Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC KHÁNG GIÁP <br />
TRONG ĐIỀU TRỊ CƯỜNG GIÁP GIAI ĐOẠN TẤN CÔNG <br />
Trần Thị Kim Chi*, Nguyễn Thị Thu Thảo*, Trần Đỗ Lan Phương*, Trương Thị Nga*, <br />
Nguyễn Hữu Nguyên* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng phụ của 2 nhóm thuốc kháng giáp trong giai đoạn điều trị tấn <br />
công. Tính tỉ lệ từng nhóm tác dụng phụ của từng nhóm thuốc. <br />
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: thiết kế nghiên cứu là mô tả, cắt ngang. Bệnh nhân cường giáp <br />
bắt đầu hoặc đang điều trị trong giai đoạn tấn công. <br />
Kết quả: Tác dụng phụ do thuốc kháng giáp trong giai đoạn điều trị tấn công là 19%. Tỉ lệ tác dụng phụ <br />
xảy ra ở 2 nhóm thuốc không khác nhau: nhóm PTU là 19,67%, nhóm Thyrozol là 18,7%. Dị ứng là tác dụng <br />
phụ hay gặp nhất là 11%, tăng men gan 5%, tăng bilirubin 5%, giảm bạch cầu hạt 2%, các tác dụng phụ khác <br />
2%. <br />
Kết luận: Đa số các trường hợp bị tác dụng phụ nhẹ, tự ổn. Một số trường hợp cần phải chuyển sang nhóm <br />
thuốc thứ 2 hoặc sang phương pháp điều trị khác. Chọn lựa thuốc khởi đầu nên dựa và khuyến cáo của FDA và <br />
kinh nghiệm của bác sĩ trong từng trường hợp cụ thể. <br />
Từ khóa: cường giáp, tác dụng phụ. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
EVULATE THE SIDE EFFECTS OF ANTITHYROID DRUGS <br />
IN THE ATTACK STAGE OF MANAGEMENT HYPERTHYROIDISM <br />
Tran Thi Kim Chi, Nguyen Thi Thu Thao, Tran Do Lan Phuong, Truong Thi Nga, <br />
Nguyen Huu Nguyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 81 ‐ 87 <br />
Objectives: To study the prevalence of side effects of Methimazone and Propylthiouracil in the attack stage <br />
of treatment hyperthyroidism. <br />
Methods and subjects: Cross‐sectional study. Hyperthyroidism patients began treatment with high dose <br />
antithyroid drugs. <br />
Results: The Study shows results: 19% of patients had the side effects. There was no difference between two <br />
drugs with 19.67% of patients receiving PTU compared to 18.7% of patient receiving MMI. Skin reaction: 11%, <br />
increase in amimotransferase levels: 5%, hyperbilirubinemia: 5%, granulocytopenia: 2%, rare side effects: 2%. <br />
Conclusion: Most cases were minor, self‐stable. Some patients might be switched to the other drug or the <br />
another therapy. The choice between two drugs has been based on FDA recommendation and clinical experience <br />
of physicians. <br />
Key words: hyperthyroidsim, side effect. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Hội chứng cường giáp là tình trạng hoạt <br />
động quá mức của tuyến giáp làm tăng sản xuất <br />
hormon giáp nhiều hơn bình thường, gây ra <br />
<br />
những tổn hại về mô và chuyển hóa. <br />
Cường giáp chiếm tỉ lệ 2% nữ và 0,2% nam(1) <br />
<br />
Các phương pháp điều trị <br />
Nội khoa: thuốc kháng giáp tổng hợp <br />
<br />
* Khoa Nội Tiết Thận – Bệnh viện Nhân Dân Gia Đinh <br />
Tác giả liên lạc: Ths.BS Trần Thị Kim Chi ĐT: 0989.989.210 Email: drtranthikimchi@gmail.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
81<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
Ngoại khoa: cắt bán phần tuyến giáp. <br />
Iod đồng vị phóng xạ. <br />
Chọn lựa phương pháp điều trị ban đầu: có <br />
sự khác nhau giữa các nước trên thế giới. Đối <br />
với bệnh Basedow, các nước Châu Âu, Nhật <br />
Bản và một số nước châu Á có khuynh hướng <br />
chọn lựa nội khoa. Trong khi ở Mỹ, khuynh <br />
hướng lại thích dùng Iod đồng vị phóng xạ hơn. <br />
<br />
Thuốc kháng giáp <br />
Có 2 nhóm (1) Thiouracil: hay dùng nhất là <br />
Propylthiouracil (PTU), ra đời 1947. (2) Nhóm <br />
Imidazole: hay dùng nhất là Methimazol (MMI), <br />
ra đời 1950. <br />
Chọn lựa thuốc đầu tay trong điều trị chủ <br />
yếu tùy thuộc kinh nghiệm chủ quan của bác sĩ <br />
lâm sàng. <br />
MMI thường được cho rằng dễ sử dụng hơn <br />
PTU vì số lần dùng ít hơn, tác dụng mạnh hơn, <br />
ít tác dụng phụ hơn, giá thành rẻ hơn <br />
Tuy nhiên, với một số trường hợp, PTU <br />
cũng được ưa chuộng vì có thể dùng khá an <br />
toàn cho cả đối tượng phụ nữ có thai (nhất là <br />
trong tam cá nguyệt I), cho con bú, trong các <br />
trường hợp cường giáp nặng‐bão giáp. <br />
Cảnh báo của FDA 2009. Nguy cơ tổn thương <br />
gan cấp nặng có thể đưa đến tử vong ở cả người <br />
lớn và trẻ em khi sử dụng PTU cao hơn MMI. <br />
Khuyến cao đưa ra 34 BN tổn thương gan nặng <br />
liên quan đến PTU gồm 23 người lớn (13 BN tử <br />
vong, 5 Bn ghép gan), 11 trẻ em (2 Bn tử vong, 7 <br />
BN ghép gan). Trong khi với MMI chỉ có 5 BN <br />
tổn thương gan (2 BN tử vong). Liều gây suy <br />
gan của PTU khoảng 300 mg. <br />
Khuyến cáo. Không chọn PTU đầu tiên cho <br />
trẻ em và người trẻ. <br />
Khuyến cáo PTU nên là chọn lựa thứ 2 sau <br />
MMI, chỉ nên sử dụng PTU khi BN dị ứng MMI <br />
hoặc có thai trong 3 tháng đầu thai kì. <br />
Ưu tiên PTU trong các trường hợp cường <br />
giáp nặng đe dọa tử vong (vì PTU có thêm tác <br />
dụng ức chế sự chuyển đổi T4 thành T3 ở <br />
ngoại vi). <br />
<br />
82<br />
<br />
Tháng 4/2010, FDA yêu cầu nhà sản xuất đặt <br />
thêm khung cảnh báo trên thông tin kèm theo <br />
thuốc PTU về “tổn thương gan nghiêm trọng, <br />
suy gan cấp, tử vong xảy ra ở cả người lớn và trẻ <br />
em. Chúng tôi thực hiện đề tài này với mong <br />
muốn có cái nhìn tổng quát về tác dụng phụ của <br />
thuốc kháng giáp (cả 2 nhóm) trong điều trị tại <br />
Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định sau khi có cảnh <br />
báo của FDA. <br />
<br />
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước <br />
Các nghiên cứu trên thế giới ghi nhận các tác <br />
dụng phụ nhẹ như: dị ứng thuốc, đau khớp, rối <br />
loạn tiêu hóa xảy ra với tỉ lệ cao nhất khoảng 5%. <br />
Các tác dụng nặng như giảm BC hạt, tổn thương <br />
gan thay đổi trong khoảng 2 viên/ngày). <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tác dụng phụ nếu xảy ra ở nhóm thuốc <br />
này thì thường cũng xảy ra với nhóm kia. Tuy <br />
nhiên với nhóm MMI, tác dụng phụ thường <br />
tùy thuộc liều. <br />
<br />
Với p: 15%; sai số chấp nhận là: 5%; độ tin <br />
cậy 95%, chọn d= 5%. <br />
<br />
Tác dụng phụ nhẹ: tiếp tục thuốc, điều trị <br />
triệu chứng. <br />
<br />
Như vậy cỡ mẫu của nghiên cứu chúng tôi <br />
là 196 bệnh nhân <br />
<br />
Tác dụng phụ nặng: ngưng thuốc và theo <br />
dõi sát, dùng lugol tạm thời sau đó sẽ chuyển <br />
sang chọn lựa điều trị khác là phẫu thuật hoặc <br />
dùng iod đồng vị phóng xạ. <br />
<br />
Thu thập số liệu <br />
Dùng một mẫu bệnh án thống nhất để hỏi <br />
bệnh, khám, ghi nhận và theo dõi định kì mỗi 2‐<br />
4 tuần tùy tình trạng từng bệnh nhân. <br />
<br />
Giảm BC hạt (nặng hơn: tuyệt lạp BC) đe <br />
dọa tính mạng bn vì nguy cơ nhiễm trùng cao; <br />
cần dùng kháng sinh và thuốc kích thích BC <br />
rất đắt tiền. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa nội tiết và <br />
ngoại trú tại phòng khám nội tiết BV Nhân Dân <br />
Gia Định trong thời gian nghiên cứu (từ tháng <br />
11/2011 đến tháng 6/2012). <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Thiết kế nghiên cứu: mô tả, cắt ngang. <br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh <br />
Tất cả các bệnh nhân mới được chẩn đoán <br />
cường giáp và bắt đầu điều trị tấn công hoặc Bn <br />
đang được điều trị trong giai đoạn tấn công mà <br />
khởi đầu và trong quá trình điều trị có đầy đủ <br />
xét nghiệm đáp ứng yêu cầu. <br />
“Giai đoạn tấn công” được quy định trong <br />
nghiên cứu là đang hoặc bắt đầu dùng thuốc với <br />
liều như sau <br />
PTU > 100 mg/ngày (>2 viên, 1 viên 50 mg) <br />
Hoặc MMI (Thyrozol) > 10 mg/ngày (> 2 <br />
viên, 1 viên 5 mg). <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
Bệnh nhân không được làm các xét nghiệm <br />
theo dõi (công thức máu, men gan, bilirubin) <br />
trong quá trình tấn công. <br />
Bệnh nhân bỏ trị trước khi giai đoạn tấn <br />
công kết thúc. <br />
<br />
Cỡ mẫu <br />
<br />
Cỡ mẫu ước lượng theo công thức n = [Z2 1‐α/2 <br />
x p(1‐p)] / d2 . <br />
<br />
Chẩn đoán cường giáp <br />
Lâm sàng: hội chứng cường giáp <br />
Xét nghiệm FT3 và hoặc FT4 tăng, TSH giảm <br />
Siêu âm tuyến giáp <br />
Các Xn khác: TRab, anti‐TPO <br />
Theo dõi tác dụng phụ. <br />
Lâm sàng: phản ứng dị ứng, đau‐viêm khớp, <br />
rối loạn tiêu hóa, bất thường khứu giác‐vị giác, <br />
sốt‐đau họng, vàng da… <br />
Cận lâm sàng: <br />
Theo dõi chức năng tuyến giáp FT3, FT4, <br />
TSH, bệnh nhân được giảm liều dần và dùng <br />
liều duy trì khi FT3 và FT4 bình thường <br />
Theo dõi tác dụng phụ: công thức máu, men <br />
gan, bilirubin trước điều trị và định kì trong quá <br />
trình theo dõi. <br />
Tăng men gan: trên 1,1 lần giới hạn trên BT <br />
(>45 UI/L). <br />
Tăng bilirubin cao trên mức bình thường <br />
Giảm BC hạt: BC hạt 0,005). <br />
<br />
84<br />
<br />
Tác dụng phụ<br />
Tăng bilirubin<br />
Đau khớp<br />
Dị ứng+ Giảm bạch cầu<br />
Dị ứng+ Tăng men gan<br />
Dị ứng + Đau khớp<br />
Tăng men gan+ Tăng bilirubin<br />
Dị ứng+ Tăng men gan+ tăng bilirubin<br />
Dị ứng+ tăng men gan+ loét miệng<br />
Giảm bạch cầu+ tăng men gan+ tăng bilirubin<br />
<br />
4<br />
18<br />
<br />
Biểu hiện dị ứng: đa phần Bn ngứa, một số ít <br />
bị phát ban. <br />
Đa số BN chấp nhận được tình trạng này và <br />
thuyên giảm hoặc hết theo thời gian điều trị. <br />
Một vài Bn khi giảm liều, dị ứng cũng giảm hẳn. <br />
Một số BN đổi sang nhóm thuốc khác do ý <br />
kiến của BN hoặc quyết định chủ quan của BS <br />
điều trị. Có 1 BN dùng PTU bị dị ứng nặng và <br />
kèm giảm BC hạt phải nhập viện chuyển sang <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
điều trị thyrozol liều thấp và lugol tạm thời, sau <br />
đó BN được làm Iod đồng vị phóng xạ. <br />
Bảng 8: Giảm bạch cầu hạt <br />
Thuốc<br />
PTU<br />
Thyrozol<br />
<br />
Giảm BC<br />
hạt<br />
1<br />
3<br />
<br />
Liều<br />
6v<br />
4-6 v<br />
<br />
Giữ nguyên<br />
điều trị<br />
0<br />
1<br />
<br />
Thay đổi<br />
điều trị<br />
1<br />
2<br />
<br />
Có 4 BN giảm sau điều trị (do thuốc), mức <br />
giảm cũng nhẹ (>1000). Không ca nào phải dùng <br />
thuốc kích thích tăng BC, gồm. <br />
Do PTU: 1 ca, ca này đồng thời cũng kèm tác <br />
dụng phụ khác (ngứa, phát ban nặng). Phải <br />
nhập viện và chuyển sang điều trị thyrozol liều <br />
thấp cùng lugol tạm thời và làm iod đồng vị <br />
phóng xạ lâu dài. <br />
Do thyrozol: 3 ca. có 1 ca sau giảm liều thì <br />
ổn, 1 ca chuyển sang PTU thành công, ca này <br />
đồng thời cũng bị tăng men gan và tăng <br />
bilirubin. 1 ca cũng giảm BC với PTU nên <br />
chuyển sang iod đồng vị phóng xạ. <br />
Bảng 9: Tăng men gan <br />
Tăng men<br />
Liều<br />
gan<br />
PTU<br />
3<br />
6v<br />
Thyrozol<br />
7<br />
4v<br />
Thuốc<br />
<br />
Giữ nguyên<br />
điều trị<br />
1<br />
1<br />
<br />
Thay đổi<br />
điều trị<br />
2<br />
6<br />
<br />
Tăng men gan trước điều trị: <br />
7 ca, có 1 ca VGSVB đang trị, 1 ca sán lá gan, <br />
các ca còn lại men gan về bình thường sau điều <br />
trị cường giáp. Mức độ tăng 2‐3 lần. <br />
Sau điều trị: Mức độ tăng 2‐8 lần. <br />
Nhóm PTU: các ca tăng men đều dùng liều <br />
6v. Trong đó, 1 ca tiếp tục duy trì điều trị, 2 ca <br />
chuyển sang nhóm thyrozol. <br />
Nhóm Thyrozol: liều dùng 4v. 1 ca tiếp tục <br />
thyrozol. 6 ca còn lại chuyển sang nhóm PTU <br />
Bảng 10: Tăng Bilirubin. <br />
Số ca<br />
Tiếp tục điều trị<br />
Đổi thuốc<br />
Liều<br />
<br />
PTU<br />
2<br />
0<br />
Đổi sang thyrozol:1, xạ:1<br />
6v<br />
<br />
Thyrozol<br />
8<br />
2<br />
6<br />
4v<br />
<br />
Tăng trước điều trị: 2 Bn , 1 Bn xơ gan tim, 1 <br />
Bn có tán huyết miễn dịch đi kèm. <br />
Tăng sau điều trị: 10 Bn. <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Các tác dụng phụ hiếm gặp <br />
Có 3 Bn bị đau khớp, 1 Bn loét miệng. Phần <br />
lớn đều nằm chung trong bênh cảnh dị ứng và <br />
không làm thay đổi điều trị. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Đặc điểm dân số chung <br />
Phái: nam (16%) /nữ (84%) <br />
Điều này phù hợp với tất cả các nghiên cứu <br />
về cường giáp, là bệnh ưu thế ở nữ. <br />
Tuổi trung bình 41,22. Đây là lứa tuổi trung <br />
niên hay gặp của cường giáp, và cũng là tuổi <br />
thường gặp của các nhóm bệnh lý tự miễn <br />
(trong đó có Basedow) <br />
Basedow trong tất cả các nghiên cứu đều là <br />
nguyên nhân thường gặp nhất của “hội chứng <br />
cường giáp”, trong ngiên cứu chúng tôi, tỉ lệ này <br />
là 51%. Sau đó là bướu giáp nhân. <br />
Khi điều trị nội khoa, tỉ lệ tái phát cường <br />
giáp rất cao, có nghiên cứu đã ghi nhận tỉ lệ này <br />
lên đến 51 ‐ 68%(1). Trong nghiên cứu chúng tôi <br />
ghi nhận tỉ lệ Bn tái phát cũng khá cao (22%), có <br />
những trường hợp tái phát rất nhiều lần (10 Bn), <br />
sớm nhất có ca mới ngưng thuốc được 6 tháng, <br />
cũng có Bn tái phát sau > 10 năm ổn định bệnh <br />
<br />
Tác dụng phụ chung <br />
Theo một vài nghiên cứu ghi nhận, tác dụng <br />
phụ không liên quan đến phái tính, điều này <br />
phù hợp với nghiên cứu chúng tôi. <br />
<br />
Thuốc dùng <br />
Tác giả Ana B.Emiliano(5) tổng kết tình hình <br />
sử dụng thuốc kháng giáp tại Mỹ từ 1991 đến <br />
2008. Methimazol được dùng tăng gấp 9 lần so <br />
với PTU chỉ tăng 19%. 1991‐1995 PTU được kê <br />
toa 2/3, từ 1996‐2008 PTU chỉ chiếm ¼. <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, PTU được <br />
kê gần 1/3 do các BS cảnh giác hơn với khuyến <br />
cáo của FDA. Thực tế hiện nay, chúng tôi <br />
thường chọn Thyrozol là thuốc đầu tay, PTU <br />
thường chỉ khởi đầu cho các trường hợp có thai, <br />
bệnh cần chuẩn bị phẫu thuật khẩn‐bán khẩn, <br />
các cường hợp cường giáp nặng, đe dọa bão <br />
giáp. <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
85<br />
<br />