T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG TĂNG CƯỜNG KHÁM PHÁ,<br />
GIẢM LO ÂU CỦA CAO CHIẾT CHIÊU LIÊU CƯỜM TRONG<br />
BÀI TẬP MÔI TRƯỜNG MỞ<br />
Lê Văn Quân*; Phạm Thị Hồng Vân**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: đánh giá tác dụng của cao chiết Chiêu liêu cườm đối với giảm khả năng khám<br />
phá và tăng lo âu trên động vật thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: 50 chuột nhắt trắng<br />
được gây mô hình suy giảm khả năng khám phá bằng scopolamin. Phân tích thay đổi hành vi<br />
liên quan đến khả năng khám phá của chuột khi được điều trị bằng cao chiết Chiêu liêu cườm<br />
hoặc nước muối sinh lý. Kết quả: thời gian ở vùng trung tâm, số lần vào vùng trung tâm và<br />
khoảng cách vận động ở vùng trung tâm của chuột được điều trị bằng cao chiết Chiêu liêu<br />
cườm liều 75 mg/kg và 100 mg/kg đều tăng so với chuột được tiêm scopolamin. Kết luận:<br />
cao chiết Chiêu liêu cườm có tác dụng tăng khám phá, giảm lo âu trên động vật thực nghiệm<br />
được thực hiện bài tập môi trường mở.<br />
* Từ khóa: Chiêu liêu cườm; Tăng khám phá; Chuột nhắt trắng; Lo âu; Bài tập môi trường mở.<br />
<br />
Evaluation of Effect of Xylia Xylocarpa on Exploration Ability and<br />
Disorder by Open Field in Experiment Animals<br />
Summary<br />
Objectives: To investigate effects of xylia xylocarpa on exploration abilities in experimental<br />
animals. Subjects and methods: 50 mice were induced deficits in exploration abilities by scopolamin.<br />
Behaviors of these mice treated by xylia xylocarpa and saline were analyzed. Results: There<br />
were significant increases in time spent, numbers of entries and travel distances in the central<br />
area of the open field in animals treated by xylia xylocarpa at doses of 75 mg/kg and 100 mg/kg<br />
compared to these in animals injected by scopolamin. Conclusion: Xylia xylocarpa decreased<br />
disorders in exploration abilities in experimental animals.<br />
* Keywords: Xylia xylocarpa; Exploration ability; Mice; Disorder; Open field.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Alzheimer là một trong những rối loạn<br />
thường gặp ở người già, đặc biệt là<br />
những người > 65 tuổi [1]. Mặc dù còn<br />
nhiều vấn đề chưa rõ về cơ chế của bệnh,<br />
cũng như chưa có phương pháp điều trị<br />
<br />
đặc hiệu cho bệnh nhân (BN) Alzheimer.<br />
Nhưng những hiểu biết hiện nay cho thấy<br />
có sự thoái hóa vỏ não và giãn rộng não<br />
thất trên BN Alzheimer [2]. Những tổn<br />
thương ở não bộ dẫn đến rối loạn hành vi<br />
của người bệnh. Bên cạnh suy giảm về<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
** Bệnh viện Châm cứu Trung ương<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Văn Quân (vankhth@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 05/02/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/03/2018<br />
Ngày bài báo được đăng: 03/04/2018<br />
<br />
28<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
trí nhớ và vận động, suy giảm khả năng<br />
khám phá và tăng lo âu là những rối loạn<br />
thường gặp trên BN Alzheimer [3]. Tuy nhiên,<br />
việc nghiên cứu và điều trị các rối loạn<br />
này trên BN Alzheimer chưa thực sự<br />
được quan tâm nghiên cứu. Do đó, đến<br />
nay chưa có phương pháp điều trị nào có<br />
hiệu quả đối với suy giảm khá năng khám<br />
phá trên BN Alzheimer.<br />
<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thời gian<br />
từ tháng 12 - 2016 đến 1 - 2017 tại Bộ môn<br />
Sinh lý học, Học viện Quân y.<br />
* Phân lô nghiên cứu:<br />
Chuột được chia ngẫu nhiên thành<br />
5 nhóm:<br />
- Nhóm 1 (nhóm chứng): 10 chuột<br />
được tiêm phúc mạc và uống nước muối<br />
sinh lý.<br />
<br />
Gần đây, nhóm nghiên cứu của chúng<br />
tôi đã chứng minh Chiêu liêu cườm có tác<br />
dụng tăng trí nhớ và nhận thức trên chuột<br />
nhắt trắng được gây mô hình Alzheimer<br />
[4]. Từ nghiên cứu này, chúng tôi giả<br />
thuyết Chiêu liêu cườm cũng có tác dụng<br />
cải thiện khả năng khám phá trên động<br />
vật được gây suy giảm khả năng khám<br />
phá bằng scopolamin và đánh giá khả<br />
năng khám phá của động vật bằng bài tập<br />
môi trường mở.<br />
<br />
- Nhóm 3 (nhóm trị 1): 10 chuột được<br />
tiêm phúc mạc scopolamin liều 1,5 mg/kg<br />
thể trọng và uống Chiêu liêu cườm liều<br />
50 mg/kg thể trọng.<br />
<br />
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm:<br />
Đánh giá tác dụng cải thiện khả năng<br />
khám phá, giảm lo âu của cao chiết Chiêu<br />
liêu cườm trong bài tập môi trường mở.<br />
<br />
- Nhóm 4 (nhóm trị 2): 10 chuột được<br />
tiêm phúc mạc scopolamin liều 1,5 mg/kg<br />
thể trọng và uống Chiêu liêu cườm liều<br />
150 mg/kg thể trọng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
- Nhóm 5 (nhóm trị 3): 10 chuột được<br />
tiêm phúc mạc scopolamin liều 1,5 mg/kg<br />
thể trọng và uống Chiêu liêu cườm liều<br />
200 mg/kg thể trọng.<br />
<br />
1. Nguyên liệu và đối tượng nghiên<br />
cứu.<br />
- Đối tượng: 50 chuột nhắt trắng chủng<br />
Swiss (cân nặng từ 150 - 250 g). Chuột<br />
được nuôi trong điều kiện thoáng mát,<br />
chu kỳ sáng tối 12 giờ, không hạn chế về<br />
thức ăn và nước uống. Mọi quy trình thí<br />
nghiệm tuân thủ chặt chẽ theo Hướng dẫn<br />
Chăm sóc và Sử dụng Động vật trong thí<br />
nghiệm của Học viện Quân y.<br />
- Nguyên liệu: cao chiết Chiêu liêu cườm<br />
do Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh chiết<br />
xuất và cung cấp. Cao chiết được pha<br />
thành dung dịch bằng nước cất dưới tác<br />
động của máy khuấy từ.<br />
<br />
- Nhóm 2 (nhóm scopolamin): 10 chuột<br />
được tiêm phúc mạc scopolamin liều<br />
1,5 mg/kg thể trọng và uống nước muối<br />
sinh lý.<br />
<br />
Cho chuột uống và tiêm phúc mạc thuốc<br />
và nước muối sinh lý với liều 0,1 ml/10 g<br />
thể trọng. Cho uống nước muối và Chiêu<br />
liêu cườm trước khi tiêm phúc mạc nước<br />
muối và scopolamin 30 phút.<br />
* Bài tập vận động trong môi trường mở:<br />
Thời gian khám phá ở vùng trung tâm<br />
trong môi trường mở được xem là một chỉ<br />
tiêu đánh giá rối loạn cảm xúc lo âu trên<br />
động vật thực nghiệm [7]. Trong nghiên<br />
cứu này, bài tập vận động trong môi trường<br />
mở được đánh giá như sau: sau uống thuốc<br />
29<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
60 phút, đặt chuột vào trung tâm của buồng<br />
ghi đánh giá vận động (gọi là môi trường<br />
mở hay open field). Buồng ghi có kích<br />
thước dài x rộng x cao 40 x 40 x 60 cm,<br />
làm bằng khung gỗ, sơn đen bên trong<br />
(hình 1). Chuột được tự do vận động và<br />
khám phá môi trường mở trong 5 phút.<br />
Mọi hành vi của động vật được camera<br />
ghi và lưu lại dưới dạng file video, sau đó<br />
được phân tích offline bằng phần mềm<br />
AnyMaze (Mỹ).<br />
<br />
- Quãng đường vận động ở vùng trung<br />
tâm.<br />
- Tốc độ vận động ở vùng trung tâm.<br />
* Phân tích số liệu:<br />
Các số liệu về thời gian ở vùng trung<br />
tâm, số lần đi vào vùng trung tâm, quãng<br />
đưỡng vận đông ở vùng trung tâm và<br />
tốc độ vận động ở vùng trung tâm được<br />
phân tích bằng phương pháp thống kê so<br />
sánh phương sai một nhân tố không lặp.<br />
Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.<br />
Kết quả được biểu diễn dưới dạng X ± SEM.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
4. Thay đổi về thời gian vận động ở<br />
vùng trung tâm.<br />
<br />
Hình 1: Môi trường mở (open field).<br />
* Các chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
Chúng tôi chia vùng đáy của môi trường<br />
mở thành 2 vùng: vùng trung tâm và vùng<br />
ngoại vi. Vùng trung tâm là vùng ô vuông,<br />
kích thước 20 x 20 cm nằm ở trung tâm<br />
của vùng đáy. Vùng ngoại vi là phần còn<br />
lại của vùng đáy (hình 1).<br />
Để đánh giá tác dụng của cao chiết<br />
Chiêu liêu cườm đối với rối loạn lo âu trên<br />
động vật thực nghiệm, chúng tôi tập trung<br />
phân tích một số chỉ số sau:<br />
- Thời gian ở vùng trung tâm.<br />
- Số lần đi vào vùng trung tâm.<br />
30<br />
<br />
Hình 2: Thời gian vận động ở vùng<br />
trung tâm.<br />
Khi tiêm phúc mạc scopolamin, thời gian<br />
vận động ở vùng trung tâm của chuột<br />
giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm<br />
chứng (p < 0,05). Sau khi điều trị bằng<br />
Chiêu liêu cườm, thời gian vận động của<br />
chuột tăng dần theo liều điều trị. Tuy nhiên,<br />
chỉ ở nhóm chuột được điều trị bằng<br />
Chiêu liêu cườm liều 75 mg/kg thể trọng<br />
và 100 mg/kg thể trọng, thời gian vận<br />
động của chuột ở vùng trung tâm lớn hơn<br />
có ý nghĩa thống kê so với ở chuột gây rối<br />
loạn lo âu bằng scopolamin (p < 0,05).<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
2. Thay đổi về số lần đi vào vùng trung tâm của chuột.<br />
<br />
Hình 3: Số lần đi vào vùng trung tâm.<br />
Khi tiêm scopolamin vào phúc mạc, số lần chuột đi vào trung tâm giảm có ý nghĩa<br />
so với nhóm chứng (p < 0,01). Sau khi điều trị bằng Chiêu liêu cườm, số lần đi vào<br />
vùng trung tâm tăng dần theo liều điều trị. Tuy nhiên, cũng chỉ trên 2 nhóm chuột được<br />
điều trị với liều Chiêu liêu cườm 75 mg/kg thể trọng và 100 mg/kg thể trọng, thời<br />
gian đi vào vùng trung tâm của chuột lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm gây rối<br />
loạn lo âu bằng scopolamin (p < 0,01).<br />
3. Thay đổi về quãng đường vận động ở vùng trung tâm.<br />
<br />
Hình 4: Quãng đường vận động ở vùng trung tâm.<br />
Ở nhóm tiêm phúc mạc scopolamin, quãng đường vận động ở vùng trung tâm<br />
giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,01). Khi điều trị bằng cao chiết<br />
Chiêu liêu cườm, quãng đường vận động ở vùng trung tâm của chuột tăng lên.<br />
31<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
Tuy nhiên, quãng đường tăng có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng chỉ thấy ở chuột<br />
được điều trị bằng Chiêu liêu cườm liều 75 mg/kg thể trọng và 100 mg/kg thể trọng<br />
(p < 0,01).<br />
4. Thay đổi về tốc độ vận động.<br />
<br />
Hình 5: Tốc độ vận động trung bình.<br />
Tốc độ vận động của chuột ở nhóm tiêm scopolamin tăng có ý nghĩa thống kê so<br />
với nhóm chứng (p < 0,01). Ngược lại, khi điều trị bằng scopolamin, tốc độ vận động<br />
trung bình của chuột ở nhóm chứng giảm so với chuột ở nhóm tiêm scopolamin. Tốc<br />
độ vận động của chuột giảm có ý nghĩa thống kê thấy ở nhóm điều trị bằng Chiêu liêu<br />
cườm liều 75 mg/kg thể trọng và liều 100 mg/kg thể trọng (p < 0,01).<br />
BÀN LUẬN<br />
Rối loạn khả năng khám phá là một<br />
trong những triệu chứng phổ biến trong<br />
các bệnh lý rối loạn tâm thần như trầm<br />
cảm, tâm thần phân liệt… Để nghiên cứu<br />
tác dụng của thuốc và dược liệu mới trong<br />
điều trị suy giảm khả năng khám phá và<br />
nhận thức, người ta sử dụng nhiều chất<br />
khác nhau để gây mô hình suy giảm khả<br />
năng khám phá và nhận thức trên động<br />
vật thực nghiệm. Đặc điểm chung của các<br />
mô hình này là tác động vào thụ cảm thể<br />
của hệ cholinergic. Một trong những mô hình<br />
hay được sử dụng là tiêm vào<br />
32<br />
<br />
phúc mạc scopolamin, chất đối kháng thụ<br />
cảm thể cholinergic để gây các hành vi<br />
tương tự như giảm khám phá và tăng<br />
lo âu trên chuột [5]. Chúng tôi gây mô<br />
hình suy giảm khả năng khám phá bằng<br />
scopolamin và đánh giá hành vi của chuột<br />
bằng bài tập môi trường mở - một trong<br />
những bài tập hành vi được nhiều tác giả<br />
sử dụng để nghiên cứu khả năng khám<br />
phá trên động vật thực nghiệm [6]. Trong<br />
bài tập môi trường mở, thời gian ở vùng<br />
trung tâm, số lần đi vào trung tâm là những<br />
chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng<br />
khám phá trên động vật thực nghiệm [7].<br />
<br />