác động của việc gia nhập được đánh giá trên cơ sở so sánh với tình huống tham chiếu, đánh giá tác động theo công thức như sau: ự á ự á á độ % 100 ự á Cách tiếp cận này cho phép phân biệt tác động của việc gia nhập với tác động của các hiệp định thương mại đưa vào trong tình huống tham chiếu. Tác động được đánh giá cho năm cuối của giai đoạn, các tính toán từng năm cho thấy sự khác nhau của hai con đường đi đã lựa chọn. Kết quả mô phỏng cho thấy việc Việt Nam gia nhập WTO có tác động hạn chế đến kinh tế thế giới (do mức độ đóng góp của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới còn khiêm tốn) nhưng có tác động tích cực tới nền kinh tế của các đối tác. Trong giai đoạn 2015, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm kim ngạch xuất khẩu thế giới tăng 0,026%, kim ngạch nhập khẩu thế giới tăng 0,027% so với trường hợp không gia nhập WTO. GDP thế giới tăng 0,002% và phúc lợi thế giới tăng 0,003% so với trường hợp không gia nhập WTO so với tình huống tham chiếu. Mặc dù quy mô nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ, nhưng Việt Nam có đóng góp vào xuất khẩu thế giới ở một số mặt hàng như may mặc, giày dép, một số sản phẩm nông nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị từ nước ngoài để sản xuất hàng xuất khẩu cũng như phục vụ tiêu dùng trong nước. Một trong những tác động mong đợi khi hàng rào thuế quan giảm là Việt Nam có khả năng nhập khẩu nhiều hơn. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị đầu vào được nhập khẩu với chi phí thấp hơn làm giảm giá thành sản xuất của các sản phẩm, trong đó có sản phẩm xuất khẩu, điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam và khiến người tiêu dùng nhiều nước được lợi hơn. 3.2.1. Tác động đến phúc lợi Gia tăng hiệu quả phân phối… 1.22 Gia tăng thu từ tích lũy vốn 0.23 Gia tăng thu từ cung đất đai 0.01 Gia tăng các lợi ích khác 0.12 Gia tăng thu từ thuế hạn ngạch 0.00 Gia tăng lợi ích từ tỷ giá… -0.61 0.97 Phúc lợi -1.00 -0.50 0.00 0.50 1.00 1.50 Hình 1: Đóng góp của các yếu tố vào tăng phúc lợi năm 2015 sau khi gia nhập WTO Nguồn: MIRAGE 561
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Kết quả mô phỏng từ mô hình cho thấy, phúc lợi của Việt Nam sẽ gia tăng khoảng 0,97% (tương đương 558 triệu USD) do yếu tố gia nhập. Phúc lợi của người dân được nâng cao do nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân chủ yếu là tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả tích lũy vốn đầu tư sau khi gia nhập WTO. Hai yếu tố này làm phúc lợi của Việt Nam tăng 1,45%. Tuy nhiên, kết quả của mô hình cũng cho thấy việc gia nhập WTO sẽ có nguy cơ tác động xấu đến tỷ giá thương mại (terms of trade) và sự suy giảm tỷ giá thương mại là nhân tố quan trọng nhất làm giảm lợi ích gia nhập WTO của Việt Nam (hình 1). 3.2.2. Tác động đến GDP và xuất nhập khẩu Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế được mở rộng sẽ có tác động tích cực đến GDP. Đến năm 2015, theo kết quả mô phỏng, GDP của Việt Nam tăng thêm khoảng 2,37% (tương đương 17 tỷ USD) so với trường hợp Việt Nam không gia nhập WTO. Bảng 3: Tác động của gia nhập WTO tới năng suất các yếu tố sản xuất Biến động của biến (%) 2008 2010 2012 2015 Tỷ giá hối đoái hiệu quả -0,05 0,10 0,15 0,25 Tỷ suất lợi nhuận thực của vốn 2,41 3,44 3,72 3,76 Tỷ suất lợi nhuận thực của đất 0,66 0,52 0,43 0,35 Tỷ suất lợi nhuận thực của tài nguyên 0,43 0,02 -0,19 -0,45 Nguồn: MIRAGE Xét hoạt động sản xuất, tốc độ tăng GDP ở kịch bản gia nhập WTO cao hơn kịch bản không gia nhập WTO. Nguyên nhân chủ yếu là các nguồn lực được huy động và sử dụng có hiệu quả hơn do giảm bảo hộ và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Khi hàng rào bảo hộ bị cắt giảm, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt hơn không chỉ từ các doanh nghiệp trong nước mà còn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao cuối cùng sẽ tồn tại và phát triển trong khi các doanh nghiệp kém cạnh tranh sẽ phải rút khỏi thị trường. Do đó, các nguồn lực trong nền kinh tế, bị điều tiết bởi các quy luật kinh tế thị trường, sẽ chảy vào những khu vực, những ngành, ở đó nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả hơn, và ngược lại, rút ra khỏi những ngành hay lĩnh vực kém hiệu quả. Do đó chúng ta thấy rằng việc gia nhập WTO đã làm cho tỷ suất lợi nhuận thực/vốn tăng khoảng 3,76% năm 2015 so với trường hợp Việt Nam không gia nhập WTO. Tỷ suất sinh lời từ vốn tăng sẽ làm cho môi trường đầu tư ở Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Kết quả này đã lý giải một phần nguyên nhân khiến cho luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam tăng mạnh sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO. Ngoài ra, đây cũng là một tín hiệu tích cực đối với nỗ lực cải thiện chất lượng tăng trưởng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tỷ suất sinh lời từ đất cũng gia tăng nhờ việc gia nhập WTO, với tác động trong ngắn và trung hạn mạnh hơn trong dài hạn. Đến năm 2015, tỷ suất sinh lời từ đất tăng 0,35% so với trường hợp không gia nhập WTO. 3.2.3. Tác động đến ngân sách và tỷ giá thương mại Bảng 4: Tác động của gia nhập WTO tới phía cầu của GDP Biến động của biến (%) 2008 2010 2012 2015 Kim ngạch xuất khẩu 4,79 5,96 6,35 6,33 Kim ngạch nhập khẩu 3,10 4,00 4,46 4,63 Tỷ giá hối đoái thực tế -0,05 0,10 0,15 0,25 Thu thuế nhập khẩu (%GDP) -0,70 -0,70 -0,60 -0,40 Tỷ giá thương mại -0,71 -0,91 -0,97 -0,98 Nguồn: MIRAGE 562
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Giảm hàng rào thuế quan theo cam kết khi gia nhập WTO làm tổng thu thuế nhập khẩu của Chính phủ giảm khoảng 0,4% GDP đến năm 2015 so với trường hợp không gia nhập WTO. Việc gia nhập WTO cũng sẽ có tác động làm giảm tỷ giá thương mại, giảm khoảng 0,98% đến năm 2015 so với trường hợp Việt Nam không gia nhập WTO. Theo mô hình, tỷ giá thương mại giảm là do hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam rẻ hơn do chi phí đầu vào rẻ hơn, nhất là sau khi xóa bỏ hạn ngạch. Tuy gia nhập WTO có tác động rất tích cực đến kim ngạch xuất khẩu, nhưng tác động của việc gia nhập WTO đến các thị trường xuất khẩu của Việt Nam là rất khác nhau (hình 2). Hình 2: Biến động thị trường xuất khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO Nguồn: MIRAGE 3.2.4. Tác động đến luồng và cơ cấu xuất nhập khẩu Đối với các luồng xuất nhập khẩu, gia nhập WTO dự kiến sẽ làm tăng nhanh xuất khẩu vào thị trường Mỹ nhưng chỉ có tác động rất nhỏ đến việc tăng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, ASEAN5, EU25. Ngoài các sản phẩm nông nghiệp truyền thống, gia nhập WTO cũng sẽ làm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước Châu Á khác (trong đó có Đài Loan) ngoài các thị trường truyền thống gia tăng mạnh, nhưng xét về mặt giá trị, quy mô xuất khẩu vào những nước ngoài ASEAN vẫn khá nhỏ. Hình 3: Biến động thị trường nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO Nguồn: MIRAGE 563
  8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Về thị trường nhập khẩu của Việt Nam, kết quả của mô hình cho thấy việc gia nhập WTO sẽ làm gia tăng nhập khẩu hàng hóa từ các thị trường Hàn Quốc, các nước Châu Á khác, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ. Trong khi đó, nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ các nước ASEAN5 và EU25 sẽ chịu tác động âm từ việc gia nhập WTO do hiệu ứng pha loãng (trade dillusion effect). Hàng rào thuế nhập khẩu giảm theo cam kết gia nhập WTO sẽ mở rộng thị trường Việt Nam cho nhiều nước xuất khẩu khác ngoài ASEAN5, EU25 và thậm chí cả Trung Quốc vốn đang được hưởng lợi trong tình huống tham chiếu từ các FTAs đa phương (hình 3). Gia nhập WTO sẽ có tác tương đối nhỏ (tác động xấu trong mô hình sau khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái) đến xuất khẩu một số mặt hàng cơ bản của Việt Nam: từ gạo, cà phê, hạt tiêu, chè đến thủy sản, trên tất cả các thị trường. Bảng 5: Xu hướng biến động giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng nông nghiệp Biến động của biến (%) 2008 2010 2012 2015 Gạo -3,24 -3,63 -4,10 -4,93 Lâm sản -1,54 -2,02 -2,44 -3,21 Cà phê, chè, hồ tiêu -0,30 -0,32 -0,38 -0,55 Nông sản khác -0,21 -0,31 -0,71 -1,31 Thủy sản -0,18 -0,30 -0,41 -0,59 Rau quả 0,17 -0,01 -0,04 -0,46 Nguồn: MIRAGE Xuất khẩu hàng nông sản về cơ bản giảm là do giá của các yếu tố sản xuất tăng do tăng cầu đi cùng với tăng thu nhập. Việc tăng chi phí nhân công nông nghiệp làm tăng giá hàng xuất khẩu. Kết quả dự báo này cũng phù hợp với những phân tích định tính, cho rằng nếu sử dụng đất nông nghiệp vào xây dựng đô thị và xây dựng các khu công nghiệp như hiện tại, thì về lâu dài, Việt Nam từ nước xuất khẩu nông sản sẽ trở thành nước đi nhập khẩu. Tác động này, ở đây không được xem xét do cung về đất, có thể sẽ ảnh hưởng nhiều hơn nữa tới các kết quả, bởi vì làm giá đất tăng và do vậy làm tăng giá trong nước. Về cơ cấu hàng nhập khẩu, có thể thấy, việc gia nhập WTO có tác động làm tăng nhập khẩu tất cả các mặt hàng từ sản phẩm nông nghiệp, tuy tác động đối với mỗi mặt hàng mạnh yếu khác nhau (bảng 6). Bảng 6: Xu hướng biến động giá trị nhập khẩu một số mặt hàng nông nghiệp Các loại mặt hàng Tăng giá trị nhập khẩu (%) 2008 2010 2012 2015 Nông sản khác 0,97 2,12 2,58 3,22 Đường 1,00 1,32 1,65 1,98 Lâm sản 1,13 1,08 1,06 1,45 Chăn nuôi 1,58 1,62 1,73 2,12 Thủy sản 1,90 4,38 5,59 5,58 Gạo chế biến 1,95 2,34 2,68 3,23 Cà phê, chè, hồ tiêu 2,01 1,66 1,14 0,43 Gạo 3,44 3,93 4,45 5,40 Gỗ và các sản phẩm từ gỗ 3,81 5,20 6,39 6,13 Rau quả 5,41 9,54 13,89 13,75 Nguồn: MIRAGE Như vậy, gia nhập WTO sẽ có tác động rất mạnh lên tăng trưởng xuất khẩu một số ngành sản xuất tại Việt Nam, nhưng có thể làm tăng nhập khẩu trên diện rộng, đối với mọi loại hàng hóa. Điều 564
  9. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 này, một mặt đem lại lợi ích lớn cho người tiêu dùng Việt Nam thông qua việc được tiêu dùng hàng hóa giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn, nhưng mặt khác, cũng cảnh báo sự cạnh tranh gay gắt hơn trong tất cả các lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam. Tương tự, nếu gia nhập WTO cũng có tác động tích cực lên phúc lợi của Việt Nam, thì những điều chỉnh diễn ra trên thị trường lao động lại không tránh khỏi những xáo trộn. Một số lĩnh vực phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt sẽ phải cơ cấu lại để có thể cạnh tranh với các nước khác có giá nhân công rẻ và vị thế vững chắc hơn trên thị trường thế giới. 3.2.5. Tác động đến cơ cấu sản xuất các mặt hàng nông nghiệp Việc gia nhập WTO cũng có tác động tích cực tới các ngành chăn nuôi, tác động nhẹ đến mặt hàng sản xuất gạo và gạo chế biến. Các mặt hàng nông nghiệp còn lại không tác động nhiều, đặc biệt là các mặt hàng nông sản chủ lực như sản phẩm cây công nghiệp dài ngày, các sản phẩm lâm nghiệp. Tuy vậy, gia nhập WTO nhiều ngành bị giảm nhẹ quy mô sản xuất (bảng 7). Bảng 7: Xu hướng biến động quy mô sản xuất của một số ngành gộp sau khi gia nhập WTO Các loại mặt hàng Tăng giá trị nhập khẩu (%) 2008 2010 2012 2015 Nông sản khác -0,67 -0,78 -0,77 -0,82 Lâm sản -0,52 -1,07 -1,53 -1,99 Chè, hạt tiêu, cà phê -0,52 -0,62 -0,71 -0,95 Rau quả -0,17 -0,30 -0,44 -0,44 Gỗ và sản phẩm từ gỗ -0,15 -0,82 -1,36 -1,82 Thủy sản -0,06 -0,23 -0,33 -0,42 Gạo 0,16 0,11 0,10 0,05 Đường 0,21 -0,03 -0,19 -0,36 Gạo chế biến 0,28 0,22 0,20 0,14 Chăn nuôi 0,35 0,36 0,39 0,40 Nguồn: MIRAGE 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Việc Việt Nam gia nhập WTO là một bước quan trọng trong tiến trình Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế giới trong bối cảnh hoạt động trao đổi được thúc đẩy mạnh mẽ. Để đánh giá tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến nền kinh tế trên góc độ định lượng, bài viết kế thừa kết quả nghiên cứu của Trung tâm thông tin quốc tế và dự báo Cộng hòa Pháp (CEPII) xây dựng, sử dụng mô hình cân bằng tổng thể động đa ngành đa khu vực với tên viết tắt là MIRAGE. 1. Việc mở cửa thị trường hàng hóa khi gia nhập WTO đem lại lợi ích cho toàn thể người dân Việt Nam, thể hiện qua việc phúc lợi xã hội tăng lên khi người tiêu dùng được mua những hàng hóa chất lượng tốt hơn với giá rẻ hơn. Gia nhập WTO cũng đem lại tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất nhập khẩu và đầu tư và cơ cấu lao động. 2. Đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam, gia nhập WTO không làm tăng mạnh hoạt động xuất khẩu, do sự canh tranh gay gắt về bảo hộ sản phẩm và tiêu chí chất lượng. Bên cạnh đó, khi hạ thấp dần hàng rào thuế quan theo cam kết sẽ làm tăng nhập khẩu hầu hết các loại sản phẩm thuộc mọi ngành, tuy nhiên đối với ngành nông nghiệp nói chung và sản phẩm nông sản nói riêng sẽ có rất ít tác động từ chính sách thuế quan. 3. Gia nhập WTO tác động đến tăng trưởng, vị thứ và thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Giai đoạn 2011-2018 là giai đoạn tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch xuất 565
  10. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu > 17,8 tỷ USD, vươn lên vị trí thứ 27 về xuất khẩu, > 5 thị trường xuất khẩu nông sản đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. 4.2. Kiến nghị và giải pháp Nhằm tiếp tục thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản, hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030, trong thời gian tới, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị và giải pháp sau: 1. Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu: Việc mở rộng thị trường xuất khẩu được coi là một chiến lược dài hạn nhằm giúp DN Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh. Đồng thời, giúp DN Việt Nam cọ xát với thế giới bên ngoài, có điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và khẳng định vị thế mới của mình trên trường quốc tế. 2. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản phẩm nông sản xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm đã chế biến, từ sản phẩm chế biến đơn giản sang sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao. 3. Nâng cao chất lượng đối với sản phẩm nông sản xuất khẩu: Đẩy nhanh việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu, bao gồm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường. Xây dựng năng lực của tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ việc đánh giá sự phù hợp các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài và tiêu chuẩn riêng đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu. 4. Nâng cao hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, tập trung vào các hàng hóa nông sản có lợi thế xuất khẩu, các thị trường tiềm năng và các thị trường ngách để mở ra các thị trường mới nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản. Tiếp tục đàm phán, ký kết và triển khai các hiệp định thương mại song phương và đa phương theo hướng tạo thuận lợi và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới… 5. Tăng cường xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm nông sản xuất khẩu và thương hiệu Doanh nghiệp. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và tại các thị trường xuất khẩu nông sản. 6. Tăng cường công tác theo dõi, nghiên cứu diễn biến chính sách và phân tích tác động tới hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam: Trong bối cảnh xu thế bảo hộ gia tăng, đặc biệt là các diễn biến nhanh, khó lường của tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, các cơ quan quản lý, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp cần tăng cường công tác nghiên cứu, cập nhật các thay đổi về chính sách thương mại, quy định của các nước, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu lớn; phân tích tác động của các thay đổi này tới sản xuất, xuất khẩu nông sản của Việt Nam để có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Viện chiến lược và phát triển, Bộ kế hoạch và đầu tư (2008), “Đánh giá tác động của gia nhập WTO tới nền kinh tế Việt Nam. Sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE)”, Diễn đàn kinh tế và tài chính, Khóa họp lần 7. 2. Ngô Thị Mỹ (2016), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam”, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên. 3. Bộ công thương (2019), “Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018”, Nhà xuất bản công thương, Hà Nội 2019. 4. VCCI (2019), “Báo cáo nghiên cứu: Tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam”, Hà Nội tháng 3/2019. 566
  11. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 5. World Bank (2018), “Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam: Tạo thuận lợi thương mại bằng cách hợp lý hóa và cải thiện tính minh bạch của các biện pháp phi thuế quan”, Tháng 12/2018. 6. MUTRAP III (2010), “Đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc: Phân tích định tính và định lượng”, Mã hoạt động: FTA- 1, Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của Châu Âu. 7. Trung Kiên (2016), “Tăng cường chế biến sâu hàng nông sản”, website: http://tnnn.hoinongdan.org.vn/sitepages/news/1093/41196/can-tang-cuongche-bien-sau-hang-nong-san, truy cập ngày 10/12/2019. 8. Cục Xúc tiến Thương mại (2010), “Báo cáo xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam 2009-2010”, Hà Nội. 9. Đỗ Hà Nam (2016), “Diện mạo xuất khẩu nông sản 5 năm tới”, wesbsite: http://www.baomoi.com/dien- mao-xuat-khau-nong-san-5-namtoi/c/18353031.epi, truy cập ngày 9/12/2019. 10. Erdem and Nazlioglu (2008), “Gravity model of Turkish Agricultural Exports to the European Union”, International Trade and Finance Association, 2008. 11. UDIDO (2014), “Viet Nam in post WTO: Current situation and future challenges for the agro-industry sector”. 12. To Minh Thu and Hiro Lee (2014), “Assessing the Impacts of Deeper Trade Reform in Viet Nam in a General Equilibrium Framework”, The Journal of Southeast Asian Economies, Vol. 32, No. 1, April 2015. 567
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2