t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI KIẾN THỨC VỀ DỰ PHÒNG LOÉT ÉP<br />
CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC CHÍNH CHO NGƯỜI BỆNH<br />
ĐỘT QUỴ NÃO TẠI NAM ĐỊNH SAU GIÁO DỤC CAN THIỆP<br />
Vũ Văn Thành*; Phạm Thị Thúy Liên*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá thay đổi kiến thức về loét ép và dự phòng loét ép của người chăm sóc<br />
chính người bệnh đột quỵ não (ĐQN) sau can thiệp giáo dục. Phương pháp: thực hiện chương<br />
trình can thiệp giáo dục kiến thức về loét ép và dự phòng loét ép cho đối tượng là người chăm<br />
sóc chính của người bệnh đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Kết quả: sau can thiệp,<br />
đa số đối tượng đã có kiến thức đúng về yếu tố nguy cơ loét ép; > 80% đối tượng nghiên cứu<br />
có kiến thức đúng về nguyên nhân, dấu hiệu và vị trí loét. Điểm trung bình chung kiến thức về<br />
loét ép và dự phòng loét ép cải thiện rõ rệt lần lượt là 6,68 ± 0,95 và 12,74 ± 1,5. Kết luận: kiến thức<br />
về loét ép và dự phòng loét ép của người chăm sóc chính người ĐQN cải thiện đáng kể sau<br />
can thiệp giáo dục. Cán bộ y tế cần thường xuyên áp dụng chương trình giáo dục sức khỏe<br />
trong quy trình chăm sóc người bệnh<br />
* Từ khóa: Đột quỵ não; Kiến thức; Người chăm sóc chính.<br />
<br />
Evaluation of the Changes of Knowledge about Pressure Ulcer of<br />
Major Caregivers of Stroke Patients after Educational Intervention in<br />
Namdinh Province<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the changes of knowledge about pressure ulcer and prevention of<br />
pressure ulcer of the primary caregivers of stroke patients after educational intervention.<br />
Method: Implement the educational intervention program on pressure ulcer and prevention of<br />
pressure ulcer for subjects who are primary caregivers of stroke patients at Namdinh General<br />
Hospital. Results: After the intervention, the majority of subjects had the correct knowledge<br />
about the risk factors of pressure ulcers; More than 80% of the subjects had right knowledge<br />
about the cause, signs and ulcer. The mean score of general knowledge about pressure ulcer<br />
and prophylaxis for peptic ulcer improved significantly, which were 6.68 ± 0.95 and 12.74 ± 1.5,<br />
respectively. Conclusion: The knowledge of pressure ulcers and pressure ulcer prevention<br />
of primary caregivers of cerebral stroke has been significantly improved after educational<br />
intervention. Health staff should regularly implement health education in the care of patients.<br />
* Keyworks: Stroke; Knowledge; Major caregivers.<br />
<br />
* Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định<br />
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Văn Thành (vuthanhdhdd@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 27/12/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/03/2018<br />
Ngày bài báo được đăng: 29/03/2018<br />
<br />
7<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Loét do đè ép là một tổn thương gây<br />
ra do hậu quả của việc đè ép liên tục, gây<br />
thiếu máu nuôi dưỡng, dẫn đến làm chết<br />
các mô bị đè ép, thường gặp ở các vùng<br />
xương nông. Đây là một trong những thương<br />
tật thứ cấp hay gặp trên người bệnh ĐQN,<br />
ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình<br />
điều trị và hồi phục của người bệnh [2].<br />
Ở Mỹ, hàng năm có hơn 2,5 triệu người<br />
gặp phải tình trạng loét ép. Phòng chống<br />
loét ép là một thách thức quan trọng<br />
trong việc chăm sóc cấp tính. Kết quả<br />
nghiên cứu của Cẩm Bá Thức và CS<br />
(2012) cho thấy 24,6% người bệnh bị loét<br />
ép và mức độ loét tương quan thuận với<br />
mức độ hạn chế vận động của người<br />
bệnh [3]. Do đó, để hạn chế thương tật<br />
loét ép cho người bệnh, công tác dự phòng<br />
và chăm sóc cần được chú trọng; đặc biệt<br />
nâng cao kiến thức cho người chăm sóc<br />
chính. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên<br />
cứu này với mục tiêu: Đánh giá thay đổi<br />
kiến thức về loét ép và dự phòng loét ép<br />
của người chăm sóc chính người bệnh<br />
ĐQN tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam<br />
Định năm 2016 sau can thiệp giáo dục.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn: người chăm sóc<br />
chính người bệnh ĐQN, tuổi ≥ 18, có nhận<br />
thức bình thường và đồng ý tham gia<br />
nghiên cứu. Thời gian chăm sóc người<br />
bệnh ĐQN tối thiểu được 05 tháng<br />
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu:<br />
nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Đa<br />
khoa tỉnh Nam Định từ tháng 5 đến 9 - 2016.<br />
8<br />
<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Mẫu và phương pháp chọn mẫu:<br />
Chọn toàn bộ đối tượng đủ tiêu chuẩn<br />
tham gia nghiên cứu. Tổng số đối tượng<br />
đủ tiêu chuẩn lựa chọn 62 người.<br />
* Thiết kế nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu đánh giá trước và sau can<br />
thiệp không có nhóm chứng<br />
- Đánh giá lần 1 (trước can thiệp):<br />
đánh giá kiến thức của đối tượng về dự<br />
phòng loét ép ở người bệnh đột quỵ bằng<br />
phương pháp phỏng vấn trực tiếp, thông<br />
qua phiếu khảo sát chuẩn bị sẵn.<br />
- Tiến hành can thiệp: can thiệp giáo<br />
dục sức khỏe thông qua cung cấp nội<br />
dung kiến thức chung về loét ép và kiến<br />
thức dự phòng loét ép. Hình thức truyền<br />
thông trực tiếp. Nhóm nghiên cứu tiến<br />
hành tư vấn cho từng đối tượng về kiến<br />
thức có liên quan. Bên cạnh đó các đối<br />
tượng được cung cấp tờ rơi và sách nhỏ<br />
về những nội dung liên quan.<br />
- Đánh giá lần 2 (sau can thiệp): trước<br />
khi người bệnh ra viện từ 02 - 03 ngày,<br />
đánh giá kiến thức của đối tượng về dự<br />
phòng loét ép cho người bệnh đột quỵ<br />
bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp,<br />
thông qua phiếu khảo sát chuẩn bị sẵn<br />
(giống như lần 1).<br />
* Công cụ và phương pháp thu thập số<br />
liệu:<br />
Bộ công cụ được xây dựng dựa trên bộ<br />
công cụ “Nâng cao chất lượng chăm sóc”<br />
của Dan Berlowitz và Carol Vandeusen<br />
(2010) [4]. Trong đó, kiến thức chung về<br />
loét ép gồm 8 câu hỏi, phần kiến thức dự<br />
phòng loét ép gồm 15 câu hỏi. Trước khi<br />
đưa vào sử dụng, bộ công cụ đã thử nghiệm<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
trên thực tế, kiểm tra độ tin cậy. Phương<br />
pháp thu thập số liệu: sử dụng phương<br />
pháp phỏng vấn trực tiếp.<br />
* Tiêu chuẩn đánh giá:<br />
Các đối tượng nghiên cứu tham gia trả<br />
lời phiếu điều tra với mỗi câu trả lời đúng<br />
được 1 điểm, sai không có điểm.<br />
Tiêu chuẩn xác định đúng/sai dựa trên<br />
những kiến thức sẵn có về loét ép và dự<br />
phòng loét ép. Đánh giá thay đổi kiến<br />
thức sau can thiệp dựa trên mức chênh<br />
về tổng điểm quy đổi và tỷ lệ các câu trả<br />
lời đúng của đối tượng.<br />
* Quản lý, xử lý và phân tích số liệu:<br />
Số liệu sau khi được thu thập được<br />
làm sạch và nhập bằng phần mềm<br />
EpiData 3.1. Các số liệu được xử lý bằng<br />
phần mềm SPSS trước khi đưa vào phân<br />
tích. Sử dụng tỷ lệ phần trăm, bảng, biểu<br />
để tóm tắt biến số giới tính, nghề nghiệp…<br />
Sử dụng test ghép cặp để so sánh thay<br />
đổi về kiến thức của đối tượng trước và<br />
sau can thiệp.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Thông tin chung của đối tượng<br />
nghiên cứu.<br />
* Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu<br />
(n = 62):<br />
- Tuổi: người chăm sóc tập trung nhiều<br />
nhất ở lứa tuổi 31 - 60 (66,2%), tiếp đến<br />
là lứa tuổi > 60 (27,3%), lứa tuổi 18 - 30<br />
thấp nhất (6,5%), kết quả này phù hợp<br />
với nghiên cứu của Nguyễn Văn Lệ, do đây<br />
là độ tuổi còn trẻ, ít có kinh nghiệm chăm<br />
sóc người bệnh [2].<br />
- Nghề nghiệp và nơi ở: đa số đối<br />
tượng sống tại khu vực nông thôn (74,2%),<br />
<br />
25,8% sống tại thành thị. Sự phân bố này<br />
phù hợp với nghề nghiệp của đối tượng<br />
nghiên cứu, khi tỷ lệ người chăm sóc là<br />
nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất (56,4%),<br />
thấp nhất là viên chức (chỉ 9,8%), công<br />
nhân và hưu trí có tỷ lệ lần lượt là 12,9%<br />
và 20,9%.<br />
2. Kiến thức chung về loét ép của<br />
đối tượng nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Kiến thức chung về loét ép<br />
(n = 62).<br />
Biến số<br />
<br />
Trước can thiệp<br />
<br />
Sau can thiệp<br />
<br />
n (đúng)<br />
<br />
%<br />
<br />
n (đúng)<br />
<br />
%<br />
<br />
Định nghĩa<br />
<br />
15<br />
<br />
24,2<br />
<br />
49<br />
<br />
79,1<br />
<br />
Phân loại<br />
<br />
9<br />
<br />
14,5<br />
<br />
53<br />
<br />
85,5<br />
<br />
Nguyên<br />
nhân<br />
<br />
17<br />
<br />
27,4<br />
<br />
52<br />
<br />
83,9<br />
<br />
Dấu hiệu<br />
<br />
19<br />
<br />
30,6<br />
<br />
53<br />
<br />
85,5<br />
<br />
Vị trí<br />
<br />
17<br />
<br />
27,4<br />
<br />
55<br />
<br />
88,7<br />
<br />
Thực trạng kiến thức loét ép của người<br />
chăm sóc chính còn thấp. Chúng tôi tiến<br />
hành xây dựng chương trình can thiệp<br />
phù hợp với mỗi đối tượng nhằm giúp họ<br />
nâng cao kiến thức về vấn đề loét ép.<br />
Sau can thiệp giáo dục, tỷ lệ trả lời đúng<br />
về kiến thức chung loét ép đã cải thiện<br />
đáng kể với > 80% trả lời đúng các nội<br />
dung được hỏi.<br />
Bảng 2: So sánh điểm trung bình kiến<br />
thức loét ép trước và sau can thiệp (n = 62).<br />
Điểm trung<br />
bình chung<br />
kiến thức về<br />
loét ép<br />
<br />
Trước<br />
can thiệp<br />
<br />
Sau<br />
can thiệp<br />
<br />
p (Wilcoxon)<br />
<br />
2,65 ± 1,2<br />
<br />
6,68 ± 0,95<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Sau khi đánh giá thực trạng kiến thức<br />
của đối tượng trên từng nội dung riêng<br />
biệt, chúng tôi xác định điểm trung bình<br />
chung kiến thức của đối tượng trước và<br />
9<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
sau can thiệp. Có thể thấy kiến thức<br />
chung về loét ép đã cải thiện rõ rệt, từ<br />
2,65 ± 1,2 điểm trước can thiệp tăng<br />
<br />
thành 6,68 ± 0,95 sau khi nhận chương<br />
trình can thiệp giáo dục, sự khác biệt có<br />
ý nghĩa thống kê (p < 0,01).<br />
<br />
3. Kiến thức dự phòng loét ép.<br />
Bảng 3: Kiến thức về tầm quan trọng dự phòng loét ép (n = 62).<br />
Kiến thức<br />
Tốt (> 80%)<br />
Trung bình (50 - 80%)<br />
Kém (< 50%)<br />
<br />
Trước can thiệp<br />
<br />
Sau can thiệp<br />
<br />
n (đúng)<br />
<br />
%<br />
<br />
n (đúng)<br />
<br />
%<br />
<br />
1<br />
<br />
1,6<br />
<br />
26<br />
<br />
41,9<br />
<br />
52<br />
<br />
83,6<br />
<br />
36<br />
<br />
58,1<br />
<br />
9<br />
<br />
14,8<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Việc nhận thức được tầm quan trọng của dự phòng loét ép là yếu tố quan trọng<br />
trong công tác chăm sóc và dự phòng loét ép. Tuy nhiên, thực trạng kiến thức của<br />
người chăm sóc chính còn rất hạn chế. Vì vậy, chương trình can thiệp được xây dựng<br />
với mục đích giúp người chăm sóc chính có kiến thức cần thiết trong công tác dự<br />
phòng loét ép. Sau can thiệp, kết quả đạt được với 41,9% có kiến thức tốt, 58,1% có<br />
kiến thức trung bình và không còn đối tượng có kiến thức kém.<br />
<br />
Biểu đồ 1: Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về thời gian xoay trở người bệnh.<br />
Đối với việc dự phòng loét ép, thời gian thay đổi tư thế cho người bệnh là yếu tố<br />
quan trọng nhất và quyết định nguy cơ loét ép. Trước can thiệp, chỉ > 20% đối tượng<br />
trả lời đúng về thời gian cần thiết để thay đổi tư thế cho người bệnh. Kết quả này<br />
cho thấy đa số người chăm sóc chưa được đào tạo và bổ sung kiến thức cơ bản về<br />
chăm sóc; điều này không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị, mà còn làm<br />
tăng nguy cơ biến chứng cho người bệnh. Sau khi nhận chương trình can thiệp phù hợp,<br />
tỷ lệ người chăm sóc trả lời đúng về thời gian xoay trở cho người bệnh được cải thiện,<br />
với hai tư thế người bệnh ngồi và nằm, tỷ lệ trả lời đúng tương ứng 85,5% và 72,6%.<br />
10<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018<br />
Bảng 4: Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về vai trò vệ sinh, vận động với dự<br />
phòng loét ép (n = 62).<br />
Thời điểm<br />
<br />
Vệ sinh<br />
<br />
Vận động<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Kém<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Kém<br />
<br />
Trước can thiệp<br />
<br />
1,8<br />
<br />
42,9<br />
<br />
55,3<br />
<br />
0<br />
<br />
40,3<br />
<br />
59,7<br />
<br />
Sau can thiệp<br />
<br />
54,8<br />
<br />
43,5<br />
<br />
1,7<br />
<br />
61,3<br />
<br />
30,6<br />
<br />
8,1<br />
<br />
Chúng tôi nhận thấy đa số người chăm sóc còn chưa nhận thức đúng vai trò của vệ<br />
sinh thân thể hay cải thiện vận động cho người bệnh để hạn chế loét ép, phù hợp với<br />
nghiên cứu của Tamam Mahmoud El-Daharja và Fathia A. Mersal [5, 6]. Vì vậy, cần<br />
cung cấp kiến thức về vệ sinh để cải thiện kiến thức của đối tượng nghiên cứu với<br />
54,8% đạt mức tốt, 43,5% mức trung bình, chỉ còn 1,7% ở mức kém. Kết quả này phù<br />
hợp với nghiên cứu của Phùng Thu Hương [1]. Bên cạnh đó, kiến thức của đối tượng<br />
nghiên cứu về vận động cũng cải thiện đáng kể với 61,3% đạt mức tốt, 30,6% trung<br />
bình và 8,1% kém.<br />
Bảng 5: So sánh điểm trung bình kiến thức dự phòng loét ép trước và sau can thiệp<br />
(n = 62).<br />
Điểm trung bình chung<br />
kiến thức dự phòng loét ép<br />
<br />
Trước can thiệp<br />
<br />
Sau can thiệp<br />
<br />
p (Wilcoxon)<br />
<br />
6,67 ± 1,73<br />
<br />
12,74 ± 1,5<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Sau khi phân tích và đánh giá trên từng phần kiến thức riêng biệt về dự phòng loét<br />
ép, chúng tôi tiến hành tính điểm trung bình chung kiến thức của toàn bộ đối tượng<br />
nghiên cứu. Điểm trung bình trước can thiệp đạt 6,67 ± 1,73, tăng lên 12,74 ± 1,5 sau<br />
can thiệp (theo thang điểm 15), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.<br />
KẾT LUẬN<br />
Kiến thức về loét ép và dự phòng loét<br />
ép của người chăm sóc chính người bệnh<br />
ĐQN được cải thiện đáng kể sau can thiệp<br />
giáo dục:<br />
- Sau can thiệp, > 80% đối tượng có<br />
kiến thức đúng về định nghĩa, phân loại,<br />
nguyên nhân, dấu hiệu và vị trí loét ép<br />
(tỷ lệ này ở trước can thiệp đều dưới 31%).<br />
- Điểm trung bình chung kiến thức về<br />
loét ép tăng từ 2,65 ± 1,21 lên 6,68 ± 0,95<br />
<br />
sau can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê với p < 0,01.<br />
- 85,5% người chăm sóc chính có kiến<br />
thức đúng về thời gian thay đổi tư thế dự<br />
phòng loét ép và đa số đối tượng có kiến<br />
thức ở mức tốt và trung bình về vai trò vệ<br />
sinh, vận động trong dự phòng loét ép.<br />
- Điểm trung bình chung kiến thức về<br />
dự phòng loét ép của đối tượng nghiên<br />
cứu tăng từ 6,67 ± 1,73 lên 12,74 ± 1,5<br />
sau can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê, p < 0,01.<br />
11<br />
<br />