T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA SCOPOLAMINE LÊN KHẢ NĂNG<br />
HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ KHÔNG GIAN CỦA CHUỘT NHẮT<br />
QUA BÀI TẬP MÊ LỘ NƯỚC<br />
Cấn Văn Mão*; Đinh Quốc Bảo*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá tác dụng của scopolamine đến khả năng học tập và trí nhớ không gian<br />
chuột nhắt thông qua bài tập mê lộ nước (Morris water maze). Đối tượng và phương pháp:<br />
chuột nhắt trắng, giống đực, khỏe mạnh, 10 - 12 tuần tuổi được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm:<br />
uống NaCl 0,9% và tiêm scopolamine: scop 0.5 (0,5 mg/kg), scop 1.0 (1 mg/kg), scop 1.5 (1,5 mg/kg)<br />
và nhóm chứng (uống và tiêm NaCl 0,9%). Kết quả: ở bài tập mê lộ nước, scopolamine liều 0,5;<br />
1 và 1,5 mg/kg/ngày làm tăng thời gian và quãng đường tìm thấy bến đỗ ở chuột thí nghiệm so<br />
với chuột chứng (từ ngày 1 đến ngày 7), đồng thời giảm thời gian chuột bơi trong góc phần tư<br />
trước đây có đặt bến đỗ (ngày 8). Kết luận: kết quả nghiên cứu này có thể dùng làm tiền đề cho<br />
các nghiên cứu về thuốc, phương pháp cải thiện trí nhớ trên động vật thực nghiệm.<br />
* Từ khóa: Scopolamine; Bài tập mê lộ nước; Trí nhớ; Học tập.<br />
<br />
Investigate Effects of Scopolamine on Learning Ability and Spatial<br />
Memory in Mice by Using Morris Water Maze Test<br />
Summary<br />
Objectives: To assess the effect of scopolamine on learning ability and spatial memory in<br />
mice in Morris water maze. Subjects and methods: 80 male, healthy mice (10 - 12 weeks of<br />
age) were randomly divided into 3 scopolamine groups (0.5, 1.0 and 1.5 mg/kg scopolamine,<br />
respectively, i.p) and the control group (saline, i.p). Results: In Morris water maze, scopolamine<br />
(dose of 0.5 mg; 1 mg and especially 1.5 mg/kg/day, i.p) increased escape latencies and<br />
swimming distance in scopolamine-treated group compared to controls (from 1st to 7th day),<br />
while reducing the swimming time within the platform quadrant (day 8). Conclusion: These<br />
results can apply for medical researches on memory improvement in experimental animals.<br />
* Key words: Scopolamine; Morris water maze; Memory; Learning.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Suy giảm trí nhớ khá phổ biến ở người<br />
cao tuổi, khoảng 50 - 60% tổng số<br />
trường hợp với người > 65 tuổi bị bệnh<br />
Alzheimer [6], do đó nhiều nghiên nhằm<br />
tìm ra các hợp chất có khả năng điều trị<br />
hoặc hỗ trợ căn bệnh này. Hiện nay,<br />
nhiều mô hình gây tổn thương trí nhớ<br />
<br />
kiểu trong bệnh Alzheimer trên động vật<br />
thực nghiệm theo các cơ chế khác nhau<br />
như sử dụng hóa chất, gây tổn thương<br />
các vùng não, biến đổi gen [1].<br />
Scopolamine, chất đối kháng thụ thể<br />
acetylcholine, được cho là làm suy giảm<br />
quá trình nhận thức, học tập, đặc biệt là<br />
nhận thức và trí nhớ không gian [7].<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Cấn Văn Mão (canvanmao2011@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 30/09/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/11/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 21/11/2016<br />
<br />
25<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
Sử dụng scopolamine gây suy giảm trí<br />
nhớ là một trong những mô hình được áp<br />
dụng cho thử nghiệm các thuốc cải thiện<br />
trí nhớ theo cơ chế kháng enzym<br />
acetylcholinesterase [3, 9]. So với những<br />
mô hình khác, mô hình này có ưu điểm là<br />
dễ thực hiện (tiêm scopolamine vào phúc<br />
mạc), tỷ lệ và khả năng sống sót của chuột<br />
cao. Bài tập mê lộ nước được Richard G.<br />
Morris mô tả năm 1981 [8] để đánh giá về<br />
học tập, trí nhớ không gian và trí nhớ dài<br />
hạn trên động vật, do một số đặc điểm như:<br />
không cần huấn luyện trước, có độ tin cậy<br />
cao khi thay đổi cấu hình của dụng cụ, quy<br />
trình thí nghiệm và có thể thực hiện trên<br />
nhiều loài (chuột, khỉ…).<br />
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài<br />
này nhằm: Đánh giá ảnh hưởng của<br />
<br />
scopolamine đến khả năng học tập và trí<br />
nhớ không gian của chuột nhắt trắng<br />
thông qua bài tập mê lộ nước.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Chuột nhắt trắng, giống đực, khỏe<br />
mạnh, 10 - 12 tuần tuổi, trọng lượng 25 30 g do Ban Cung cấp Động vật Thí<br />
nghiệm, Học viện Quân y cung cấp.<br />
Chuột được chăm sóc và nuôi trong<br />
phòng thoáng mát, ăn uống đầy đủ, chu<br />
kỳ sáng tối duy trì 12/12 giờ.<br />
Chia 80 chuột thành 4 nhóm: scop 0.5,<br />
scop 1.0, scop 1.5 và nhóm chứng (mỗi<br />
nhóm 20 chuột).<br />
<br />
2. Phương tiện và hóa chất.<br />
* Phương tiện:<br />
- Buồng thực nghiệm được quây bằng vải đen có kích thước 150 x 150 x 150 cm để<br />
cách ly với môi trường xung quanh, tránh yếu tố gây nhiễu.<br />
- Mê lộ nước (Morris water maze): bể nước bằng tôn, hình tròn, sơn đen, đường<br />
kính 75 cm, cao 35 cm. Bến đỗ: vị trí để chuột có thể dừng chân, đó là một miếng<br />
nhựa, có chân đế, cao 28 cm, đường kính 5 cm, đặt tại một vị trí cố định ở trung tâm<br />
một góc phần tư 1 trong bể nước, mặt bến đỗ chìm cách mặt nước 1 cm (hình 1).<br />
<br />
Bến đỗ<br />
<br />
Hình 1: Mê lộ nước.<br />
* Hóa chất:<br />
- Dung dịch NaCl 0,9% do Euro-Med (Philippine) sản xuất.<br />
- Scopolamine: scopolamine hydrobromid trihydrate (Sigma Aldrich).<br />
26<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
3. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Sử dụng thuốc:<br />
Tiêm vào màng bụng mỗi chuột (30<br />
phút trước khi bắt đầu bài tập, 1 gam cân<br />
nặng tương ứng với thể tích tiêm là 0,01<br />
ml dung dịch).<br />
Bảng 1:<br />
Nhóm<br />
Lô chứng<br />
Lô scop 0,5 mg<br />
Lô scop 1 mg<br />
Lô scop 1,5 mg<br />
<br />
Tiêm<br />
NaCl 0,9%<br />
Scopolamine liều 0,5 mg<br />
(0,01 ml/g thể trọng)<br />
Scopolamine liều 1 mg<br />
(0,01 ml/g thể trọng)<br />
Scopolamine liều 1,5 mg<br />
(0,01 ml/g thể trọng)<br />
<br />
Chuột được sử dụng thuốc cùng một<br />
thời điểm trong ngày, từ ngày 1 đến ngày 7.<br />
* Quy trình thực hiện bài tập mê lộ<br />
nước Morris:<br />
Chia động vật làm các nhóm, mỗi chuột<br />
đánh số khác nhau. Động vật thả cho bơi<br />
tự do trong bể nước không có bến đỗ để<br />
làm quen trong 60 giây. Sau 1 ngày tiến<br />
hành thử nghiệm với từng động vật.<br />
- Từ ngày 1 đến ngày 7:<br />
+ Thả chuột vào mê lộ nước tại các<br />
góc ngẫu nhiên từ 1 - 4 đã quy ước, đầu<br />
động vật hướng vào thành mê lộ, ở vị trí<br />
giữa của một góc phần tư. Ghi lại khi thả<br />
động vật ở từng góc phần tư.<br />
+ Khi động vật tìm thấy bến đỗ, để lại<br />
đó 10 giây. Sau đó nhấc động vật ra, đặt<br />
vào hộp đựng khăn thấm nước, cho nghỉ<br />
60 giây, tiếp tục thao tác này với 3 góc<br />
còn lại.<br />
+ Thời gian kiểm định 1 lần thả động<br />
vật là 60 giây, hết 60 giây nếu không tìm<br />
<br />
thấy bến đỗ thì nhấc động vật lên bến đỗ<br />
10 giây.<br />
- Ngày thứ 8:<br />
+ Bỏ bến đỗ, thả chuột vào mê lộ nước<br />
trong 120 giây từ góc đối diện với góc đặt<br />
bến đỗ trước đây. Sau đó nhấc chuột ra<br />
và tiến hành với những chuột tiếp theo.<br />
+ Toàn bộ hoạt động của chuột trong<br />
bài tập được ghi hình và phân tích tự<br />
động bằng phần mềm Any maze<br />
(Stoelting, Mỹ).<br />
* Các chỉ số nghiên cứu:<br />
- Thời gian và quãng đường chuột bơi<br />
từ khi thả vào mê lộ đến khi tìm được bến<br />
đỗ (ngày 1 đến ngày 7).<br />
- Thời gian chuột bơi trong góc phần<br />
tư trước đây đặt bến đỗ (ngày 8).<br />
* Xử lý số liệu:<br />
Kết quả nghiên cứu sau khi phân tích<br />
được xuất ra dưới dạng file excel. Tính<br />
toán số liệu giá trị trung bình, độ lệch<br />
chuẩn, lập bảng và so sánh thống kê giữa<br />
các thông số thu được giữa các nhóm<br />
chuột bằng phần mềm SPSS 16.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong bài tập này, chúng tôi tiến hành<br />
qua hai giai đoạn: giai đoạn học tập hình<br />
thành trí nhớ (từ ngày 1 đến 7) và giai<br />
đoạn gợi lại trí nhớ (ngày thứ 8). Thời<br />
gian và quãng đường chuột bơi trong mê<br />
lộ nước từ khi thả đến khi tìm thấy bến đỗ<br />
(từ ngày 1 đến 7) là các thông số thể hiện<br />
khả năng học tập hình thành trí nhớ của<br />
động vật (acquisition memory). Thời gian<br />
chuột bơi trong góc phần tư trước đây đặt<br />
bến đỗ (ngày thứ 8) là thông số thể hiện<br />
khả năng gợi lại trí nhớ đã hình thành<br />
trong quá trình học tập.<br />
27<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
1. Thời gian tìm thấy bến đỗ.<br />
<br />
Hình 2: Thời gian chuột bơi đến khi tìm thấy bến đỗ.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian<br />
tìm được bến đỗ của chuột ở tất cả các<br />
nhóm đều có xu hướng giảm dần từ ngày<br />
1 đến ngày 7. Có sự khác biệt đáng kể về<br />
thời gian chuột bơi khi tìm thấy bến đỗ<br />
theo ngày (phân tích two way ANOVA<br />
repeated) nhận thấy [F (4.152, 74.731) =<br />
30.041, p < 0,001] và theo nhóm<br />
[F (2.651, 47.711) = 23.057, p < 0,001],<br />
nhưng không có tương tác giữa hai yếu<br />
tố này lên sự khác biệt về thời gian chuột<br />
bơi đến khi tìm thấy bến đỗ.<br />
So sánh thời gian tìm thấy bến đỗ<br />
(phân tích one way ANOVA) giữa các<br />
<br />
nhóm scopolamine với nhóm chứng trong<br />
cùng môt ngày thấy: chuột thuộc nhóm<br />
scop 0,5 cần nhiều thời gian bơi hơn để<br />
tìm thấy bến đỗ so với chuột thuộc nhóm<br />
chứng ở ngày 1 và ngày 6 (p < 0,05).<br />
Chuột thuộc nhóm scop 1,0 cần nhiều<br />
thời gian để tìm thấy bến đỗ hơn so với<br />
chuột thuộc nhóm chứng ở ngày 6 và<br />
ngày 7 (p(6) < 0,05, p(7) < 0,01). Chỉ số này<br />
của nhóm scop 1,5 ở ngày 1 đến 7 dài<br />
hơn so với nhóm chứng (p (1) < 0,01, p(2 ÷ 7)<br />
< 0,001). (p(n): so sánh thời gian ở ngày n<br />
giữa nhóm).<br />
<br />
2. Quãng đường tìm thấy bến đỗ.<br />
<br />
Hình 3: Quãng đường chuột bơi đến khi tìm thấy bến đỗ.<br />
28<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy: có sự<br />
khác biệt đáng kể về quãng đường chuột<br />
bơi đến khi tìm thấy bến đỗ theo ngày<br />
(phân tích two way ANOVA repeated)<br />
[F (4.073, 73.306) = 14.769, p < 0,001] và<br />
theo nhóm (cách điều trị) [F (2.734,<br />
49.208) = 13.281, p < 0,001], nhưng<br />
không có tương tác giữa hai yếu tố này<br />
lên sự khác biệt về quãng đường chuột<br />
bơi đến khi tìm thấy bến đỗ.<br />
So sánh quãng đường tìm thấy bến đỗ<br />
(phân tích one way ANOVA) giữa các<br />
nhóm scopolamine với nhóm chứng trong<br />
Scop 1.5<br />
<br />
cùng một ngày thấy: chuột thuộc nhóm<br />
scop 0,5 có quãng đường bơi đến khi tìm<br />
thấy bến đỗ dài hơn so với nhóm chứng<br />
ở các ngày 1, 2 và ngày 6, 7 (p(1 và 2)<br />
< 0,05, p(6 và 7) < 0,01). Chuột thuộc nhóm<br />
scop 1,0 có quãng đường bơi đến khi tìm<br />
thấy bến đỗ dài hơn so với nhóm chứng<br />
ở các ngày 1, 3, 6, 7 (p(1 và 3) < 0,05, p(6)<br />
< 0,01, p(7) < 0,001). Chỉ số này của nhóm<br />
scop 1,5 ở ngày 1, 2 ngày 4 đến 7 dài<br />
hơn so với nhóm chứng (p(2) < 0,05, p(1 và 5)<br />
< 0,01, p(4,6 và 7) < 0,001). (p(n): so sánh<br />
quãng đường ở ngày n giữa các nhóm).<br />
<br />
Scop 1.0<br />
<br />
Scop 0.5<br />
<br />
Chứng<br />
<br />
Ngày 1<br />
<br />
Ngày 7<br />
<br />
Hình 4: Hình ảnh đường bơi của chuột ở ngày 1 và 7 theo nhóm.<br />
3. Thời gian chuột bơi trong góc phần tư trước đây đặt bến đỗ.<br />
Bảng 2: Thời gian (giây) chuột bơi trong góc phần tư 1 ở ngày 8<br />
Chỉ số<br />
<br />
.<br />
<br />
n<br />
<br />
Góc 1 (1)<br />
<br />
Góc 2 (2)<br />
<br />
Góc 3 (3)<br />
<br />
Góc 4 (4)<br />
<br />
p<br />
<br />
Chứng<br />
(a)<br />
<br />
20<br />
<br />
37,33 ± 8,63<br />
<br />
30,90 ± 9,88<br />
<br />
26,84 ± 7,32<br />
<br />
25,10 ± 8,34<br />
<br />
p1,3 < 0,05<br />
p1,4 < 0,01<br />
<br />
Scop 0.5<br />
(b)<br />
<br />
19<br />
<br />
35,12 ± 7,64<br />
<br />
36,65 ± 12,59<br />
<br />
24,12 ± 6,32<br />
<br />
20,11 ± 8,27<br />
<br />
p1,3 < 0,01<br />
p1,4 < 0,01<br />
<br />
Nhóm<br />
<br />
Scop 1.0 (c)<br />
<br />
19<br />
<br />
34,38 ± 8,73<br />
<br />
31,42 ± 8,70<br />
<br />
29,52 ± 7,46<br />
<br />
24,67 ± 6,36<br />
<br />
p1,4 < 0,01<br />
<br />
Scop 1.5 (d)<br />
<br />
24<br />
<br />
26,71 ± 7,87<br />
<br />
33,91 ± 10,13<br />
<br />
31,82 ± 7,01<br />
<br />
22,55 ± 7,28<br />
<br />
p1,2 < 0,01<br />
<br />
pa,d < 0,01<br />
pb,d < 0,01<br />
pc,d < 0,01<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
p<br />
<br />
29<br />
<br />